Đề kiểm tra Giữa học kì 2 Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)

docx 3 trang xuanthu 22/08/2022 6180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 2 Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_ngu_van_khoi_8_nam_hoc_2019_2020_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kì 2 Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I: Đọc hiểu (5.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! 1. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Bài thơ ấy được viết theo thể thơ nào? (1.0 điểm) 2. Em hãy cho biết nội dung chính của bài thơ mà em vừa tìm được. ( 1.0 điểm) 3. Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ ấy: (1.0 điểm) Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. 4. Cho biết câu sau thuộc kiểu câu gì và dùng để làm gì? (1.0 điểm) Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! 5. Từ bài thơ vừa tìm được, em rút ra cho mình bài học gì? (1.0 điểm) Phần II: Tạo lập văn bản (5.0 điểm) Đọc câu chuyện sau: Lê Minh Châu (sinh năm 1991) là một chàng trai lớn lên lại làng trẻ Hòa Bình - nơi chăm sóc cho những trẻ em bị chất độc màu da cam. Ngay từ khi còn nhỏ, Châu đã bị khuyết tật ở chân và một phần cánh tay khiến cho việc sinh hoạt gặp nhiều khó khăn chứ chưa nói đến việc có thể vẽ tranh. Năm 17 tuổi, vượt qua mọi khó khăn và tự ti của một nạn nhân của chất độc da cam, Châu rời làng Hòa Bình để theo đuổi ước mơ trở thành một họa sĩ. Cậu tự mở phòng tranh riêng, tự nuôi sống bản thân bằng các tác phẩm của mình - những bức tranh được vẽ bằng miệng. Châu không bao giờ muốn mọi người xem hay mua tranh của mình vì anh là người khuyết tật. Chàng trai trẻ trung này khao khát được cống hiến và mong muốn được xã hội công nhận tài năng như một người nghệ sĩ thực thụ. Để làm được tất cả những điều ấy, dĩ nhiên không gì khác ngoài việc lấy đam mê làm động lực sống. ( Theo Internet) Em hãy bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra từ câu chuyện trên. HẾT
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2019 – 2020 Hướng dẫn mang tính gợi ý, GV căn cứ bài làm của HS xem xét cho điểm PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Về nội dung đoạn ngữ liệu 5.0 1 - Văn bản: Quê hương 0.25 - Tác giả: Tế Hanh 0.25 - Thể thơ: Thơ tám chữ 0,5 ĐỌC 2 Nội dung của thơ Quê hương của Tế Hanh: Bài thơ đã 1.0 HIỂU vẽ ra một bức tranh sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật là hình ảnh khoẻ khoắn đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho ta thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ 3 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. 0.5 - Biện pháp tu từ nhân hoá: “chiếc thuyền im”, “mỏi”, “nằm”, “nghe” 0.5 ->Tác dụng: thể hiện con thuyền từ vật vô tri, vô giác trở nên có hồn giống như con người đang mệt mỏi nhưng hài lòng sau ngày dài lao động gian khổ. - Hoặc biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” -> Tác dụng: Chiếc thuyền thay vì cảm nhận chất muối thấm dần trong thớ vỏ bằng xúc giác nhưng ở đây lại cảm nhận bằng thính giác “nghe chất muối” HS có thể có câu trả lời khác, GV xem xét cho điểm nếu thấy hợp lí. 4 Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! - Kiểu câu: Câu cảm thán 0.5 - Chức năng: Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc nhớ quê hương của tác giả 0.5 5 Học sinh có thể nêu những bài cụ thể nhưng cần đảm bảo ý sau: Em phải biết yêu quê hương, yêu những 1.0 người dân quê mình. Vì đó chính là cội nguồn sinh dưỡng của em. Viết bài văn nghị luận 5.0 Đề : Em hãy bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra từ câu chuyện trên.
  3. a Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài 1.0 văn nghị luận giải thích. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, văn mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. TẠO b Yêu cầu cụ thể: LẬP Học sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách. VĂN Dưới đây là một số gợi ý định hướng cho việc chấm BẢN bài. Mở bài: 0.5 - Từ câu chuyện giới thiệu vấn đề nghị luận: Sống có ước mơ Thân bài: 3.0 - Giải thích ước mơ là gì? Là những hoài bão, khát vọng, những điều tốt đẹp mà chúng ta luôn hướng đến; là mục tiêu, mục đích chúng ta đề ra và khát khao đạt được. - Tại sao chúng ta nên có ước mơ và không ngừng cố gắng để biến chúng thành sự thật? + Vì có ước mơ chúng ta sẽ có động lực để vươn đến mục tiêu, mục đích đề ra. + Ước mơ tạo nên sức mạnh để chúng ta vượt qua những khó khăn, trở ngại tiến gần hơn với khát vọng của mình. + Chúng ta phải cố gắng thực hiện ước mơ của mình vì không ai thay mình biến chúng thành sự thật, chúng ta không phải là cô Tấm hay Lọ Lem để mỗi khi khó khăn Tiên hay Bụt lại hiện lên phẩy đũa thần biến ước mơ của ta thành sự thật. + Dẫn chứng - Phê phán: những kẻ sống vô vị, tẻ nhạt, không có ước mơ hoài bão, sống hôm nay không biết đến ngày mai, • - Nhận thức và hành động Kết bài: 0.5 - Từ câu chuyện khẳng định lại ý nghĩa, giá trị của sống có ước mơ Tổng điểm 10.0