Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 80: Thuyết minh một phương pháp (cách làm)

ppt 29 trang xuanthu 23/08/2022 6880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 80: Thuyết minh một phương pháp (cách làm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_80_thuyet_minh_mot_phuong_phap.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 80: Thuyết minh một phương pháp (cách làm)

  1. Kiểm tra kiến thức cũ Khi viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh ta cần chú ý điều gì? - Khi viết đoạn văn, cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác. - Các ý của đoạn văn nên sắp xếp theo thứ tự cấu tạo của sự vật, thứ tự nhận thức(từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), thứ tự diễn biến của sự việc trong thời gian trước sau hay theo thứ tự chính phụ(cái chính nói trước, cái phụ nói sau).
  2. ? Theo em phần I. GIỚI THIỆU MỘT PHƯƠNG nào là quan trọng PHÁP (CÁCH LÀM): nhất? Vì sao? - Văn bản a thuyết minh phương Vì nội dung phần này ? Văn bản a thuyết pháp làm đồ chơi “ em bé đá giới thiệu đầy đủ minh hướng dẫn bóng” bằng quả khô. cách chế tác hoặc làm đồ chơi gì? Gồm 3 phần : cách chơi để người ?đọcVăncó thể bảnlàm theocó. 1. Nguyên vật liệu những phần chủ yếu nào ? 2. Cách làm (quan trọng nhất) ? Với kiểu văn bản 3. Yêu cầu thành phẩm( Sản phẩm thuyết minh một đồ khi đã hoàn thành) chơi có thể thêm phần 4. Cách chưng đồ chơi hoặc cách gì nữa? chơi.
  3. TIẾT 80: THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM) ? Văn bản b thuyết I. GIỚI THIỆU MỘT PHƯƠNG minh hướng dẫn PHÁP (CÁCH LÀM): làm món ăn gì? - Văn bản b thuyết minh ? Văn bản b có phương pháp nấu canh rau những phần chủ ngót với thịt lợn nạc yếu nào ? Gồm 3 phần : ? Theo em phần 1.Nguyên vật liệu nào là quan trọng nhất? 2.Cách làm (quan trọng nhất) 3.Yêu cầu thành phẩm
  4. TIẾT 80: THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM) I. GIỚI THIỆU MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM): Hai văn bản có gì giống nhau? Giống nhau có cấu trúc 3 phần. Nguyên vật liệu Cách làm Yêu cầu thành phẩm
  5. TIẾT 80: THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM) I. GIỚI THIỆU MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM): Phần Nguyên vật liệu, ngoài loại gì còn ? Phần nguyên vật liệu được giới thiệu có gì thêm phần định lượng củ, quả, bao khác với mục a ? Vì nhiêu gam, Kilogam tuỳ theo số người sao? ăn ? Phần cách làm được Phần Cách làm đặc biệt chú ý đến giới thiệu có gì khác với trình tự trước sau, đến thời gian của mục a ? Vì sao? mỗi bước.(không được phép thay đổi ? Phần yêu cầu thành tuỳ tiện nếu không muốn thành phẩm phẩm được giới thiệu có kém chất lượng). gì? Tại khác sao với lại mục có sự a ?khác Phần Yêu cầu thành phẩm : Chú ý cả 3 nhau đó? mặt : Trạng thái, màu sắc, mùi vị. - Đây là thuyết minh cách làm món ăn nhất định phải khác cách làm đồ chơi.
  6. I. GIỚI THIỆU MỘT PHƯƠNG ? Ta có thể thuyết PHÁP (CÁCH LÀM) minh cách làm một cái gì đó khi ta chưa - Ta phải nắm chắc phương nắm chắc phương pháp (cách làm) khi thuyết pháp làm nó không? minh. - Lời văn ngắn gọn, chuẩn ? Em có nhận xét gì xác về lời văn của 2 bài GHI NHỚ : sgk văn thuyết minh chúng ta vừa tìm hiểu?
  7. Ghi nhớ : - Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) nào, người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp (cách làm) đó. - Khi thuyết minh, cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự, làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó. - Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng.
  8. II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1 : Thuyết minh phương pháp làm đồ chơi và cách chơi trò chơi đó:
  9. TIẾT 80: THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM) II. LUYỆN TẬP: Dàn bài: * MB : Giới thiệu khái quát trò chơi . * TB : Số người chơi, dụng cụ chơi . - Cách chơi ( luật chơi) thế nào là thắng, thế nào là thua, thế nào thì phạm luật . -Yêu cầu đối với trò chơi . * KB : Nêu cảm nhận của mình về trò chơi đó.
  10. Chơi banh đũa 1. Mục đích ý nghĩa, yêu cầu: - Góp phần rèn luyện sự khéo tay, nhanh nhẹn và tinh mắt cho người chơi. - Tạo không khí vui chơi sôi nổi, thư giãn. - Trò chơi này tương tự như chơi chuyền nhưng các động tác đơn giản hơn. 2. Số lượng, đội hình, địa điểm chơi: - Số lượng người chơi từ 3 – 5 người, nếu nhiều chia thành nhiều nhóm chơi. - Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ, thường là trên nền nhà. 3. Chuẩn bị dụng cụ chơi: - 01 trái banh da nhỏ, đường kính 3 – 5cm, tùy độ tuổi mà chọn kích cỡ banh cho phù hợp với tay người chơi. - 10 que đũa tròn, được gọt nhẵn, đường kính và kích cỡ dài như cây đũa.
  11. 4. Hướng dẫn cách chơi: - Chuẩn bị chơi: Để chọn ra người chơi được quyền chơi trước, người chơi lấy ra 3 cây đũa quay, nếu ai quay được 3 cây đũa nằm đè lên nhau thành hình tam giác, rồi dùng một cây đũa khác chạm nhẹ vào giữa 3 lần nhưng không chạm vào cạnh nào của tam giác là được.
  12. - Cầm quả ở tay phải tung lên không trung và nhặt từng que. Lặp lại cho đến khi quả rơi xuống đất là mất lượt. Chơi từ bàn 1 (lấy một que một lần tung) bàn 2 (lấy hai que một lần) cho đến 10, vừa nhặt quả chuyền vừa hát những câu thơ phù hợp với từng bàn. Một mốt, một mai, con trai, con hến, Đôi tôi, đôi chị Ba lá đa, ba lá đề v.v. Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay: chuyền một vòng, hai vòng hoặc ba vòng và hát: “Đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột ” khoảng 10 lần là hết một bàn chuyền, đi liền mấy ván sau và tính điểm được thua theo ván. - Khi người chơi không nhanh tay hay nhanh mắt để bắt được bóng và que cùng một lúc sẽ bị mất lượt, lượt chơi sẽ chuyển sang người bên cạnh. Chơi chuyền làm người ấm lên và rất vui. Thường trong suốt mùa hè hoặc mùa thu, các cô gái nhỏ chơi chuyền ở khắp mọi nơi, dưới bóng cây hay ở sân nhà
  13. 5. Luật chơi: - Động tác thực hiện phải gọn, chính xác, không được để đũa rơi trong khi xoay. - Phải biết “canh” khoảng cách để tung (thảy) banh lên cao vừa tầm (không cao quá, không thấp quá), đủ thời gian thực hiện các động tác rồi đón banh kịp thời. - Người chơi nào để rơi đũa, đón banh hỏng, mắt nhìn đất khi gom đũa là phạm luật, mất lượt chơi
  14. TIẾT 80: THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM) II. LUYỆN TẬP: Bài tập 2 : a. Mở bài: Yêu cầu thực tiễn cấp bách phải tìm cách đọc nhanh b. Thân bài: Giới thiệu những cách đọc chủ yếu hiện nay. Hai cách đọc thầm theo dòng và theo ý. Yêu cầu và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh. c. Kết bài: Kết quả của phương pháp đọc nhanh băng những số liệu dẫn chứng.
  15. TIẾT 80: THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM) Thuyết minh phương pháp làm món rau muống luộc. (1) Nguyên liệu đủ cho 4 người ăn : - Rau muống : 1 mớ (0.5 kg) ; - Nước sạch : 2 lít - Muối, chanh, bột ngọt, tỏi, hạt nêm, ớt, nước mắm loại ngon. (2) Cách làm : - Rau muống chọn loại non, nhặt bỏ lá úa, dập, rửa sạch ; - Cho nước lã vào nồi đun cho sôi,cho chút muối (để khi chín rau giữ được màu xanh đặc trưng), cho rau vào khoảng 4 phút, sau đó vớt rau ra rổ cho nguội, cho chút mì chính rồi bắc ra ngay; - Khi nước rau bớt nóng vắt chanh vào.
  16. (3) Yêu cầu thành phẩm : -Trạng thái : Rau chín mềm vừa phải, - Màu sắc : Rau xanh, nước trong ; Mùi vị : Nước luộc rau thơm mùi đặc trưng của nguyện liệu, vị vừa ăn. (4) Cách dùng : - Gắp rau ra đĩa trình bày cho đẹp - Rau muống dùng chấm với nước mắm tỏi ớt mang hương vị đặc biệt cho món ăn dân dã,thanh đạm.
  17. Cách nấu bún bò Huế
  18. 1) Nguyên liệu: - Bắp bò: 500gam, Gân bò: 3 lạng - Móng giò: 1 chiếc (chọn giò trước) - Xương ống (lợn hoặc bò): 500gam. - Mắm ruốc Huế - Gia vị: sả, gừng, hành tím khô, tỏi, ớt bột, bột nêm, đường, dầu điều. - Bún: 400 gam - Rau sống (rau ngổ, rau mùi, rau giá, hành tươi, hoa chuối thái) - Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm giò lụa, chả thịt, chả cua, tiết lợn
  19. 2) Cách làm: Bước 1: Sả, gừng rửa sạch, đập dập. Giò heo lóc xương. Phần bắp heo cuộn lại, dùng chỉ hoặc sợi lát buộc chắc. Cuộn tròn tấm thịt nạm bò cho chắc tay, buộc chắc lại. Bắp bò cũng dùng dây bó cho chặt (Việc bó thịt lại giúp thịt khi nấu chín ít bị co lại). Sả, gừng rửa sạch, đập dập.
  20. Bước 2: Bắc nồi nước sôi cho xương và bắp bò, nạm bò, gân bò, giò heo vào trần qua (vớt hết bọt đi để món ăn được đẹp mắt nhé) Sau đó cắt gân thành miếng vừa ăn. Pha 3 thìa canh mắm ruốc Huế với ½ chén nước, rồi quấy đều. Bước 3: Ướp thịt Ướp tất cả thịt với 2 thìa canh đường, 1 thìa canh muối, ½ thìa canh bột ngọt, 1 thìa canh mắm ruốt (đã pha loãng), 2 thìa canh hành tím băm, 2 thìa canh tỏi băm, 2 thìa canh sả băm.
  21. Bước 4: Hầm thịt và xương: Lót 3 cây sả và ½ lượng gừng ở đáy nối áp suất, cho xương heo và thịt giò heo vào, cho nước sâm sấp mặt thịt, đậy kín nắp, đun sôi (nghe tiếng reo) thì hạ nhỏ lửa đun thêm 5 phút. Vớt bắp giò heo ra thau nước lạnh (làm như thế thịt sẽ chắc, không bị bở). Lại lót phần sả và gừng còn lại ở đáy nồi áp suất, cho thịt bắp bò, nạm bò và gân bò vào, cho nước sâm sấp mặt thịt. Sau đó đậy kín nắp, đun sôi (nghe tiếng reo) thì hạ nhỏ lửa đun thêm 20 phút là được. Khi đó, chúng ta vớt bắp bò và nạm bò vào thau nước lạnh cho thịt được chắc.
  22. Bước 5: Nấu nước dùng Phần nước hầm thịt bò và nước hầm xương đổ chung vào 1 nồi, sau đó thêm nước lạnh cho vừa 5 lít nước. Bắc nồi nước lên bếp đun sôi, nêm gia vị: 3 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh muối, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng café bột ngọt, chén mắm ruốt Huế đã pha loãng. Nếm thử và điều chỉnh gia vị cho vừa khẩu vị. *Lưu ý: Để nước dùng thơm và có màu đẹp: Làm nóng 2 muỗng canh dầu, phi thơm 1,5 muỗng canh sả băm, 1 muỗng canh tỏi băm. Khi sả và tỏi săn lại, thơm thì cho 2-3 muỗng canh dầu màu điều vào và tắt bếp. Bây giờ chỉ cần đổ hỗn hợp này vào nồi nước xương ninh là được.
  23. Bước 6: Trình bày: Chuẩn bị rau mùi: Cắt nhuyễn ít rau răm, hành, ngò và cắt lát mỏng hành tây. - Thịt lợn cắt lát mỏng, bún trần qua nước sôi để tạo độ mềm cho sợi bún. - Xếp thịt, gân, chả, rắc ít rau mùi, chan nước dùng. - Dọn kèm rau muống chẻ, bắp chuối bào, giá, rau thơm, chanh ớt
  24. 3) Yêu cầu thành phẩm: - Chân giò nguyên miếng, chín vừa mềm, thịt bò chín mềm, nước trong, ngọt, thơm, có váng mỡ màu hồng nhạt, vị đặc trưng vừa ăn, hơi cay, chả cua, huyết chín tới không cứng.
  25. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ • Học thuộc lòng phần ghi nhớ. • Viết bài văn thuyết minh về một trò chơi dân gian mà em yêu thích. • Chuẩn bị bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.