Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 15: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

ppt 31 trang xuanthu 24/08/2022 5160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 15: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_15_tu_ngu_dia_phuong_va_biet_ng.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 15: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

  1. NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ LỚP 8E MÔN NGỮ VĂN
  2. Kiểm tra bài cũ 1/ Thế nào là Từ tượng hình, từ tượng thanh và nêu tác dụng ? Cho ví dụ? *Trả lời: -Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. - Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. - Tác dụng: gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
  3. 2/ Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh trong câu sau: “Những luồng run rẩy, rung rinh lá, Đôi cánh khô gầy, xương mỏng manh”
  4. “Những luồng run rẩy, rung rinh lá, Đôi cánh khô gầy xương mỏng manh” ->Từ tượng hình
  5. Truyện cười: Hiểu nhầm Anh học trò người miền Nam đi vào cổng nhà kia, thấy con chó xồ ra sủa, nhe răng dữ tợn, nên hoảng sợ thụt lùi; chủ nhà thấy vậy bèn chạy ra vừa cười vừa nói: - Con chó không có răng mô! - Tôi thấy nó nhe nguyên cả hai hàm răng, mà bà lại bảo nó không có răng!.
  6. Tiết 15 TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
  7. - Bắp, bẹ = ngô → Từ đồng nghĩa
  8. - Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. “ngô” được dùng (Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó) Từ toàn dân phổ biến hơn. - Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần “bắp”, “bẹ” chỉ Vườn râm dậy tiếng ve ngân dùngTừ địaở mộtphươngsố địa phương Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào. (Tố Hữu, Khi con tu hú) Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
  9. Bài 1/58.Một số từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân tương ứng Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân đọi cái bát con me con bê heo con lợn bông hoa ri thế này trái thơm quả dứa bổ ngã răng sao rứa thế ngái xa cươi sân rú đồi, núi
  10. Bµi tËp nhanh: T×m tõ ng÷ ®Þa phư¬ng trong c¸c vÝ dô sau vµ cho biÕt tõ toµn d©n tư¬ng øng? 1. O du kÝch nhá giư¬ng cao sóng Th»ng MÜ lªnh khªnh bưíc cói ®Çu. O -> cô 2. Má ơi đừng gả con xa Chim kêu, vượn hú biết nhà má đâu. má -> mẹ 3. §øng bªn ni ®ång ngã bªn tê ®ång mªnh m«ng b¸t ng¸t §øng bªn tª ®ång ngã bªn ni ®ång b¸t ng¸t mªnh m«ng. ni -> này, tê -> kia
  11. Lưu ý: từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân có những quan hệ như sau: 1.Từ ngữ địa phương không có từ ngữ toàn dân tương đương. Ví dụ:Chôm chôm, măng cụt, xoài ,ổi, -> Đó là những từ ngữ biểu thị các sự vật hiện, hiện tượng chỉ ở địa phương đó. Các từ ngữ này dễ dàng trở thành từ ngữ toàn dân khi có sự giao lưu rộng rãi giữa các vùng miền.
  12. 2. Từ ngữ địa phương có từ ngữ toàn dân tương đương. Ở đây xảy ra 2 trường hợp: a. Từ ngữ địa phương có từ ngữ toàn dân tương đương hoàn toàn. Ví dụ: mè - vừng;chiên – rán ;gương - kiếng. b. Từ ngữ địa phương có từ ngữ toàn dân tương đương không hoàn toàn. Ví dụ:+ Hòm(hòm đạn,hòm phiếu)->Nghệ -Tĩnh -> Nó tương đương với hòm toàn dân. + Quan tài-> Nam Bộ-> Nó không tương đương với hòm toàn dân.
  13. II. a. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính trọng mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh “bẩnMẹ”xâm: trongphạmlời kể đếnmà đối tượngMặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cholà độctôigiảlấy. một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: “Mợ”: trong câu đáp - Không! Cháu không muốn vào. Cuốicủa cậunămbé Hồngthế nàovới ngườimợ côcháu, cũng về. giữa 2 người cùng tầng lớp xã hôi. (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) Tầng lớp trung lưu, thượng lưu trước cách mạng tháng Tám thường dùng (con gọi mẹ là “mợ”)
  14. b. - Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn. Điểm 2 - Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp. Đúng phần đã học thuộc lòng Tầng lớp học sinh, sinh viên Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
  15. VD:- Sao cậu hay học gạo thế? “Học gạo”: học thuộc lòng một - Phải học đều, cáchkhôngmáynênmóc. học tủ mà nguy đấy! “Học tủ”: đoán mò một số nội dung, bài nào đó để học thuộc lòng, không ngó ngàng gì đến các bài khác.
  16. VD: ? Các từ : Trẫm, khanh, long sàng, ngự thiện có nghĩa là gì? Tầng lớp nào thường dùng các từ ngữ này? - Trẫm : Là cách xưng hô của vua. - Khanh : Là cách vua gọi các quan. - Long sàng : Là giường của vua. - Ngự thiện : Là vua dùng bữa. => Tầng lớp các vua quan trong triều đình phong kiến thường dùng các từ ngữ này.
  17. III.? Tại sao trong các đoạn văn,thơ sau đây,tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? - Đồng chí mô nhớ nữa Kể chuyện Bình Trị Thiên Cho bầy tui nghe ví Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí -Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ, Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri (Theo Hồng Nguyên,Nhớ) -Cá nó để dằm thượng áo ba đờ suy,khó mõi lắm (Nguyên Hồng,Bỉ vỏ) Qua 2 đoạn trích của 2 tác giả ta thấy họ vẫn sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội vì để tô đậm thêm màu sắc địa phương ,màu sắc tầng lớp xã hội,tính cách nhân vật
  18. VD ? Đọc đoạn văn sau và cho biết có nên nói như vậy với mọi người hay không? Vì sao? - Con ơi! Con ra trước cươi lấy cho mạ cấy chủi. - Mạ ơi! Con có chộ cấy chủi mô mồ. => - Con ơi! Con ra trước sân lấy cho mẹ cái chổi. - Mẹ ơi! Con có thấy cái chổi đâu nào. => Sử dụng những từ của địa phương (Miền Trung) Khi nói với mọi người không nên sử dụng những từ ngữ như vậy.Vì nó làm cho người nghe không hiểu.
  19. KẾT LUẬN: - Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật. - Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
  20. THẢO LUẬN NHÓM:( 5 PHÚT) Nhóm 1 : Bài tập 2 Nhóm 2 : Bài tập 3 Nhóm 3,4 :Bài tập 4
  21. IV/ LUYỆN TẬP. Bài 2/59: Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết, giải thích nghĩa của các từ ngữ đó.
  22. - Biệt ngữ của học sinh, - Biệt ngữ của vua sinh viên: chúa: + Cây gậy: bị điểm một + Hoàng đế : vua + Phao: tài liệu + Long bào : áo của + Coppy: nhìn bài của vua bạn + Băng hà : chết + Lệch tủ: học không đúng phần kiểm tra + Hoàng tử : con của + Cúp tiết: trốn tiết vua
  23. Bài 3/59 (Thảo luận đôi bạn/ 2 phút) Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ địa phương, trường hợp nào không nên đùng từ địa phương? a Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương. nên b Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác. Không nên c Khi phát biểu ý kiến ở lớp Không nên d Khi làm bài tập làm văn Có thể e Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy cô giáo. Không nên g Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt Không nên
  24. Bài 4/59:Trình bày một số câu thơ, ca dao, hò, vè của địa phương em hoặc địa phương khác mà em biết có sử dụng từ ngữ địa phương. - Ngó lên Hòn Kẽm, Đá Dừng Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi! - ngó: nhìn (Cao dao) - quá chừng: nhiều - bậu: bạn - Ghé tai mẹ, hỏi tò mò Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo? - cớ răng: tại sao - ưng: chịu
  25. Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, do tính chất hạn chế về phạm vi sử dụng, nên có thể gây khó hiểu cho địa phương khác. Do vậy, cần cẩn trọng trong việc dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Trừ trường hợp giao tiếp hằng ngày với người cùng địa phương hoặc cùng nhóm xã hội, khi sử dụng các từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để giao tiếp toàn dân, cần cân nhắc kĩ -> Tạo sự thân mật, tự nhiên. - Có thể dùng các từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong các tác phẩm văn học khi cần nhấn mạnh, khắc họa đặc điểm địa phương, đặc điểm xã hội của nhân vật. (khi dùng có chú thích toàn dân tương đương.)-> Có giá trị biểu cảm, tạo sắc thái riêng cho văn cảnh, nhân vật. - Không dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong giao tiếp toàn dân, nhất là lĩnh vực giao tiếp có tính chất như: văn bản khoa học, văn bản hành chính,
  26. Câu 1: Thế nào là từ ngữ địa phương? A. Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu B. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương C. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định. D. Là từ ngữ được ít người biết đến
  27. Câu 2: Biệt ngữ xã hội là gì? A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định B. Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân C. Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định D. Là từ ngữ được dùng trong nhiều tầng lớp xã hội
  28. Câu 3: Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì ? A. Không nên quá lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội B. Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cho phù hợp. C. Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội. D. Cả A, B, C là đúng.
  29. Câu 4: Những mặt khác biệt trong tiếng nói của mỗi địa phương thể hiện ở phương diện nào? A. Ngữ âm B. Ngữ pháp C. Từ vựng D. Cả A và C
  30. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP a. Đối với bài học ở tiết này: + Xem lại nội dung bài và các bài tập đã làm ở phần luyện tập + Học thuộc các ghi nhớ sgk/56,57,58 + Tìm thêm một số từ địa phương và biệt ngữ xã hội b. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Soaïn baøi: Trợ từ, thán từ. + Đọc nội dung bài và trả lời câu hỏi phần I,II SGK/69, 70 + Xem nội dung phần ghi nhớ sgk/70 + Xem và làm bài tập phần luyện tập sgk/ 70,71