Bài tập Ngữ văn Modul 9 - Hoạt động 5: Câu 1

docx 1 trang xuanthu 6440
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Ngữ văn Modul 9 - Hoạt động 5: Câu 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_ngu_van_modul_9_cau_5.docx

Nội dung text: Bài tập Ngữ văn Modul 9 - Hoạt động 5: Câu 1

  1. NỘI DỤNG 2: HOẠT ĐỘNG 5: TÌM HIỂU - Máy tính có khả năng thực hiện các thao tác toán học, logic học và đồ họa. Để thực hiện các thao tác này và các nhiệm vụ của người sử dụng, máy tính cần được trang bị một hệ điều hành và các chương trình phần mềm tương thích. - Máy tính là công cụ mạnh mẽ có thể thực hiện hàng loạt chức năng nhưng máy tính cần có các lệnh rõ ràng và hoàn chỉnh thì mới thực hiện công việc được chính xác. Do đó đòi hỏi người dùng phải am hiểu và có năng lực tin học ở mức độ nhất định. - Cần tuân thủ chế độ bảo quản và bảo hành máy tính đúng cách và định kì. Khi sử dụng máy chiếu đa năng, cần lưu ý: - Mỗi loại máy chiếu khác nhau thường có những thao tác sử dụng không giống nhau, do đó cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng máy. - Máy chiếu thường có 2 loại cổng cắm là: VGA và HDMI. Khi kết nối giữa máy vi tính và máy chiếu cần sử dụng dây kết nối có 2 đầu giống nhau (hoặc là VGA, hoặc là HDMI) và cắm vào đúng vị trí trên cả máy vi tính và máy chiếu. - Bài giảng phải có khuôn hình hoặc định dạng phân giải phù hợp để khi chiếu lên cho hình ảnh đúng với trong bài soạn trên máy tính. - Khi tắt máy chiếu cần chờ quạt của máy ngưng mới rút dây điện nguồn. Với dòng máy có khả năng làm mát nhanh có thể rút điện máy chiếu ngay. Tuyệt đối không rút dây điện nguồn khi máy chiếu chưa tắt. Cách sử dụng - Thành phần cơ bản đi kèm: micro cho GV và HS. Yêu cầu nguồn điện: AC 220V/50Hz (có thể sử dụng nguồn pin hoặc ắc quy/accu). - Cách sử dụng đơn giản nên các hướng dẫn thao tác sử dụng được nhà sản xuất đóng gói kèm theo thiết bị. - Tuy nhiên khi sử dụng cần lưu ý: + Chọn vị trí đặt hệ thống phù hợp để mọi HS tham gia hoạt động đều nghe rõ. + Điều chỉnh âm thanh phù hợp với hoạt động của nhóm/lớp đồng thời không gây ảnh hưởng đến hoạt động của nhóm/lớp học khác. - Bộ nhớ của máy tính cầm tay có hạn nên trong một số trường hợp, các kết quả tính toán được hiển thị trên màn hình chỉ là các kết quả được làm tròn, không phải là kết quả chính xác về “toán học”. - Người dùng nên khai thác các bộ nhớ tạm thời (chẳng hạn như Ans) hay các bộ nhớ tin học (A, B, C, ) để lưu trữ các kết quả tính toán phục vụ cho các tính toán khác về sau. - Bên cạnh máy tính cầm tay dạng thiết bị, nhà sản xuất có lập trình các phần mềm giả lập máy tính cầm tay để tạo thuận lợi cho giáo viên hướng dẫn các thao tác bấm máy trên lớp. - Giáo viên có thể tìm thấy những hướng dẫn sử dụng cũng như hướng dẫn dạy học với máy tính cầm tay trong các diễn đàn trên mạng, chẳng hạn như trang web Để sử dụng máy tính bảng, cần quan tâm đến các yêu cầu cơ bản: - Việc thiết lập và đăng nhập tài khoản mail trên máy tính bảng là hoàn toàn cần thiết, giúp sử dụng thiết bị này an toàn và hiệu quả hơn - Nếu phải làm việc trao đổi thông tin qua mạng xã hội, nên truy cập vào Wifi ở địa điểm biết được mật khẩu để có thể thuận tiện hơn khi sử dụng, làm việc. - Máy tính bảng thường có dung lượng lưu trữ không lớn như một số mẫu điện thoại thông minh hay Laptop. Tuy các thiết bị hiện nay đều hỗ trợ khe cắm mở rộng bộ nhớ, tuy nhiên khả năng hỗ trợ vẫn còn khiêm tốn, do đó nên sử dụng thêm dịch vụ lưu trữ đám mây giúp máy giải phóng được bộ nhớ, giúp thiết bị hoạt động hiệu quả hơn. - Khi cài một số ứng dụng sẽ được hỏi có muốn nhận thông báo không, với ứng dụng cần thiết như Facebook, zalo, viber, nên để thông báo để trả lời sớm, còn ứng dụng như game, báo, thì nên ẩn để tiết kiệm được pin, giữ thiết bị hoạt động ổn định. - Khi lựa chọn bảng tương tác hiện đại, cần chú ý đến đó phải là thiết bị tích hợp All In One, phải có máy vi tính tích hợp với phần mềm tương tác chuyên dụng cho giáo dục và có khả năng kết nối mạng.