Đề cương Ôn tập học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Đề 1: Em hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh

docx 2 trang xuanthu 5540
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Đề 1: Em hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_ngu_van_lop_7_de_1_em_hay_phat_bieu.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Đề 1: Em hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh

  1. MỘT SỐ ĐỀ TẬP LÀM VĂN ÔN THI HỌC KÌ I Đề 1: Em hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh Dàn ý I. Mở bài: - Hồ Chí Minh không chỉ là một vĩ lãnh tụ tài ba, mà Bác còn là một nhà thơ lớn của dân tộc. - “Cảnh khuya” là bài thơ hay được Bác sáng tác trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đầy khó khăn, gian khổ. - Đọc bài thơ, em vô cùng xúc động trước tình yêu thiên nhiên tha thiết và tấm lòng yêu nước sâu nặng của Bác được thể hiện trong những câu thơ sau: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” II. Thân bài 1. Hai câu thơ đầu - Mở đầu bài thơ, Bác đã vẽ ra trước mắt em một bức tranh thiên nhiên Việt Bắc trong đêm trăng đẹp biết bao: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” - Đọc câu thơ trên => khung cảnh núi rừng Việt Bắc về thật yên tĩnh. Trong khung cảnh ấy, Bác đã lắng nghe được tiếng suối chảy róc rách. - Nghe tiếng suối => nghe tiếng hát trong trẻo của ai đó từ xa vọng lại. - Bác sử dụng biện pháp so sánh thật đặc sắc: Bác so sánh âm thanh tiếng suối của tự nhiên // tiếng hát con người => tiếng suối trở nên sống động và gần gũi với con người hơn. * Cảm xúc: - Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc => đẹp hơn với ánh trăng tỏa sáng trên vòm cây cổ thụ => chiếu xuống mặt đất. - Em cảm tưởng như bóng trăng + bóng cây = đan lồng vào nhau => tạo nên những đóa hoa trăng lấp lánh trên mặt đất. * Cảm xúc: - Điệp ngữ “lồng” => làm cho cảnh vật như hòa hợp vào nhau tạo tạo nên bức tranh thiên nhiên Việt Bắc đẹp lung linh, huyền ảo với nhiều tầng lớp, đường nét và trở nên hữu tình, ấm áp hơn. * Suy nghĩ: - Em cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác. - Em cảm thấy thích thú với cảnh đẹp của núi rừng Việt Bắc. - Em tưởng tượng như mình được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ và thơ mộng của thiên nhiên nơi đây. 2. Hai câu cuối: - Nếu như trong hai câu đầu Bác chỉ miêu tả cảnh đẹp đêm trăng thì đến hai câu cuối Bác còn kín đáo gửi gắm nỗi niềm tâm sự của mình: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” - Bác tiếp tục sử dụng biện pháp so sánh: cảnh khuya // bức tranh vẽ => cảnh khuya rất đẹp => khiến cho Bác say mê chiêm ngưỡng đến quên cả giấc ngủ. - Điệp ngữ “chưa ngủ” => Bác “chưa ngủ” không chỉ vì tâm hồn xao xuyến trước cảnh đẹp thiên nhiên mà sâu xa hơn là vì lo cho vận mệnh của đất nước. * Cảm xúc và suy nghĩ: - Em xúc động trước tấm lòng yêu nước sâu nặng của Bác. - Em còn cảm phục Bác vì trong hoàn cảnh chiến tranh nguy hiểm mà Bác vẫn có thể rung cảm trước vẻ đẹp của một đêm trăng. => Qua đó, em thấy ý thơ làm sáng ngời lên tinh thần lạc quan, phong thái ung dung tự tại của Bác. III. Kết bài - Có thể nói “Cảnh khuya” là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp. - HS tự làm 1
  2. Đề 2: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến Dàn ý I. Mở bài: - Trong chương trình Ngữ Văn Bảy, em thích nhất là bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. - Bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn khuyến cáo quan về ở ẩn tại quê nhà và có bạn tới thăm. - Bài thơ đã làm cho em xúc động bởi sự trong sáng, giản dị của từ ngữ cũng như tình bạn đậm đà thắm thiết của Nguyễn Khuyến đối với người bạn tâm giao của mình. - Chép thơ II. Thân bài 1. Câu thơ đầu - Mở đầu bài thơ, em cảm nhận được niềm vui mừng, hồ hởi của tác gải khi có bạn đến nhà chơi: “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà” - “Đã bấy lâu” là khoảng thời gian dài => mới được gặp lại người bạn thân - Khi gặp lại, tác giả gọi bạn là “bác”, cách xưng hô ấy vừa thân mật, vừa kính trọng bạn. => Tình bạn của tác giả rất gắn bó, thân thiết. 2. 6 câu tiếp theo - Nguyễn Khuyến coi bạn là khách quý nên ông muốn tiếp đãi bạn thật chu đáo nhưng ông lại rơi vào hoàn cảnh thật trớ trêu: “Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa Ao sâu nước cả, khôn chài cá Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà Cải chửa ra cây, cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa” - Bằng giọng thơ hóm hỉnh hài hước, Nguyễn khuyến đã dựng lên một tình huống khó xử => không có vật chất gì để tiếp đãi bạn. - Nên từ câu hai đến câu bảy là lời thanh minh của tác giả về sự tiếp đón thiếu chu đáo của mình. - Cách thanh minh của tác giả cũng thật đặc biệt, sự liệt kê được sắp xếp giảm dần từ món ăn ngon là cá, gà =>những món ăn dân dã như rau cải, trái cà, bầu, mướp. - Tất cả tưởng chừng như đều có sẵn trong nhà nhưng chỉ tiếc thay là cá và gà thì khó bắt, còn rau, quả thì đang độ lớn dở dang chưa dùng được nên đành tạ lỗi với khách. * Cảm xúc, suy nghĩ: - Em vừa cảm thấy thích thú trước cách mà Nguyễn Khuyến ngượng ngùng tiếp khách, vừa cảm nhận được bức tranh làng quê đầy màu sắc - Sự thiếu thốn được tác giả đẩy lên đến cực điểm là ngay cả “miếng trầu” Nguyễn Khuyến cũng không có: “Đầu trò tiếp khách trầu không có” - tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp nói quá để cường điệu hóa cái nghèo vật chất của mình => giàu có nhất là tấm lòng. 3. Câu cuối: - Kết thúc bài thơ là một tình bạn chân thành, thắm thiết vượt lên mọi vật chất đời thường: “Bác đến chơi đây, ta với ta.” - Câu kết là linh hồn của cả bài thơ làm cho mọi ngượng ngùng, khó xử đều tan biến hết chỉ còn lại tình bạn. - Mọi vật chất tầm thường đều trở nên vô nghĩa trước tình bạn chân thành của hai người bạn già. - Tác giả tiếp đãi bạn không cần mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn thắm thiết. - Cụm từ “ta với ta” là tác giả + bạn, tuy hai nhưng là một => giao hòa trong một tình bạn gắn bó keo sơn. => Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng tác giả gửi gắm vào đó một quan niệm lớn lao về tình bạn đẹp là tình bạn cốt ở tấm lòng. * Cảm xúc: cảm phục trước tình bạn cao đẹp của tác giả. III. Kết bài: - Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là một bài thơ hay và có ý nghĩa. - HS tự làm 2