Đề kiểm tra chất lượng cuối năm Vật lí Lớp 11 - Năm học 2019-2020
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng cuối năm Vật lí Lớp 11 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_chat_luong_cuoi_nam_vat_li_lop_11_nam_hoc_2019_2.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng cuối năm Vật lí Lớp 11 - Năm học 2019-2020
- SỞ GDĐT BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2019 - 2020 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Môn: Vật lí - Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng. Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là sai? Lực từ là lực tương tác A. giữa hai nam châm. B. giữa hai điện tích đứng yên. C. giữa hai dòng điện. D. giữa một nam châm và một dòng điện. Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là đúng? Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường A. vuông góc với đường sức từ. B. nằm theo hướng của đường sức từ. C. nằm theo hướng của lực từ. D. không có hướng xác định. Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là đúng? Độ lớn cảm ứng từ tại tâm một dòng điện tròn A. tỉ lệ với cường độ dòng điện. B. tỉ lệ với chiều dài đường tròn. C. tỉ lệ với diện tích hình tròn. D. tỉ lệ nghịch với diện tích hình tròn. Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là sai? Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi A. dòng điện tăng nhanh. B. dòng điện giảm nhanh. C. dòng điện có giá trị lớn. D. dòng điện biến thiên nhanh. Câu 5: Với (n , B ) . Công thức tính từ thông gửi qua một mạch kín diện tích S là A. BS cos . B. BS sin . C. BS / cos . D. BS / sin . Câu 6: Độ lớn của suất điện động cảm ứng tỉ lệ thuận với A. từ thông gửi qua mạch kín đó. B. tốc độ biến thiên của từ thông gửi qua mạch kín đó C. thời gian biến thiên. D. góc hợp bởi vecto pháp tuyến với vecto cảm ứng từ. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) a) Nêu định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng. b) Nêu kết luận về bản chất dòng điện trong kim loại. Câu 2: (2,0 điểm) a) Tính độ tự cảm của một ống dây hình trụ có chiều dài 1 m gồm 2000 vòng dây, mỗi vòng có bán kính 10 cm. b) Một điện lượng 6,0 mC dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 2,0 s. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này. Câu 3: (3,0 điểm) Một vật sáng đặt trước một thấu kính, trên trục chính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính bằng hai lần vật. Dời vật ra xa thấu kính một đoạn 60 cm. Ảnh của vật ở vị trí mới vẫn bằng hai lần vật. a) Thấu kính trên là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kỳ? Vì sao? b) Tính tiêu cự của thấu kính. c) Tính khoảng cách giữa hai vị trí của ảnh trong hai trường hợp trên. Hết