Bài tập Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Kĩ thuật trùng ngưng hoá Peptit - Đề 1 (Có đáp án)

doc 8 trang xuanthu 25/08/2022 7380
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Kĩ thuật trùng ngưng hoá Peptit - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_tap_hoa_hoc_lop_12_chuyen_de_ki_thuat_trung_ngung_hoa_pe.doc

Nội dung text: Bài tập Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Kĩ thuật trùng ngưng hoá Peptit - Đề 1 (Có đáp án)

  1. 15. Kĩ thuật trùng ngưng hoá Peptit (Đề 1) Câu 1. Hỗn hợp X gồm ba peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 4 : 1. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 6,0 gam glyxin, 9,79 gam alanin và 9,36 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba peptit trong X nhỏ hơn 13. Giá trị của m là A. 17,86 B. 21,37 C. 24,25 D. 25,15 Câu 2. Hỗn hợp M gồm peptit X và peptit Y chúng cấu tạo từ cùng một loại aminoaxit và có tổng số nhóm - CO-NH- trong hai phân tử là 5. Với tỉ lệ nX : nY = 1 : 2, thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 12 gam glixin và 5,34 gam alanin. Giá trị của m gần nhất với A. 14,4. B. 14,7. C. 14,5. D. 14,6. Câu 3. Hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1:3. Thủy phân hoàn toàn m gam X thu được hỗn hợp sản phẩm bao gồm 13,5 gam Gly và 7,12 gam Ala. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của hai peptit bằng 5. Giá trị m là A. 19,18 B. 18,82 C. 17,38 D. 20,62 Câu 4. Hỗn hợp X gồm bốn peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2 : 3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm chỉ gồm 13,884 gam alanin và 13,5 gam glyxin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của bốn peptit trong X nhỏ hơn 11. Giá trị của m là A. 22,848 B. 22,632 C. 27,384 D. 22,416. Câu 5. Hỗn hợp M gồm một peptit mạch hở X và một peptit mạch hở Y (mỗi peptit đều được cấu tạo từ một loại α-aminoaxit, tổng số liên kết peptit trong 2 phân tử X, Y là 5) với tỉ lệ mol là 1 :3. Khi thủy phân m gam hỗn hợp M thu được 81 gam Glyxin và 42,72 gam Alanin. Giá trị của m là A. 104,28. B. 116,28. C. 109,50. D. 110,28. Câu 6. Hỗn hợp X gồm 4 peptit có tỷ lệ mol là 1:2:3:4. Thủy phân m gam X thì thu được hỗn hợp sản phẩm Y gồm 2,92 gam Gly-Ala; 1,74 gam Gly-Val; 5,64 gam Ala-Val; 2,64 gam Gly-Gly; 11,25 gam Glyxin; 2,67 gam Alanin và 2,34 gam Valin. Biết tổng số liên kết peptit trong X không vượt quá 13. Giá trị của m là A. 26,95. B. 26,72. C. 23,54.
  2. D. 29,2. Câu 7. Thủy phân không hoàn toàn tripeptit X mạch hở, thu được sản phẩm gồm Gly, Ala, Ala-Gly, Gly-Ala. Tripeptit X là A. Ala-Ala-Gly. B. Gly-Gly-Ala. C. Ala-Gly-Gly. D. Gly-Ala-Gly. Câu 8. Thủy phân hoàn toàn tetrapeptit X mạch hở, thu được sản phẩm gồm 1,50 gam glyxin và 1,78 gam alanin. Số chất X thỏa mãn tính chất trên là A. 4. B. 8. C. 6. D. 12. Câu 9. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp oligopeptit gồm Ala-Val-Ala-Gly-Ala và Val-Gly-Gly thu được x gam Ala; 37,5 gam Gly và 35,1 gam Val. Giá trị của m, x lần lượt là A. 99,3 và 30,9. B. 84,9 và 26,7. C. 90,3 và 30,9. D. 92,1 và 26,7. Câu 10. Khi thủy phân không hoàn toàn một peptit X (MX = 293) thu được hai peptit Y và Z. Biết 0,472 gam Y phản ứng vừa đủ với 18 ml dung dịch HCl 0,222 M đun nóng và 0,666 gam Z phản ứng vừa đủ với 14,7 ml dung dịch NaOH 1,6% (d = 1,022 gam/ml) đun nóng. Biết rằng khi thủy phân hoàn toàn X thu được hỗn hợp 3 amino axit là glyxin, alanin và phenyl alanin. Công thức cấu tạo của X là A. Ala-Phe-Gly. B. Gly-Phe-Ala-Gly. C. Ala-Phe-Gly-Ala. D. Gly- Ala-Phe Câu 11. Khi tiến hành thủy phân hoàn toàn một tripeptit X với xúc tác enzim thu được duy nhất hợp chất hữu cơ Y có phần trăm về khối lượng C, H, N lần lượt là 40,45%; 7,86%; 15,73% còn lại là oxi. Biết công thức phân tử của Y trùng với công thức đơn giản nhất. Công thức phân tử của X là A. C9H17N3O4. B. C6H12N2O3. C. C9H15N3O4. D. C12H22N4O5. Câu 12. Hỗn hợp T gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Thủy phân hoàn toàn 35,97 gam T thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 0,29 mol A gam và 0,18 mol B. Biết tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z bằng 16, A và B đều là aminoaxit no, có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH trong phân tử. Nếu đốt cháy 4x mol X hoặc 3x mol Y đều thu được số mol CO2 bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T thu được N2, 0,74 mol CO2 và a mol H2O. Giá trị a gần nhất là: A. 0,65. B. 0,67. C. 0,69. D. 0,72.
  3. Câu 13. Hỗn hợp M gồm peptit X, peptit Y và peptit Z chúng cấu tạo từ cùng một loại amino axit và có tổng số nhóm -CO-NH- trong ba phân tử là 11. Với tỉ lệ nX : nY : nZ = 4 : 6 : 9, thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 72 gam glyxin; 56,96 gam alanin và 252,72 gam Valin. Giá trị của m và loại peptit Z là A. 341,36 và hexapeptit. B. 341,36 và tetrapeptit. C. 327,68 và tetrapeptit D. 327,68 và hexapeptit Câu 14. Hỗn hợp T gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Thủy phân hoàn toàn m gam T thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 21,75 gam Glyxin và 16,02 gam Alanin. Biết số liên kết peptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 17. Giá trị của m là A. 30,93. B. 30,57. C. 30,21. D. 31,29. Câu 15. Hỗn hợp X gồm ba peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 14,24 gam alanin và 8,19 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba peptit trong X nhỏ hơn 13. Giá trị của m là A. 18,47. B. 18,83. C. 18,29. D. 19,19. ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: B Gọi số aa trong 3 peptit là a, b, c và số mol tương ứng 3 chất là n, 4n, n Câu 2: C Số mol aa trong 2 phân tử là 7 Gọi số mol X và Y là a và 2a TH1: X là peptit từ Gly, Y từ Ala
  4. TH2: X là peptit từ Ala, Y từ Gly Câu 3: C Ta có nGly = 0,18 mol,nAla =0,08 mol → nAla : nGly= 4 : 9 C1: tìm 1 cặp peptit thỏa mãn ví dụ 0,02 mol Ala-GLy-GLy -GLy và 0,06 mol Gly-GLy - Ala → m = 0,02.( 89 + 75.3- 3.18 ) + 0,06. ( 75.2 + 89-2.18) = 17,38 gam C2 :Vì X gồm 2 peptit X1, X2 có tỉ lê 1:3 và tổng số liên kết peptit là 5 → gộp 2 peptit thành 1 peptit Y có 4 Ala- 9 GLy với số mol là 0,02 mol. X1 + 3X2 → Y + 3H2O mX = mY + mH2O = 0,02.( 4.89 + 9.75-12.18 ) + 0,02.3. 18 →mX = 17,38 gam Câu 4: A Câu 5: A Ta có Gly = 1,08 mol và Ala= 0,48 mol → Gly: Ala = 9:4 → Tổng số mắt xích trong X là bội số của (9+4)k= 13k tổng số liên kết peptit trong 2 phân tử X, Y là 5 → k đạt giá trị lớn nhất khi Y chứa 5 mắt xích( ứng với 4 liên kết') và X chứa 2 mắt xích ( ứng với 1 liên kết) 13k ≤ 1.2 + 3. 5 → k ≤ 1,3 Quy hỗn hợp M thành peptit N gồm 9 Gly và 4 Ala và giải phóng H2O X + 3Y → 9Gly-4Ala + 3H2O Có nN = 0,48 : 9 = 0,12 mol → m = 0,12.( 9. 75 + 4.89- 12.18) + 0,12. 3. 18 = 104,28 gam. Câu 6: A Gọi X gồm peptit A, B, C, D theo tỉ lệ lần lượt 1:2:3:4
  5. Có ∑nGly = nGly-Ala + nGly-Val+ 2nGly-Gly + nGLy = 0,02 + 0,01 + 2 .0,02 +0,15 = 0,22 mol ∑nAla = nGly-Ala +nAla- Val + nAla = 0,02 + + 0,03 + 0,03 = 0,08 mol ∑nVal = nGly-Val+ nAla- Val + nVal= 0,02 + 0,03 + 0,02 = 0,07 mol Gly : Ala : Val = 22: 8 : 7 → tổng số mắt xích trong X là bội số của (22 + 8 + 7)k = 37k số liên kết peptit trong X không vượt quá 13→ k lớn nhất khi D gồm 10 mắt xích, A, B, C đều chứa 2 mắt xích → 37k ≤ 1.2 + 2.2 + 3.2 + 4. 10 → k ≤ 1,4 → k = 1 Quy X về peptit Z chứa 22 Gly-8 Ala-7 Val→ nZ =0,01 mol A + 2B + 3C + 4D → 22 Gly-8 Ala-7 Val + 9H2O Bảo toàn khối lượng → m = 0,01. ( 22. 75 + 8. 89 + 7. 117- 36. 18) + 0,01. 9. 18 = 26,95 gam. Câu 7: D Thủy phân không hoàn toàn tripeptit X mạch hở, thu được sản phẩm gồm Ala, Gly, Ala-Gly, Gly-Ala → X có cấu tạo Ala-Gly-ALa hoặc Gly-Ala-Gly Câu 8: C có nGly= 0,02 mol và nAla = 0,02 → Gly : Ala= 1:1 Số chất tetrapeptit X thỏa mãn tính chất trên là: Ala-Ala-Gly-Gly, Ala-Gly-Ala-Gly, Ala-Gly-Gly-Ala, Gly- Gly-Ala-Ala,Gly-Ala-Gly-Ala,Gly-ALa-Ala-Gly Câu 9: B Gọi số mol của Ala-Val-Ala-Gly-Ala : a mol và Val-Gly-Gly : y mol Ta có hệ → Câu 10: A Có MX = 293 được cấu tạo bởi Gly, Ala, Phê Thấy 293 = 75 + 89 + 165-2. 18 → X là tripeptit chứa 1Gly,1 ALa, 1 Phe Có nHCl = 0,222.0,018 = 3,996. 103 ≈ 4.10-3 mol Khi thủy phân tripeptit X thu được hai đipeptit Y, Z
  6. Có nÝ = 0,5nHCl = 0,002 mol→ MÝ =236 = 165 + 89- 18 → Y có cấu tạo Ala-Phe hoặc Phe-Ala -3 Có nNaOH = = 6.10 → n = 3.10-3 → M = 222 = 165+ 75-18 → Z có cấu tạo là Gly-Phe hoặc Phe-Gly Z Z → X có câu tạo Gly-Phe-Ala hoặc Ala-Phe- Gly Câu 11: A Trong Y có C :H : N : O = : : : = 3: 7 : 1: 2 → Y có công thức C3H7NO2 → Công thức của tripeptit X là 3C3H7NO2 - 2H2O = C9H17N3O4. Câu 12: B Ta có A : B = 29 : 18 → tổng số mắt xích của T là bội số của ( 29 + 18 )k = 47k ( với k là số nguyên dương) Tổng số liên kết peptit là 16 → k đạt max khi Z chứa 15 mắt xích ( ứng với 14 liên kết peptit) , Y chứa 2 mắt xích ( ứng với 1 liên kết peptit), X chứa 2 mắt xích (( ứng với 1 liên kết peptit) → 47k ≤ 2.2 + 2. 3 + 4. 15 → k ≤ 1,48 → k = 1 Quy đổi 3 peptit X, Y, Z thành một peptit G chứa 47 mắt xích gồm 29 A và 18 B, đông thời giải phóng ra 8 phân tử H2O. Có nG = 0,29 : 29 = 0,01 mol 2X + 3Y + 4Z → 29A-18B + 8H2O mG = mT - mH2O = 35, 97 - 0,01. 8. 18 = 34, 53 → MG = = 3453 = 29. MA + 18. MB - 46. 18 → 29. MA + 18. MB= 42 81 Thấy khi M = 75 ( Ala) thì M = 117 ( Val) → Vậy G là peptit chứa 29 Ala- 18 Val Trong 35,97 gam T đốt cháy sinh ra ( 0,29. 2 + 0,18. 5) = 1,48 mol CO2 và ( 0,29. 5 + 0,18. 11- 46.2. 0,01 + 0,08. 2): 2 = 1,335 mol H2O → m' gam T đốt cháy sinh ra 0,74 mol CO2 và 0,6675 mol H2O Câu 13: D Có Gly: 0,96 mol, Ala: 0,64 mol và Val: 2,16 mol → Gly : Ala: Val = 12: 8 : 27 Tổng số mắt xích trong M là bội số của ( 12 + 8 + 27)k =47k Trong M có tổng số nhóm -CO-NH- trong ba phân tử là 11 → k đạt max khi Z chứa 10 mắt xích ( ứng với 9
  7. liên kết peptit) , Y chứa 2 mắt xích ( ứng với 1 liên kết peptit), X chứa 2 mắt xích (( ứng với 1 liên kết peptit) → 47k ≤ 4.2 + 6. 2 + 9. 10 → k ≤ 2,34 k đặt giá trị nhỏ nhất khi Z chứa 2 mắt xích ( ứng với 1 liên kết peptit) , Y chứa 2 mắt xích ( ứng với 1 liên kết peptit), X chứa 10 mắt xích (( ứng với 9 liên kết peptit) → 47k ≥ 4.10 + 6.2 + 9.2 → k ≥ 1,48 1,48 ≤ k ≤ 2,34 → k = 2 Quy đổi 3 peptit X, Y, Z thành một peptit G chứa 47 mắt xích gồm 24 Gly , 16 Ala và 54 Val đông thời giải phóng ra 18 phân tử H2O. Có nG = 0,96 : 24 = 0,04 mol 4X + 6Y + 9Z → 24 Gly - 16 Ala - 54 Val + 19H2O → m = 0,04. ( 24. 75 + 16. 89 + 54. 117- 93. 18) + 18.0,04. 18 = 327,68 gam Gọi số mắt xích trong X, Y, Z lần lượt là a, b, c ( a,b,c > 1) → a + b + c= 11 + 3= 14 (1) 4a + 6b + 9c = 94 (2) Thay c = 4 → a = 1 và b = 9 không thỏa mãn Thay c = 6 → a = b = 4 thỏa mãn Câu 14: A Ta có Gly : Ala = 29 : 18 → tổng số mắt xích của T là bội số của ( 29 + 18 )k = 47k ( với k là số nguyên dương) Tổng số liên kết peptit là 16 → k đạt max khi Z chứa 15 mắt xích ( ứng với 14 liên kết peptit) , Y chứa 2 mắt xích ( ứng với 1 liên kết peptit), X chứa 2 mắt xích (( ứng với 1 liên kết peptit) → 47k ≤ 2.2 + 2. 3 + 4. 15 → k ≤ 1,48 → k = 1 Quy đổi 3 peptit X, Y, Z thành một peptit G chứa 47 mắt xích gồm 29 Gly và 18 Ala, đông thời giải phóng ra 8 phân tử H2O. Có nG = 0,29 : 29 = 0,01 mol 2X + 3Y + 4Z → 29Gly-18Ala + 8H2O m=mG + mH2O = 0,01. (29. 75 + 18. 89-46.18) +0,08. 18 = 30,93 gam. Câu 15: