Bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 6 (3 bộ sách) - Phần: Hóa học (Có đáp án)

docx 94 trang xuanthu 24/08/2022 9100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 6 (3 bộ sách) - Phần: Hóa học (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_3_bo_sach_phan_hoa_hoc_co_da.docx

Nội dung text: Bài tập Khoa học tự nhiên Lớp 6 (3 bộ sách) - Phần: Hóa học (Có đáp án)

  1. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 HÓA HỌC (CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI) MỤC LỤC BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG CHỦ ĐỀ 1 - CHẤT QUANH TA 1) Sự đa dạng của chất. 2) Các thể của chất và sự chuyển thể. 3) Oxygen. Không khí. 4) Ôn tập chủ đề 1. CHỦ ĐỀ 2 - MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG 1) Một số vật liệu. 2) Một số nguyên liệu. 3) Một số nhiên liệu. 4) Một số lương thực. Thực phẩm. 5) Ôn tập chủ đề 2. CHỦ ĐỀ 3 - HỖN HỢP. TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP 1) Hỗn hợp các chất. 2) Tách chất ra khỏi hỗn hợp. 3) Ôn tập chủ đề 3. BỘ CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ 1 - CÁC THỂ CỦA CHẤT 1) Sự đa dạng của chất. 2) Tính chất và sự chuyển thể của chất. CHỦ ĐỀ 2 - OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ 1) Oxygen và không khí. 2) Ôn tập chủ đề 1 và 2. CHỦ ĐỀ 3 - MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM 1) Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng. 2) Một số lương thực – thực phẩm thông dụng. CHỦ ĐỀ 4 - HỖN HỢP 1) Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch. 2) Tách chất ra khỏi hỗn hợp. 3) Ôn tập chủ đề 3 và 4. BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CHỦ ĐỀ 1 - CÁC THỂ CỦA CHẤT 1) Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất. 2) Ôn tập CHỦ ĐỀ 2 - OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ 1) Oxygen. 2) Không khí và bảo vệ môi trường không khí. CHỦ ĐỀ 3 - MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG; TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG 1) Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng. 2) Nhiên liệu và an ninh năng lượng. Page 1 (BẢN ĐỌC TRƯỚC – CHẤTBIẾNPage VÀ SỰ ĐỔI CHẤT) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕTRẦN VĂN MẾN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  2. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 3) Một số nguyên liệu. 4) Một số lương thực – thực phẩm. CHỦ ĐỀ 4 - CHẤT TINH KHIẾT - HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁCH CHẨT 1) Chất tinh khiết – hỗn hợp. Phương pháp tách các chất. 2) Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp. Page 2 (BẢN ĐỌC TRƯỚC – CHẤTBIẾNPage VÀ SỰ ĐỔI CHẤT) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕTRẦN VĂN MẾN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  3. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 PHẦN I: BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG CHỦ ĐỀ 1: CHẤT QUANH TA Câu 1: Xung quanh ta có nhiều chất khác nhau. Mỗi chất có những tính chất đặc trưng nào để phân biệt chất này với chất khác? GIẢI Mỗi chất có những tính chất đặc trưng riêng, để phân biệt chất này với chất khác ta dựa vào: +) Tính chất vật lý: trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu, mùi vị, tan hay không tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt +) Tính chất hóa học: là sự biến đổi từ chất này thành chất khác. Câu 2: 1) Quan sát hình 1.1, cho biết đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật không sống và vật sống. 2) Hãy kể ra một số chất có trong vật thể mà em biết. GIẢI 1) Vật thể tự nhiên: núi đá vôi, con sư tử, mủ cao su. Vật thể nhân tạo: bánh mì, cầu Long Biên, nước ngọt có gas. Vật không sống: núi đá vôi, mủ cao su, bánh mì, cầu Long Biên, nước ngọt có ga. Vật sống: con sư tử 2) Ví dụ: Trong thân cây mía có: đường, nước, xenlulozơ Trong cơ thể con người có: nước, chất đạm, chất đường bột, chất béo, Câu 3: Page 3 (BẢN ĐỌC TRƯỚC – CHẤTBIẾNPage VÀ SỰ ĐỔI CHẤT) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕTRẦN VĂN MẾN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  4. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 1) Sự biến đổi tạo ra chất mới là tính chất hóa học hay tính chất vật lí? 2) Nhận xét nào sau đây nói về tính chất hóa học của sắt? a) Đinh sắt cứng, màu trắng xám, bị nam châm hút. b) Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp. 3) Tìm hiểu một số tính chất của đường và muối ăn Chuẩn bị: đường, muối ăn, nước, 2 cốc thủy tinh, 2 bát sứ, đèn cồn. Tiến hành: Quan sát màu sắc, thể (rắn, lỏng hay khí) của muối ăn và đường trong các lọ đựng muối ăn và đường tương ứng. Lần lượt cho muối ăn, đường vào nước, khuấy đều và quan sát. Lần lượt cho 5 gam đường và 5 gam muối ăn vào hai bát sứ. Đun nóng hai bát. Khi bát đựng muối có tiếng nổ lách tách thì ngừng đun. Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi: GIẢI 1) Sự biến đổi tạo ra chất mới là tính chất hóa. 2) Nhận xét nói về tính chất hóa học của sắt: b) Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp. 3) * Đường: màu trắng, có vị ngọt, không mùi, thể rắn và có tính tan tốt trong nước. Muối: màu vàng, có vị mặn, không mùi, thể rắn và có tính tan tốt trong nước. * Đun nóng đường, có khói bốc lên, đường hóa đen là tính chất hóa học Câu 4: Giữa các thể của nước có sự chuyển đổi qua lại lẫn nhau ở những điều kiện nhất định. Sự chuyển thể của nước gây ra những hiện tượng tự nhiên nào trên Trái Đất? GIẢI Sự chuyển thể của nước gây ra các hiện tượng: mây, mưa, tuyết, đóng băng, tan băng, Câu 5: 1) Hãy nêu một số ví dụ về chất ở thể rắn, lỏng và khí mà em biết 2) Em có thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định không? 3) TÌm hiểu một số tính chất của chất ở thể rắn, lỏng và khí Hãy rút ra nhận xét về hình dạng, khả năng chịu nén của chất ở thể rắn, lỏng và khí. 4) Khi mở lọ nước hoa, một lát sau có thể ngửi thấy mùi nước hoa. Điều này thể hiện tích chất gì của chất ở thể khí? 5) Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống. Điều này thể hiện tính chất gì của chất ở thể lỏng? 6) Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng. Điều này thể hiện tính chất gì ở thể rắn GIẢI Page 4 (BẢN ĐỌC TRƯỚC – CHẤTBIẾNPage VÀ SỰ ĐỔI CHẤT) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕTRẦN VĂN MẾN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  5. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 1) Chất ở thể rắn: đá, sắt, chì, Chất ở thể lỏng: dầu ăn, nước, thủy ngân, Chất ở thể khí: khí oxi, khí gas, hơi nước, 2) Có thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định. Ví dụ như làm đông lạnh nước ta được nước đá có hình dạng cụ thể. 3) Chất rắn có hình dạng riêng; chất lỏng và chất khí không có hình dạng nhất định. Chất rắn không nén được, chất khí có khả năng nén tốt hơn chất lỏng. 4) Điều này thể hiện tính chất vật lí của chất ở thể khí. Đó là các phân tử của chất khí sẽ chuyển động hỗn độn không ngừng. 5) Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống điều này thể hiện tính chất vật lí của chất ở thể lỏng. Chất lỏng không có hình dạng nhất định, chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía 6) Khi nước đóng thành băng, nó cứng và sẽ nổi lên trên mặt nước do đó ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng. Câu 6: 1) Nhiệt độ nóng chảy của sắt, thiếc và thủy ngân lần lượt là 1538∘C, 232∘C, -39∘C. Hãy dự đoán chất nào là chất lỏng ở nhiệt độ thường. 2) Khi để cục nước đá ở nhiệt độ phòng em thấy có hiện tượng gì? Tại sao? 3) Quan sát hình 2.4 và trình bày sự chuyển thể đã diễn ra ở thác nước khi chuyển sang mùa hè (hình a) và khi chuyển sang mùa đông (hình b). 4) Nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ. 5) So sánh điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi. GIẢI 1) Chất lỏng ở nhiệt độ thường là thủy ngân 2) Khi để cục đá ở nhiệt độ phòng, cục đá sẽ dần dần tan chảy thành nước. 3) Khi chuyển sang mùa hè, nước chảy rất mạnh Khi chuyển sang mùa đông, nước bị đóng băng. 4) Giống nhau: đều đề cập tới sự thay đổi giữa trạng thái hơi và trạng thái lỏng. Khác nhau: + Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí + Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng 5 (BẢN ĐỌC TRƯỚC – CHẤTBIẾNPage VÀ SỰ ĐỔI CHẤT) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕTRẦN VĂN MẾN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  6. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 5) Điểm giống nhau: đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. Điểm khác nhau : + Sự bay hơi : chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng và sự bay hơi thì có thể xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. Xảy ra chậm, khó quan sát. + Sự sôi : chất lỏng vừa bay hơi trong lòng chất lỏng tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng và sự sôi chỉ xảy ra ở một nhiệt độ nhất định tùy theo chất lỏng. Xảy ra nhanh, dễ quan sát. Câu 7: Em đã biết không khí xung quanh ta cần thiết cho sự sống và sự cháy. Em có thể giải thích tại sao con người phải sử dụng bình dưỡng khí khi lặn dưới nước, khi lên núi cao hoặc khi đi du hành tới Mặt Trăng? GIẢI Vì khi lặn dưới nước, khi lên núi cao hoặc khi đi du hành tới Mặt Trăng, những nơi đó không đủ hoặc không có không khí để con người hô hấp do đó cần phải dùng tới bình dưỡng khí. Câu 8: Nêu dẫn chứng cho thấy oxygen có trong không khí, trong nước, trong đất. GIẢI Oxygen đều có trong không khí, trong nước, trong đất. Vì dù sống trên mặt đất hay nước, hay không khí, mọi động thực vật cần oxygen để tồn tại. Và trong không khí, trong nước và trong đất có rất nhiều động vật sinh sống và phát triển. Trong không khí có: côn trùng, chim, ; trong nước có các loài cá, rùa, ếch, ; trong đất có: giun, ấu trùng, các sinh vật đó cho thấy ở cả không khí, nước, đất đều có oxygen. Câu 9: 1) Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể nào? 2) Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là -89∘C. Khi đó oxygen ở thể khí, lỏng hay rắn. 3) Em có biết rằng oxygen có ở mọi nơi trên Trái Đất. a) Em có nhìn thấy oxygen không? b) Cá và nhiều sinh vật sống được trong nước có phải là bằng chứng cho thấy oxygen tan trong nước hay không? 4) Liệt kê các ứng dụng của khí oxygen trong đời sống và trong sản xuất mà em biết. 5) Nêu một số ví dụ cho thấy vai trò của oxygen đối với sự sống và sự cháy. GIẢI 1) Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể khí. 2) Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là -89∘C, khi đó oxygen ở thể khí. 3) a) Ta không nhìn thấy khí oxygen. b) Cá và nhiều sinh vật sống được trong nước là bằng chứng cho thấy oxygen tan trong nước. 4) Ứng dụng của khí oxygen trong đời sống và trong sản xuất: - Được dùng trong y tế để làm chất duy trì hô hấp, hoặc dùng trong các bình lặn của thợ lặn, ngoài ra còn dùng để cung cấp cho phi công trong những trường hợp không khí loãng, - Sử dụng làm chất oxy hóa - Dùng làm thuốc nổ Page 6 (BẢN ĐỌC TRƯỚC – CHẤTBIẾNPage VÀ SỰ ĐỔI CHẤT) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕTRẦN VĂN MẾN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  7. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 - Oxi cũng được dùng nhiều trong công nghiệp hóa chất, luyện thép, hàn cắt kim loại (đèn xì axetylen), sản xuất rượu 5) Oxygen có vai trò quan trọng trong sự sống và sự cháy: Trong sự sống: - Các loài động, thực vật cần có oxy để duy trì sự sống và phát triển, - Con người nếu không có oxy để thở cũng không tồn tại được. Trong sự cháy: - Đốt ngọn nến trong chiếc hộp kín, khi lượng oxy trong hộp hết thì cây nến sẽ tắt dần. - Đốt ngọn nến trong không khí, thì lượng oxy trong không khí sẽ giúp ngọn nến cháy rất lâu. Câu 10: Khí nào có phần trăm thể tích lớn nhất trong không khí? GIẢI Khí nitrogen có phần trăm lớn nhất trong không khí. Câu 11: Quá trình nào sau đây không có sự biến đổi chất? A. Nướng bột làm bánh mì B. Đốt que diêm C. Rán trứng D. Làm nước đá GIẢI Chọn D. Làm nước đá Câu 12: Kể tên hai khí có nhiều nhất trong không khí. Phần trăm của mỗi khí đó là bao nhiêu? GIẢI Hai khí có nhiều nhất trong không khí là oxy và nitơ. Nitơ chiếm 78% và oxy chiếm 21% thể tích của không khí. Câu 13: Bảng sau cho biết nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của một số chất: Chất Nhiệt độ nóng chảy (∘C) Nhiệt độ sôi (∘C) A 899 1883 B -15 78 C 0 100 D -139 4 a) Ở 10000C chất A ở thể nào? b) Ở nhiệt độ phòng (250C), chất nào ở thể: khí, lỏng, rắn? GIẢI a) Ở 10000C chất A ở thể lỏng b) Ở nhiệt độ phòng (250C): Chất ở thể khí: D Chất ở thể lỏng: B, C Chất ở thể rắn: A Câu 14: Page 7 (BẢN ĐỌC TRƯỚC – CHẤTBIẾNPage VÀ SỰ ĐỔI CHẤT) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕTRẦN VĂN MẾN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  8. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Trên Mặt Trăng không có bầu khí quyển như ở Trái Đất. Khi du hành đến Mặt Trăng, nhà du hành vũ trụ cần a) mang theo bình dưỡng khí. b) mặc đồ cách nhiệt. Em hãy giải thích tại sao. GIẢI Khi du hành đến Mặt Trăng, nhà du hành vũ trụ cần mang theo bình dưỡng khí; mặc đồ cách nhiệt. Vì trên Mặt Trăng không có không khí thì sẽ không có khí oxy để hô hấp được cần phải mang theo bình dưỡng khí chứa khí oxy để thở. Đồng thời do không có bầu khí quyển, lên sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm trên Mặt Trăng rất lớn, ban ngày trung bình là 1030C và ban đêm giảm xuống -1530C. Do đó cần phải mặc đồ cách nhiệt. Câu 15: Trong điều kiện nào thì nước chuyển sang các thể khác? GIẢI - Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn khi nhiệt độ thấp hơn hoặc bằng 0 độ C - Nước chuyển từ thể rắn sang thể lỏng ở nhiệt độ cao hơn 0 độ C - Nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí khi nhiệt độ cao Câu 16: Trong điều kiện nào thì nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại? GIẢI - Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn ở = 0 độ C Câu 17: Hãy trả lời các câu hỏi: - Ở nhiệt độ nào nước bắt đầu chuyển từ thể lỏng sang thể rắn? - Trong quá trình nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn, nhiệt độ của nước có thay đổi không? - Trong quá trình tiến hành thí nghiệm như ở câu a, liệu có quan sát thấy nước bay hơi hay ngưng tụ không? GIẢI - 0 độ C - Không thay đổi - Không Câu 18: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành sơ đồ mô tả sự chuyển thể của nước GIẢI (1) đông đặc (2) nóng chảy Câu 19: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự bay hơi? GIẢI - Yếu tố ảnh hưởng sự bay hơi: nhiệt độ, gió, mặt thoáng Câu 20: Khi nước đã sôi, nếu tiếp tục đun thì nhiệt độ của nước có tăng lên nữa không? Page 8 (BẢN ĐỌC TRƯỚC – CHẤTBIẾNPage VÀ SỰ ĐỔI CHẤT) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕTRẦN VĂN MẾN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  9. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 GIẢI - Khi nước đã sôi, nếu tiếp tục đun thì nước không tăng nhiệt độ. Câu 21: Nước tồn tại ở các thể nào khi đun sôi nước? GIẢI Khi đun sôi nước tồn tại ở thể: lỏng, khí (hơi nước) Câu 22: Ở nhiệt độ nào thì nước sôi? GIẢI - Nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C Câu 23: Nhiệt độ của nước có thay đổi trong thời gian sôi hay không? GIẢI - Không thay đổi. Câu 24: Ở điều kiện bình thường, khi nước đã sôi, nếu vẫn tiếp tục đun thì nước có sôi ở nhiệt độ trên 100 độ C hay không? GIẢI - Không. Câu 25: Hình 25.3 minh họa chu trình của nước. Dựa vào chu trình đó, hãy viết một bài mô tả sự chuyển thể của nước trong "chu trình của nước". GIẢI Khay chứa nước muối gặp nhiệt độ nóng của đèn nên bay hơi trong không khí, gặp nhiệt độ lạnh của bình nước đá nên ngưng tụ thành giọt nước dưới đáy bình và nhỏ xuống bình thủy tinh. Câu 26: Vẽ và khai thác đồ thị a) Vẽ đồ thị b) Một học sinh tiến hành thí nghiệm về sự sôi của nước và thu được đồ thị như hình 25.5. Page 9 (BẢN ĐỌC TRƯỚC – CHẤTBIẾNPage VÀ SỰ ĐỔI CHẤT) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕTRẦN VĂN MẾN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  10. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Hãy cho biết: - Từ phút thứ 0 đến phút thứ 11, nhiệt độ của nước thay đổi như thế nào? Đường biểu diễn có đặc điểm gì? - Từ phút thứ 11 đến phút thứ 15, nhiệt độ của nước thay đổi như thế nào? Đường biểu diễn có đặc điểm gì? GIẢI b) - Từ phút thứ 0 đến phút thứ 11, nhiệt độ của nước có xu hướng tăng lên. Đường biểu diễn hướng lên, đi từ nhiệt độ thấp tới nhiệt độ cao. - Từ phút thứ 11 đến phút thứ 15, nhiệt độ của nước có xu hướng ổn định và không thay đổi. Đường biểu diễn đi ngang, không lên cũng không xuống. Xem toàn bộ: Khoa học tự nhiên 6 bài 25: Sự chuyển thể của các chất Câu 27: a) Trả lời các câu hỏi sau: - Sự bay hơi và sự sôi giống nhau và khác nhau ở điểm nào? - Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi, người ta dùng nhiệt kế thủy ngân mà không dùng nhiệt kế rượu? b) Một học sinh tìm thấy trong phòng thí nghiệm một chất lỏng chưa biết tên, đựng trong ống nghiệm không có nhãn. Để xác định chất này, bạn học sinh quyết định làm thay đổi trạng thái của chất lỏng đó theo thời gian và thu được các số liệu như trong bảng 25.4 - Ở phút thứ 10, nhiệt kế chỉ giá trị như hình 25.6. Hãy ghi giá trị đó vào bảng 25.4. 10 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT) PHẠM THỊ NGỌC– TRẦN ( – VÕ VĂN MẾN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  11. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Từ bảng 25.4 em hãy cho biết: - Sự chuyển thể nào của chất đã xảy ra? - Sự chuyển thể đó diễn ra trong thời gian bao lâu? - Ở thời điểm nào, bắt đầu xuất hiện chất đó ở thể rắn? - Bạn học sinh đã sử dụng bảng đo nhiệt độ đông đặc và nhiệt độ sôi của một số chất (bảng 25.5) để tìm ra chất lỏng chưa biết tên. Chất chưa biết tên là chất gì? Vì sao em biết điều đó? GIẢI a) - Điểm giống nhau: Đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. - Điểm khác: + Sự bay hơi: Chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng và sự bay hơi có thể diễn ra ở bất kỳ nhiệt độ nào. + Sự sôi: Là một sự bay hơi đắc biệt. Chất lỏng vừa bay hơi trong lòng chất lỏng tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng và sự sôi diễn ra ở một nhiệt độ nhất điịnh tùy theo chất lỏng. - Để đo nhiệt độ hơi nước đang sôi, người ta dùng nhiệt kế thủy ngân mà không dùng nhiệt kế rượu, bởi vì: Rượu thì sôi vào khoảng 80 độ C và nước thì sôi ở 100 độ C và do trong lúc sôi đó nhiệt độ không tăng nên thể tích của rượu cũng không tăng lên được nên ta không thể xác định được nhiệt độ của nước đang sôi. Còn đối với thủy ngân thì nhiệt độ sôi của nó trên 100 độ C nên ta có thể xác đinh được nhiệt độ cần đo. b) - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn đã xảy ra. - Sự chuyển thể đó diễn ra trong 5 phút, từ phút thứ 3 đến phút thứ 7. - Ở phút thứ 3, bắt đầu xuất hiện chất đó ở thể rắn. - Chất lỏng đó là xiclohexan, bởi vì nhiệt độ đông đặc của nó là 6 độ C theo bảng 25.5. Câu 28: Để nấu mì ống, bạn An đã đặt lên bếp một nồi nước pha muối và đậy vung lại. Sau khoảng 10 phút, An mở vung ra. Nước sôi trong nồi và bên dưới vung có những giọt nước. - Em giải thích như thế nào về sự hình thành các giọt nước này? - Các giọt nước này là nước nguyên chất hay nước muối? - Hãy nghiên cứu xem lợi ích của việc đậy vung nồi lại khi đun là gì. GIẢI - Khi An đun nước đến lúc sôi thì nước sẽ bay hơi. Do An đậy vung nên hơi nước bay lên sẽ ngưng tụ ở dưới vung tạo thành các giọt nước. - Các giọt nước này là nước nguyên chất. - Lợi ích của việc đậy vung nồi khi đun và sẽ hạn chế sự bay hơi, đồng nghĩa với việc hạn chế hao hụt thể tích. Câu 29: 11 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT) PHẠM THỊ NGỌC– TRẦN ( – VÕ VĂN MẾN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  12. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Các chất lỏng khác nhau, có nhiệt độ sôi khác nhau. Khi muốn làm nhừ (mềm) các thực phẩm (ví dụ như khó cá), người ta thường cho một vài miếng thịt mỡ hoặc một ít rượu, kho đó cá sẽ mau nhừ hơn so với khi chỉ kho cá với nước mắm. Vì sao? GIẢI - Vì rượu và mỡ nóng, có nhiệt độ cao nên sẽ nhanh chóng làm mềm thực phẩm (trong khi nước chỉ sôi ở nhiệt độ rất cao là 100 độ C). Câu 30: Về mùa đông, vào những ngày giá rét, khi thở ra em thường nhìn thấy có "khói" hay còn gọi là "hơi". - "Khói" đó là nước ở thể hơi hay nước ở thể lỏng? - Vì sao "khói" đó lại hình thành? - Vì sao chúng ta không quan sát thấy điều đó vào mùa hè? GIẢI - Khói đó là nước ở thể hơi. - Khói đó hình thành vì hơi nước trong khí thở gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành những hạt nước li ti và biến thành những khối sương trắng nên ta nhìn thấy "khói". - Vì mùa hè nhiệt độ môi trường thường cao nên hơi nước trong khí thở không thể ngưng tụ và biến thành khói. Câu 31: Để làm muối, người ta cho nước biển vào ruộng muối. Nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại trên ruộng. Theo em thời tiết như thế nào thì nhanh thu hoạch được muối? Vì sao? GIẢI - Thời tiết có nhiệt độ càng cao thì càng nhanh thu hoạch được muối. Vì nhiệt độ càng cao thì nước càng nhanh bay hơi và chỉ còn lại muối trên ruộng. Câu 32: Cây xương rồng là loại thực vật có khả năng trữ nước trong cơ thể để tự tồn tại trong điều kiện khô hạn và thiếu dưỡng chất. Một trong các đặc điểm dễ nhận dạng họ xương rồng là thân mọng nước, rễ rất dài và đâm sâu, lá tiêu và biến thành gai. Em có thể quan sát thấy các dạng núm gai đặc biệt của xương rồng và các chồi mới mọc ra từ các núm gai này. Vì sao điều này lại có thể giúp giảm sự thoát hơi nước ở cây xương rồng? GIẢI - Vì những đặc tính như là tiêu và biến thành gai của cây xương rồng sẽ làm giảm diện tích tiếp xúc của lá với môi trường cũng như giảm diện tích thoát hơi nước của lá, do đó, giảm sự thoát hơi nước. Câu 33: Vì sao quanh nhà có nhiều cây xanh, sông, hồ chúng ta lại cảm thấy dễ chịu, nhất là vào mùa hè? GIẢI Vì nhiều cây xanh sẽ thoát ra nhiều hơi nước và Oxy; còn nhiều sông hồ thì nước sẽ bốc hơi lên nhiều nên sẽ cảm thấy mát mẻ, dễ chịu nhất là vào mùa hè thời tiết nóng nực. Câu 34: Nhiệt động nóng chảy và đông đặc của nước muối 12 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT) PHẠM THỊ NGỌC– TRẦN ( – VÕ VĂN MẾN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  13. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Ở các nước xứ lạnh, về mùa đông thường xuất hiện tuyết rơi. Tuyết đọng trên đường gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông, vì vậy, người ta dùng các xe ô tô chuyên dụng để rắc muối lên đường. Em hãy giải thích vì sao người ta làm như vậy. - Hãy cho biết, vì sao lại xuất hiện băng tuyết vào mùa đông? - Nước muối có đông đặc ở cùng nhiệt độ như nước thường hay không? - Vì sao phải sử dụng các xe ô tô chuyên dụng để rắc muối trên các cong đường có tuyết? GIẢI - Vì vào mùa đông, ở các nước xứ lạnh nhiệt độ thường xuống thấp hơn 0 độ C nên nước và hơi nước trong không khí sẽ bị ngưng tụ, đóng băng tạo thánh băng tuyết. - Nước muối có nhiệt độ đông đặc nhỏ hơn nước thường. - Khi rắc muối trên các con đường có tuyết thì do nhiệt độ đông đặc của muối giảm xuống nên nước muối không thể đông đặc được, do đo, làm tan băng tuyết trên đường. 13 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT) PHẠM THỊ NGỌC– TRẦN ( – VÕ VĂN MẾN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  14. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 CHỦ ĐỀ 2 MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG Câu 1: Lịch sử loài người trải qua thời đại đồ đá (dùng làm công cụ), thời đại đồ đồng (dùng làm công cụ) và thời đại đồ sắt (dùng sắt, thép làm công cụ). Do vậy, tên vật liệu đã được dùng để đại diện cho một thời kì trong nền văn minh của con người. Em có thể chọn một loại vật liệu tiêu biểu để đặt tên cho thời đại ngày nay không? GIẢI Một loại vật liệu tiêu biểu để đặt tên cho thời đại ngày nay đó là nhựa (chất dẻo). Câu 2: 1. Em hãy cho biết các đồ dùng trong hình bên được làm từ những vật liệu nào. 2. Em hãy nêu một số ví dụ về một vật dụng có thể làm bằng nhiều vật liệu khác nhau. 3. Em hãy nêu một số ví dụ về việc sử dụng một vật liệu làm ra được nhiều vật dụng khác nhau. GIẢI 1. Lốp xe được làm từ cao su Bàn được làm từ sứ Cốc được làm từ thủy tinh Chậu được làm từ nhựa Bát được làm từ đất sét Thìa, dĩa được làm từ inox 2. Ví dụ: • cốc có thể làm bằng nhựa, inox, thủy tinh, • ghế có thể làm bằng gỗ, sắt, nhựa, 3. Ví dụ: • nhựa có thể làm chậu, xô, cốc, • gỗ có thể làm thành bàn, ghế, tủ, • đồng có thể làm tượng, chuông, dây điện, Câu 3: 1. Để làm chiếc ấm điện đun nước, người ta đã sử dụng các vật liệu gì? Giải thích. 2. Quan sát các đồ vật trong hình bên rồi ghi nhận xét theo mẫu bảng sau: 14 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT) PHẠM THỊ NGỌC– TRẦN ( – VÕ VĂN MẾN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  15. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Đồ vật Vật liệu Tính chất Công dụng Chiếc ấm gốm sứ cứng, không thấm nước, dẫn nhiệt kém, Pha trà ? ? ? ? 3. Hãy cho biết cách sử dụng một số đồdùng gia đinh sao cho an toàn (tránh bị hỏng hóc, tránh bị điện giật, ) GIẢI 1. Để làm chiếc ấm đun nước, người ta sử dụng nhựa để làm vì nhựa không thấm nước, cách điện tốt, chịu được nhiệt độ cao, 2. Đồ vật Vật Tính chất Công dụng liệu Chiếc ấm gốm cứng, không thấm nước, dẫn nhiệt Pha trà sứ kém, bộ xếp hình nhựa dẻo, không độc hại, khó bị nấm mốc, làm đồ chơi cho trẻ em ống, bình thủy trong suốt, dẫn nhiệt kém, không dẫn đựng dung dịch, hóa chất, đựng hóa tinh điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ, nước, chất bàn gỗ bền, chịu lực tốt, dễ tạo hình, dễ có nhiều công dụng khác cháy, có thể bị mối mọt nhau: làm bàn ngồi học, bàn đựng đồ vật nhỏ, xoong kim có ánh kim, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt nấu thức ăn loại tốt, có thể kéo thành sợi và dát mỏng, cứng và bền, có thể bị gỉ gang tay cao su đàn hồi, không dẫn nhiệt và điện, bảo vệ tay không thấm nước, dễ cháy 3. Bàn, ghế: không để đồ vật quá nặng nên mặt bàn, ghế Ấm điện: không đun nước quá mức quy định. Câu 4: Hãy nêu cách xử lí các đồ dùng bỏ đi trong gia đình sau đây: 15 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT) PHẠM THỊ NGỌC– TRẦN ( – VÕ VĂN MẾN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  16. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 a) Chai nhựa, chai thủy tinh, túi nylon b) Quần áo cũ c) Đồ điện cũ, hỏng d) Pin điện hỏng e) Đồ gỗ đã qua sử dụng g) Giấy vụn 2. Hãy nêu cách xử lí rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày thành phân bón cho cây trồng. GIẢI 1. a) Chai nhựa, chai thủy tinh, túi nylon: gom lại để tái chế. b) Quần áo cũ: đem quyên góp, ủng hộ người nghèo c) Đồ điện cũ, hỏng: gom lại để tái chế d) Pin điện hỏng: vứt bỏ đúng nơi quy định e) Đồ gỗ đã qua sử dụng: làm củi đốt, hoặc dùng làm nguyên liệu tạo ra các vật khác. g) Giấy vụn: gom lại để tái chế 2. Rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày, ta băm nhỏ và trộn đều với đất làm phân bón cho cây trồng. Câu 5: Con người chế biến các nguyên liệu tự nhiên hay nhân tạo để làm ra những sản phẩm mới. Em hãy kế ra một số ví dụ về việc chế biến nguyên liệu thành sản phẩm mới mà em biết. GIẢI Ví dụ biến thân cây mía thành đường; biến mủ cây cao su thành cao su; biến đất sét thành gốm, Câu 6: Hãy tìm hiểu và cho biết quặng bauxite (bôxit), được khai thác ở Lâm Đồng, dùng làm nguyên liệu để sản xuất chất gì. GIẢI Quặng bauxite (bôxit), được khai thác ở Lâm Đồng, dùng làm nguyên liệu để sản xuất nhôm. Câu 7: 1. Hãy nêu một số tính chất và ứng dụng của đá vôi trong nông nghiệp và công nghiệp. 2. Hãy tìm hiểu và cho biết tác hại của việc khai thác đá vôi đối với môi trường. GIẢI 1. Tính chất: • Tác dụng với axit mạnh và giải phóng dioxit cacbon • Khi bị nung nóng, giải phóng đioxit cacbon (trên (825circC) trong trường hợp của (CaCO3), để tạo oxit canxi, thường được gọi là vôi sống Ứng dụng: • Đá vôi được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp xây dựng, cẩm thạch hoặc là thành phần cấu thành của xi măng hoặc sản xuất ra vôi. • Đá vôi Canxi cacbonat được sử dụng rất nhiều trong ngành sơn • Đá vôi là chất xử lý môi trường nước: Canxi cacbonat hấp thu các khí độc tích tụ ở đáy ao như: (NH3,H2S,CO2, ) và axit trong nước, giảm tỉ trọng của kim loại 16 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT) PHẠM THỊ NGỌC– TRẦN ( – VÕ VĂN MẾN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  17. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 nặng và độc hại trong ao nuôi. Đá vôi giúp phân hủy xác tảo, các chất lơ lửng bẩn trong ao nuôi, giúp cân bằng môi trường nước và ổn định độ pH. Canxi cacbonat giúp ổn định màu nước, hạn chế có váng làm sạch nước, tăng lượng oxy hòa tan trong nước. Đá vôi còn giúp hạn chế mầm bệnh, vi khuẩn có hại trong nước, vi khuẩn phát sáng trong ao nuôi • Đá vôi (CaCO3) thường được sử dụng rộng rãi trong y tế với vai trò là thuốc bổ sung khẩu phần canxi giá rẻ, chất khử chua. Nó cũng được sử dụng trong công nghiệp dược phẩm làm chất nền thuốc viên từ loại dược phẩm khác. • Bên cạnh đó thì đá vôi (CaCO_{3}) còn được biết đến là chất làm trắng trong việc tráng men đồ gốm sứ. Và bột vôi cũng được gọi là đá phấn vì đây là thành phần chính của phấn viết bảng, phấn viết ngày nay có thể làm ngay canxi cacbonat hoặc thạch cao, sunfat canxi ngậm nước. 2. Tác hại của việc khai thác đá vôi đối với môi trường: • Khai thác đá vôi tạo ra rất nhiều bụi, cùng với khí thải từ các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị thi công gây ô nhiễm không khí. • Gây ô nhiễm nguồn nước • Tác động tiêu cực tới môi trường, ảnh hưởng tới cấu trúc địa tầng, địa chất từ đó có ảnh hưởng tới hệ thống nước ngầm khu vực, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường • Nước mưa chảy tràn từ khu vực mỏ khá lớn, nhất là vào mùa mưa. Nước mưa chảy tràn trong khu vực mỏ kéo theo nhiều bùn đất, cặn lơ lửng và các kim loại nặng có mặt trong đất đá vào hệ thống nước mặt làm tăng độ đục, thay đổi độ pH của nước • Bên cạnh đó việc khai thác đá vôi tác động tiêu cực tới sức khỏe của người công nhân khai thác. Câu 8: 1. Em hãy tìm hiểu về các mỏ quặng ở Việt Nam thông qua các phương tiện thông tin và cho biết các quặng này chứa các khoáng chất gì và ứng dụng của nó. 2. Tìm hiểu và trao đổi với bạn bè về tác động môi trường trong các vùng có khai thác quặng mà em biết. GIẢI 1. Ví dụ: mỏ quặng sắt Thạch Khê Hà Tĩnh: chứa 61.35% Fe, 0.207% Mn, 5.4% SiO 2, 1.79% Al2O3, 0.86% CaO, 1.2% MgO, 0.27% TiO2, 0.04% P, 0.148% S. Góp phần giúp phát triển ngành sắp thép Việt Nam. 2. Việc khai thác quặng tác động tiêu cực tới môi trường trong các vùng có khai thác quặng: ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, làm sạt lở đất, Câu 9: Các nhà khoa học dự báo đến năm 2100 loài người sẽ cạn kiệt các nguồn nhiên liệu thông thường như than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên. Em hình dung khi đó loại người sẽ sống thế nào? GIẢI Khi đó loài người sẽ tìm kiếm ra được nguồn nhiên liệu mới thay thế các nguồn nhiên liệu hóa thạch cũ. Câu 10: 1. Nhiên liệu tồn tại ở những trạng thái nào? 2. Em hãy cho biết ứng dụng của các nhiên liệu: dầu hỏa, gỗ, xăng, than đá, khí thiên nhiên 17 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT) PHẠM THỊ NGỌC– TRẦN ( – VÕ VĂN MẾN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - MANG QUYẾT THẮNG – HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)