Bài giảng Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 46, Bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân (Tiết 1) - Bùi Thị Huyền

pptx 17 trang xuanthu 8080
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 46, Bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân (Tiết 1) - Bùi Thị Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_toan_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tie.pptx

Nội dung text: Bài giảng Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 46, Bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân (Tiết 1) - Bùi Thị Huyền

  1. Các hình trên là hình gì?
  2. BÀI 19: HÌNH CHỮ NHẬT. HÌNH THOI. HÌNH BÌNH HÀNH. HÌNH THANG CÂN TIẾT 46
  3. Bánh sinh nhật Mặt tủ lạnh Mặt bàn Các hình trên có hình ảnh của hình gì mà em đã biết ở chương trình Toán Tiểu học?
  4. 1. Hình chữ nhật a) Một số yếu tố cơ bản của hình chữ nhật HĐ1 Tìm một số hình ảnh hình chữ nhật trong thực tế
  5. 1. Hình chữ nhật a) Một số yếu tố cơ bản của hình chữ nhật HĐ2 Cho hình chữ nhật ABCD như Hình 4.8b 1 Gọi tên các đỉnh, cạnh , c ạnh đối , đường chéo của hình chữ nhật ABCD Đỉnh: A , B , C , D B C Cạnh : AB , BC , CD , DA Cạnh đối: AB đối CD , BC đối DA Đường chéo : AC, BD. A D Hình 4.8b
  6. 1. Hình chữ nhật HĐ2 2 Dùng eke vuông để đo và so sánh các góc của hình chữ nhật ABCD 3 Sử dụng thước thẳng hoặc compa để so sánh hai cạnh đối, hai đường chéo của hình chữ nhật ABCD B C ❑ Góc: መ = ෠ = መ = ෡ = 90° ❑ Cạnh đối: AB = CD ; BC = AD ❑ Đường chéo: AC = BD A D
  7. 1. Hình chữ nhật a) Một số yếu tố cơ bản của hình chữ nhật B C Trong hình chữ nhật: - Bốn góc bằng nhau và bằng 900. - Các cạnh đối bằng nhau. - Hai đường chéo bằng nhau. A D
  8. b) Cách vẽ hình chữ nhật Thực hành 1 1 Vẽ hình chữ nhật ABCD có một cạnh bằng 5 cm, một cạnh bằng 3 cm theo hướng dẫn: Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 5cm. Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Trên đường thẳng đó lấy điểm D sao cho AD = 3 cm. Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc AB tại B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 3 cm. Bước 4: Nối D với C ta được hình chữ nhật ABCD. D C Cả lớp thực hành vẽ 3 cm 3 cm theo nhóm 2 bàn A 5 cm B
  9. b) Cách vẽ hình chữ nhật 2 Các nhóm kiểm tra chéo nhau xem các cạnh đối, các góc có bằng nhau không? D 5 cm C 3 cm 3 cm A B 5 cm
  10. 2. Hình thoi a) Một số yếu tố cơ bản của hình thoi HĐ3 Trong các đồ vật ở có ở hình 4.9, đồ vật nào có dạng hình thoi? Em hãy tìm một số hình ảnh của hình thoi trong thực tế.
  11. Em hãy kể tên một số đồ vật có hình ảnh của hình thoi trong thực tế? Hoa văn trang trí Cửa kéo Lưới thép hình thoi
  12. B HĐ4 Quan sát hình 4.10a. Đỉnh Hai góc đối A O C Đường chéo Hai cạnh đối D Hình 4.10b 1 Nêu tên các đỉnh, cạnhcạnh, đường chéochéo của hình thoi ABCD (H.4.10b) ▪ Đỉnh: A, B, C, D ▪ Cạnh: AB, BC, CD, DA ▪ Đường chéo: AC, BD.
  13. B o Hai đường chéo vuông góc A O C o Các cạnh đối song song D 2 Dùng ê ke kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có vuông góc với nhau hay không? 3 Các cạnh đối của hình thoi có song song với nhau hay không?
  14. 4 Các góc đối của hình thoi ABCD có bằng nhau không? Gấp giấy để kiểm tra xem các góc đối của hình thoi có bằng nhau không
  15. Nhận xét Trong một hình thoi: - Bốn cạnh bằng nhau. - Hai đường chéo vuông góc với nhau. - Các cạnh đối song song với nhau. - Các góc đối bằng nhau.
  16. Quan sát hình vẽ bên. Hãy tìm điểm E trên đoạn thẳng BC, điểm F trên đoạn thẳng AD để tứ giác ABEF là hình thoi?
  17. Hướng dẫn về nhà - Mô tả được một số yếu tố cơ bản ( cạnh, góc, đường chéo) của hình chữ nhật - Vẽ được hình chữ nhật khi biết độ dài hai cạnh - Làm bài tập 4.9 SG trang 89 - Sưu tầm một số hình ảnh thực tế về hình thoi, hình bình hành - Tìm hiểu cách vẽ hình thoi, hình bình hành. - Mỗi bạn chuẩn bị sẵn 1 tờ giấy hình chữ nhật.