Đề kiểm tra Cuối học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS U Minh Thượng (Có đáp án)

docx 8 trang xuanthu 9320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS U Minh Thượng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2020_2021_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS U Minh Thượng (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO U MINH THƯỢNG Trường THCS & THPT U MINH THƯỢNG Họ và tên GV: Vũ Thị Quyên - Năm sinh: 11/09/1982 Sản phẩm phải hoàn thành sau tập huấn ngày 11/09/2021: Tạo một đề giữa kì các khối tùy chọn thuộc cấp THCS (kèm theo ma trận và đáp án, hướng dẫn chấm) 1. Xây dựng ma trận đề kiểm đề kiểm tra cuối kì II – Lớp 9 a) Ma trận Kĩ năng Mức độ Số câu % điểm Thời gian Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao % % % % Đọc hiểu 15% 15% 10% 0 12 câu 40% 20 phút 6 câu 5 câu 1câu Làm văn 25% 15% 10% 10% 1 câu 60% 70 phút Tổng 40% 30% 20% 10% 13 câu 100% 90 phút Tỷ lệ 70% 30% 100% b) Đặc tả BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận Tổng Mức độ kiến thức, thức Đơn vị kiến thức/kĩ TT Nội dung kiến kĩ năng cần kiểm tra, đánh Vận năng Nhận Thông Vận thức/kĩ năng giá dụng biết hiểu dụng cao Đọc hiểu đoạn trích Nhận biết: 6 5 1 0 12 văn bản (ngữ liệu - Xác định được tác giả, trong sách giáo khoa phương thức biểu đạt, thể lớp 9 HKII) loại của đoạn trích. 1 ĐỌC HIỂU - Chỉ ra thông tin trong đoạn trích văn bản. - Nhận diện các thành phần biệt lập, hàm ý, nghĩa tường minh.
  2. 2 Thông hiểu: - Hiểu được đặc sắc về nội dung của đoạn trích văn bản: chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa của hình tượng nhân vật, ý nghĩa của sự việc chi tiết tiêu biểu - Hiểu được tìm hàm ý, nghĩa tường minh. Vận dụng: - Nhận xét giá trị của các yếu tố nội dung, hình thức trong đoạn trích văn bản, câu tiếng Việt. - Nghị luận về văn Nhận biết: bản/đoạn trích tự sự - Xác định được kiểu bài dân gian: nghị luận, vấn đề cần nghị Cảm nhận của em luận. về nhân vật - Nêu được nhân vật, các chi tiết nổi bật của nhân vật 2 LÀM VĂN Phương Định trong truyện ngắn trong văn bản, đoạn trích. Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê. Thông hiểu: - Trình bày được những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm theo yêu cầu đề bài: công việc, nhiệm vụ, trách nhiệm của người thnh niên xung phong; bài học về công cuộc đấu tranh bảo vệ
  3. 3 đất nước, ước mơ hoài bão của thế hệ trẻ với công cuộc chiến đấu trong chiến tranh cam go Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng tạo lập văn bản, kiến thức về đọc hiểu văn bản để viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề bài. - Đánh giá, nhận xét giá trị của văn bản. Vận dụng cao: - Liên hệ, so sánh với các tác phẩm khác để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận; vận dụng kiến thức lí luận văn học để có những phát hiện sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. - Diễn đạt sáng tạo,giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. - Đánh giá được vai trò, ý nghĩa của thông điệp trong văn bản đối với cuộc sống, xã hội hiện tại. Tổng 7 Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 70 30 c) Đề kiểm tra cuối kì 2
  4. 4 PHÒNG GD VÀ ĐT U MINH THƯỢNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HK II TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2020-2021 U MINH THƯỢNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ I. Đọc hiểu (4.0 điểm): Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án trả lời đúng nhất trong các câu bên dưới: “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi văng ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.” (Ngữ văn 9, tập 2) Câu 1 (0.25 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? A. Những ngôi sao xa xôi. B. Lặng lẽ Sa Pa. C. Chiếc lược ngà. D. Làng. Câu 2 (0.25 điểm): Nội dung của đoạn văn trên là gì? A. Công việc của nhân vật Thao. B. Công việc chung của các chiến sĩ. C. Quả bom chuẩn bị nổ. D. Một lần phá bom của Phương Định. Câu 3 (0.25 điểm): Văn bản chứa đoạn văn trên viết theo thể loại? A. Hồi kí. B. Tùy bút. C. Truyện ngắn. D. Kịch. Câu 4 (0.25 điểm): Văn bản ấy viết về ai? A. Những cô gái tải đạn ra chiến trường chống Mĩ. B. Ba cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ. C. Những cô gái ở một đơn vị sản xuất vũ khí chiến đấu. D. Những cô gái làm công tác cứu thương trên mặt trận Trường Sơn. Câu 5 (0.25 điểm): Tình huống: Cô giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào. Cô giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi? Câu nói của cô giáo có hàm ý gì? A. Hỏi học sinh đó xem đi học muộn bao nhiêu phút. B. Trách học sinh đó đi học không mang đồng hồ. C. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ. D. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ. Câu 6 (0.25 điểm): Trả lời bằng hàm ý cho câu hội thoại: “An: Ngày mai chủ nhật bạn đến nhà mình chơi đi.” A. Mình sẽ đến đúng hẹn. B. Mình đến muộn một chút nhé. C. Mình bận nhiều việc lắm. D. Mình đến sớm và về sớm nhé. Câu 7 (0.25 điểm): Câu: “Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Phần được in đậm là thành phần gì? A. Thành phần tình thái. B. Thành phần phụ chú.
  5. 5 C. Thành phần gọi-đáp. D. Thành phần cảm thán. Câu 8 (0.25 điểm): Từ in đậm trong câu thơ “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam.”là thành phần nào sau đây: A. Thành phần tình thái. B. Thành phần phụ chú. C. Thành phần gọi-đáp. D. Thành phần cảm thán. Câu 9 (0.25 điểm): Câu thơ nào không có thành phần gọi-đáp hoặc cảm thán? A. Mùa xuân ta xin hát - Câu Nam ai, Nam bình. B. Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam. C. Ơi, con chim chiền chiện - Hót chi mà vang trời. D. Ôi con sông màu nâu - Ôi, con sông màu biếc. Câu 10 (0.25 điểm): Dòng thơ nào mang ý nghĩa tường minh? A. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương. B. Muốn làm cây tre trung hiếu trốn này. C. Đêm nay rừng hoang sương muối. D. Chỉ cần trong xe có một trái tim. Câu 11(0.5 điểm): Điền từ còn thiếu vào chỗ trống cho hoàn thành khái niệm về hàm ý: Hàm ý là phần (A) . tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng (B) trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Câu 12(1.0 điểm): Nối tên tác giả cột A với tên tác phẩm ở cột B điền vào cột C tương ứng: Cột A Cột B Cột C 1. Viễn Phương. a. Sang thu. 1- 2. Thanh Hải b. Mùa xuân nho nhỏ. 2- 3. Hữu Thỉnh c. Nói với con. 3- 4. Y Phương d. Viếng lăng Bác. 4- e. Mây và Sóng II. Làm văn (6.0 điểm): Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam). Hết Phụ ghi: Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. 2. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKII, NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 – I/ Đọc hiểu: 4.0 điểm: Mỗi ý đúng được 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1- d; Đáp A D C B D C B D A C A-thông 2- b; án báo 3- a; B-từ 4- c. ngữ.
  6. 6 Điểm 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 1.0 II/ Làm văn (6.0 điểm) Phần Nội dung cần đạt Điểm *Yêu cầu về kỹ năng: - Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học (kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích). - Vận dụng tốt các thao tác lập luận. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Khuyến khích những bài viết sáng tạo. * Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Lê Minh Khuê, truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi, thí sinh có thể trình bày cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn và bày tỏ suy nghĩ của mình theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Sau Tự đây là một số gợi ý: luận a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Lê Minh Khuê, tác (Làm 1.0 văn) phẩm Những ngôi sao xa xôi, nhân vật Phương Định. b. Thân bài: - Giới thiệu khái quát về nhân vật: Nêu ấn tượng 0.5 chung về nhân vật. - Cảm nhận về nhân vật: + Xuất thân: Là con gái Hà Nội. 0.5 + Ngoại hình: Một cô gái khá 0.5 ++ Hai bím tóc dày, tương đối mềm ++ Một cái cổ cao, kêu hãnh như đài hoa loa kèn. ++ Đôi mắt: có cái nhìn sao mà xa xăm -> Xinh đẹp, duyên dáng. + Sở thích: Thích ngắm mắt mình trong gương, thích hát, yêu quý những người có ngôi sao trên mũ, thích mưa đá 0.5 -> Hồn nhiên, giàu mơ mộng và lãng mạn, yêu đời. + Trong công việc: trong cuộc phá bom đầy nguy hiểm, bình tĩnh tiến đến quả bom, đàng hoàng mà bước tới cùng xới xẻ đào đất 0.5 -> Dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc trong công việc. + Với đồng đội: ++ Tình cảm gắn bó yêu thương với đồng chí, đồng đội. 0.5 ++ Quý trọng và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô đã gặp, cùng sống chiến đấu với mình. ++ Lo lắng, quan tâm, chăm sóc đồng đội.
  7. 7 - Nhận xét, đánh giá chung về nhân vật, liên hệ bản thân: + Ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật sinh động,tác giả đã làm 0.5 hiện lên cô nữ thanh niên xung phong vô cùng đáng yêu, trẻ trung và đầy nhiệt huyết, hào hùng. 0.5 + Thái độ, tình cảm của bản thân, bài học từ nhân vật c. Kết bài: Khẳng định, đánh giá nhân vật đối với sự thành công 1.0 của tác phẩm,liên hệ cuộc sống, bản thân, gợi suy nghĩ cho người đọc. * Cách cho điểm: - Điểm 5 - 6: HS có thể vận dụng các thao tác, phương thức diễn đạt để trình bày đầy đủ những đặc điểm của nhân vật một cách thuyết phục, bày tỏ được suy nghĩ sâu sắc của bản thân. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo; có thể còn vài sai sót rất nhỏ về chính tả, dùng từ. - Điểm 3 - 4: Cảm nhận được một số đặc điểm cơ bản của nhân vật, có nêu được suy nghĩ của bản thân. Bố cục rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 2 - 3: Chưa thể hiện rõ các đặc điểm về nhân vật; cảm nhận của bản thân về vấn đề còn sơ sài; mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 1: Chưa hiểu đề; sai lạc kiến thức; mắc rất nhiều lỗi về diễn đạt. - Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề. * Lưu ý: Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. ĐIỂM TOÀN BÀI: PHẦN I+ PHẦN II= 10.00 ĐIỂM