Bàn luận đề bài: Phải chăng đọc tác phẩm văn học là quá trình con người khám phá thế giới và tìm thấy chính mình?
Bạn đang xem tài liệu "Bàn luận đề bài: Phải chăng đọc tác phẩm văn học là quá trình con người khám phá thế giới và tìm thấy chính mình?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- ban_luan_de_bai_phai_chang_doc_tac_pham_van_hoc_la_qua_trinh.docx
Nội dung text: Bàn luận đề bài: Phải chăng đọc tác phẩm văn học là quá trình con người khám phá thế giới và tìm thấy chính mình?
- Đề bài: Phải chăng đọc tác phẩm văn học là quá trình con người khám phá thế giới và tìm thấy chính mình? Dàn ý I. Mở bài: - Nghệ thuật là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, nó khiến cho tâm hồn con người ngân lên những cung bậc cảm xúc khác nhau trong quá trình cảm thụ tác phẩm để từ đó con người trở về với bản chất thực của mình. Nghệ thuật là nhịp đập nơi con tim để bơm dòng máu đỏ tươi nồng ấm cho một tâm hồn đa sầu đa cảm. - Vì thế, việc đọc một tác phẩm văn học chính là một cách để chúng ta bồi đắp cho tâm hồn mình thêm phong phú, tươi trẻ. Nói về việc tiếp thu những giá trị vĩnh cửu của văn học vang lên một câu hỏi cần lắm một câu trả lời: “Phải chăng đọc tác phẩm văn học là quá trình con người khám phá thế giới và tìm thấy chính mình?” - Ta sẽ tìm thấy đáp án cho câu hỏi trên qua việc cảm nhận đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố và bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. II.Thân bài: 1. Giải thích: - Tác phẩm văn học nào cũng mang trong mình chức năng nhận thức đầy mạnh mẽ. Mỗi trang sách là một lăng kính phản ánh hiện thực sâu sắc và gieo vào lòng bạn đọc hạt mầm cảm thông, yêu thương, chia sẻ. “Văn học là quá trình con người khám phá thế giới”, là tấm gương phản ánh cuộc sống, là quyển bách khoa toàn thư về cuộc sông muôn hình vạn trạng. Hiện thực cuộc sống như là mạch sữa ngọt ngào nuôi lớn văn học. Để rồi văn học thổi bùng lên trong ta những hiểu biết cặn kẽ về xã hội ta đang sống và cả những xứ sở xa xôi, đưa ta trở về quá khứ, khiến ta đắm chìm trong hiện tại và đặt ra những câu hỏi lớn về tương lai. Quá trình đọc tác phẩm văn học giúp ta tìm ra những cái mới, khiến ta sống tốt hơn và phá bỏ mọi giới hạn trong mỗi con người. - Quả thật vậy, văn học không phải là những con chữ nằm thẳng đơ vô hồn trên trang giấy mà ẩn sâu bên trong chính là cung bậc cảm xúc của tác giả. Để rồi qua đó, người đọc tìm được bản chất đích thực từ sâu trong tâm hồn mình, tìm thấy con người thật của mình. Tác phẩm văn học hướng con người vào thế giới bên trong để tự tra vấn, lắng nghe những tiếng lòng, tâm tư tình cảm thầm kín nhất và đối diện với bản thân mình. =>Đây là một nhận định rất đúng đắn về những biểu hiện của chức năng nhận thức mà văn học mang đến. Văn học không chỉ giúp ta nhận thức về thế giới xung qunah mà còn giúp ta nhận ra ta là ai trong cuộc đời mênh mông này. 2. Bàn luận: - Quá trình tiếp thu nghệ thuật, cảm thụ văn chương là quá trình ta tích góp cho bản thân những chiếc vé đi khắp mọi miền xứ sở bởi từng con chữ ôm ấp trong mình mạch chảy
- của thời đại, cũng như dòng chảy của lịch sử. Không chỉ thế, tác phẩm nghệ thuật còn hòa mình vào thực tại, góp phần tác động, thay đổi hiện thực xã hội. Có lẽ vì vậy mà Bielinxki đã từng nói: “Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại” như để khẳng định vai trò to lớn của người cầm bút. - Thời gian cứ lặng lẽ qua đi như bóng câu qua cửa sổ cuốn đi tất cả vạn vật trên đời. Nhưng giữa phong ba bão táp vẫn còn vương lại những hạt ngọc tâm hồn được nuôi dưỡng nhờ những tác phẩm nghệ thuật chân chính sống mãi cùng năm tháng. Tác phẩm văn học không chỉ mang lại tri thức và vốn sống dồi dào, nó còn đem đến cho ta những biến chuyển khôn lường của thế giới nội tâm, những suy tư của nhân vật. Từ đó ta thêm thấm nhuần giá trị tư tưởng của tác phẩm, đồng cảm với mạch đập của những trang sách để hiểu thêm về bản thân. Và cũng từ đây, văn chương vun đắp cho mỗi con người một nhân cách riêng, một góc nhìn, một thế giới quan đậm màu sắc cá nhân. Như vậy, đọc tác phẩm văn học chính là lúc con người tìm thấy chính mình, tìm thấy hình mẫu mà ta hằng mong ước được trở thành như chính M.Gorki từng nói: “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lí”. 3. Chứng minh: - Văn chương như một thước phim quay chậm thâu tóm vào tầm mắt con người những cảnh quay sâu sắc nhất của hiện thực đời sống. “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng được xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại” (Nguyễn Đình Thi). Quả thật vậy, đến với đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố, ta bắt gặp một chất liệu hiện thực quyết liệt và đầy đau thương. Trải dài thiên truyện, tác giả với góc nhìn chân thực của mình đã phơi bày cuộc sống cơ cực, nỗi thống khổ của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến mục nát, suy tàn. Trong cái xã hội rối ren ấy, những con người lương thiện, hiền lành bị đẩy vào con đường bước đường cùng tiêu biểu là nhân vật Chị Dậu. Chưa dùng lại ở bức tranh đời sống với gam màu trầm buồn, lạnh ngắt, thiếu vằng tình người của bọn tay sai vô nhân tính, nhà văn Ngô Tất Tố cho ta thấy một tia nắng vàng rực rỡ qua việc miêu tả đầy tinh tế vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn con người. Ở Chị Dậu, người phụ nữ nông thôn với một số phận bất hạnh vô cùng để cứu chống ốm nặng bị bắt trói, cùm kẹp vì không có tiền nộp sưu mà phải rứt ruột bán đứa con gái đầu lòng. Trong hoàn cảnh khốn cùng ấy, ta vẫn nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu là người phụ nữ giàu tình yêu thương chồng và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ khi phản kháng để bảo vệ chồng. Không chỉ mang lại giá trị hiện thực được biểu hiện đa dạng, tác phẩm còn cho ta hiểu về một thời kì đen tối trong lịch sử dân tộc, biết về một thời kì đấu tranh dai dẳng của những con người dưới đáy xã hội. Như vậy, qua cái nhìn hiện thực của nhà văn, ta mở ra trong tầm mắt của mình một thế giới mới về những năm tháng đã qua, trải mình cùng những thước phim đời sống của quá khứ với biết bao kiếp lầm than miên man tìm về miền hạnh phúc.
- Chưa dừng lại ở đó, yêu cầu mang tính chất sống còn của tác phẩm văn học là phải đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó. Vì vậy, văn học mở ra cho ta một con đường mới, để ta tự vấn với chính mình: “Ta là ai?”. Ta hãy đến với Nguyễn Duy để tìm ra con người của chính mình sống ân nghĩa thủy chung trong bài thơ “Ánh trăng”. Mỗi chúng ta khi ấy chắc hẳn rất khao khát cho mình một ngọn hải đăng chỉ đường dẫn lối ta đến với bến đỗ đích thực của cuộc sống, tìm lại cái tôi đích thực của bản thân. Đừng lo lắng vì tác phẩm văn học chính là chìa khóa giải quyết bài toán đó. Khi bạn bất lực, hãy đọc tác phẩm và hướng ánh nhìn vào cuộc đời của thi nhân, bạn sẽ tìm ra câu trả lời. Qua một tác phẩm, bạn có quyền chọn cho mình một góc nhìn riêng, một đôi mắt riêng để tận hưởng cuộc sống và hơn hết, đến với văn chương bạn chắc chắn sẽ tìm được cho mình một con người đích thực mà bạn muốn trở thành. 4. Bàn luận: - Câu hỏi: “Phải chăng đọc tác phẩm văn học là quá trình con người khám phá thế giới và tìm thấy chính mình?” đã để lại cho ta những suy nghĩ về chức năng nhận thức của văn chương trong đời sống. Với trải nghiệm văn học của mỗi người, dõi theo nhiều tác phẩm khác nhau, ta nhận thức được tầm quan trọng của việc cảm thụ văn chương và tự hoàn thiện quá trình tiếp nhận nghệ thuật của mình. Câu hỏi trên để lại cho ta những bài học quý giá về việc đọc và cảm nhận. Đối với mỗi nhà văn, trong quá trình lao động miệt mài bằng cả trí óc và con tim, bằng cả tâm lực và trí lực, phải cho ra đời những tác phẩm bổ ích và ý nghĩa để làm đôi mắt cho người đọc nhìn ngắm vũ trụ vạn vật và là ngọn đèn đưa lối độc giả đến với bến bờ đích thực của sự sống. Và đồi với bạn đọc cũng vậy, ta phải đọc tác phẩm bằng cả trái tim chân thành để đón nhận tất thảy những thông điệp nhà văn gửi gắm. Để rồi từ đó, ta hoán thiện nhân cách, sống tốt hơn và có những hành động điểm tô cho cuộc sống thêm tươi vui rạng rỡ. III.Kết bài: - Trong đại dương nghệ thuật mênh mông, có những viên ngọc ngàn đời bất tử, nhưng cũng có những chiếc thuyền nghệ thuật đắm khi chỉ vừa ra khơi. Bởi lẽ, những tác phẩm qua bao biến cố thăng trầm vẫn vẹn nguyên và làm bao trái tim xúc động chỉ có thể là những tác phẩm giúp: “con người khám phá thế giới và tìm thấy chính mình”.