Bài kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

docx 3 trang xuanthu 5920
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2019_2020_co_dap.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2019-2020 MÔN NGỮ VĂN KHỐI 7 Thời gian: 90 phút Phần I: Câu hỏi (5 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới. “Người ta nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ những nét mặt thương yêu, nhớ những con đường đã đi về năm trước, nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa xoan còn thơm ngát hơn cả hoa cau, hoa bưởi. Người ta nhớ heo may giếng vàng; người ta nhớ cá mè, rau rút; người ta nhớ trăng bạc, chén vàng. Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng nhớ, nhớ từ cánh đồng lúa con gái mơn mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát của người mẹ ru con buổi trưa hè mà nhớ lại; nhớ hoa sấu rụng đầu đường Hàng Trống, nhớ quả bàng ở Hải Hậu rụng xuống bờ sông Đào, nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt cả bầu trời nhớ lên, nhớ nhãn Hưng Yên, vải Vụ Bản, cá anh vũ Việt Trì, na Láng, bưởi Vạn Phúc, cam Bố Hạ, đào Sa Pa, mà nhớ xuống.” (Vũ Bằng – Thương nhớ mười hai) Câu 1. Hãy xác định phương thức biểu đạt và nội dung của đoạn văn trên. (1 điểm) Câu 2. Nội dung đoạn văn trên có liên quan đến bài thơ nào em đã học? Tác giả là ai? Hãy chép lại nguyên văn bài thơ ấy. (1 điểm) Câu 3. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào nổi bật? Tác dụng của nghệ thuật đó là gì? (1 điểm) Câu 4. Hãy tìm một từ trái nghĩa với từ in đậm trong câu văn sau: (0,5 điểm) “Người ta nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ những nét mặt thương yêu, nhớ những con đường đã đi về năm trước, nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa xoan còn thơm ngát hơn cả hoa cau, hoa bưởi.” Câu 5. Đối với bản thân em, hình ảnh nào in sâu trong kí ức mà em nhớ nhất? Hãy viết vài ba câu trình bày cảm xúc đó. (1,5 điểm) Phần II: Tập làm văn (5 điểm) Đề: Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về một trong các bài thơ sau: Sông núi nước Nam (chưa rõ tác giả), Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Cảnh khuya (Hồ Chí Minh). HẾT
  2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKI - NGỮ VĂN 7 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận Cộng Mức Độ dụng cao NLĐG I. Câu hỏi - Nêu phương - Tìm từ trái - Viết - Viết bài - Ngữ liệu: Đoạn thức biểu đạt. nghĩ đoạn văn tập làm văn, Từ trái - Chép thuộc - Xác định biểu cảm văn nêu nghĩa, Điệp ngữ, lòng thơ nghệ thuật và cảm nghĩ Cảm nghĩ trong - Xác định tác nêu tác dụng về tác đêm thanh tĩnh giả - Xác định nội phẩm dung đoạn văn II. Tập làm văn: Ngữ liệu: Sông núi nước Nam, Bánh trôi nước, Cảnh khuya Số câu 2 2 1 1 6 Số điểm 1.5 2 1.5 5 10 Tỉ lệ % 15% 20% 15% 50% 100%
  3. ĐÁP ÁN KIỂM TRA HKI – NGỮ VĂN 7 I. Phần đọc hiểu Câu 1. Phương thức biểu đạt: biểu cảm – 0.5 điểm Nội dung: học sinh có thể nêu những nội dung sau – 0.5 điểm ▪ Nỗi nhớ quê hương của tác giả ▪ Nỗi nhớ những hình ảnh thân thuộc của quê hương Câu 2. Bài thơ liên quan: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh – 0.25 điểm Tác giả: Lý Bạch – 0.25 điểm Chép nguyên văn bài thơ (học sinh có thể chép phần phiên âm hoặc dịch thơ) – 0.5 điểm (Phần chép thơ sai 2 lỗi chính tả trừ 0.25 điểm Thiếu hoặc sai 1 dòng thơ trừ 0.5 điểm) Câu 3. Nghệ thuật nổi bật trong đoạn văn: điệp ngữ - 0.5 điểm Tác dụng: Nhấn mạnh, khắc sâu nỗi nhớ quê hương da diết, sâu đậm của nhà văn – 0.5 điểm Câu 4. Từ trái nghĩa: vắng vẻ ≠ đông đúc, đông nghịt – 0.5 điểm Câu 5. Học sinh có thể nêu những hình ảnh cụ thể, gắn bó với bản thân – 0.25 điểm Diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả - 1 điểm Đúng số câu – 0.25 điểm II. Tập làm văn Hình thức – 1 điểm: Bài viết có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp Nội dung – 4 điểm: ▪ Mở bài – 0.5 điểm: Giới thiệu bài thơ và cảm xúc chủ đạo về tác phẩm ▪ Thân bài – 3 điểm: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên Học sinh trình bày những tưởng tượng, liên tưởng, suy nghĩ về tác phẩm theo từng phần của bố cục. ▪ Kết bài – 0.5 điểm: Khẳng định lại cảm nghĩ.