Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Thành ngữ

ppt 24 trang xuanthu 10420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Thành ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_thanh_ngu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Thành ngữ

  1. Thành ngữ: Kẻ khóc người cười
  2. Ví dụ: “Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay” “xuống thác lên ghềnh” + Đảo vị trí các từ trong cụm từ: “lên xuống ghềnh thác” “ vượt thác qua ghềnh” + Thay một vài từ trong cụm từ: “ leo thác lội ghềnh” “ lên trên thác xuống dưới ghềnh” + Chêm xen một vài từ vào cụm từ: “ lên thác cao xuống ghềnh sâu”
  3. HÌNH ẢNH THÁC, GHỀNH
  4. + Cụm từ “lên thác xuống ghềnh” là thành ngữ. => Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
  5. + Nhóm 1: Cho thành ngữ “mưa to, gió lớn” ? Em cho biết nghĩa của thành ngữ trên chỉ (miêu tả) điều gì? ? Vậy nghĩa của thành ngữ này được bắt nguồn từ đâu? + Nhóm 2: Cho thành ngữ “nhanh như chớp” ? Hãy giải thích, cho biết nghĩa đen, nghĩa bóng của thành ngữ trên? ? Thành ngữ trên được hiểu theo nghĩa trực tiếp (nghĩa đen) hay nghĩa chuyển (nghĩa bóng)? ? Nếu hiểu theo nghĩa chuyển thì chuyển nghĩa thông qua phép tu từ nào? + Nhóm 3: Cho thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” ? Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của thành ngữ trên? ? Cho biết nghĩa bóng của thành ngữ này được hiểu thông qua phép tu từ nào?
  6. + Thành ngữ “Mưa to, gió lớn”: -> chỉ hiện tượng trời mưa rất to kèm theo gió lớn, sấm chớp. -> nghĩa của thành ngữ này được bắt nguồn (hiểu) từ nghĩa đen của các từ tạo nên. + Thành ngữ “Nhanh như chớp”: -> luồng ánh sáng phát ra rất nhanh khi trời sắp có mưa hoặc đang mưa (nghĩa đen). -> chỉ một hành động rất nhanh, chớp nhoáng, mau lẹ (nghĩa bóng). -> hiểu theo phép chuyển nghĩa so sánh. + Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” -> nói về việc khó khăn, vất vả, nguy hiểm khi đi lại vì địa hình rất hiểm trở (nghĩa đen). -> Chỉ (ví với) sự khó khăn hiểm nguy, gian nan, vất vả (nghĩa bóng). -> hiểu theo phép chuyển nghĩa ẩn dụ.
  7. * Ghi nhớ: - Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định,biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. - Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó, nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh.
  8. Ví dụ: “Đứng núi này trông núi kia” “Đứng núi này trông núi nọ” “Đứng núi này trông núi khác” - Lưu ý: tuy thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng một số ít thành ngữ vẫn có thể có những biến đổi nhất định.
  9. Ví dụ: Hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu, cụm từ trong các ví dụ dưới đây? Các thành ngữ (in đậm) giữ chức vụ gì trong câu, trong cụm từ? a/ Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non (Hồ Xuân Hương) b) Sơn hào hải vị là những món ăn các lang mang tới trong ngày lễ Tiên Vương. (Sự tích Bánh trưng bánh giày) c/ Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang (Tô Hoài) d/ Bạn Hà đi chậm như rùa.
  10. a/ Thân em vừa trắng lại vừa tròn CN VN1 Bảy nổi ba chìm với nước non VN2 b) Sơn hào hải vị là những món ăn các lang mang tới trong ngày lễ Tiên Vương. CN VN c/ phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt DT Phụ ngữ trong cụm danh từ d/ Bạn Hà đi chậm như rùa. ĐT Phụ ngữ trong cụm động từ
  11. So sánh hai cách diễn đạt sau: + Cách diễn đạt (sử dụng thành ngữ): “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non”. => Diễn đạt ngắn gọn, hàm súc là lời ít mà ý nhiều. Có tính hình tượng cao là lời nói sinh động, gây ấn tượng mạnh mẽ, tăng thêm hiệu quả giao tiếp. Vì vậy mà thành ngữ được dùng nhiều trong giao tiếp, trong thơ, văn. + Cách diễn đạt (không sử dụng thành ngữ): “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Long đong, gian truân, phiêu bạt với nước non”. => Diễn đạt dài dòng, không cô đọng, không có tính hình tượng và ít có tác dụng biểu cảm.
  12. * Ghi nhớ: - Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, - Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
  13. Bài 1 (Sgk/T.145) Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau đây: a/ Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì. (Bánh chưng, bánh giầy) b/ Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. (Thạch Sanh) c/ “Chốc đà mười mấy năm trời, Còn ra khi đã da mồi tóc sương” (Truyện Kiều)
  14. Bài 1 (Sgk/T.145) a/ Thành ngữ: “sơn hào hải vị”, “nem công chả phượng” + sơn hào hải vị: những món ăn ngon, quý hiếm được chế biến từ những sản vật ở núi và biển. + nem công chả phượng: những món ăn ngon, sang trọng và quý hiếm. b/ Thành ngữ: “khỏe như voi”, “tứ cố vô thân” + Khỏe như voi: sức khỏe hơn người nhiều lần + Tứ cố vô thân: đơn độc, không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa. c/ Thành ngữ: “da mồi tóc sương” + da mồi tóc sương: chỉ người già, da có nhiều nốt màu nâu, tóc bạc như sương.
  15. Bài 2 (Skg/T.145): Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ: “Con Rồng cháu Tiên”, “Ếch ngồi đáy giếng”, “Thầy bói xem voi”. Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”: Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung. Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp. Qua câu chuyện nhân dân ta nhằm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang gọi là “Ếch ngồi đáy giếng”. => Thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”: Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo.
  16. Bài 3 (Sgk/T.145): Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn: - Lời ăn . tiếng nói - Một nắng hai sương - Ngày lành tháng tốt - No cơm ấm áo - Bách chiến bách thắng - Sinh cơ lập nghiệp - Đặt câu có sử dụng một trong các thành ngữ ở trên: “Cả cuộc đời, bà em một nắng hai sương để lo cho con cho cháu.”
  17. Bài tập: Quan sát các bức tranh sau đây và từ nội dung thể hiện của mỗi bức tranh em hãy tìm một thành ngữ tương ứng với nội dung của bức tranh đó.
  18. Thành ngữ: Đàn gảy tai trâu => việc làm uổng công vì đã đưa cái hay, cái đẹp đến với một đối tượng không có khả năng tiếp thu, không có khả năng thưởng thức.
  19. Thành ngữ: Đầu voi đuôi chuột => sự việc lúc khởi đầu có vẻ to tát, rầm rộ, nhưng khi kết thúc lại rất nhỏ bé, thậm chí là không có gì.
  20. Thành ngữ: nước mắt cá sấu (nước mắt thương xót giả dối; chỉ tình cảm giả nhân giả nghĩa để lừa người.) => Sự gian xảo, giả tạo, giả vờ tốt bụng, nhân từ của những kẻ xấu.
  21. Thành ngữ: ném (vung) tiền qua cửa sổ => cách tiêu pha bừa bãi, phung phí tiền của một cách quá đáng.
  22. Gạo Thành ngữ: Chuột sa chĩnh gạo => Rất may mắn, gặp được nơi sung sướng, đầy đủ, nhàn hạ
  23. * Bài vừa học: Thành ngữ Cấu tạo Ý nghĩa Chức vụ Tác ngữ pháp dụng Cụm Biểu Nghĩa Hiểu Làm Ngắn gọn, từ có thị một của thành thông CN, VN hàm súc, ngữ có cấu ý nghĩa qua một trong có tính thể bắt tạo cố hoàn số phép hình nguồn câu; phụ định chỉnh chuyển tượng, trực tiếp ngữ nghĩa trong tính biểu từ nghĩa như ẩn cụm DT, cảm cao. đen của dụ, so các từ tạo ĐT sánh nên.
  24. * Bài của tiết sau: - Chuẩn bị cho bài: Viết bài tập làm văn số 3- Văn biểu cảm + Ôn tập và nắm chắc kiến thức về văn biểu cảm: khái niệm, đặc điểm bài văn biểu cảm; dàn ý và cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. + Học bài và nắm được nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm văn học đã được học trong chương trình. + Đọc tham khảo và nghiên cứu một số đề bài về văn biểu cảm về tác phẩm văn học.