Đề kiểm tra Giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)

docx 6 trang xuanthu 9140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2018_2019_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)

  1. NHÓM NGỮ VĂN LỚP 8 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - KHỐI 8: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao Phần I: - Nhận biết - Giải thích Đọc - hiểu văn phương môt vấn đề nào bản: thức biểu đó đặt ra trong “Lời khuyên đạt đề bằng một cuộc sống” - Nội dung vài câu văn chính của đoạn văn. - Tiếng Việt: - Xác định Các kiểu câu kiểu câu phân loại theo phân loại mục đích nói và theo mục chức năng của đích nói. nó - Chức năng của nó. Số câu: 1 1 1 3 Số điểm: 1,0 1,0 1,0 3,0 - Tỉ lệ: % 10% 10% 10% 30% Phần II: Tạo lập văn bản. - Viết văn bản - Vận dụng các ngắn cảm nhận kiến thức đã về một hình ảnh học viết cảm thơ nhận hình ảnh thơ - Viết một bài - Viết bài văn văn nghị luận xã nghị luận một hội. vấn đề (hiện tượng xã hội hoặc tư tưởng đạo lí) Số câu: 1 1 2 Số điểm: 3,0 40 7,0 - Tỉ lệ: % - Tổng số câu: 1 1 2 1 5 - Tổng số điểm: 1,0 1,0 4,0 4,0 10 - Tỉ lệ: % 10% 10% 40% 40% 100%
  2. UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN NGỮ VĂN – Lớp 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I: (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này. “Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim cỏ những nhịp đập yêu thương. Cuộc sống này có qua nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất. (Trích “Lời khuyên cuộc sống”) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn trích trên. (1 điểm) Câu 2. Cho biết kiểu câu (xét theo mục đích nói) và chức năng của câu sau: (1 điểm) Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Câu 3. Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình’’ bằng một vài câu văn. (1 điểm) Phần II: (7 điểm)
  3. 1/ Hãy viết một văn bản ngắn trình bày cảm nhận về một hình ảnh thơ mà em thích nhất trong khổ thơ sau: (3 điểm) Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè hôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! (Khi con tu hú, Tố Hữu) Câu 2: Đọc câu chuyện sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: (4 điểm) Hai hạt mầm Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: - Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên.Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. ( Trích “Hạt giống tâm hồn”) Em suy nghĩ gì về vấn đề gợi ra từ câu chuyện trên. Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một bài văn nghị luận.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 NĂM HỌC 2018 - 2019 Đáp án mang tính gợi ý, GV căn cứ bài làm của HS xem xét cho điểm Phần Nội dung Điểm Câu I Đọc hiểu 3,0 1 Xác định phương thức biểu đạt và nội dung của đoạn trích 1,0 trên. - Phương thức biểu đạt: Nghị luận (0.5 điểm) - Nội dung chính của đoạn văn: bàn về việc cho và nhận trong cuộc sống. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.không biết 2 1. Cho biết kiểu câu (xét theo mục đích nói) và chức năng của 1,0 câu sau: (1 điểm) • Kiểu câu: trần thuật (0.5 điểm) • Chức năng: nhận định (0.5 điểm) 3 - Người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận đựợc khi cho đi 1,0 chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình”. Bởi vì đó là sự “cho đi” xuất phát từ tấm lòng, từ tình yêu thương thực sự, không vụ lợi, không tính toán hơn thiệt. - Học sinh diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả . - HS có thể có những cách diễn đạt khác, GV xem xét cho điểm. II Tạo lập văn bản 7,0 - Đoạn văn thể hiện tốt nội dung: nêu được hình ảnh thơ mà em 1 thích, trích thơ, lí do vì sao em thích, HS cần phân tích được cái hay về nội dung và hình thức của hình ảnh thơ đó, (2 điểm) - Phương thức biểu đạt phù hợp. (0,25 điểm) - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, dùng đúng từ ngữ. (0,25 điểm) - Viết văn bản (0,25 điểm) - Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng (0, 25 điểm) - HS có thể có những cách diễn đạt khác, GV xem xét cho điểm nếu thấy cảm xúc chân thành, hợp lí.
  5. 2 Suy nghĩ gì về vấn đề gợi ra từ câu chuyện “ Hai hạt mầm” A. Yêu cầu về kỹ năng: 1. Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội (Trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của câu chuyện, vận dụng tốt các thao tác nghị luận) 0,5 2. Bố cục bài rõ ràng, lập luận chặt chẽ, trong sáng, giàu sức thuyết phục. B. Yêu cầu về kiến thức: 3,0 - Giới thiệu vấn đề nghị luận: sống có ước mơ và cố gắng theo đuổi ước mơ của mình cho đến cùng - Tóm tắt câu chuyện: Câu chuyện trên kể về hai hạt mầm. Hạt mầm thứ nhất muốn lớn lên, bén rễ, đâm chồi nảy lộc, nở hoa dịu dàng nên đã mọc lên. Hạt mầm thứ hai sợ đất sâu tối tăm, sợ chồi non bị côn trùng nuốt, sợ trẻ con vặt hoa nên nằm im, chờ đợi, kết cục bị gà mổ tức khắc. - Bài học: Mượn câu chuyện hai hạt mầm, tác giả đã nêu lên và khẳng định một quan niệm nhân sinh đúng đắn, tích cực: Con người sống phải có ước mơ (mong muốn những điều tốt đẹp trong tương lai), dám đối đầu với khó khăn để biến ước mơ thành hiện thực và tỏa sáng. Sống không có ước mơ, hèn nhát, sợ hãi, thụ động chỉ nhận được sự thất bại, thậm chí bị hủy diệt. - Giải thích: ước mơ là gì? Sống có ước mơ là gì? - Tại sao phải sống có ước mơ? (Lí lẽ và dẫn chứng ) + Cuộc sống rất đa dạng và phong phú: có cơ hội cho con người lựa chọn nhưng cũng lắm thử thách gian nan. Hành trình sống của con người là không ngừng vươn lên để sáng tạo, in dấu ấn trong cuộc đời. Khó khăn không hoàn toàn là trở lực mà chính là động lực thôi thúc hành động, đạt tới thành công. + Ước mơ tạo nên bản lĩnh, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp con người vượt qua khó khăn “xuyên qua đá cứng” để sống và tận hưởng hương vị, vẻ đẹp của cuộc đời; là động lực thôi thúc con người tìm tòi, khám phá, đóng góp sức mình làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. + Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người có ước mơ, khát vọng và nỗ lực vượt khó, chinh phục mọi thử thách để sinh tồn và phát triển. + Sợ hãi trước cuộc sống, không dám làm bất cứ điều gì, chỉ biết thu mình trong vỏ bọc hèn nhát, thụ động chờ đợi con người sẽ trở nên yếu hèn. + Cuộc sống không ước mơ, không dám đương đầu với thực tế là cuộc sống vô vị, nhàm chán, sống thừa, sống vô ích, con người sẽ chỉ nhận được thất bại, thậm chí có thể tan biến trong cuộc đời. - Phê phán lối sống sớm buông bỏ khát vọng, ước mơ chấp nhận thất bại dù rằng đó chưa phải là bước đi cuối cùng. Họ sớm bị hoàn cảnh khuất phục và làm rệu rã những ước mơ. Cũng có những người sống không hề có ước mơ, hoài bão hay khát vọng gì lớn lao. Họ chấp nhận một cuộc sống tự nhiên, tầm thường và hèn kém.
  6. Những người như thế thật đáng chê trách. - Nhận thức và hành động của bản thân - Học sinh cần có dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận và lập luận dựa vào nội dung câu chuyện. C. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt D. Sáng tạo: Học sinh có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về 0,25 vấn đề nghị luận. ❖ Lưu ý: HS có thể có những cách diễn đạt khác. Tùy từng mức độ diễn đạt, GV xem xét cho điểm. Tổng 10 điểm Hết