Bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 6 (3 bộ sách) - Chủ đề 1 (Có đáp án)

docx 50 trang xuanthu 24/08/2022 7180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 6 (3 bộ sách) - Chủ đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_3_bo_sach_chu_de_1_co_dap_an.docx

Nội dung text: Bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 6 (3 bộ sách) - Chủ đề 1 (Có đáp án)

  1. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 LIÊN MÔN MỤC LỤC BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG 1 Giới thiệu về khoa học tự nhiên 2 An toàn trong phòng thực hành 3 Sử dụng kính lúp 4 Sử dụng kính hiển vi quang học 5 Đo chiều dài 6 Đo khối lượng 7 Đo thời gian 8 Đo nhiệt độ 9 Bài tập chương I BỘ CÁNH DIỀU 1 Giới thiệu về khoa học tự nhiên và các phép đo 2 Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành 3 Đo chiều dài, khối lượng và thời gian 4 Đo nhiệt độ BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 1 Giới thiệu về khoa học tự nhiên 2 Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên 3 Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học. 4 Đo chiều dài 5 Đo khối lượng 6 Đo thời gian 7 Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên); NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên) Page 1 ( BẢN ĐỌC TRƯỚC – Page LIÊN MÔN) (PHẠM THỊ NGỌC – VÕVĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANGQUYẾT THẮNG- HOÀNG – NGUYỄN QUỐC DŨNG ĐỨCTÀI ) (BẢN DÙNG THỬ)
  2. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Câu 1: Em hãy nêu tên các phát minh khoa học và công nghệ được ứng dụng vào các đồ dùng hằng ngày ở hình bên. Nếu không có những phát minh này thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào? GIẢI Những phát minh của khoa học và công nghệ được ứng dụng vào đồ dùng hằng ngày là: bếp ga, máy điều hòa, bóng đèn, quạt điện, ti vi, tủ lạnh, nồi cơm điện, máy bơm nước. Có thể nói nếu không có những phát minh này thì cuộc sống của con người sẽ không thể văn minh và tiến bộ. Câu 2: Hãy cho biết trong các vật sau đây, vật nào là vật sống, vật nào là vật không sống? 1. Con người 2. Trái đất 3. Cái bàn 4. Cây lúa 5. Con voi 6. Cây cầu GIẢI Trong các vật trên: • Vật sống là: con người, cây lúa, con voi • Vật không sống là: cái bàn, cây cầu, trái đất Câu 3: 1. Hình 1.1 dưới đây mô tả một số hiện tượng. Em hãy đọc và thực hiện yêu cầu ghi dưới mỗi hình: 2. Em hãy chép bảng 1.1 vào vở rồi sắp xếp các hiện tượng ở hình 1.1 vào ba lĩnh vực chính của KHTN bằng cách đánh dấu "X" vào bảng? KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên); NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên) Page 2 ( BẢN ĐỌC TRƯỚC – Page LIÊN MÔN) (PHẠM THỊ NGỌC – VÕVĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANGQUYẾT THẮNG- HOÀNG – NGUYỄN QUỐC DŨNG ĐỨCTÀI ) (BẢN DÙNG THỬ)
  3. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 GIẢI 1. Mô tả hiện tượng: • Hình a: Khi đưa hai đầu của hai thanh nam châm đến gần nhau: o Khi hai thanh nam châm cùng cực thì đẩy nhau. o Khi hai thanh nam châm khác cực thì hút nhau. • Hình b: Khi bị đun nóng đường thì đường sẽ bị biến đổi thành chất khác. • Hình c: Nhúng chiếc đũa vào cốc nước thì ta thấy đũa như bị gãy ở mặt nước. Bởi hiện tượng khúc xạ ánh sáng mà tia sáng từ đầu dưới nước của đũa trên đường truyền từ vật vào mắt ta đã bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. • Đem bình thủy tinh chụp kín cây thì cây không thể tiếp tục phát triển bình thường. 2. Đánh dấu X thích hợp: Câu 4: 1. Dựa vào Hình 1.2, hãy so sánh các phương tiện mà con người sử dụng trong một số lĩnh vực của đời sống khi khoa học và công nghệ còn chưa phát triển và hiện nay. Tìm thêm ví dụ minh họa. KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên); NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên) Page 3 ( BẢN ĐỌC TRƯỚC – Page LIÊN MÔN) (PHẠM THỊ NGỌC – VÕVĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANGQUYẾT THẮNG- HOÀNG – NGUYỄN QUỐC DŨNG ĐỨCTÀI ) (BẢN DÙNG THỬ)
  4. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 2. Chỉ ra những lợi ích và tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên trong hình 1.3 đối với con người và môi trường sống. 3. Hãy cùng các bạn trong nhóm học tập phân công mỗi người tìm đọc tiểu sử của một trong năm nhà khoa học nổi tiếng dưới đây, rồi viết tóm tắt về quốc tịch, ngày sinh, phát minh quan trọng và điều mà em thích nhất ở nhà khoa học đó: 1. Niu-tơn, 2. Đác-uyn, 3.Pa-xtơ, 4. Ma-ri Quy-ri, 5. Anh-xtanh. GIẢI 1. Thành tựu của KHTN được áp dụng vào công nghệ để chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho mọi lĩnh vực của đời sống con người. Khoa học và công nghệ càng tiến bộ thì đời sống con người càng được cải thiện. Ví dụ: • Ngày xưa đi bộ là chủ yếu -> ngày nay đi xe máy, ô tô là chủ yếu • Ngày xưa nấu bằng rơm, củi -> ngày nay nấu bằng bếp từ, bếp ga 2. Lợi ích và tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên: • Về lợi ích: Khoa học tự nhiên ra đời đã phát minh ra nhiều điều mới lạ, vật dụng mới lạ giúp con người cải thiện cuộc sống và nâng tầm cuộc sống cao hơn. • Về tác hại: Song song với sự phát triển, khoa học tự nhiên vô tình đã làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn do con người sử dụng chưa sungs phương pháp, đúng mục đích 3. Ví dụ tìm hiểu về Marie – Curie Ngày sinh: ngày 7 tháng 11 năm 1867 Quốc tịch: người Pháp gốc Ba Lan Phát minh: Bà được coi là người tiên phong trong việc nghiên cứu về tính phóng xạ (bà là người đặt ra thuật ngữ phóng xạ). Theo đó, bà đã phát triển lý thuyết phóng xạ (phóng xạ là thuật ngữ do bà đặt ra), kỹ thuật để cô lập đồng vị phóng xạ và phát hiện ra hai nguyên tố, polonium và radium. Dưới sự chỉ đạo của bà, các nghiên cứu đầu tiên trên thế giới đã được tiến hành để điều trị các khối u bằng cách sử dụng các đồng vị phóng xạ. Bà thành lập Viện Curie ở Paris và Warsaw – nơi vẫn là trung tâm nghiên cứu y học lớn hiện nay. Điều thích nhất ở bà đó là câu nói: "Cuộc sống không dễ dàng với bất cứ ai. Chúng ta phải có lòng kiên trì và hơn hết là sự tự tin vào chính mình. Chúng ta phải tin rằng mình có năng khiếu về một điều gì đó và cần phải đạt được nó." Câu 5: Theo em, những hoạt động nào trong phòng thực hành ở hình bên là không an toàn? GIẢI Dùng tay không cầm ống nghiệm Đổ lọ hóa chất ra mặt bàn Nô đùa khi đang cầm hóa chất trên tay Câu 6: Em hãy cho biết mỗi biển báo trong Hình 2.2 có ý nghĩa gì? Cả 3 biển báo này có đặc điểm gì chung? KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên); NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên) Page 4 ( BẢN ĐỌC TRƯỚC – Page LIÊN MÔN) (PHẠM THỊ NGỌC – VÕVĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANGQUYẾT THẮNG- HOÀNG – NGUYỄN QUỐC DŨNG ĐỨCTÀI ) (BẢN DÙNG THỬ)
  5. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 GIẢI Biển báo ở hình a có nghĩa: không phải vòi uống nước. Biển báo ở hình b) có nghĩa : cấm dùng lửa. Biển báo ở hình c) có nghĩa : cấm ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm; không nếm thử hoặc ngửi hóa chất. Cả 3 biển báo này đều có đặc điểm chung là cấm thực hiện những hành động mất an toàn trong phòng thí nghiệm. Câu 7: 1. Tại sao cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hóa chất? 2. a) Tại sao chúng ta cần phân biệt được những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành? b) Hãy chỉ ra nội dung cảnh báo về chất độc, chất ăn mòn, chất độc sinh học, điện cao thế, ứng với mỗi kí hiệu trong hình dưới đây. 3. Vẽ hai cột, cột (1) là "An toàn" và cột (2) là "Không an toàn" trên Phiếu học tập. Sắp xếp các tình huống dưới đây (chỉ cần ghi a, b, c, ) vào đúng cột. a) Thực hiện theo chỉ dẫn cho giáo viên. Báo cáo với giáo viên ngay nếu thấy mối nguy hiểm (một sự cố bất thường, làm nứt, vỡ dụng cụ thủy tinh, đổ tràn hóa chất ra bàn, ). b) Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật khi đang đun. c) Ngửi hoặc nếm để tìm hiểu xem hóa chất có mùi, vị lạ không. d) Đọc kĩ nhãn ghi trên mỗi lọ chứa hóa chất. Cẩn thận khi làm thí nghiệm với các hóa chất có tính ăn mòn. Rửa tay kĩ sau khi xử lí hóa chất. e) Cẩn thận khi cầm đồ thủy tinh, dao và các dụng cụ sắc nhọn khác. g) Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi chạm vào thực vật hoặc động vật. h) Dọn dẹp và cất thiết bị sau khi hoàn thành thí nghiệm. Vứt bỏ chất thải thí nghiệm đúng nơi quy định. GIẢI 1. Cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hóa chất để tránh việc hóa chất có thể bắn vào mắt và cơ thể, gây nguy hiểm đến sức khỏe. 2.a) Chúng ta cần phân biệt được những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành để có thể nhận biết được nguy hiểm và có thể bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm đó. b) Hình a: cảnh báo điện cao thế Hình b: cảnh báo về chất ăn mòn Hình c: cảnh báo về chất độc Hình d: cảnh báo về chất độc sinh học KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên); NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên) Page 5 ( BẢN ĐỌC TRƯỚC – Page LIÊN MÔN) (PHẠM THỊ NGỌC – VÕVĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANGQUYẾT THẮNG- HOÀNG – NGUYỄN QUỐC DŨNG ĐỨCTÀI ) (BẢN DÙNG THỬ)
  6. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 3. An toàn Không an toàn a, d, e, g, h b, c Câu 8: Muốn nhìn rõ những vật nhỏ như dấu vân tay, một con bọ cánh cứng hoặc gân của một chiếc lá thì theo em phải dùng dụng cụ nào? GIẢI Muốn nhìn rõ những vật nhỏ như dấu vân tay, một con bọ cánh cứng hoặc gân của một chiếc lá thì phải dùng kính lúp. Kính lúp thường phục vụ trong việc đọc chữ hay quan sát các vật thể nhỏ, và dùng trong một số thí nghiệm khoa học đơn giản ở các trường học. Câu 9: 1. Lựa chọn loại kính lúp trong hình 3.1 để thực hiện các cộng việc sau: • Đọc sách • Sửa chữa đồng hồ • Soi mẫu vải GIẢI Đọc sách: chọn kính lúp c Sửa chữa đồng hồ: chọn kính lúp b Soi mẫu vải: chọn kính lúp a Câu 10: 1. Dùng kính lúp quan sát một cái nấm, rồi vẽ những gì em quan sát được. 2. Giữ kính lúp phía trên chiếc lá, điều chỉnh kính để em có thể nhìn rõ các chi tiết trên lá a) Từ từ dịch kính lúp ra xa chiếc lá, em có nhìn rõ chi tiết hơn không? b) Bây giờ, nếu tiếp tục dịch kính xa chiếc lá hơn một chút, ảnh của chiếc lá sẽ rõ nét hơn hay mờ đi? Khi đó, kích thước của chiếc lá nhìn thấy qua kính to hơn hay nhỏ đi? GIẢI KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên); NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên) Page 6 ( BẢN ĐỌC TRƯỚC – Page LIÊN MÔN) (PHẠM THỊ NGỌC – VÕVĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANGQUYẾT THẮNG- HOÀNG – NGUYỄN QUỐC DŨNG ĐỨCTÀI ) (BẢN DÙNG THỬ)
  7. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 1. HS tự quan sát và vẽ lại 2. a) Từ từ dịch kính lúp ra xa chiếc lá sẽ không nhìn rõ chi tiết. b) Bây giờ, nếu tiếp tục dịch kính xa chiếc lá hơn một chút, ảnh của chiếc lá sẽ mờ đi. Khi đó, kích thước của chiếc lá nhìn thấy qua kính to hơn. Câu 11: Để quan sát gân của một lá cây ta có thể dùng kính lúp. Tuy nhiên, để quan sát tế bào của chiếc lá này, thì ta phải làm thế nào? GIẢI Để quan sát tế bào của chiếc lá này, thì ta phải dùng kính hiển vi quang học để quan sát. Câu 12: Những mẫu vật nào sau đây có thể quan sát trực tiếp bằng mắt, phải dùng kính lúp, kính hiển vi quang học? Giải thích tại sao. a) Côn trùng (như ruồi, kiến, ong) b) Giun, sán c) Các tế bào tép cam, tép bưởi. d) Các tế bào thực vật (lá cây, sợi gai) hoặc các tế bào động vật (da, lông, tóc). GIẢI Mẫu vật quan sát phải dùng kính lúp: a) Côn trùng (như ruồi, kiến, ong); b) Giun sán Vì chúng có kích thước nhỏ, cần dùng kính lúp với độ phóng đại từ 3 - 20 lần để quan sát rõ hơn. Mẫu vật quan sát phải dùng kính hiển vi: c) Các tế bào tép cam, tép bưởi ; d) Các tế bào thực vật (lá cây, sợi gai) hoặc các tế bào động vật (da, lông, tóc) Vì chúng rất nhỏ, cần dùng kính hiển vi quang học với độ phóng đại lớn mới có thể quan sát rõ. Câu 13: Quan sát tế bào lá cây bằng kính hiển vi quang học: a) Trình bày các thao tác trước khi tiến hành quan sát. b) Mô tả hình dạng các tế bào lá cây mà em nhìn thấy. GIẢI a) Các thao tác trước khi tiến hành quan sát. Bước 1: Chọn vật kính x40 Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính quan sát gần vào tiêu bản Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây. Bước 5: Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây rõ nét. b) Hình dạng tế bào lá cây: Câu 14: Quan sát hình dưới, em thấy đoạn thẳng AB hay CD dài hơn? Muốn biết chính xác, ta phải làm gì? KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên); NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên) Page 7 ( BẢN ĐỌC TRƯỚC – Page LIÊN MÔN) (PHẠM THỊ NGỌC – VÕVĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANGQUYẾT THẮNG- HOÀNG – NGUYỄN QUỐC DŨNG ĐỨCTÀI ) (BẢN DÙNG THỬ)
  8. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 GIẢI Bằng trực quan có thể thấy hai đoạn thẳng bằng nhau. Có thể đo chiều dài của hai đoạn thẳng để biết chính xác. Câu 15: Trong thực tế, để đo các độ dài sau đây, người ta thường sử dụng đơn vị nào? a) Độ cao cửa sổ trong phòng học. b) Độ sâu của một hồ bơi. c) Chu vi của quả cam. d) Độ dày của cuốn sách. e) Khoảng cách giữa Hà Nội và Huế. GIẢI a) Đo độ cao cửa sổ trong phòng học dùng: mét, đề xi mét, xentimét b) Độ sâu của một hồ bơi: mét, đề xi mét, xentimét c) Chu vi của quả cam: xentimét d) Độ dày của cuốn sách: xentimét, milimét e) Khoảng cách giữa Hà Nội và Huế: kilômét. Câu 16: 1. Xác định GHĐ và ĐCNN của các thước trong hình 5.2 1. Dùng loại thước đo thích hợp nào trong hình 5.1 để đo các độ dài sau đây? a) Bước chân của em. b) Chu vi của miệng cốc. c) Độ cao cửa ra vào của lớp học. d) Đường kính trong miệng cốc. e) Đường kính ngoài của ống nhựa GIẢI 1. Hình a) thước đo có GHĐ: 100cm ; ĐCNN: 0,5 cm Hình b) thước đo có GHĐ: 10cm ; ĐCNN: 0,5 cm Hình c) thước đo có GHĐ: 10 cm ; ĐCNN: 1mm 2. a) Bước chân của em dùng: thước dây, thước cuộn b) Chu vi của miệng cốc: thước dây c) Độ cao cửa ra vào của lớp học dùng: thước cuộn, thước dây KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên); NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên) Page 8 ( BẢN ĐỌC TRƯỚC – Page LIÊN MÔN) (PHẠM THỊ NGỌC – VÕVĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANGQUYẾT THẮNG- HOÀNG – NGUYỄN QUỐC DŨNG ĐỨCTÀI ) (BẢN DÙNG THỬ)
  9. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 d) Đường kính trong miệng cốc: thước thẳng, thước cuộn e) Đường kính ngoài của ống nhựa: thước thẳng, thước kẹp. Câu 17: 1. Tại sao cần ước lượng chiều dài trước khi đo? 2. Một học sinh tiến hành đo chiều dài của một chiếc lá như trong hình 5.3. Em hãy phân tích và nêu nhận xét về cách đặt thước và mặt đất của bạn. Hãy chỉ ra các lỗi (nếu có) trong phép đo này. 3. Một học sinh được giao nhiệm vụ đo chiều dài của cái bảng trong lớp học bằng thước đo có ĐCNN là 1 cm. Kết quả đo của từng bạn được ghi lại như sau: - Bạn thứ nhất: 4,1 m - Bạn thứ hai: 4,15 m - Bạn thứ ba: 4,2 m - Bạn thứ tư: 4,5 m Em có nhận xé gì về cách ghi kết quả đo nói trên? Theo em, kết quả đo của bạn nào có thể sai nhiều nhất? Tại sao? GIẢI 1. Ta cần ước lượng chiều dài trước khi đo để chọn thước đo thích hợp với độ dài cần đo. 2. Cách đặt thước và đặt mắt của bạn không đúng. Ta cần đặt thước dọc theo chiều dài chiếc lá, từ cuống lá đến ngọn lá, vạch số 0 của thước ngang với cuống lá và mắt phải nhìn vuông góc với vạch chia của thước. Các lỗi trong phép đo này là: lỗi đặt thước, lỗi mắt nhìn vạch chia của thước. 3. Cách ghi kết quả đo trên không đúng, cần ghi kết quả đo theo đơn vị của ĐCNN của thước. Kết quả đo của bạn thứ tư có thể sai nhiều nhất. Vì độ chênh lệch kết quả của bạn thứ tư với các bạn khác là rất lớn. Câu 18: Hãy dựa vào hình 5.4 để mô tả cách đo thể tích KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên); NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên) Page 9 ( BẢN ĐỌC TRƯỚC – Page LIÊN MÔN) (PHẠM THỊ NGỌC – VÕVĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANGQUYẾT THẮNG- HOÀNG – NGUYỄN QUỐC DŨNG ĐỨCTÀI ) (BẢN DÙNG THỬ)
  10. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 GIẢI - Cách đo thể tích vật bỏ lọt bình chia độ: Bước 1: Đổ nước vào bình chia độ, đo thể tích bình. Bước 2: Thả vật rắn chìm trong bình, đo thể tích bình chia độ khi nước dâng lên. Bước 3: Tính thể tích vật rắn chính bằng hiệu của thể tích của bình chia độ sau khi thả chìm vật rắn với thể tích ban đầu. - Cách đo thể tích vật rắn không bỏ lọt bình chia độ Bước 1: Đổ đầy nước vào bình tràn Bước 2: Thả chìm vật rắn vào bình tràn và đo thể tích nước bị tràn ra vào bình chứa. Bước 3: Đổ nước từ bình tràn vào bình chia độ, thể tích nước trong bình chia độ chính bằng thể tích của vật rắn. Câu 19: Một bạn lần lượt rót sữa, nước vào hai cốc giống nhau. Em hãy nghĩ cách giúp bạn đó xác định khối lượng sữa và nước ở hai cốc này có bằng nhau không. GIẢI Bạn đó có thể dùng các dụng cụ đo thông dụng như cân đồng hồ, cân điện tử, để đo khối lượng của mỗi cốc và so sánh với nhau. Câu 20: 1. Hãy mô tả một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng khối lượng trong các hoạt động hàng ngày của em. 2. Thử dự đoán khối lượng của một bạn khác trong nhóm dựa vào sự só ánh với khối lượng đã biết của cơ thể GIẢI 1. Ví dụ khi muốn cân một bao gạo, ta cần ước lượng khối lượng của nó và chọn loại cân phù hợp để có thể cân được khối lượng của bao gạo đó. 2. HS tự dự đoán và so sánh với khối lượng cơ thể em Câu 21: 1. Ước lượng khối lượng của nước chứa đầy trong một chai nhựa. Kiểu tra kết quả ước lượng bằng cách sử dụng cân đồng hồ. 2. Theo em, cần lưu ý điều gì để thu kết quả đo chính xác hơn? Tại sao? 3. Do ước lượng không đúng nên một học sinh đã để vật có khối lượng rất lớn lên đĩa cân đồng hồ. Hãy nêu các hại có thể gây ra cho cân. 4. Các thao tác nào dưới đây là sai khi dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử? Nêu cách khắc phục để thu được kết quả đo chính xác. a) Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng. b) Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ. c) Để vật cồng kềnh trên đĩa cân. d) Để vật lệch một bên trên đĩa cân. KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên); NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên) ( BẢN ĐỌC TRƯỚC 10 – Page LIÊN MÔN) (PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI ) (BẢN DÙNG THỬ)
  11. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 e) Đọc kết quả khi cân ổn định. GIẢI 1HS tự thực hành và ước lượng 2. Để thu được kết quả đo chính xác hơn, cần chọn loại cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp nhất. Vì với ĐCNN càng nhỏ và phù hợp với khối lượng cần đo thì thu được kết quả càng chính xác 3. Các tác hai có thể gây ra cho cân là: • Bị hỏng trục lò xo có thể làm hỏng kim chỉ định. • Bị méo, biến dạng cân. 4. Các thao tác sai khi dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử là: a) Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng. Điều này làm kết quả đo được không chính xác, cần phải để cân trên bề mặt bằng phẳng. b) Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ. Cần đặt mặt vuông góc với vị trí kim chỉ định chỉ vào trí vạch chia trên mặt cân. c) Để vật cồng kềnh trên đĩa cân Cần để vật có kích thước và khối lượng phù hợp lên cân Câu 22: Hãy nêu những tiện tích và hạn chế của các dụng cụ đo thời gian ở hình dưới. GIẢI Ta có bảng sau: Tiện ích Hạn chế Đồng hồ Giúp con người xa xưa biết được Chiếc đồng hồ này không thể chỉ giờ vào Mặt trời thời gian khi chưa có nhiều dụng những ngày âm u hay vào ban đêm. cụ đo hiện đại như ngày nay. Nó cũng không chính xác vì mặt trời ở những góc khác nhau vào các thời điểm khác nhau trong năm; giờ có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy thuộc vào mùa. Rất cồng kềnh. Đồng hồ Giúp con người đo được khoảng Độ chính xác không cao cát thời gian nhất định nào đó. Hiện nay có thể dùng làm món quà ý nghĩa tặng người khác. KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên); NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên) ( BẢN ĐỌC TRƯỚC 11 – Page LIÊN MÔN) (PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI ) (BẢN DÙNG THỬ)
  12. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Đồng hồ Độ chính xác cao, sai số ít, ít bị Sau một thời gian dùng sẽ phải thay pin và điện tử ảnh hưởng bởi các yếu tố bên chỉnh lại đồng hồ đo. ngoài. Nhỏ, gọn dễ sử dụng Câu 23: * Hoạt động: 1. Hãy mô tả một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng thời gian trong đời sống. 2. Hãy ước lượng thời gian đi bộ một vòng quanh lớp học (có thể dùng cách đếm thầm từ 1 giây, 2 giây, ) sau đó, kiểm tra kết quả ước lượng bằng đồng hồ * Câu hỏi: 1. Muốn đo thời gian thực hiện các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và các sự kiện thể thao, người ta thường sử dụng loại đồng hồ nào? Tại sao? 2. Các thao tác nào dưới đây là cần thiết khi dùng đồng hồ bấm giây? a) Nhấn nút Start (Bắt đầu) để bắt đầu tính thời gian. b) Nhân nút Stop (Dừng) đúng thời điểm kết thúc sự kiện. c) Nhấn nút Reset (thiết lập) để đưa đồng hồ bấm giờ về vạch số 0 trước khi tiến hành đo. GIẢI Hoạt động: 1. Tình huống cụ thể cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng thời gian là lúc đi thi. Ta cần ước lượng thời gian để phân bố thời gian làm bài một cách hợp lí. 2. Các em tự đi bộ và ước lượng Câu hỏi: 1. Muốn đo thời gian thực hiện các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và các sự kiện thể thao, người ta thường sử dụng đồng hồ điện tử. Vì đồng hồ điện tử dễ dàng sử dụng, độ chính xác rất cao. 2. Tất cả các thao tác đều rất cần thiết khi dùng đồng hồ bấm giây. Câu 24: Nhúng tay trái vào bình nước lạnh, tay phải vào bình nước ấm rồi rút hai tay ra, cùng nhúng vào bình đựng nước nguội thì các bàn tay có cảm giác nóng, lạnh như thế nào? Từ đó rút ra kết luận về cảm giác nóng, lạnh của tay GIẢI Khi nhúng tay trái vào bình nước lạnh, tay phải vào bình nước ấm rồi rút hai tay ra thì tay trái có cảm giác lạnh và tay phải có cảm giác nóng. Nhưng khi rút hai tay ra, cùng nhúng vào bình đựng nước nguội thì tay trái có cảm giác nóng, còn tay phải có cảm giác lạnh. Kết luận: Cảm giác của tay không thể xác định được chính xác độ nóng lạnh của một vật mà ta sờ vào nó hay tiếp xúc với nó. Câu 25: 1. Nêu một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng nhiệt độ trong đời sống. 2. Nhìn hơi nước bốc lên từ cốc nước, em có thể ước lượng nhiệt độ của nước trong cốc được không? Việc ước lượng này có ích lợi gì? 3. Trong các nhiệt độ sau: 0∘C; 5∘C; 36,5∘C; 323∘C, hãy chọn nhiệt độ thích hợp cho mỗi hiện tượng, quá trình trong hình 8.2 KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên); NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên) ( BẢN ĐỌC TRƯỚC 12 – Page LIÊN MÔN) (PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI ) (BẢN DÙNG THỬ)
  13. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 GIẢI 1. Tình huống: khi có em bé bị sốt, cần sờ trán và ước lượng nhiệt độ sốt để có thể có các biện pháp phù hợp để hạ sốt cho bé. 2. Nhìn hơi nước bốc lên từ cốc nước, em có thể ước lượng được nhiệt độ của nước trong cốc. Việc ước lượng này giúp ta không uống phải cốc nước quá nóng. 3. a) Nhiệt độ 5∘C b) Nhiệt độ 323∘C c) Nhiệt độ 36,5∘C d) Nhiệt độ 0∘C Câu 26: Câu nào sau đây là sai? A. Khoa học cải tiến các phương tiện giao thông vận tải và thông tin liên lạc. B. Khoa học tìm ra các loại thuốc chữa bệnh mới. C. Khoa học phát minh ra cách nuôi trồng mới. D. Mọi phát minh khoa học đều có ích. GIẢI Câu sai là D. Mọi phát minh khoa học đều có ích. Câu 27: Trong sự phát triển của một cái cây A. chỉ có hiện tượng sinh học. B. chỉ có hiện tượng sinh học và hóa học. KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên); NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên) ( BẢN ĐỌC TRƯỚC 13 – Page LIÊN MÔN) (PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI ) (BẢN DÙNG THỬ)
  14. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 C. chỉ có hiện tượng sinh học và vật lí. D. có cả hiện tượng sinh học, hóa học và vật lí. GIẢI Chọn D. có cả hiện tượng sinh học, hóa học và vật lí. Câu 28: Người thợ may dùng loại thước nào sau đây để đo cho khách hàng? A. Thước dây có GHĐ 1,5 m, ĐCNN 0,5 cm B. Thước cuộn có GHĐ 10 m, ĐCNN 1 cm C. Thước kẻ có GHĐ 30 cm, ĐCNN 0,1 cm D. Thước gỗ có GHĐ 1 m, ĐCNN 0,5 cm GIẢI Chọn B. Thước cuộn có GHĐ 10 m, ĐCNN 1 cm Câu 29: Thí nghiệm trong hình dưới đây chứng tỏ điều gì? GIẢI Thí nghiệm chứng tỏ cây xanh hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí oxi cung cấp cho sự cháy của cây nến. Do đó cây nến có thể cháy lâu hơn. Câu 30: Làm thế nào để đo được độ dày của một tờ giấy chỉ với một thước thẳng? GIẢI Ta lấy thật nhiều tờ giấy chồng lên nhau sao cho có thể dùng thước thẳng đo được độ dày. Dùng thước thẳng đo độ dày của tập giấy vừa được chồng lên đó rồi chia cho số tờ giấy đã dùng. Khi đó ta được độ dày của một tờ giấy. KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên); NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên) ( BẢN ĐỌC TRƯỚC 14 – Page LIÊN MÔN) (PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI ) (BẢN DÙNG THỬ)
  15. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Câu 31: Trong giờ ngoại khóa, giáo viên yêu cầu em và các bạn trong nhóm xác định đường kính của một chiếc bút chì, đường kính của một sợi dây điện. - Em hãy đề xuất cách làm. - Em dùng thước nào, có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu? - Kết quả đo của em là bao nhiêu? GIẢI - Cách làm: dùng thước kẹp để xác định đường kính của bút chì, dây điện một cách dễ dàng - Chọn loại thước có GHĐ 150 mm, ĐCNN 0,02 mm - Kết quả đo: học sinh tự đo và ghi kết quả. Câu 32: Làm thế nào để xác định được đường kính của quả bóng bàn nếu chỉ được dùng các dụng cụ sau: 2 vỏ bao diêm, 1 băng giấy cỡ 3 cm x 15 cm, 1 thước nhựa dài khoảng 200 mm, chia tới mm? GIẢI Ta dùng 2 vỏ bao diêm kẹp quả bóng bàn ở giữa rồi dùng băng dính dính chặt chúng vào, sao cho hai đầu vỏ bao diêm và quả bóng thẳng nhau. Ta đo khoảng cách bên phía bên trong hai vỏ bao diêm chính là đường kính của quả bóng bàn. Câu 33: Làm thế nào để đo được nhịp tim? Máu chảy từ tim đến các cơ quan trong cơ thể và trở về tim, qua các mạch máu có dạng ống. Khi em đo mạch của mình, em cảm nhận được nhịp đập của một động mạch. a) Nhịp tim và nhịp thở của em có tăng, giảm cùng nhau không? b) Thử điều tra để xem nhịp tim và nhịp thở của em bị ảnh hưởng như thế nào khi tập thể dục. c) Em sẽ lên kế hoạch thực hiện như thế nào và sẽ thực hiện những phép đo nào? GIẢI a) Nhịp tim và nhịp thở của em tăng, giảm cùng nhau. b) Khi tập thể dục, nhịp tim và nhịp thở đều tăng lên. KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên); NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên) ( BẢN ĐỌC TRƯỚC 15 – Page LIÊN MÔN) (PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI ) (BẢN DÙNG THỬ)
  16. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 BỘ CÁNH DIỀU Câu 1: Hãy tìm thêm những hoạt động được coi là nghiên cứu khoa học tự nhiên và hoạt động không phải nghiên cứu khoa học tự nhiên GIẢI - Những hoạt động được coi là nghiên cứu khoa học tự nhiên: • Nghiên cứu xử lý rác thải, ô nhiễm nước • Nghiên cứu, tìm ra vacxin phòng Covid - 19 • Khám phá các thành phần trong lớp vỏ trái đất • Nghiên cứu sự sống trên các hành tinh khác • Nghiên cứu sự biến đổi chất trong tự nhiên • Hoạt động tìm ra giải pháp cải thiện tình trạng bạo lực học đường - Những hoạt động không phải nghiên cứu khoa học tự nhiên: • Trồng cây gây rừng • Các hoạt động thường ngày như: ăn uống, ca hát, nhảy múa, tập thể dục thể thao • Hoạt động phát minh ra bẫy chuột • Đánh bắt, nuôi trồng thủy - hải sản Câu 2: Hãy quan sát hình 1.1 và cho biết những hoạt động nào là hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên GIẢI Những hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên là: a, b, g Câu 3: Hãy quan sát hình 1.2 và cho biết khoa học tự nhiên có vai trò như thế nào trong cuộc sống của con người. Cho ví dụ minh họa. GIẢI - Vai trò của khoa học tự nhiên: Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng ở hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống con người. KHTN có vai trò cung cấp thông tin mới và nâng cao sự hiểu biết. Đồng thời, góp phần mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống con người, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. - Ví dụ minh họa: + Nghiên cứu xử lí ô nhiễm nguồn nước giúp bảo vệ môi trường + Tìm hiểu và phát minh ra tuabin tạo ra điện gió + Phát hiện và tìm hiểu phương thức sinh sản ở thực vật giúp tăng năng suất cây trồng Câu 4: Quan sát hình 1.3 và cho biết đối tượng nghiên cứu của từng lĩnh vực thuộc khoa học tự nhiên GIẢI a. Các sinh vật và sự sống trên Trái Đất b. Vũ trụ, hành tinh và các ngôi sao c. Trái Đất d. Các loại vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng e. Chất và sự biến đổi chất Câu 5: Hãy quan sát hình 1.4 và nêu tên những vật sống, vật không sống KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên); NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên) ( BẢN ĐỌC TRƯỚC 16 – Page LIÊN MÔN) (PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI ) (BẢN DÙNG THỬ)
  17. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 GIẢI - Vật sống: con cá, con chim, mầm cây, con sứa - Vật không sống: xe đạp, cái cốc, đôi giày Câu 6: Quan sát hình 1.5 và cho biết những đặc điểm giúp em nhận biết vật sống GIẢI Vật sống có những đặc điểm sau: Vật sống lấy các chất cần thiết và loại bỏ chất thải khỏi cơ thể. Vật sống có khả năng vận động, lớn lên, sinh sản, cảm ứng và chết Câu 7: Lấy ví dụ về vật sống, vật không sống trong tự nhiên và đánh dấu tích vào những đặc điểm để nhận biết vật đó là vật sống hay vật không sống theo gợi ý trong bảng 1.3 GIẢI Vật trong tự Đặc điểm nhận biết Xếp loại nhiên Thu nhận Loại bỏ Vận Lớn Sinh Cảm Vật Vật chất cần chất thải động lên sản ứng sống không thiết sống Con gà v v v v v v v Cái bút v Cây v v v v v v phượng Máy bay v Con người v v v v v v v Câu 8: Chiếc xe máy nhận "thức ăn" là xăng dầu, thải chất thải là khói, bụi và chuyển động trong không gian. Vậy xe máy có phải vật sống không? Vì sao? GIẢI Chiếc xe máy không phải là vật sống vì xe máy không có những đặc điểm sau: sinh sản, cảm ứng và lớn lên và chết Câu 9: 1/ Hãy kể tên một số dụng cụ đo chiều dài, khối lượng, thể tích, thời gian và nhiệt độ thường dùng trong môn Khoa học tự nhiên 2/ Kể tên những dụng cụ đo mà gia đình em thường dùng 3/ Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, nếu đặt bình chia độ không thẳng đứng thì ảnh hưởng thế nào đến kết quả? 4/ Hãy quan sát hình 2.7 và cho biết tác dụng của các bộ phận chính trong kính hiển vi quang học GIẢI 1/ - Dụng cụ đo chiều dài: thước cuộn, thước kẻ bảng, thước dây - Dụng cụ đo khối lượng: cân đồng hồ, cân điện tử, cân lò xo, cân y tế KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên); NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên) ( BẢN ĐỌC TRƯỚC 17 – Page LIÊN MÔN) (PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI ) (BẢN DÙNG THỬ)
  18. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 - Dụng cụ đo thể tích chất lỏng: cốc đong, ống đong, bình tam giác, ống hút nhỏ giọt, ống pipet - Dụng cụ đo thời gian: đồng hồ bấm giây điện tử, đồng hồ bấm giây, đồng hồ treo tường - Dụng cụ đo nhiệt độ: nhiệt kế điện tử, nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu 2/ Cân đồng hồ, thước kẻ bảng, thước cuộn 3/ Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, nếu đặt bình chia độ không thẳng đứng thì chúng ta sẽ đọc sai độ cao mực chất lỏng trong dụng cụ. Từ đó việc ghi kết quả và đo theo vạch sẽ không chính xác. 4/ - Giá đỡ: Bệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn để tiêu bản (bàn sa trượt, bàn đỡ mẫu), kẹp tiêu bản. - Hệ thống phóng đại: • Thị kính: bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi kính, có 2 loại ống đôi và ống đơn. • Vật kính: là bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người ta muốn quan sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100. - Hệ thống chiếu sáng: • Nguồn sáng (gương hoặc đèn). • Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang. • Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng - Hệ thống điều chỉnh: • Núm chỉnh tinh (ốc vi cấp). • Núm chỉnh thô (ốc vĩ cấp). • Núm điều chỉnh tụ quang lên xuống. • Núm điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang. • Núm điều chỉnh màn chắn sáng (độ sáng). • Núm di chuyển bàn sa trượt (trước, sau, trái, phải). Câu 10: 1/ Hãy cho biết vì sao những việc được mô tả trong hình 2.9 em cần làm và trong hình 2.10 em không được làm trong phòng thí nghiệm 2/ Trao đổi với các bạn trong nhóm và chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong phòng thực hành. Đề xuất cách xử lí an toàn cho tình huống đó. 3/ Hãy mô tả hoặc vẽ lại kí hiệu cảnh báo có trong phòng thực hành mà em biết và nêu ý nghĩa của kí hiệu cảnh báo đó GIẢI 1/ Vì trong phòng thực hành, nếu không cẩn thận sẽ dễ gặp phải tình huống nguy hiểm, nhất là khi sử dụng lửa và các hóa chất. Vì vậy những viêc cần làm như trong hình 2.9 là cần thiết để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Ngược lại, những việc ở hình 2.10 là những hành động không được làm. 2/ Những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong phòng thực hành: • Ngửi hóa chất độc hại • Tự tiện đổ các loại hóa chất vào nhau • Làm vỡ ống hóa chất KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên); NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên) ( BẢN ĐỌC TRƯỚC 18 – Page LIÊN MÔN) (PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI ) (BẢN DÙNG THỬ)