Bàn về thơ Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống”
Bạn đang xem tài liệu "Bàn về thơ Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- ban_ve_tho_nguyen_dinh_thi_cho_rang_tho_la_tieng_noi_dau_tie.docx
Nội dung text: Bàn về thơ Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống”
- Đề 7: Bàn về thơ, Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống” Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Qua bài thơ “Ngắm trăng” và bài thơ “Đồng chí” Chính Hữu. Dàn ý I. Mở bài: - Nhà phê bình văn học Nga Bêlinxki đã viết: “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”. Đúng vậy thơ chính là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc của tâm hồn con người khi bắt gặp hiện thực cuộc sống. Nhà thơ chính là người đã lượm lặt những vần thơ từ chính mảnh đất màu mỡ là hiện thực cuộc sống và gieo mầm cảm xúc ấy trở thành hoa thơm quả ngọt của cuộc sống. - Bàn về vấn đề này, Nguyễn Đình Thi cho rằng: ““Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống”. - Bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh và “ Đồng chí” của Chính Hữu là một minh chứng rõ nét cho nhận định trên. II. Thân bài: 1. Giải thích? - Vậy thơ là gì? Thơ ca, hai chữ kì diệu mà muôn đời vẫn chưa tìm ra một định nghĩa trọn vẹn, hoàn chỉnh. Từ khi thơ ca ra đời cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa về thơ. Có người nói thơ là hơi thở của cuộc sống, hơi thở của cỏ cây, hoa lá được nhà thơ thổi hồn vào đó. - Còn Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn”, có nghĩa là những tình cảm, cảm xúc nảy nở tự nhiên nảy nở trong tâm hồn khi nhà thơ “đụng chạm tới cuộc sống” nghĩa là bắt gặp bức tranh hiện thực đời sống. Thơ ca bắt nguồn từ cuộc sống. => Ý kiến trên nêu lên một định nghĩa, khái quát được đặc trưng cơ bản của nhà thơ là những tình cảm tự nhiên nảy nở trong tâm hồn khi nhà thơ bắt gặp bức tranh hiện thực đời sống. 2. Bàn luận: - Thật vậy, thơ vốn là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc. Đó chính là những cảm xúc, những rung cảm chân thành và mãnh liệt trong tâm hồn của thi nhân. Nhưng những cảm xúc trong thơ dù mãnh liệt đến đâu cũng phải có điểm tựa đến đâu cũng phải có điểm tựa từ hiện thực cuộc sống. Nó là những tỉnh cảm, cảm xúc chân thành cất lên từ một hoàn cảnh cụ thể của đời sống mà nhà thơ là người nếm trải. Vì vậy, thơ là tiếng nói của tâm hồn nhà thơ nhưng vẫn là hiện thực đời sống được phản ánh. - Thơ ca là cuộc đời nhưng thơ ca không phải là những trang giấy in nguyên vẹn bóng hình của cuộc đời rộng lớn. Người nghệ sĩ phải tìm đến cuộc đời để hút lấy chất mật tinh túy nhất, ngọt ngào nhất để tạo nên những vần thơ thật sự có giá trị. Có thể nói cuộc đời là mạch sữa ngọt ngào tuôn chảy để nuôi dưỡng các thế hệ thi nhân. Nhưng nhà thơ phải biết chắt lọc chất liệu mà cuộc đời cung cấp từ đó mới có thể làm rung động lòng người. Thơ ca phải gắn liền với cảm xúc. Nhà thơ giãi bày cảm xúc bằng ngôn từ nên thơ ca không sao chép cuộc sống
- một cách cứng nhắc. Đọc thơ mà không thấy nỗi lòng của nhà thơ thì đó chẳng phải là thơ ca đích thực. 3. Chứng minh * Tác phẩm “Bánh trôi nước” - Giới thiệu nét chính về Hồ Xuân Hương - Phân tích bài thơ để thấy được những cảm xúc của nhà thơ trước hiện thực cuôc sống * Tác phẩm Truyện Kiều” - Giới thiệu nét chính về Hồ Xuân Hương - Phân tích bài thơ để thấy được những cảm xúc của nhà thơ trước hiện thực cuôc sống 4. Đánh giá: - Thơ là những tình cảm tự nhiên, nảy nở từ cuộc sống nhưng đó phải là những rung cảm chân thành mang tính thẩm mĩ và phải được chuyên chở trong một hình thức nghệ thuật đặc sắc mới có sức lay động lòng người. - Đó cũng là lời nhắc nhở quý giá cho những người muốn trở thành thi sĩ, những người muôn thâm nhập vào thế giới bí ẩn của thơ ca phải nghiêm túc với nghiệp cầm bút. Vì thế nhà thơ phải yêu đời và trân trọng nghệ thuật mới vun đắp những vần thơ nở ra cánh hoa thơm ngát tô điểm cho đời.