Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Trợ từ, thán từ - Nguyễn Thị Lệ Giang

pptx 31 trang xuanthu 10000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Trợ từ, thán từ - Nguyễn Thị Lệ Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_8_tro_tu_than_tu_nguyen_thi_le_giang.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Trợ từ, thán từ - Nguyễn Thị Lệ Giang

  1. Trợ từ, thán từ GV: Nguyễn Thị Lệ Giang
  2. I. Trợ từ
  3. a. Nó ăn hai bát cơm. b. Nó ăn những hai bát cơm. c. Nó ăn có hai bát cơm. d. Chính điều đó làm nó buồn. e. Ngay tôi cũng không biết sự việc này.
  4. a. Nó ăn hai bát cơm.  Thông báo sự việc b. Nó ăn những hai bát cơm.  Thông báo khách (Nhiều) quan + biểu thị thái độ đánh giá sự vật sự việc c. Nó ăn có hai bát cơm. (ít) d. Chính điều đó làm nó buồn.  Nhấn mạnh sự việc, đối tượng e. Ngay tôi cũng không biết việc này. được nói đến
  5. GHI NHỚ Là những từ chuyên đi Trợ từ kèm 1 từ ngữ trong câu + Để nhấn mạnh Mục đích + Biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
  6. Trong các câu sau đây, từ nào (trong các từ in đậm) là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ ? a) Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này. b) Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm “Tắt đèn”. c) Ngay tôi cũng không biết đến việc này. d) Anh phải nói ngay điều này cho cô giáo biết. e) Cha tôi là công nhân. g) Cô ấy đẹp ơi là đẹp. h) Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời niên thiếu. i) Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.
  7. a) Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này. → Trợ từ b) Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm “Tắt đèn”. → Tính từ c) Ngay tôi cũng không biết đến việc này. → Trợ từ d) Anh phải nói ngay điều này cho cô giáo biết. → Tính từ e) Cha tôi là công nhân. → Động từ g) Cô ấy đẹp ơi là đẹp. → Trợ từ h) Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời niên thiếu. → Lượng từ i) Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên. → Trợ từ
  8. LƯU Ý Có những từ có hình thức âm thanh giống với các trợ từ nhưng không phải là trợ từ (hiện tượng đồng âm khác loại). Cách phân biệt: Ta phải dựa vào tác dụng của trợ từ trong câu: + Nó đi với từ, ngữ nào? + Có nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự việc, sự vật của người nói không?
  9. II. Thán từ
  10. Này! Ông giáo ạ! nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: A! Lão già tệ lắm! Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã.
  11. ✓ Này  Gây sự chú ý (gọi, đáp) ✓ A  Thể hiện sự tức giận / vui mừng ✓ Vâng  Thái độ lễ phép
  12. GHI NHỚ Là những từ dùng để: Bộc lộ Thán từ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. - Thường đứng ở đầu câu Vị trí - Có khi tách ra thành một câu đặc biệt.
  13. Chỉ ra các thán từ trong các câu dưới đây a) - Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ ! À! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão. NHANH B À I T Ậ P b) Ấy! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được. c) Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. d) Chao ôi! Món ăn này sao lại ngon lạ lùng thế! e) Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết
  14. Hình thức: Chia thành 6 nhóm. THẢO Thời gian: 3 phút. LUẬN Nội dung: So sánh sự khác nhau giữa NHÓM trợ từ và thán từ.
  15. Phân biệt Có thể được tách • Thán từ ra thành một câu Không tách riêng ra đặc biệt. thành 1 câu, phải đi • Trợ từ kèm với từ khác. Bộc lộ tình • Thán từ cảm, cảm xúc, Nhấn mạnh/ biểu gọi đáp. thị thái độ đánh • Trợ từ giá sự vật, sự việc.
  16. III. Luyện tập
  17. KHỈ CON TRANH TÀI
  18. Giải thích nghĩa của trợ từ in đậm trong câu sau“Mặc dầu non 1 năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.”  Trợ từ lấy có ý nghĩa nhấn mạnh sự việc
  19. Giải thích nghĩa của trợ từ in đậm trong câu sau “Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.” nguyên: Chỉ có đến như thế, không có thêm gì khác (Chỉ tính tiền thách cưới đã quá nặng.)  đến: Ý nhấn mạnh mức độ cao → Ngạc nhiên
  20. Thán từ in đậm trong câu sau đây bộc lộ cảm xúc gì:“Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại húc mõm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra. “Ha ha! Cơm nguội! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế: vừa dừ vừa thơm. Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi!”. ➔ Ha ha: bộc lộ sự sảng khoái, sunng sướng trước những phát hiện thú vị
  21. Thán từ in đậm trong câu sau đây bộc lộ cảm xúc gì:“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” → Than ôi: biểu thị sự đau buồn, tiếc nuối
  22. Giải thích câu tục ngữ: “Gọi dạ bảo vâng” → Câu tục ngữ khuyên chúng ta dùng thán từ gọi đáp để bộc lộ sự lễ phép, thái độ cung kính với người bề trên → Ngoài ra, câu tục ngữ còn phê phán những người chỉ biết nghe lời 1 cách máy móc
  23. Giải thích nghĩa của trợ từ in đậm trong câu sau “Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi, ông giáo ạ!”  Cả: Có ý nhấn mạnh về mức độ cao, phạm vi không hạn chế
  24. Giải thích nghĩa của trợ từ in đậm trong câu sau“Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám / Tựa nhau trông xuống thế gian cười”  Cứ: Biểu thị ý khẳng định về hoạt đông, trạng thái nhất định như thể bất chấp mọi điều kiện. Nhấn mạnh 1 việc lặp đi lặp lại
  25. Các thán từ in đậm trong những câu sau đây bộc lộ cảm xúc gì: “Bác Nồi Đồng run như cầy sấy: “Bùng boong. Ái ái! Lạy các cậu, các ông, ăn thì ăn, nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất. Cái chạn cao thế này, tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp, chết mất!”. ➔ Ái ái: tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột (sự sợ hãi)
  26. Thán từ in đậm trong câu sau đây bộc lộ cảm xúc gì: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương .” → Chao ôi: Than thở vì bất lực.
  27. Đặt 1 câu có trợ từ và 1 câu có thán từ → Chao ôi, bông hoa mới đẹp làm sao. → Chính nó đã gây ra vụ nổ này.
  28. HẸN GẶP LẠI CÁC EM!