Đề kiểm tra Giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_9_co_dap_an.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)
- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 9 Thời gian làm bài : 90 phút MA TRẬN Mức độ cần đạt Nội dung Vận dụng Tổng số Nhận biết Thông hiểu Thấp Cao I. Đọc hiểu - Nhận diện - Biện pháp tu - Ngữ liệu: văn tác giả, tác từ và tác dụng bản nghệ thuật phẩm. - Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ Số câu 1 2 3 Số điểm 0.5 2,5 3,0 Tỉ lệ 5% 25% 30% II. Làm văn Viết một đoạn Viết một văn NLXH về bài văn trách nhiệm NLVH về gìn giữ hạnh đoạn thơ. phúc gia đình Số câu 1 1 2 Số điểm 2,0 5,0 7,0 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng số câu 1 2 1 1 5 Tổng số điểm 0.5 2,5 2.0 5,0 10,0 Tỉ lệ 5% 25% 20% 50% 100% ĐỀ BÀI: PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc” “Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời”. Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng” ( Ngữ văn 9, tập 2) 1. Cho biết tên tác phẩm, tác giả của bài thơ có đoạn trên? 2. Chỉ ra biện pháp ẩn dụ trong khổ thơ và nêu tác dụng? 3. Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ trên?
- PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2 điểm):Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về vai trò của mỗi thành viên trong gia đình trong việc gìn giữ hạnh phúc? Câu 3 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Viếng lăng Bác - Viễn Phương) III. HƯỚNG DẪN CHẤM A. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. B. Đề và hướng dẫn chấm PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 - Đoạn trích trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ “ 0,25 - Của Thanh Hải 0,25 Đoạn thơ trên sử dụng phép tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Từng giọt 0,5 2 long lanh rơi - Tác dụng: Gợi tả âm thanh của tiếng chim chiền chiện - sứ giả của mùa 0,5 xuân lảnh lót vang trời. Âm thanh qua lăng kính thẩm mỹ của nhà thơ trở lên có màu sắc ( long lanh), có hình khối ( giọt). Tiếng chim không chỉ được cảm nhận bằng thính giác mà chuyển sang thị giác. Có lẽ hơn tất cả là nhà thơ cảm nhận bằng trái tim tha thiết tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. 3 - Bức tranh thiện nhiên xứ Huế vào xuân tươi tắn, sống động và 0,25 tràn đầy sức sống. + Bút pháp phác họa: không gian rộng lớn ( dòng sông thơ mộng, bầu trời ) hình ảnh đơn xơ mà đằm thắm ( sông/ hoa/ chim) , màu sắc cân 1 đối, hài hòa, tươi sáng ( xanh của sông /tím của hoa), âm thanh trong trẻo, tươi vui ( chiền chiện hót vang trời) -Qua bức tranh xuân Huế, ta cảm nhận được nhà thơ đang say sưa, ngây 0.25 ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
- Câu 1 Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về vai trò của mỗi thành viên trong gia đình 2,0 trong việc gìn giữ hạnh phúc? a. Đảm bảo hình thức của một đoạn văn. Viết đúng chính tả, dùng từ, viết câu. 0,5 c. Nội dung: Cần đảm bảo một số ý cơ bản sau: 1,5 Để gìn giữ hạnh phúc mỗi thành viên trong gia đình cần: - Sống yêu thương, tôn trọng và biết lắng nghe tâm tư của các thành viên khác. - Có trách nhiệm gìn giữ, vun đắp hạnh phúc bằng sự tin tưởng, bao dung và cùng phấn đấu xây dựng đời sống vật chất, tinh thần. - Không giải quyết mâu muẫn gia đình bằng bạo lực. - Đấu tranh với các hành vi gây tổn hại về tinh thần và thể xác người thân trong gia đình Câu 2 Cảm nhận của em về hai khổ thơ cuối trong bài “Viếng lăng Bác” 5.0 của Viễn Phương? * Về kĩ năng: Làm đúng kiểu bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng, 0.5 mạch lạc; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: a. MB- Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.bài thơ, đoạn thơ (khổ 3,4); 0,5đ - Khái quát giá trị đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện niềm xúc động của nhà thơ khi viếng Bác vào viếng Bác và trước khi ra về b. TB - Khái quát ngắn gọn cảm xúc của tác giả khi đến thăm lăng Bác. 0,25đ *Khổ 3. Thể hiện niềm xúc động nghẹn ngào trào dâng khi tác giả viếng Bác trong lăng. - Cách nói giảm nói tránh: giấc ngủ bình yên để giảm nhẹ nỗi đau trong lòng 1.5 vừa thể hiện thái độ nâng niu của nhà thơ đối với giấc ngủ của Bác. Ẩn dụ nói về sự ra đi thanh thản nhẹ nhàng của Bác. - ẩn dụ: “vầng trăng sáng dịu hiền” ánh sáng dịu mát, không khí thanh tĩnh trong lăng từ ánh đèn toả ra trong lăng Bác, vẻ đẹp tâm hồn thanh cao của Bác. - Cặp từ “Vẫn biết- Mà sao”diễn tả ý đối lập: + Câu thơ thứ nhất là cái nhìn của lí trí. Ẩn dụ: “trời xanh” khẳng định hình ảnh Bác trường tồn vĩnh hằng cùng với non sông đất nước. + Câu thơ thứ 2 lại là tình cảm nhói đau khi phải đối mặt với hiện thực là Bác đã mất. Đau “ nhói” là nỗi đau quặn thắt trong tim - Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe nhói ở trong tim” diễn tả niềm xúc động thành kính và nỗi đau xót của nhà thơ rất chân thành sâu sắc trước sự ra đi của Bác.`
- *Khổ 4. Tâm trạng lưu luyến, bịn rịn không muốn rời lăng. 1.5 - Bộc lộ cảm xúc trực tiếp: thương trào nước mắt - một cảm xúc mãnh liệt, nhớ thương, lưu luyến ko muốn rời xa nảy sinh bao ước muốn. - Điệp ngữ: muốn làm, liệt kê, ẩn dụ: đã thể hiện ước nguyện dâng hiến (T/g muốn làm con chim, làm đoá hoa, làm cây tre trung hiếu ) - Nhịp thơ dồn dập thể hiện tình cảm lưu luyến của t/g muốn được ở mãi bên người. Hình ảnh cây tre được lặp lại: bố cục đầu cuối tương ứng làm cho bài thơ mang vẻ đẹp cân đối hài hoà, tạo nên sự phát triển của ý thơ. + Nhân hóa: cây tre trung hiếu: “trung hiếu” là từ chỉ phẩm chất trung thành hiếu nghĩa của con người. Mặt khác nó còn là h/a ẩn dụ: thể hiện lòng kính yêu và trung thành với Bác nguyện mãi mãi đi theo con đường của Bác. * Đánh giá: -NT: Giọng điệu: trang nghiêm, sâu lắng, thiết tha vừa đau xót, tự hào. Sử dụng các biện pháp tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa một cách hiệu quả. Hình ảnh thơ kết hợp giữa thực và mang tính biểu tượng tạo giá trị biểu cảm, ngôn ngữ bình dị 0, 25đ mà cô đúc -ND: Niềm xúc động thành kính và nỗi đau xót của nhà trước sự ra đi của Bác. Ước nguyện tha thiết của nhà thơ mãi được ở bên Bác, dâng lên Bác tất cả lòng kính yêu, thành kính, biết ơn c. Kết luận: Khẳng định giá trị đoạn thơ -Liên hệ, đánh giá, nêu suy nghĩ của bản 0,5đ thân. Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau, giám khảo chấm linh hoạt theo bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm từng phần cho phù hợp, tránh đếm ý cho điểm, trân trọng những bài viết sáng tạo, có lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, diễn đạt tốt