Bài giảng Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 8: Ấn Độ cổ đại - Năm học 2021-2022

pptx 18 trang xuanthu 8280
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 8: Ấn Độ cổ đại - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 8: Ấn Độ cổ đại - Năm học 2021-2022

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Những hình ảnh này gợi cho em biết đến đất nước, quốc gia nào? Hình 1: Đền Meenakshi . Hình 2: Tượng Phật ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Hình 3: Vẽ Henna Tượng thần Shiva
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 4 phút) • Làm việc theo nhóm 4 Điều em đã biết Điều em chưa biết • Liệt kê tất cả những điều em đã biết và chưa biết về đất nước Ấn Độ
  3. BÀI 8. ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Mục tiêu bài học • Trình bày được ít nhất 3 đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tác động của nó với lịch sử Ấn Độ theo cách hiểu của em. • Nêu được tên 4 đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ và ra chỉ sự khác biệt giữa các đẳng cấp. • Liệt kê những thành tựu chính của văn hoá Ấn Độ cổ đại. ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI CỔ THÀNH TƯỤ TỰ NHIÊN ĐẠI VĂN HOÁ
  4. ( 4 phút) BÀI 8. ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Quan sát lược đồ và thông tin sgk trả lời các câu hỏi sau: 1. Vị trí địa lý của Ấn Độ (khu vực nào?) 2. Địa hình Ấn Độ như thế nào? (phía Bắc, trung tâm) 3. Nêu tên con sông lớn ở miền Bắc Ấn Độ? 4. Dựa vào vị trí địa lý của Ấn Độ, em hãy cho biết phần nào của tiểu lục địa Ấn Độ là thích hợp nhất để định cư? 5. Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên và dân cư tới cuộc sống con người Ấn Độ?
  5. I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN • Ấn Độ thời cổ đại gồm Ấn Độ ngày nay (India), Pakitan (Pakistan), Bănglađét (Bangladesh), Nêpan (Nepal) , Bustan (Bhutan). • Vị trí: Phía Bắc giáp dãy Himalaya, ba mặt phía Đông và Tây, Nam Ấn Độ cổ đại được biển bao bọc. • Có 2 con sông lớn: S. Hằng và S. Ấn
  6. I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN • Miền Bắc có những dãy núi cao bao bọc, đồng bằng sông Ấn chịu tác động của sa mạc Thar nên ít mưa, đồng bằng sông Hằng mưa nhiều, trù phú, sản xuất nông nghiệp. • Miền Trung và miền Nam với cao nguyên Đê can với rừng rậm và núi đá, chăn nuôi gia súc. • Mỏm cực Nam và dọc theo 2 bờ biển là những đồng bằng nhỏ hẹp. =>Hai con sông mang đến nguồn nước, phù sa tạo thành những vùng đồng bằng màu mỡ để cư dân sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Từ đó, nền văn minh được hình thành sớm ở bắc Ấn Độ.
  7. II. XÃ HỘI ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Nhiệm vụ: 4 phút Hãy dựa vào sách giáo khoa để hoàn thiện sơ đồ chế độ đẳng cấp Vac-na và vẽ lại vào vở. Theo bạn thì “Đẳng cấp” là gì? Là những nhóm người có những đặc quyền riêng, có sự phân chia về thứ bậc trong xã hội.
  8. Nhiệm vụ: Hãy trả lời các câu hỏi sau – 4 Tư liệu 1: phút “Thần Brahma là đấng tối cao sáng tạo ra vũ • Đoạn tư liệu số 1 cho biết nguồn gốc của trụ và muôn loài. Người đã dùng miệng lưỡi sự phân biệt đẳng cấp là do ai tạo ra? của mình tạo ra ”Brahman”, dùng tay và vai ___ tạo ra ”Kcatrya” dùng đầu gối tạo ra ”Vaicya”, ___ dùng bàn chân tạo ra ”Cudra”. . . đẳng cấp cao • Đoạn tư liệu 2 cho biết điều gì về chế độ thấp đều do Thần quyết định?” phân biệt đẳng cấp Vác-na? (Trích luật Manu) ___ ___ Tư liệu 2: ___ • Theo em, tại sao người dân chấp nhận và “Giết một con mèo, một con cá, một con chim, duy trì chế độ phân biệt chủng tộc này? một con nhái, một con cho, một con cá sấu, một (dựa vào tư liệu 1) con chim cú hay một con quạ cũng bị phạt như ___ giết một người Sudra” ___ (Trích, Điều XI – 132, Luật Manu) ___
  9. Nhiệm vụ: Hãy đọc đoạn tư liệu sau và cho biết tại sao lại xuất hiện và tồn tại sự phân biệt đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại? ( 3 phút)
  10. II. XÃ HỘI ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI • TCN 2500 năm – văn minh sông Ấn do người bản địa Dravida da đen xây dựng nên, họ trồng lúa mì, lúa mạch, dệt vải, xây dựng những thành thị dọc 2 bờ sông Ấn. • TCN 1500 năm – người Arian (da trắng) từ Trung Á xâm nhập vào Ấn Độ, dồn đuổi người bản địa và biến họ thành đẳng cấp thứ 4 trong hệ thống 4 đẳng cấp, tạo lập nên văn minh sông Hằng. Chế độ này gọi là chế độ đẳng cấp Varna.
  11. Theo bạn, ngày nay chế độ đẳng cấp còn tồn tại ở Ấn Độ? (3 phút) Bố mẹ của Nitin Aage – chàng thanh niên 17 tuổi treo cổ chết ngày 28-4- 2014 vì bị uy hiếp do nói chuyện với Bố mẹ Sanjay Danane (38 tuổi) 1 cô gái thuộc đẳng cấp cao hơn tố cáo ông bị đồng nghiệp ở đẳng cấp cao hơn dàn cảnh Manik Udage (25 tuổi) bị đánh treo cổ gần ngôi trường nơi ông đến chết bằng một thanh roi làm việc năm 2010 trước đó bị thép hồi năm 2014 bởi những de doạ người thuộc đẳng cấp cao hơn
  12. III. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HOÁ TIÊU BIỂU Về tôn giáo: • Đạo Phật: phản đối đẳng cấp, cho rằng con người sinh ra bình đẳng. Đạo phật sau này phân hóa thành 2 nhánh chính là Đại Thừa và Tiểu Thừa. Đạo Phật được phát triển truyền bá khắp Ấn Độ và truyền ra các khu vực khác. • Đạo Bàlamôn (sau này là Hindu giáo) thờ 3 vị thần chính: Thần Sáng tạo (Braman), Thần Thiện (Visnu), Thần Ác (Siva); đưa ra các quan niệm về nghiệp báo, luân hồi, giải thoát, bảo vệ chế độ 4 đẳng cấp; coi trọng việc tế lễ đặc biệt là lễ hiến sinh trong cộng đồng. Trong giáo lí Hindu thì Đức Phật thích ca cũng là hóa thân của Visnu.
  13. • Chữ viết: từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ Phạn -> được dùng để chép kinh Phật, kinh Veda (Hindu giáo) • Văn học: sử thi Mahabharata và Raymayana viết bằng chữ Phạn • Kiến trúc: chùa Hang với tượng Phật bằng đá, đền thờ Hindu giáo • Lịch pháp: 1 năm chia thành 12 tháng, 1 tháng có 30 ngày (1 năm có 360 ngày), cứ 5 năm lại có 1 tháng nhuận. • Chữ số: người Ấn Độ tạo ra các chữ số hiện nay mà chúng ta gọi là số Ả rập, đặc biệt là tạo ra số 0. Chùa hang - Ấn Độ Đền thờ Brihadishwara - Ấn Độ Hệ thống 10 chữ số của người Ấn Độ
  14. Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện thành tựu văn hoá của Ấn độ vào vở
  15. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP • Trình bày được ít nhất 3 đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tác động của nó với lịch sử Ấn Độ theo cách hiểu của em. • Nêu được tên 4 đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ và ra chỉ sự khác biệt giữa các đẳng cấp. • Liệt kê những thành tựu chính của văn hoá Ấn Độ cổ đại.
  16. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Em hãy tưởng tượng một câu chuyện về cuộc hôn nhân giữa 1 cô gái thuộc đẳng cấp Sudra (tiện dân) và 1 chàng trai thuộc đẳng cấp Kasatơria (quý tộc). • Câu chuyện đó sẽ diễn ra như thế nào? • Người dân Ấn Độ sẽ nhìn cuộc hôn nhân này như thế nào, họ sẽ làm gì với cuộc hôn nhân này? • Cách ứng xử của 2 nhân vật chính trong cuộc hôn nhân trước phản ứng của dư luận xã hội?