Đề kiểm tra Học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

docx 4 trang xuanthu 7580
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2019_2020_co.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

  1. 1/ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng Chủ đề 1.Tiếng Chỉ ra hai Chỉ ra và nêu tác dụng Việt từ láy, hai của biện pháp nghệ từ ghép có thuật trong những câu trong lời sau: (1 điểm) bài hát Mẹ dành hết tuổi xuân trên? vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Số câu 1 1 2 Số điểm 1 1 2 Tỉ lệ 10% 10% 20% 2. Văn Lời bài hát trên gợi nhắc bản em tới văn bản nào viết về cùng chủ đề trong chương trình Ngữ văn 7 học kì I. Hãy nêu tên văn bản đã học và tác giả? Số câu 1 1 1 Số điểm 1 1 1 Tỉ lệ 10% 10% 10% 3. Tập Học sinh chọn làm văn một trong hai đề sau: Đề 1: Cảm nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ xưa qua bài thơ “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Đề 2: Cảm nghĩ về một món đồ chơi em yêu thích.
  2. Số câu 1 1 Số điểm 5 5 Tỉ lệ 50% 50% 2/ ĐỀ: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7 NĂM HỌC 2019– 2020 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I/ Phần I: Đọc hiểu văn bản (5 điểm) Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi 2ang gió Giữa 2ang2 tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Mẹ là ánh 2ang của đời con Là vầng trăng khi con lạc lối Dẫu đi trọn cả một kiếp người Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru. (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung) Câu hỏi: 1. Lời bài hát trên gợi nhắc em tới văn bản nào viết về cùng chủ đề trong chương trình Ngữ văn 7 học kì I. Hãy nêu tên văn bản đã học và tác giả? (1 điểm) 2. Em hãy chỉ ra hai từ láy, hai từ ghép có trong lời bài hát trên? (1 điểm) 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong những câu sau: (1 điểm) Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. 4. Qua lời bài hát trên em muốn nói gì với mẹ (cha). Hãy ghi lại những cảm xúc của mình bằng một đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu. (2 điểm) II/ Phần II: Tự luận (5 điểm)
  3. Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Cảm nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ xưa qua bài thơ “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Đề 2: Cảm nghĩ về một món đồ chơi em yêu thích. 3/ HƯỚNG DẪN CHẤM I/ Phần I: Đọc hiểu (5 điểm) 1. Văn bản “ Mẹ tôi” – Ét môn đô đơ A-mi-xi Hoặc “Cổng trường mở ra” – Lý Lan (1 điểm) 2. Từ láy: chở che, vỗ về, nhẹ nhàng Từ ghép: đau buồn, sóng gió, giông tố, cuộc đời, bình yên (1 từ đúng 0,25 điểm) 3. Nghệ thuật: Điệp ngữ: (Mẹ dành) (0,5 điểm) Tác dụng: + Nhấn mạnh sự chăm lo, hi sinh tuổi xuân, đánh đổi cả cuộc đời để con được trưởng thành, được chạm tới những ước mơ khát vọng. (0,5 điểm) (GV xem xét cách trình bày của HS để cho điểm) 4. HS diễn đạt theo một số ý sau: - Lời cảm ơn cha mẹ vì những công lao, sự hi sinh to lớn của cha mẹ đối với con cái. - Cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ. - Lời nhắn nhủ, lời hứa. (HS có thể trình bày theo sự cảm nhận riêng khác, GV xem xét chấm điểm) II/ Phần II: Tự luận (5 điểm) 1. Về hình thức: (1 điểm) Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng, sạch đẹp, không sai lỗi chính tả nhiều. (1 điểm) 2. Về nội dung: (4 điểm) Đề 1: Cảm nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ xưa qua bài thơ “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. MB: Giới thiệu được tác giả và tác phẩm, nêu đề tài của bài thơ. (trích dẫn bài thơ) (0,5 điểm) TB: - Cảm nhận của em về nghệ thuật và nội dung của bài thơ: + Lớp nghĩa đen: miêu tả hình ảnh chiếc bánh trôi nước chân thật cụ thể từ: màu sắc, hình dáng, nhân bánh, quy trình nhào bột, cách luộc bánh. (1 điểm) + Lớp nghĩa bóng: Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến (1 điểm) • Đẹp người, đẹp nết • Thân phận lênh đênh, phụ thuộc • Vẻ đẹp tâm hồn, thủy chung son sắt. + Nghệ thuật ẩn dụ (mượn hình ảnh chiếc bánh trôi để nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa); từ ngữ gợi tả. (0,5 điểm) - Tư tưởng, tình cảm của em được khợi gợi như thế nào qua bài thơ? (0,5 điểm) + Đồng cảm, xót xa, trân trọng + Lên án xã hội phong kiến KB: Khẳng định giá trị của tác phẩm (0,5 điểm)
  4. Đề 2: Cảm nghĩ về một món đồ chơi em yêu thích. MB: HS giới thiệu được món đồ chơi em yêu thích là gì? Vì sao em lại yêu thích món đồ chơi đó? (0,5 điểm) TB: - Hoàn cảnh nào em nhận được món đồ chơi đó? Cảm xúc khi em nhận được món đồ chơi đó? (1 điểm) - Miêu tả đặc điểm gợi cảm của món đồ (kích thước, hình dáng, màu sắc) (1 điểm) - Món đồ chơi đó đã gắn bó với em như thế nào? Cảm xúc của em bây giờ đối với món đồ chơi đó?(1 điểm) KB: Tình cảm của em với món đồ chơi. (0,5 điểm) GV dựa trên tình hình bài viết của HS để có sự điều chỉnh cho phù hợp.