Đề kiểm tra Giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Đông Hưng (Có đáp án)

doc 8 trang xuanthu 22/08/2022 6220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Đông Hưng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_8_truong_thcs_dong_hun.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Đông Hưng (Có đáp án)

  1. Trường THCS Đông Hưng ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1- MÔN NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, trong môn Ngữ văn 8 học kì I với mục đích đánh giá năng lực của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận. 1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ văn 8, giữa học kì I với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản (viết bài văn tự sự kết hợp nhiều yếu tố). 3. Thái độ: Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn, hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lí nhất. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức : Trắc nghiệm kết hợp với tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận trong thời gian 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Nhận biết Thông hiểu Vận Vận Cộng Mức độ TN TL TN TL dụng dụng NLĐG cao Đọc - hiểu Nhận biết Hiểu, - Ngữ liệu: tên tác xác định Văn bản văn phẩm có được học. đoạn phương - Tiêu chí lựa trích, từ thức biểu chọn ngữ láy, tên đạt liệu: 01 đoạn tác giả chính, văn trích ứng với nội dung trong văn bản tác phẩm. chính được học của đoạn chính thức văn, xác trong chương định tình trình thái từ Số câu 3 3 8 Số điểm 1,5 1,5 5,0 Tỉ lệ 15% 15% 50% Tập làm văn Viết Vận đoạn dụng Văn văn kiến thức tự sự trình viết bài bày suy văn tự sự nghĩ về
  2. chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác Số câu: 1 1 Số điểm: 5,0 5,0 Tỉ lệ: % 50% 50% T.số câu 3 3 1 1 9 T.số điểm 1,5 1,5 2 5,0 10 Tỉ lệ: % 15% 15% 20% 50% 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA I. Trắc nghiệm (3 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời theo yêu cầu của câu hỏi (mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm.) Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi! Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc người ấy không từ chối đâu. ( Ngữ văn 8, tập 1) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ truyện ngắn nào? A. Cô bé bán diêm B. Chiếc lá cuối cùng C. Đánh nhau với cối xay gió D. Trong lòng mẹ Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3: Câu “Cho cháu đi với!” thuộc tình thái từ nào? A. Tình thái từ nghi vấn B. Tình thái từ cầu khiến C. Tình thái từ cảm thán D. Tình thái từ biểu thị sắc thái biểu cảm Câu 4: Tìm từ láy trong đoạn văn trên ? Câu 5: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? A. Trò chuyện giữa cháu với bà B. Sự cô đơn và mong muốn của cô bé được ở với bà mãi mãi C. Cô đơn và tuyệt vọng D. Cả A,B,C đều đúng Câu 6: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp tên văn bản với tên tác giả? Cột A Cột B Nối 1. Cô bé bán diêm. A. Xéc-van-téc. A. 2. Chiếc lá cuối cùng. B. O Hen-ri B. 3. Đánh nhau với cối xay gió II. Tự luận: (7 điểm)
  3. Câu 1: (2 điểm) Viết đoạn văn (5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” được gọi là một kiệt tác? Câu 2: (5 điểm) Qua văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Hãy đóng vai là người chứng kiến cảnh chị Dậu đánh tên cai lệ để kể lại diễn biến sự việc trên, qua đó em cảm nhận gì về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,5đ Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 5 Câu 6 Đáp án A C B B A-3; B- 2 Câu 4: sung sướng, ngoan ngoãn II. Tự luận (7 điểm) Câu Đáp án Điểm - Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác: 2,0 đ + Như thật, đánh lừa cô họa sĩ. Câu 1 + Cứu sống Giôn- xi. + Vẽ bằng tâm lòng và cả tính mạng của cụ Bơ-men. * Yêu cầu: - HS chọn ngôi kể phù hợp: ngôi thứ nhất 0,5đ - Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự, có đầy đủ: mở bài, thân bài, kết bài. - Triển khai hợp lí nội dung trình tự của câu chuyện; kết hợp tốt các yếu tố miêu tả, biểu cảm, Lời kể mạch lạc, trong sáng. Dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp, chữ viết sạch đẹp, không sai chính tả. - Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: I. Mở bài: Giới thiệu khái quát tác phẩm, đoạn trích, nhân vật 0,5đ II. Thân bài: (Học sinh trình bày được) - Tình huống xảy ra câu chuyện: 3,5đ + Do phải đóng thuế, anh Dậu bị đánh trói ngoài đình, nữa Câu 2 đêm người ta cõng anh về rũ rượi như một xác chết. Chị Dậu nấu cháo cho chồng, anh Dậu chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lý trưởng ập đến. - Quá trình tức nước: + Lời nói và hành động của cai lệ và người nhà lý trưởng + Sự van xin nhẫn nhục của chị Dậu (cách xưng hô đối với cai lệ và người nhà lý trưởng) - Quá trình vỡ bờ: + Cảnh ẩu đả quyết liệt giữa chị Dậu và Cai lệ và người nhà lỳ trưởng + Thái độ của Anh Dậu + Lời nói của chị Dậu (thay đổi cách xưng hô) - Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến:
  4. + Thân phận chìm nổi, lênh đênh + Bị khinh thường, chà đạp, rẻ rúng, nhỏ bé giữa cuộc đời + Không có được hạnh phúc trọn vẹn - Những người phụ nữ xưa có phẩm hạnh cao đẹp: + Yêu thương, lo lắng cho chồng, cho con + Giữ phẩm cách trong sạch, hết mực thủy chung + Luôn khát khao tự do, hạnh phúc + Có sức mạnh tiềm tàng mỗi khi bị áp bức. III. Kết bài 0,5đ - Suy nghĩ của em khi kể lại điễn biến sự việc Giáo viên chấm cho điểm tùy theo bài các em có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố miêu tả, biểu cảm ) thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc; văn viết giàu cảm xúc Người ra đề Nguyễn Thị Vĩnh Phượng