Bài tập Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Kĩ thuật quy đổi về đipeptit xử lý bài toán đốt cháy peptit - Đề 1 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Kĩ thuật quy đổi về đipeptit xử lý bài toán đốt cháy peptit - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_tap_hoa_hoc_lop_12_chuyen_de_ki_thuat_quy_doi_ve_dipepti.doc
Nội dung text: Bài tập Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Kĩ thuật quy đổi về đipeptit xử lý bài toán đốt cháy peptit - Đề 1 (Có đáp án)
- 14. Kĩ thuật quy đổi về đipeptit xử lý bài toán đốt cháy peptit (Đề 1) Câu 1. X là một α-aminoaxit no, chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2. Từ m gam X điều chế được m1 gam đipeptit. Từ 2m gam X điều chế được m2 gam tripeptit. Đốt cháy m1 gam đipeptit thu được 0,3 mol nước. Đốt cháy m2 gam tripeptit thu được 0,55 mol H2O. Giá trị của m là A. 11,25 gam. B. 13,35 gam. C. 22,50 gam. D. 26,70 gam. Câu 2. Tripeptit mạch hở X được tạo nên từ một aminoaxit A (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm – NH2 và một nhóm –COOH). Thủy phân hoàn toàn m gam X trong 120 ml dung dịch NaOH 2M, rồi cô cạn thu được hỗn hợp rắn Y có khối lượng 16,44 gam gồm hai chất có cùng số mol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X sẽ thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là A. 9,24 B. 14,52 C. 10,98 D. 21,96 Câu 3. X là một peptit mạch hở. Nếu thủy phân không hoàn toàn m gam X chỉ thu được các tripeptit thì tổng khối lượng của tripeptit là 56,7 gam. Nếu thủy phân không hoàn toàn m gam X chỉ thu được các đipeptit thì tổng khối lượng của đipeptit là 59,4 gam. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X thì thu được a gam một amino axit Y (chỉ có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2). Giá trị của a là: A. 62,1. B. 64,8. C. 67,5. D. 70,2. Câu 4. [PHV-FC]: Oligopeptit mạch hở X được tạo nên từ các α – amino axit đều có công thức dạng H2NCxHyCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần dùng vừa đủ 1,875 mol O2, chỉ thu được N2; 1,5 mol CO2 và 1,3 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,025 mol X bằng 400ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m lần lượt là A. 9 và 27,75. B. 10 và 33,75. C. 9 và 33,75. D. 10 và 22,75. Câu 5. X là một peptit mạch hở. Nếu thuỷ phân không hoàn toàn m gam X trong điều kiện thích hợp chỉ thu được các tripeptit có tổng khối lượng các tripeptit là 58,5 gam. Cũng thuỷ phân không hoàn toàn m gam X trong điều kiện thích hợp khác chỉ thu được các đipeptit có tổng khối lượng các đipeptit là 62,1 gam. Thuỷ phân hoàn toàn m gam X chỉ thu được a gam hỗn hợp các aminoaxit (chỉ chứa 1 nhóm -NH2, 1 nhóm - COOH). Giá trị của a gần nhất với A. 65,0 B. 73,0 C. 67,0 D. 71,0
- Câu 6. X là một α- amino axit no mạch hở chứa 1 nhóm COOH, 1 nhóm NH2. Từ 3m gam X điều chế được m1 gam đipeptit. Từ m gam X điều chế được m2 gam tripeptit. Đốt cháy m1 gam đipeptit thu được 1,35 mol nước Đốt cháy m2 gam tripeptit thu được 0,425 mol H2O. Giá trị của m là: A. 22,50 gam B. 13,35 gam C. 26,79 gam D. 11,25 gam Câu 7. X là một peptit mạch hở. Nếu thủy phân không hoàn toàn m gam X chỉ thu được các tripeptit thì tổng khối lượng của tripeptit là 56,7 gam. Nếu thủy phân không hoàn toàn m gam X chỉ thu được các đipeptit thì tổng khối lượng của đipeptit là 59,4 gam. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X thì thu được a gam một amino axit Y (chỉ có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2). Giá trị của a là A. 62,1. B. 64,8. C. 67,5. D. 70,2. Câu 8. X là peptit có dạng CxHyOzN6; Y là peptit có dạng CnHmO6Nt (X, Y đều được tạo bởi các amino axit no chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Đun nóng 32,76 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 480 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy 32,76 gam E thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong lấy dư thu được 123,0 gam kết tủa; đồng thời khối lượng dung dịch sau phản ứng thay đổi a gam so với dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của a là A. 44,04 B. 46,74 C. 49,44 D. 73,56 Câu 9. X và Y lần lượt là tripeptit và tetrapeptit tạo thành từ 1 loại aminoaxit no mạch hở có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Đốt cháy 0,1 mol Y thu được CO2, H2O và N2 trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O là 47,8 gam. Nếu đốt 0,1 mol X cần bao nhiêu mol O2? A. 0,560 mol B. 0,896 mol C. 0,675 mol D. 0,375 mol Câu 10. Hỗn hợp X gồm 0,1 mol một α-aminoaxit no mạch hở A chứa 1 nhóm –NH2, 1 nhóm –COOH và 0,025 mol pentapeptit mạch hở cấu tạo từ A. Đốt cháy hỗn hợp X cần a mol O2, sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 1 lít dung dịch NaOH 1,2M thu được dung dịch Y. Rót từ từ dung dịch chứa 0,8a mol HCl vào dung dịch Y thu được 14,448 lít CO2 (đktc). Đốt 0,01a mol đipeptit mạch hở cấu tạo từ A cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V là A. 2,2491 B. 2,5760 C. 2,3520 D. 2,7783 Câu 11. Thủy phân hoàn toàn 0,09 mol hỗn hợp X gồm tripeptit, tetapeptit, pentapetit với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 16,49 gam muối của Glyxin, 17,76 gam muối của Alanin và 6,95 gam muối của Valin. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thì thu được CO2, H2O và N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 46,5 gam. Giá trị gần đúng của m là A. 24
- B. 21 C. 26 D. 32 Câu 12. X và Y lần lượt là các tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một amoni axit no mạch hở, có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư 20%), sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam chất rắn ? A. 9,99 gam B. 87,3 gam C. 94,5 gam D. 107,1 gam Câu 13. Đipeptit X và tetrapeptit Y đều được tạo thành từ 1 amino axit no (trong phân tử chỉ có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm -COOH). Cho 19,8 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 33,45 gam muối. Để đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y cần dùng số mol O2 là A. 1,15. B. 0,5 C. 0,9. D. 1,8. Câu 14. Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một α-aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol Y thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 5,49 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 3. B. 4,5. C. 12. D. 6. Câu 15. Tripeptit X và pentapeptit Y đều được tạo ra từ aminoaxit X no, mạch hở, có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X rồi cho sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy tạo thành 6 gam kết tủa. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol Y thì thu được N2 và m gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị của m là A. 11,86. B. 13,3. C. 5,93. D. 6,65. Câu 16. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm peptit X và peptit Y bằng dung dịch NaOH thu được 151,2 gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, Y ở trên cần 107,52 lít khí O2 (đktc) và thu được 64,8 gam H2O. Giá trị của m là A. 102,4. B. 97,0. C. 92,5. D. 107,8. Câu 17. Peptit X và peptit Y có tổng liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ mol tương ứng 1:3 cần dùng 22,176 lit O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2
- dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích 2,464 lit (đktc). Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E thu được a mol Gly và b mol Val. Tỉ lệ a : b có giá trị là A. 1,00 B. 0,75 C. 1,25 D. 0,67 Câu 18. X và Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit đều mạch hở và đều được tạo thành từ cùng một amoni axit no mạch hở (chứa một nhóm –COOH và một nhóm –NH2). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng), sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 87,3 gam. B. 9,99 gam. C. 107,1 gam. D. 94,5 gam. Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn a mol một peptit X được tạo thành từ amino axit no A chỉ chứa một nhóm axit, một nhóm amin thì thu được b mol CO2 và c mol H2O. Biết b-c = 4a. Số liên kết peptit trong X là. A. 10. B. 9. C. 5 D. 6 Câu 20. Thuỷ phân không hoàn toàn m gam heptaeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thu được 153,3 gam hỗn hợpX gồm Ala, Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Val-Gly. Đốt cháy toàn bộ X cân vừa đủ 6,3 mol O2. Gía trị m gần giá trị nào nhất dưới đây ? A. 138,2 B. 145,7. C. 160,82. D. 130,88 Câu 21. X và Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit đều mạch hở và đều được tạo thành từ cùng một amino axit no mạch hở (chứa một nhóm –COOH và một nhóm –NH2). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng), sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được chất rắn khan có khối lượng là A. 87,3 gam. B. 9,99 gam. C. 107,1 gam. D. 94,5 gam. Câu 22. Đun nóng 4,63 gam hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở với dung dịch KOH (vừa đủ). Khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 8,19 gam muối khan của các amino axit đều có dạng H2NCmHnCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc), hấp thụ hết sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt 21,87 gam. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây? A. 35,0. B. 27,5. C. 32,5.
- D. 30,0. Câu 23. Hỗn hợp T gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở, tạo bởi glyxin và alanin). Đun nóng m gam T trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được (m + 7,9) gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được Na2CO3 và hỗn hợp Q gồm CO2, H2O, N2. Dẫn toàn bộ Q vào bình đựng nước vôi trong dư, khối lượng bình tăng thêm 28,02 gam và còn lại 2,464 lít (đktc) một chất khí duy nhất. Phần trăm khối lượng của X trong T là A. 55,92%. B. 35,37%. C. 30,95%. D. 53,06%. Câu 24. Thủy phân hoàn toàn m gam tetrapeptit X mạch hở thu được hỗn hợp Y gồm 2 amino axit no, mạch hở, có số cacbon liên tiếp (phân tử chứa 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ 9 mol không khí (chứa 20% O2 về thể tích, còn lại là N2) thu được CO2, H2O và 165,76 lít khí N2 (ở đktc). Số công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X là A. 4. B. 12. C. 8. D. 6. Câu 25. Hỗn hợp X gồm Gly–Ala, Ala–Ala–Val–Ala, Ala–Gly, Ala–Val–Val–Ala và Ala–Ala. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với lượng vừa đủ NaOH đun nóng thu được (m + 29,7) gam hỗn hợp muối của các aminoaxit. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 63,616 lít CO2 (đktc) và 49,32 gam H2O. Giá trị gần đúng của m là A. 72,30 B. 72,10 C. 74,09 D. 73,76 ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: A Câu 2: A ► cách 1: X dạng CnH2n+2–mNmOm+1 ||→ b – c = a ↔ n – (2n + 2 – m) ÷ 2 = 1 ||→ m = 4 ||→ X là X4 (tetrapeptit) Thủy phân dùng BTKL có: mX + 0,2 × 4 × 2 × 40 = (mX + m) + 0,2 × 18 ||→ m = 60,4 gam. Chọn A. ♥. ► cách 2: a mol X cần (b – c = a) mol H2O để chuyền thành đipeptit X2
- tức 1X + 1H2O → 2X2 ||→ X là X4 → tương tự giải ra A. ♥. Câu 3: C Gọi x là số mol peptit và 6k là loại peptit của X (vì cắt thành tripeptit hay đipeptit đều được) 56,7 - 18 x (2k - 1)x = 59,4 - 18 x (3k - 1)x → kx = 0,15 a = 56,7 + 18 x 4kx = 67,5 Câu 4: C Theo bảo toàn oxi cần đốt và C, N: khi đốt đipeptit CnH2nN2O3 cần 1,875 mol O2 và thu được 1,5 mol CO2 + 1,5 mol H2O → Bảo toàn oxi → nđipeptit = 0,25 mol; mđipeptit = 40 gam. Số mol H2O quy đổi là 0,2 mol; phương trình quy đổi: 2Xn + (n – 2)H2O → nX2; ||→ tỉ lệ n ÷ (n – 2) = 5 ÷ 4 ||→ n = 10 → X có 9 liên kết peptit. nX = 0,25 – 0,2 = 0,05 mol → khi nX = 0,025 mol thì nđipeptit = 0,125 mol; mđipeptit = 20 gam. Sp thủy phân X ↔ sp thủy phân đipeptit ||→ m = 20 + 0,4 × 40 – 0,125 × 18 = 33,75 gam. Câu 5: B Gọi số aa trong X là n và số mol X là x Khi thủy phân hoàn toàn X thu được tripeptit Khi thủy phân hoàn toàn X thu được đipeptit Khi thủy phân hoàn toàn X thu được aa Câu 6: B
- Ta có 3m gam X CnH2n+1NO2→ m1 gam C2nH4nN2O3 1,35 mol H2O 3m gam CnH2n+1NO2 → 3m2 gam C3nH6n-1N3O4 3.0,425 mol H2O Luôn có khi đốt đipeptit thu được nCO2 = nH2O = 1,35 mol Vì lượng CO2 không đổi nên khi đốt tripeptit cũng cho số mol CO2 là 1,35 mol → ntripeptit = 2. ( nCO2 - nH2O ) = 0,15 mol → nX = 0,15. 3 = 0,45 mol → n = 1,35 : 0,45 = 3 → m= 0,15. 89= 13,35 gam. Câu 7: C Gọi số mol amino axit Y là x mol → số mol đipeptit là x /2 mol, số mol tripeptit là x/3 Ta có hệ → → m =75.0,9 = 67,5 gam. Câu 8: C Coi 32,76 gam hỗn hợp peptit gồm + O2 → CO2: 1,23 mol Bảo toàn nguyên tố C → 0,48.2 + x =1,23 → x = 0,27 mol Bảo toàn khối lượng → mH2O = 32,76 - 0,48. 57 - 0,27. 14 = 1,62 gam ( 0,09 mol) Bảo toàn nguyên tố H → nH2O = = 1,08 mol Có mdd giảm = mCaCO3 - mCO2 - mH2O = 123- 1,23. 44- 1,08. 18 = 49,44. Câu 9: C Gọi công thức của amino aixt là CnH2n+1NO2 Công thức của Y là C4nH8n-2N4O5 C4nH8n-2N4O5 + O2 → 4nCO2 + (4n-1) H2O + N2 có mCO2 +mH2O = 47, 8 → 0,1.4n. 44 + 0,1.( 4n-1) . 18 = 47,8 → n = 2 Đốt cháy 0,1 mol X có công thức C6H11N3O4
- C6H11N3O4 + 6,75O2 → 6CO2+ 5,5 H2O + 1,5N2 Có nO2 = 6,75.0,1 = 0,675 mol. Câu 10: D Nhận thấy đốt X và đốt ( 0,1 + 0,025. 5) = 0,225 mol A cần lượng O2 như nhau , sinh ra lượng CO2 giống nhau Gọi công thức của A là CnH2n+1NO2 CnH2n+1NO2 + (1,5n-0,75)O2 → nCO2 + (n+ 0,5)H2O + 0,5N2 Đốt cháy X cần 0,225.( 1,5n- 0,75) O2 và sinh ra 0,225n mol CO2 Khi cho HCl vào dung dịch Y sinh ra + 0,645mol CO2 Bảo toàn nguyên tố C → 1,2-0,8a + 0,645 = 0,225n → 1,2- 0,8. [0,225.( 1,5n- 0,75)] + 0,645= 0,225n → n = 4 → a = 1,18125 mol Đốt cháy 0,01 a đipeptit :C8H16N2O3 C8H16N2O3 + 10,5O2 → 8CO2 + 8H2O+ N2 → VO2 = 10,5. 0,01.1,18125 . 22,4 = 2.7783 lít Câu 11: B Có nGly = 0,17 mol,nAla = 0,16 mol và nVal = 0,05 mol Có nCO2 =0,17.2 +0,16.3 + 0,05. 5 = 1,07 mol,nN2 = ( 0,17 + 0,16 + 0,05) : 2 = 0,19 mol Coi hỗn hợp gồm 0,09 mol Bảo toàn nguyên tố C → 0,38.2 + x = 1,07 → x = 0,31 mol → nH2O = 0,38. 1,5 + 0,09+0,31 = 0,97 mol mX = 0,38.57 + 14. 0,31 + 0,09. 18 = 27,62 gam Cứ 27,62 gam X thì tạo thành 1,07. 44 + 0,97. 18 = 64,54 gam CO2 và H2O → cứ 19,89 gam X thì tạo thành 46,5 gam O2 và H2O Câu 12: C Gọi công thức của amino axit là Cn H2n+1NO2
- Gọi công thức của tripeptit là C3nH6n-1N3O4 Đốt cháy 0,1 mol X sinh ra 0,1.3n mol CO2, 0,1. (3n-0,5) mol H2O và 0,15 mol N2 → 0,1.3n .44 + 0,1. (3n-0,5). 18 + 0,15.28 =40.5 → n=2 Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư 20%) thì chất rắn thu được chứa 0,15. 6 mol C2H4NO2Na và NaOH dư : : . 20 = 0,18 mol → m = 0,15.6. 97 + 0,18. 40 = 94,5 gam Câu 13: C Giả sử amino axit thu được là H2NRCOOH X + 2HCl + H2O → 2ClH3NRCOOH Đặt nH2O = x mol → nHCl = 2x mol Ta có mX + mHCl + mH2O = mClH3NRCOOH → 19,8 + 2x × 36,5 + x × 18 = 33,45 → x = 0,15 mol → nR = 0,15 × 2 = 0,3 mol → MClH3NRCOOH = 38,5 + 14 + MR + 45 = 33,45 : 0,3 → R là -CH2- → A là C2H5O2N • Y + 3H2O → 4C3H7O2N → Y có dạng [(C2H5O2N)4-3H2O] ≡ C8H14O5N4 C8H14O5N4 + 9 O2 → 8 CO2 + 7 H2O + 2N2 nY = 0,1 mol → nO2 = 0,9 mol Câu 14: C Gọi aminoaxit có công thức CHNO2 →đipeptit X có công thức C2nH4nN2O3 và Y có công thức C3nH6n-1N3O4 Gọi số mol CO2 và H2O sinh ra khi đốt 0,01 mol Y là x, y mol Ta có hệ : → → 0,01. 3n = 0,09 → n = 3 Vậy đipeptit X có công thức C6H12N2O3. Khi đốt 0,02 mol X sinh ra 0,02. 6 = 0,12 mol → m↓ = 0,12. 100 = 12 gam. Câu 15: A Amino axit có dạng CnH2n + 1O2N X + 2H2O → 3CnH2n + 1O2N
- → X có dạng [(CnH2n + 1O2N)3 - 2H2O] ≡ C3nH6n - 1O6N3 C3nH6n - 1O6N3 + O2 → 3nCO2 + H2O + 3/2N2 nCO2= n↓ = 6 : 100 = 0,06 gam. Ta có → n = 2 → amino axit là C 2H5O2N • Y + 4H2O → 5C2H5O2N → Y có dạng [(C2H5O2N)5 - 4H2O] ≡ C10H17O6N5 C10H17O6N5 + O2 → 10CO2 + 17/2 H2O + 5/2 N2 nCO2 = 0,02 × 10 = 0,2 mol → mCO2 = 8,8 gam. nH2O = 0,02 × 17/2 = 0,17mol → mH2O= 0,17 × 18 = 3,06 gam → mCO2 + mH2O = 8,8 + 3,06 = 11,86 gam Câu 16: A Gọi số mol NaOH phản ứng là 2x mol thì số mol đipeptit là x mol. ||→ quy đốt x mol đipeptit dạng CnH2nN2O3 cần 4,8 mol O2 → cho cùng số mol CO2 và H2O là (x + 3,2) mol. Số mol H2O trung gian chuyển đổi = (x + 3,2) – 3,6 = (x – 0,4) mol → nhh peptit = 0,4 mol. Có mđipeptit = 14 × (x + 3,2) + 76x = 90x + 44,8 gam ||→ m = 90x + 44,8 – 18.(x – 0,4) = 72x + 52 gam. Áp dụng BTKL cho phản ứng thủy phân có: m + 80x =151,2 + 0,4 × 18. Giải ra được x = 0,7 mol và giá trị của m = 102,4 gam. Câu 17: A ► Cách 1: Quy về đốt đipeptit E2 dạng CnH2nN2O3 cần 0,99 mol O2 và 0,11 mol N2 ||→ bảo toàn O → nCO2 = nH2O = (0,11 × 3 + 0,99 × 2) ÷ 3 = 0,77 mol số Ctrung bình các α-amino axit = 0,77 ÷ 0,11 ÷ 2 = 3,5 || sơ đồ đường chéo → Gly = Val tức a : b = 1 : 1.
- ►Cách 2: Câu 18: D Gọi công thức của amino axit là Cn H2n+1NO2 Gọi công thức của tripeptit là C3nH6n-1N3O4 Đốt cháy 0,1 mol X sinh ra 0,1.3n mol CO2, 0,1. (3n-0,5) mol H2O và 0,15 mol N2 → 0,1.3n .44 + 0,1. (3n-0,5). 18 + 0,15.28 =40.5 → n=2 Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư 20%) thì chất rắn thu được chứa 0,15. 6 mol C2H4NO2Na và NaOH dư : . 20 = 0,18 mol → m = 0,15.6. 97 + 0,18. 40 = 94,5 gam. Câu 19: B Gọi công thức của A là CnH2n+1NO2 Gọi số mắt xích của peptit là x mol → X có dạng CnxH2nx-x +2NxOx+1 Có b-c = 4a → nx - (nx- 0,5x+1) = 4 → x = 10 Số liên kết peptit trong X là 9. Câu 20: A Gọi số mol của Gly : 4x mol và Ala: 3x mol Khi đốt X hay đốt các amino axit thì lượng O2 là như nhau → 2,25. 4x + 3,75. 3x = 6,3 → x = → m= .( 75. 4 + 3. 89 - 6. 18) = 142,8 gam.
- Câu 21: D Gọi công thức của amino axit là Cn H2n+1NO2 Gọi công thức của tripeptit là C3nH6n-1N3O4 Đốt cháy 0,1 mol X sinh ra 0,1.3n mol CO2, 0,1. (3n-0,5) mol H2O và 0,15 mol N2 → 0,1.3n .44 + 0,1. (3n-0,5). 18 + 0,15.28 =40.5 → n=2 Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư 20%) thì chất rắn thu được chứa 0,15. 6 mol C2H4NO2Na và NaOH dư : . 20 = 0,18 mol → m = 0,15.6. 97 + 0,18. 40 = 94,5 gam. Câu 22: C Đặt số mol CO2 = x; H2O = y và N = z → số mol KOH = z. Khối lượng dung dịch giảm = m↓ - (mCO2+mH2O) = 21,87 → 153x - 18y= 21,87. Bảo toàn khối lượng phản ứng đốt cháy có: 4,63 + 6 = 44x + 18y + 14z. Bảo toàn khối lượng phản ứng thủy phân có: mH2O = . ||→ Lượng H trong muối là = . Khối lượng muối:. Giải hệ tìm được Từ đó tính được m↓ = 31,52 gam. Câu 23: D khí thoát ra khỏi bình là N2 : 0,11 mol → số gốc α amino axit = 0,22 Quy T về m +7,9
- Đốt muối Theo đề bài ta có 28,02 = 44.( 0,44 + x-0,11) + 18.( 0,22+ x) → x =0,09 =nAla Bảo toàn nguyên tố N → nGly = 0,22-0,09 = 0,13 mol mZ -mT = 7,9 → 0,22. 40 - 18y = 7,9 → y = 0,05 = nT Gọi số mol X và Y lân lượt là a,b Ta có hệ → X: 0,03 mol (Gly)n(Ala)4-n, Y:0,02 mol (Gly)m(Ala)5-m Có 0,03.n +0,02m =0,13 → 3n + 2m = 13 → n= 1,m= 5 hoặc n =3 và m = 2 n= 1,m= 5 → %X = .100% = 58,78% n =3 và m = 2 → % X= .100% = 53,06%. Câu 24: B Gọi công thức của tetrapeptit X C4nH8n-2N4O5 C4nH8n-2N4O5 + (4n-3)O2 → 4nCO2 + (4n-1) H2O + 2N2 Có nO2 =9 : 5 = 1,8 mol → nN2(kk)= 7,2 mol Có ∑nN2 = nN2(kk) + nN2 → nN2 = 0,2 mol → 0,2.( 4n-3) = 1,8 → n = 3 → 2 amino axit là CH2(NH2)-COOH và C5H11NO2( có 2 cấu tạo CH3-CH2-CH2- CH(NH2)-COOH và Val: CH3-CH(CH3)-C(NH2)-COOOH) với số mol bằng nhau TH1: gồm Gly và Val : Gly-Gly-Val-Val,Gly-Val-Gly-Val, Gly-Val-Val-Gly, Val-Val-Gly-Gly, Val-Gly-Val-Gly, Val-Gly-Gly-Val TH2: Gồm Gly và CH3-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH : tương tự có 6 peptit thỏa mãn Câu 25: B
- ☆ đốt m gam X thu được 2,84 mol CO2 và 2,74 mol H2O ||→ cần 0,1 mol H2O để quy đổi hỗn hợp X về x mol X2. ☆ thủy phân (m + 1,8) gam X2 cần 2x mol NaOH → (m + 29,7) gam muối + x mol H2O. ||→ BTKL có: m + 1,8 + 80x = m + 29,7 + 18x ||→ x = 0,45 mol. ||→ mđipeptit X2 = 2,84 × 14 + 0,45 × 76 = 73,96 gam = m + 1,8 → m = 72,16 gam.