Bài tập Ngữ văn Modul 9 - Hoạt động 3: Câu 2
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Ngữ văn Modul 9 - Hoạt động 3: Câu 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_tap_ngu_van_modul_9_cau_2.docx
Nội dung text: Bài tập Ngữ văn Modul 9 - Hoạt động 3: Câu 2
- CÂU 2: a) Đa dạng hóa hình thức dạy học, giáo dục CNTT tạo điều kiện để đa dạng hóa hình thức dạy học, giáo dục, đáp ứng mục tiêu học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập dựa trên sự kích hoạt mối tương tác xã hội, khuyến khích sự tham gia của các nhà giáo dục và chuyên gia, tạo dựng một cộng đồng chia sẻ thông tin và nguồn tài nguyên học tập trong dạy học, giáo dục có trách nhiệm. Nhiều khóa học đã được xây dựng với những hình thức khác nhau, nhưng tựu trung lại có thể phân loại thành: dạy học trực tiếp hoàn toàn, dạy học trực tiếp có ứng dụng CNTT, dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp, hoàn toàn dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp. Không chỉ HS mà nhiều người học đa dạng cũng được hỗ trợ bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực nghề nghiệp góp phần đáp ứng nhu cầu thực tiễn. CNTT còn hỗ trợ GV chuẩn bị cho việc dạy học, giáo dục, xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục cụ thể là kế hoạch bài dạy, làm cơ sở quan trọng cho việc tổ chức quá trình dạy học trong/ngoài lớp học một cách tích cực, hiệu quả. Cụ thể như, CNTT hỗ trợ người học thiết kế kế hoạch bài dạy triển khai bằng các phần mềm, khai thác các phần mềm để tổ chức dạy học bằng trò chơi, thực hành mô phỏng, thực hành thi đua nâng cao hứng thú HS cũng như rèn luyện kĩ năng người học một cách chủ động thông qua các cải tiến về hình thức dạy học. Nhờ đó, GV có thể thiết kế môi trường giáo dục, triển khai các hình thức dạy học, giáo dục một cách chủ động, hiện đại, đảm bảo thực hiện hoạt động dạy học, giáo dục đúng hướng phát triển năng lực người học, nhất là triển khai dạy học lấy người học là trung tâm. Chẳng hạn, GV có thể xây dựng các bài giảng đa phương tiện, tác động đến các giác quan của HS, xây dựng môi trường học giả định và môi trường học ảo để HS khám phá, trải nghiệm. Như vậy, CNTT góp phần tạo ra môi trường giáo dục đa dạng để người học phát triển và hoàn thiện bản thân thông qua sự đa dạng hóa hình thức dạy học. b) Tạo điều kiện học tập đa dạng cho HS CNTT tạo điều kiện để người học khám phá tích cực và chủ động nguồn tri thức, tương tác với người dạy qua các thao tác để phát triển năng lực của bản thân một cách hiệu quả, không chỉ là năng lực nhận thức, năng lực thực hành có liên quan đến tri thức, kĩ năng mà còn năng lực CNTT và các phẩm chất có liên quan. Nhờ CNTT với các tính năng của nó, người học sẽ có thể tự học và chọn lựa thông tin phù hợp để phát triển bản thân. Thông qua đó, người học cũng có điều kiện để khám phá chính mình, hoàn thiện bản thân với những tri thức, kĩ năng còn hạn chế bằng cách thay đổi chính mình. CNTT đặc biệt kích thích hứng thú học tập của HS, khuyến khích HS tư duy dựa trên nền tảng khám phá, thử nghiệm, có cơ hội phát triển năng lực thực tiễn, nhất là các kĩ năng phức tạp, các năng lực tổng hợp thông qua các điều kiện học tập đa dạng: học tập trực tiếp có ứng dụng CNTT, học tập trên lớp học ảo, thí nghiệm ảo CNTT cũng hỗ trợ HS phát triển, nâng cao năng lực thích ứng, nhất là với các điều kiện đặc biệt về thời gian, hoàn cảnh, để góp phần phát triển nhân cách của HS. Cụ thể, thúc đẩy năng lực ứng dụng của người học, nhất là năng lực ứng dụng và thực hành trong
- bối cảnh xã hội phát triển với các yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với sự đổi thay của công nghệ, máy móc và tự động hóa. CNTT đã hỗ trợ người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, cụ thể như học qua e-Learning hay học theo phương thức lớp học đảo ngược. Ngoài ra, CNTT giúp người học có thể chủ động về thời gian nhất là đảm bảo việc học tập liên tục ngay cả những điều kiện khó khăn, bất thường. CNTT còn đồng hành và hỗ trợ người học có nhu cầu đặc biệt để minh chứng cho các giá trị nhân văn của giáo dục và dạy học. Chẳng hạn, điện toán đám mây tiếp tục được ứng dụng rộng rãi trong dạy học, giáo dục hiện nay. GV và HS sẽ không phải lo lắng khi lỡ tay xóa, làm mất tài liệu quan trọng. Các tri thức, nội dung liên quan đến lịch học, bài tập, ôn tập có thể được chia sẻ dễ dàng hơn và lưu trữ an toàn trên đám mây như Google Drive. GV cũng có thể dễ dàng giao bài tập, kiểm tra tiến độ và chấm bài cho nhiều HS dựa trên phần mềm ứng dụng CNTT. Nhờ lưu trữ dữ liệu một cách tập trung, điện toán đám mây cho phép HS và GV tăng phạm vi tiếp cận, chia sẻ thông tin mà không tăng chi phí hoặc thêm áp lực thời gian trong dạy và học. c) Hỗ trợ GV thực hiện dạy học, giáo dục phát triển PC, NL HS một cách thuận lợi và hiệu quả Dưới góc nhìn khái quát, CNTT sẽ hỗ trợ hoạt động dạy học của GV, nhất là thực hiện dạy học phát triển PC, NL HS một cách thuận lợi và hiệu quả trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, một trong những tiêu điểm quan trọng là thực hiện chương trình GDPT 2018. Có thể tóm tắt về vai trò hỗ trợ GV thực hiện dạy học, giáo dục phát triển PC, NL HS qua hình 1.1. dưới đây. Cụ thể, CNTT hỗ trợ GV chuẩn bị cho việc dạy học, giáo dục, xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục cụ thể là kế hoạch bài dạy, làm cơ sở quan trọng cho việc tổ chức quá trình dạy học trong/ngoài lớp học một cách tích cực, hiệu quả. Cụ thể như, CNTT hỗ trợ người học thiết kế kế hoạch bài dạy triển khai bằng các phần mềm, khai thác các phần mềm để tổ chức dạy học bằng trò chơi, thực hành mô phỏng, thực hành thi đua nâng cao hứng thú HS cũng như rèn luyện kĩ năng người học một cách chủ động dựa trên các học liệu tìm kiếm được.
- Song song đó, CNTT giúp điều chỉnh vai trò của người dạy và người học trong thực tiễn giáo dục nhằm hỗ trợ GV thực hiện hiệu quả dạy học, giáo dục phát triển PC, NL HS bằng việc thực thi tổ chức hoạt động học một cách tích cực, chủ động. Người dạy có thể là một người điều hành; người tổ chức (không còn là trung tâm của dạy học); người học là chủ thể có thể khai thác, sử dụng các nguồn học liệu, thiết bị công nghệ, phần mềm trong học tập nhằm phát triển hiệu quả NL và PC của mình hướng đến sự thành công trong nghề nghiệp và cuộc sống ở thời đại số. Sự tương tác này vừa tạo những điều kiện thuận lợi để hoạt động dạy học, giáo dục diễn ra trong thực tiễn, vừa đảm bảo các yêu cầu về hiệu quả mong đợi. CNTT còn tạo điều kiện để GV đánh giá kết quả học tập và giáo dục; nhất là tổ chức kiểm tra đánh giá bằng cách ứng dụng CNTT từ khâu chuẩn bị, thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá, hậu kiểm. CNTT còn có thể chủ động tổ chức kiểm tra đánh giá dựa trên các dữ liệu nội dung kiểm tra đánh giá đã được xây dựng, tiến hành tổ chức kiểm tra đánh giá trên nền tảng CNTT với các tính năng vượt trội để đảm bảo các yêu cầu về tính khách quan, công bằng của kì đánh giá. CNTT còn theo dõi sự tiến bộ, phát triển người học một cách hiệu quả thông qua các dữ liệu, các minh chứng và cơ sở đề xuất tác động dạy học, giáo dục phù hợp. Đơn cử như các phần mềm có thể hỗ trợ việc xây dựng các bài kiểm tra, lưu trữ kết quả học tập và rèn luyện của người học; ghi nhận và so sánh về các diễn tiến học tập, sự tiến bộ của người học. Bên cạnh đó, việc lưu trữ dữ liệu và chuyển giao dữ liệu về người học nếu có sẽ tiện lợi và khách quan nếu có sự hỗ trợ của CNTT với các yêu cầu kĩ thuật cụ thể. Hoặc để có kết quả kiểm tra nhanh và dữ liệu phân tích phản hồi, việc đánh giá năng lực trên máy tính mang đến những kết quả khá thuyết phục và có giá trị. d) Tạo điều kiện tự học, tự bồi dưỡng của GV CNTT còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển GV, góp phần đáp ứng các yêu cầu mới của việc dạy học, giáo dục: - Hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, phát triển nghề nghiệp trước và sau khi trở thành người GV chính thức; kết nối với cơ sở đào tạo, trường đại học sư phạm và cộng đồng GV dài lâu và hiệu quả. Với các khóa học trực tuyến, bồi dưỡng thường xuyên và phục vụ nhu cầu học tập suốt đời, CNTT giúp GV rèn luyện, cập nhật và hoàn thiện bản thân sau khi tốt nghiệp và làm nghề. Hơn nữa, các cộng đồng GV được thành lập thông qua các công cụ khác nhau của CNTT, trường đại học và cựu người học sẽ cùng chia sẻ thông tin, tổ chức chia sẻ kinh nghiệm, phổ biến kiến thức, tọa đàm, hội thảo một cách khả thi. - Hỗ trợ và góp phần cải thiện kĩ năng dạy học, quản lí lớp học, cải tiến và đổi mới việc dạy học, giáo dục đối với GV bằng sự hỗ trợ thường xuyên và liên tục với những hình thức khác nhau. Đơn cử như với phần mềm hỗ trợ điểm danh, quản lí và tương tác ngẫu nhiên với người học, việc phối hợp giữa GV và HS thuận lợi hơn khá nhiều; hoặc có thể cải tiến việc dạy học, giáo dục thông qua các sản phẩm của CNTT trong hệ sinh thái giáo dục phù hợp với mục tiêu và yêu cầu cần đạt thông qua các đường dẫn và gợi ý khai thác, tư vấn sử dụng.
- - Giúp GV sử dụng hiệu quả nguồn học liệu, thiết bị công nghệ, công cụ phần mềm một cách hiệu quả trong hoạt động dạy học, giáo dục theo định hướng mới, kĩ năng mới từ đó phát triển năng lực nghề nghiệp thông qua việc tự bồi dưỡng và tự giáo dục và hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp. Giáo dục và dạy học không ngừng phát triển và đồng hành với sự phát triển của khoa học; vì thế, CNTT với khả năng của mình sẽ cung cấp nguồn học liệu, các tri thức hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học, cập nhật các hướng dẫn mới có liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục của ngành để thực hiện các nhiệm vụ nghề nghiệp một cách hiệu quả