Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập học kì 2 - Hà Thị Thu Tới

ppt 34 trang xuanthu 22/08/2022 9100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập học kì 2 - Hà Thị Thu Tới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_on_tap_hoc_ki_2_ha_thi_thu_toi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập học kì 2 - Hà Thị Thu Tới

  1. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 9 HỌC KÌ II Giáo viên: Hà Thị Thu Tới
  2. PHIẾU HỌC TẬP BÀI: NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý 1. Phân biệt được nghĩa tường minh và hàm ý. 2. Làm các bài tập: bài 3 Sgk/75-76, bài 4 sgk/76, bài 1 sgk/91, bài 3,4 sgk/92. 3. Xác định hàm ý trong các câu sau: a. “Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”. (Ca dao) → Hàm ý: Tình cảm thủy chung của người ở lại. b. “Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. (Hồ Xuân Hương – Bánh trôi nước) → Hàm ý: Khẳng định vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ ngày xưa, vừa thương cảm sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
  3. c. “Cậu cai nón dấu lông gà Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai Ba năm được một chuyến sai Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê”. (Ca dao) → Hàm ý: Mỉa mai, chế giễu tính tỏ ra uy quyền, hống hách, sách giễu dân lành của các loại cai đội ngày xưa. d. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. (Tục ngữ) → Hàm ý: Khi hưởng thụ một thành quả lao động thì chúng ta phải biết ơn người đã tạo ra thành quả đó.
  4. 4. Viết một đoạn văn nêu lên suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước của dân tộc ta khi đặt trong hoàn cảnh thử thách. Gợi ý: Hình thức: - Đảm bảo bố cục của một đoạn văn: Mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. - Lời văn mạch lạc, trong sáng. Nội dung: - Cần kết hợp các phương pháp: giải thích, chứng minh, bình luận, mở rộng để rút ra nhận thức, hành động đúng đắn. - Có thể vận dụng những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ liên quan.
  5. ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
  6. I. KHỞI NGỮ VÀ CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP: 1. Khởi ngữ: Trước khởi ngữ có thể thêm: Về, đối với, còn; sau khởi ngữ có thể thêm : thì
  7. ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT I. KHỞI NGỮ VÀ CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP: 1. Khởi ngữ: Ví dụ: a) Bài tập về nhà, cậu ấy đã làm rồi. b) (Đối với) bài tập về nhà, cậu ấy đã làm rồi.
  8. ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT 2. Các thành phần biệt lập:
  9. Đặt giữa hai dấu ngoặc đơn
  10. I. KHỞI NGỮ VÀ CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP: 1. Khởi ngữ: 2. Các thành phần biệt lập: * Bài tập:
  11. Bài tập 1 (SKG/109): Hãy cho biết mỗi từ ngữ (màu vàng) trong Bài tập 1: Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đâycác đoạnlà thàtríchnh phsauần gđâyì củlàa câuthành. Ghiphầnkếtgìqucủaả vàcâu?o bảngGhitổkếtng kquảết (theovào mbảngẫu).tổng kết (theo mẫu). a) Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó. (Kim Lân – Làng) b) Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. (Lê Minh Khuê - Những ngôi sao xa xôi) c) Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy. (Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sa Pa) d) – Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá! (Kim Lân – Làng)
  12. a) Xây cái lăng ấy, cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó. (Làng – Kim Lân) Khởi ngữ Các thành phần biệt lập Tình thái Cảm thán Gọi - đáp Phụ chú Xây cái lăng ấy
  13. b) Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. (Lê Minh Khuê - Những ngôi sao xa xôi) Khởi ngữ Các thành phần biệt lập Tình thái Cảm thán Gọi - đáp Phụ chú Xây cái lăng ấy Dường như
  14. c) Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy. (Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sa Pa) Khởi ngữ Các thành phần biệt lập Tình thái Cảm thán Gọi - đáp Phụ chú Xây cái lăng ấy Dường như những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy
  15. d) – Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá! (Kim Lân – Làng) Khởi ngữ Các thành phần biệt lập Tình thái Cảm thán Gọi - đáp Phụ chú Xây cái lăng ấy những người con gái Dường như sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy Thưa ông vất vả quá!
  16. Bài tập 2(SGK/110): Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 6 dòng) giới thiệu truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần biệt lập.
  17. Nguyễn Thành Long là nhà văn chuyên viết truyện và kí với phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ. Một tâm hồn đẹp, ta bắt gặp khi đến với “Lặng lẽ Sa Pa” – những con người đang âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho đất nước. Chắc chắn họ sẽ để lại ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Đặc biệt là bức chân dung của anh thanh niên làm công tác khí tượng với lý tưởng sống vô cùng đẹp đẽ trong giai đoạn xây dựng lại đất nước vô cùng khó khăn. Truyện ngắn là kết quả chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả, được in năm 1977 trong tập “Giữa trong xanh”. Một tâm hồn đẹp → Khởi ngữ những con người đang âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho đất nước → Thành phần biệt lập phụ chú Chắc chắn → Thành phần biệt lập tình thái
  18. ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT I. KHỞI NGỮ VÀ CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP: 1. Khởi ngữ: 2. Các thành phần biệt lập: II. LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN:
  19. ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT II. LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN: * Bài tập:
  20. Bààii ttậậpp1:1,Hãy 2 (SGK/110)cho biết m:ỗ iHãytừ incho đậmbitrongết mỗciátcừđongạnữtr(ímchàudưvớàingđây) trongthể hiệcnácphđoépạliênn tríkchết dưnàoớ?i thể hiện phép liên kết nào? Ghi kết quả vào bảng tổng kết (theo mẫu). a) Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má. (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) b) Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?” (Nguyễn Minh Châu, Bến quê) c) Nhưng cái “com-pa” kia lấy làm bất bình lắm, tỏ vẻ khinh bỉ, cười kháy tôi như cười kháy một người Pháp không biết đến Nã Phá Luân, một người Mĩ không biết đến Hoa Thịnh Đốn vậy! Rồi nói: - Quên à! Phải, bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa! Tôi hoảng hốt, đứng dậy nói: - Đâu có phải thế! Tôi (Lỗ Tấn, Cố hương)
  21. a) Ở rừng mùa này thường như thế.(1) Mưa.(2) Nhưng mưa đá.(3) Lúc đầu tôi không biết.(4) Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang.(5) Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn.(6) Gió.(7) Và tôi thấy đau, ướt ở má.(8) (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) Phép liên kết Phép lặp Đồng nghĩa, Phép thế Phép nối trái nghĩa và liên tưởng Từ ngữ Nhưng tương Nhưng rồi ứng Và
  22. b) Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang.(1) Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này.(2) Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?”(3) (Nguyễn Minh Châu, Bến quê) Phép liên kết Phép lặp Đồng nghĩa, Phép thế Phép nối trái nghĩa và liên tưởng Từ ngữ tương cô bé – Cô bé Cô bé - Nó ứng
  23. c) Nhưng cái “com-pa” kia lấy làm bất bình lắm, tỏ vẻ khinh bỉ, cười kháy tôi như cười kháy một người Pháp không biết đến Nã Phá Luân, một người Mĩ không biết đến Hoa Thịnh Đốn vậy! (1) Rồi nói: - Quên à! (2) Phải, bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa!(3) Tôi hoảng hốt, đứng dậy nói: - Đâu có phải thế!(4) Tôi (5) ( Lỗ Tấn, Cố hương) Phép liên kết Phép lặp Đồng nghĩa, Phép thế Phép nối trái nghĩa và liên tưởng Từ ngữ Bây giờ cao sang rồi tương thì để ý đâu đến bọn ứng chúng tôi nữa – thế
  24. Bài tập 3: Hưởng ứng lời kêu gọi của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, mỗi người dân hãy là một chiến sĩ trên mặt trận chống dịch COVID – 19. Viết một đoạn văn ngắn, trong đó có sử dụng phép liên kết câu.
  25. Virus corona vẫn còn là ẩn số, âm thầm tấn công vào phổi gây chết người.(1) Vì vậy chúng ta hãy ở trong nhà, đừng để bị lây nhiễm.(2) Lời kêu gọi khẩn thiết đối với mọi người là khi tiếp xúc với bất kì ai, hãy coi như họ là người nhiễm bệnh.(3) Chỉ có như vậy mới tránh bị lây nhiễm vì lúc này đã xuất hiện những mầm bệnh trong cộng đồng (4) Việt Nam đang làm rất tốt, rất quyết liệt để ngăn chặn dịch.(5) Chính phủ đang dùng biện pháp mạnh cách li toàn xã hội, rất chắc chắn và hiệu quả nhưng không gây hoảng loạn cho người dân.(6) Toàn dân cũng đã có ý thức tin tưởng nghe theo lệnh của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.(7) Dân tộc Việt Nam từ trên xuống dưới đoàn kết đồng lòng quyết tâm chiến thắng dịch với tinh thần “chống dịch như chống giặc”.(8) (2) – (1) → Phép nối (4) – (3) → Phép thế
  26. ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT I. KHỞI NGỮ VÀ CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP: 1. Khởi ngữ: 2. Các thành phần biệt lập: II. LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN: III. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý:
  27. Phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
  28. Bài tập 1(SGK/111) Đọc truyện cười sau đây và cho biết người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu nói được in đậm ở cuối truyện. CHIẾM HẾT CHỖ Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho, lại còn mắng: - Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy!  Hàm ý: “địa Người ăn mày nghe nói, vội trả lời: ngục là nơi dành - Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy! cho những người Người nhà giàu nói: nhà giàu như - Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên ông đấy” (người đây làm gì cho bẩn mắt? nhà giàu) Người ăn mày đáp: - Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi! (Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)
  29. Bài tập 2: Tìm hàm ý của các câu in đậm dưới đây. Cho biết trong mỗi trường hợp, hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào. a) Tuấn hỏi Nam: - Cậu thấy đội bóng huyện mình chơi có hay không? Nam bảo: - Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp. b) Lan hỏi Huệ: - Huệ báo cho Nam, Tuấn và Chi sáng mai đến trường chưa? - Tớ báo cho Chi rồi. – Huệ đáp.
  30. a) b) - Tớ thấy họ ăn mặc rất - Tớ báo cho Chi rồi. đẹp. → Đội bóng huyện chơi → Tớ chưa báo cho Nam và không hay. Tuấn → Tôi không muốn bình luận về việc này.  Cố ý vi phạm phương  Cố ý vi phạm phương châm quan hệ châm về lượng
  31. • Yêu cầu Hoàn thiện: Bài tập 2: (SGK/110) Bài tập vận dụng: Hưởng ứng lời kêu gọi của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, mỗi người dân hãy là một chiến sĩ trên mặt trận chống dịch COVID – 19. Viết một đoạn văn ngắn, trong đó có sử dụng phép liên kết câu. - Chuẩn bị bài “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.