Đề kiểm tra Giữa học kì 2 Ngữ văn Khối 7 (Có đáp án)

doc 4 trang xuanthu 9040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 2 Ngữ văn Khối 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_ngu_van_khoi_7_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kì 2 Ngữ văn Khối 7 (Có đáp án)

  1. Đề kiểm tra học kì II. Môn Ngữ văn 7. Mức độ cần đạt Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận số Nội dung thấp dụng cao I. - Ngữ liệu: - Biết được tên - Nêu được nội ĐỌC Văn bản nghị tác phẩm, dung của đoạn HIỂU luận. phương thức trích. - Tiêu chí lựa biểu đạt, xuất - Xác định chọn ngữ xứ. được kiểu câu liệu: đoạn theo cấu tạo. văn có độ dài - Mục đích của 50 – 100 chữ việc sử dụng kiểu câu trên Tổng Số câu 1 2 3 Số điểm 1 2 3.0 Tỉ lệ 10% 20% 30% II. Câu 1: Nghị Viết đoạn văn TẬP luận xã hội nghị luận LÀM VĂN Câu 2. Văn Viết bài tự sự văn nghị luận giải thích Tổng Số câu 1 1 2 Số điểm 2 5 7 Tỉ lệ 20% 50% 70 Tổng Số câu 1 2 1 1 5 cả bài Số điểm 1 2 2 5.0 10 Tỉ lệ 10% 20% 20% 50% 100%
  2. II.ĐỀ BÀI Phần I: ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến”. Câu 1. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên? Nêu xuất xứ của đoạn trích? Câu 2. Em hãy nêu nội dung của đoạn trích trên? Câu 3. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn 2,3,5 thuộc kiểu câu gì? Mục đích của việc sử dụng kiểu câu đó trong đoạn văn trên? Phần II: TẬP LÀM VĂM ( 7,0 điểm) Câu 1 ( 2,0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích cũng như hiểu biết về văn bản có chứa đoạn trích trên em sẽ cụ thể hóa lòng yêu nước của mình như thế nào? ( Trình bày bằng một đoạn văn ngắn)? Câu 3 (5,0 điểm) Hãy giải thích câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn” Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 1 - Đoạn trích trên trích trong văn bản: Tinh thần yêu nước 0,25 của nhân dân ta. - Phương thức biểu đạt: Nghị luận. 0,25 - Xuất xứ: trích từ Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí 0,5 Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam. 2 b. Nội dung chính của đoạn trích trên nêu lên nhiệm vụ 1 của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến. 3 Xét theo cấu tạo câu 2,3,5 thuộc kiểu câu rút gọn 0,25 - Mục đích: làm cho câu ngắn gọn, thông tin nhanh hơn, 0, 75 tránh lặp lại các từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước. LII TẬP LÀM VĂN Từ nội dung của đoạn trích cũng như hiểu biết về 2.0 văn bản có chứa đoạn trích trên em sẽ cụ thể hóa lòng yêu nước của mình như thế nào? a. Hình thức. 0.5
  3. - Đảm bảo thể thức của đoạn văn. - - Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt lập luận chặt chẽ. 1 b) Yêu cầu về nội dung: 1.5 Tùy theo năng lực của học sinh nhưng về cơ bản học sinh nêu được các ý như sau: + Lòng yêu nước của mỗi người được biểu hiện rất khác nhau theo từng thời kì lịch sử của đất nước, theo từng độ tuổi ngành nghề + Với độ tuổi thiếu niên- học sinh em sẽ cụ thể hóa lòng yêu nước của mình bằng những việc làm cụ thể: chăm ngoan, học giỏi, vâng lời bố mẹ, thầy cô giáo, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, tích cực tham gia các hoạt động phong trào của lớp, trường, đoàn đội phát động - Phê phán những bạn học sinh chưa biết thể hiện lòng yêu nước của mình qua những hành động cụ thể 2 Hãy giải thích câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn” 5.0 a. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết vận dụng các kĩ 0.5 năng nghị luận để làm thành một bài tập làm văn nghị luận giải thích có đầy đủ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài theo quy định. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trau chuốt, văn viết có cảm xúc chân thành, lí lẽ chặt chẽ, có sử dụng được dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục. Trình bày không gạch xóa. – Yêu cầu nội dung: Cách trình bày có thể khác nhau 4,5 nhưng học sinh cần phải nêu được các ý sau: a. Mở bài: 0,5 - Giới thiệu được vấn đề cần giải thích : Lòng biết ơn trong cuộc sống. - Trích dẫn câu tục ngữ b. Thân bài: - Thế nào là uống nước nhớ nguồn? 1,5 Giải thích câu tục ngữ: + Nghĩa đen: Uống nước phải nhớ đến nguồn, nơi khởi đầu của dòng nước. + Nghĩa bóng: Người hưởng thành quả lao động phải biết ơn người tạo ra thành quả đó. + Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. =>Nghĩa chung của câu tục ngữ: khi hưởng thụ thành
  4. quả lao động nào đó, phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà ta đang hưởng. - Tại sao phải uống nước nhớ nguồn? 1 + Trong XH , không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc. Trong cuộc sống không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo dựng nên. + Lòng biết ơn giúp ta gắn bó với cha mẹ, ông bà, anh em, tập thể, giữa thế hệ trước với thế hệ sau tạo ra một XH nhân ái, đoàn kết. Thiếu lòng biết ơn và hành động đền ơn con người sẽ trở nên ích kỉ, xấu xa độc ác + Uống nước nhớ nguồn là đạo lí, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. - “Uống nước nhớ nguồn” ta phải hành động như thế nào? 1 + Có ý thức hành động thiết thực trong cuộc sống, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, biết ơn thầy cô và những người đã giúp đỡ mình, tích cực học tập, rèn luyện tốt cũng là cách để thể hiện lòng biết ơn tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa + Phê phán những kẻ đi ngược với đạo lí của dân tộc * Đánh giá: Đây là một truyền thống quí báu của dân tộc, thể hiện đạo lí làm người, vì thế chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy. c. Kết bài: 0,5 - Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ - Rút ra bài học cho bản thân * Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, giám khảo chấm linh hoạt, căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm từng phần cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, có lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, diễn đạt tốt