Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phạm Ngọc Thạch (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phạm Ngọc Thạch (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2019_2020_truong.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phạm Ngọc Thạch (Có đáp án)
- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS PHẠM NGỌC THẠCH MÔN NGỮ VĂN- LỚP 7 NĂM HỌC 2019-2020 Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian phát đề) Phần 1: (5điểm) Hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi : “Một canh hai canh lại ba canh Trằn trọc, băn khoăn, giấc chẳng thành Canh bốn canh năm vừa chợp mắt Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.” (Không ngủ được –Hồ Chí Minh) 1. Đoạn thơ trên gợi em nhớ đến bài thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn 7, bài thơ ấy của tác giả nào? Cho biết bài thơ em vửa tìm được viết theo thể thơ gì? (1,5điểm) 2. Tìm một từ láy có trong đoạn thơ trên. Cho biết từ láy đó thuộc loại nào?(1điểm) 3. Tìm phép tu từ điệp ngữ có trong đoạn thơ. Việc dùng phép điệp ngữ ấy có tác dụng gì? (1điểm) 4. Em có nhận xét gì về tình cảm của nhà thơ Hồ Chí Minh đối với đất nước qua bài thơ trên. Hãy viết một vài câu văn diễn đạt suy nghĩ của em. (1,5điểm) Phần 2: (5 điểm) Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Đề 2: Cảm nghĩ của em về món quà tuổi thơ. - Hết - HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I 1
- MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7 - NĂM HỌC 2019 - 2020 Phần 1: (5 điểm) 1) Đoạn thơ trên gợi em nhớ đến bài thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn 7, bài thơ ấy của tác giả nào? Cho biết bài thơ em vừa tìm được viết theo thể thơ gì? (1,5điểm) Bài thơ: Cảnh khuya (0,5đ), tác giả: Hồ Chí Minh (0,5đ) Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. (0,5đ) 2) Tìm một từ láy có trong đoạn thơ trên. Cho biết từ láy đó dùng để làm gì?(1điểm) Đại từ: trằn trọc (0,5đ) Từ láy bộ phận (0,5đ) 3) Tìm một phép tu từ có trong đoạn thơ. Tác dụng? (1điểm) Phép điệp ngữ: canh (0,5đ) Nhấn mạnh thời gian không ngủ (0,5đ) 4) Em có nhận xét gì về tình cảm của nhà thơ Hồ Chí Minh đối với đất nước qua đoạn thơ trên. Hãy viết một vài câu văn diễn đạt suy nghĩ của em. (1,5điểm) Nêu được nhận xét: Tình yêu quê hương, đất nước sâu đậm. (1đ) - Diễn dạt tốt, trôi chảy (0.25 đ) - Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, không mắc lỗi dùng từ.(0,25đ) Tùy theo bài làm hs, gv xem xét cho điểm Phần 2: (5 điểm) Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Đề 2: Cảm nghĩ của em về món quà tuổi thơ. Đề 1: +Về nội dung: (3.5 điểm) - Biết cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ - Trình bày được cảm xúc, sự tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình một cách sâu sắc về nội dung, hình thức của tác phẩm. - Lạc đề, sai các kiến thức cơ bản (0đ) +Về hình thức: (1.5 điểm) - Đủ 3 phần MB, TB, KB; trình tự hợp lí, chặt chẽ. (0,5 đ) - Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc,phát triển ý tưởng theo trình tự. (0,5 đ) - Đúng ngữ pháp, không sai chính tả, từ ngữ giàu hình ảnh và biểu cảm. (0,25 đ) -Trình bày sạch, đẹp. (0,25 đ) GV căn cứ các tiêu chí trên để xem xét, đánh giá. -Không thực hiện các tiêu chí trên(0đ) Đề 2: +Về nội dung: (3.5 điểm) 2
- - Giới thiệu món quà tuổi thơ, em nhận quà vào dịp nào và tình cảm chung. - Biểu cảm về món quà từ vẻ đẹp bên ngoài (chọn những chi tiết nổi bật, tiêu biểu như hình dáng, màu sắc, các nét đẹp trong sinh hoạt để bộc lộ tình cảm) - Cảm xúc khi được nhận quà - Biểu cảm từ những kỉ niệm gắn bó với món quà, ý nghĩa của món quà - Biết cách lựa chọn các cách biểu cảm: trực tiếp hoặc gián tiếp +Về hình thức: (1.5 điểm) - Đủ 3 phần MB, TB, KB; trình tự hợp lí, chặt chẽ. (0,5 đ) - Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc,phát triển ý tưởng theo trình tự. (0,5 đ) - Đúng ngữ pháp, không sai chính tả, từ ngữ giàu hình ảnh và biểu cảm. (0,25 đ) - Trình bày sạch, đẹp,chữ viết rõ ràng. (0,25 đ) - GV căn cứ các tiêu chí trên để xem xét, đánh giá. - Không thực hiện các tiêu chí trên(0đ) - Lưu ý: bài làm lạc đề, gv tính điểm hình thức ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ĐANG ĐỀ KIỂM TRA HK I – NGỮ VĂN 7 NH 2019 – 2020 Thời gian làm bài : 90p PHẦN 1 : (5đ) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới : Nhiều người đã không cầm được nước mắt sau khi đọc trọn vẹn bức thư của một bé gái lớp 5 gửi đến mẹ qua đời cách đây 3 năm. Theo người đăng tải, đây là bài văn của cô bé Đặng Thị Huệ, ở Tuyên Quang. Mẹ của Huệ mất sớm khi cô bé mới học lớp 2, lúc đó em của Huệ mới 2 tuổi. Bố hai em bận đi làm thuê nuôi con nên hai chị em tự chăm nhau qua ngày. Dưới đây là một vài đoạn trích trong lá thư của em : “Mẹ kính yêu! Mẹ ơi, hôm nay trời lại mưa mẹ ạ. Cơn mưa to và nặng hạt, những hạt mưa xuyên qua mái gianh rơi xuống sân nhà kêu tí tách. Mẹ ơi, con nhớ mẹ nhiều lắm, nhớ mẹ vô cùng, con sợ mưa vì đó là lúc con cô đơn nhất. Con ôm em, cố tìm một nơi khỏi ướt trong căn nhà để ngồi. Những tiếng sấm chói tai làm hai chị em chỉ ôm nhau khóc vì sợ hãi Thời gian cứ trôi qua, con cũng không biết là bao nhiêu ngày, bao nhiêu đêm mà con vẫn nhớ mẹ. Con vẫn mong có mẹ để che chở cho hai chị em con. Ngày mẹ ra đi lúc đó con còn quá nhỏ, không biết mẹ đi đâu mà không về nhà nấu cơm, giặt quần áo. Mẹ làm cho con cứ ngồi ở cầu thang chờ hết ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy hình dáng mẹ đâu. [ ] Bây giờ con đã trưởng thành, đã mạnh mẽ hơn rồi mẹ ạ. Con đã biết tự chăm sóc bản thân, chăm sóc em. Năm học mới con sẽ bước sang cấp học mới, con cũng chưa biết sẽ thế nào nữa vì trường mới xa nhà lắm mẹ ạ. Con đi học ở nhà rồi ai sẽ chăm em, hơn nữa nhà mình nghèo có hôm còn phải nhịn đói thì lấy đâu ra tiền để đi học. 3
- Mẹ à, ở nơi xa ấy mẹ hãy nói cho con biết phải làm sao đi mẹ? Nơi xa ấy mẹ hãy phù hộ cho chúng con mẹ nhé. Con hứa sẽ luôn vui vẻ và sống thật tốt vì con tin mỗi ngày mẹ luôn dõi theo hai chị em con. Nếu có kiếp sau con vẫn muốn được làm con gái của mẹ. Con yêu mẹ nhiều lắm. Con gái của mẹ Đặng Thị Huệ". (Nguồn : 1./ Hãy chỉ ra 2 đại từ xưng hô trong đoạn trích sau. (0.5 điểm) Nơi xa ấy mẹ hãy phù hộ cho chúng con mẹ nhé. Con hứa sẽ luôn vui vẻ và sống thật tốt vì con tin mỗi ngày mẹ luôn dõi theo hai chị em con phải không. 2./ “Mẹ ơi, con nhớ mẹ nhiều lắm, nhớ mẹ vô cùng, con sợ mưa vì đó là lúc con cô đơn nhất.” Hãy chỉ ra một quan hệ từ trong câu văn trên. (0.5 điểm) Quan hệ từ ấy biểu thị ý nghĩa quan hệ gì ? (0.5 điểm) 3./ Chỉ ra một từ Hán Việt trong đoạn trích sau : (0.5 điểm) Bây giờ con đã trưởng thành, đã mạnh mẽ hơn rồi mẹ ạ. Con đã biết tự chăm sóc bản thân, chăm sóc em. 4./ Đoạn trích sau đây đã biểu hiện tình cảm gì ? (0.5 điểm) Mẹ à, ở nơi xa ấy mẹ hãy nói cho con biết phải làm sao đi mẹ? Nơi xa ấy mẹ hãy phù hộ cho chúng con mẹ nhé. Con hứa sẽ luôn vui vẻ và sống thật tốt vì con tin mỗi ngày mẹ luôn dõi theo hai chị em con phải không. Nếu có kiếp sau con vẫn muốn được làm con gái của mẹ. Con yêu mẹ nhiều lắm. Tình cảm ấy được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp ? (0.5 điểm) Em dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhận xét của mình ? (0.5 điểm) 5./ Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3 – 5 câu) thổ lộ trực tiếp tình cảm của mình với người thân yêu. (1.5 điểm) PHẦN 2 : (5đ) Hãy viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về một trong các bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 7. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM PHẦN 1 : (5đ) 1./ Hãy chỉ ra 2 đại từ xưng hô trong đoạn trích sau. (0.5 điểm) Nơi xa ấy mẹ hãy phù hộ cho chúng con mẹ nhé. Con hứa sẽ luôn vui vẻ và sống thật tốt vì con tin mỗi ngày mẹ luôn dõi theo hai chị em con phải không. - HS nêu đúng hai đại từ xưng hô sau : “con”, “mẹ” : 0.25 điểm/ từ đúng 2./ “Mẹ ơi, con nhớ mẹ nhiều lắm, nhớ mẹ vô cùng, con sợ mưa vì đó là lúc con cô đơn nhất.” Hãy chỉ ra một quan hệ từ trong câu văn trên. (0.5 điểm) Quan hệ từ ấy biểu thị ý nghĩa quan hệ gì ? (0.5 điểm) - Quan hệ từ trong câu văn trên là : “vì” (0.5 điểm) - Quan hệ từ ấy biểu thị nguyên nhân (0.5 điểm) 3./ Chỉ ra một từ Hán Việt trong đoạn trích sau : (0.5 điểm) 4
- Bây giờ con đã trưởng thành, đã mạnh mẽ hơn rồi mẹ ạ. Con đã biết tự chăm sóc bản thân, chăm sóc em. - HS nêu đúng 1 trong các từ Hán Việt sau : 0.25 điểm + trưởng thành + bản thân 4./ Đoạn trích sau đây đã biểu hiện tình cảm gì ? (0.5 điểm) Mẹ à, ở nơi xa ấy mẹ hãy nói cho con biết phải làm sao đi mẹ? Nơi xa ấy mẹ hãy phù hộ cho chúng con mẹ nhé. Con hứa sẽ luôn vui vẻ và sống thật tốt vì con tin mỗi ngày mẹ luôn dõi theo hai chị em con. Nếu có kiếp sau con vẫn muốn được làm con gái của mẹ. Con yêu mẹ nhiều lắm. Tình cảm ấy được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp ? (0.5 điểm) Em dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhận xét của mình ? (0.5 điểm) - Đoạn trích lá thư trên đã biểu hiện tình cảm yêu thương, trân trọng, biết ơn mà bạn nữ sinh ấy dành cho mẹ mình : 0.5 điểm. (HS có thể diễn đạt nhiều cách, GV xem xét ý đúng, cho điểm) - Tình cảm ấy được biểu hiện + gián tiếp : qua lời hứa đối với mẹ “Con hứa sẽ luôn vui vẻ và sống thật tốt vì con tin mỗi ngày mẹ luôn dõi theo hai chị em con.” “Nếu có kiếp sau con vẫn muốn được làm con gái của mẹ.” + trực tiếp : qua lời bày tỏ : “Con yêu mẹ nhiều lắm” (HS nêu đúng một trong hai cách, có sự diễn giải hợp lý, GV cho trọn số điểm của từng phần) 5./ Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3 – 5 câu) thổ lộ trực tiếp tình cảm của mình với người thân yêu. (1.5 điểm) - HS viết được đoạn văn đúng yêu cầu đề bài (viết dài hơn yêu cầu không trừ điểm), diễn đạt mạch lạc, có cảm nghĩ sâu sắc : 1-1.5 điểm - HS mắc lỗi diễn đạt, cảm nghĩ chưa sâu : 0.5 – 0.75 điểm - HS viết lan man, không rõ yêu cầu đề : 0.25 – 0.5 điểm PHẦN 2 : (5đ) Hãy viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về một trong các bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 7. YÊU CẦU : - HS biết cách viết một văn bản thuộc kiểu bài biểu cảm. - Đáp ứng được một số nội dung cơ bản sau : A.MỞ BÀI : Giới thiệu đối tượng biểu cảm (một bài thơ trong chương trình Ngữ văn 7) B. THÂN BÀI : Lần lượt bày tỏ cảm nghĩ về nội dung, nghệ thuật của bài thơ. C. KẾT BÀI : Cảm nghĩ chung về đối tượng biểu cảm. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN NĂM HỌC 2019-2020 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7 ĐỀ THAM KHẢO Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề) 5
- Phần I:Đọc hiểu (6 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Trở về với mẹ ta thôi Giữa bao la một khoảng trời đắng cay Mẹ không còn nữa để gầy Gió không còn nữa để say tóc buồn Người không còn dại để khôn Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm (Trở về với mẹ ta thôi – Đồng Đức Bốn) a. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? (1 đ) b. Nêu khái quát nội dung của đoạn trích?(1đ) c. Hãy viết một câu ca dao có cùng chủ đề với đoạn thơ trên? (1đ) d. Em hãy tìm một quan hệ từ và hai đại từ trong câu: Trở về với mẹ ta thôi Giữa bao la một khoảng trời đắng cay? (2đ) e. Viết vài câu văn nêu cảm nghĩ của em về câu thơ (1đ) Mẹ không còn nữa để gầy Gió không còn nữa để say tóc buồn Phần II: Tự luận(4,0 điểm) Chọn và phát biểu cảm nghĩ một trong những bài thơ sau: Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến, Cảnh khuya- Hồ Chí Minh, Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh .Hết 6
- HƯỚNG DẪN CHẤM THI CUỐI HỌC KÌ I (2018 - 2019) MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Câu Yêu cầu Điểm I.Đọc 6,0 hiều a Phương thức biểu cảm 1 đ b Khái quát nội dung của đoạn văn bản trích: 0,5 - Hình ảnh người mẹ cực khổ gian lao. -Tình cảm sâu lặng với mẹ 0,5 c Học sinh viết đúng câu ca dao có cùng chủ đề. 1 (chấp nhận câu ca dao ngoài sách giáo khoa) d 1 Các đại từ:mẹ, ta. Quan hệ tứ: với 1 e HS viết đủ câu có đủ thành phần chính, nêu được những cảm nghĩ của mình về 1 sự gian lao của người mẹ và tình cảm của tác giả đối với mẹ của mình. Tự luận Chọn và phát biểu cảm nghĩ một trong những bài thơ sau: Bạn đến chơi nhà- 4,0 Nguyễn Khuyến, Cảnh khuya- Hồ Chí Minh, Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh Điểm Về nội dung: Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu được tác giả, bài thơ; thể hiện cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề ấn tượng, sáng tạo. (0,25 điểm) Biết cách dẫn dắt, giới thiệu được vấn đề nhưng chưa hay, còn mắc lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ. (0,25 điểm) Lạc đề, không đạt yêu cầu, sai cơ bản về các kiến thức đưa ra hoặc không có mở bài. (0 điểm) Thân bài: (2 điểm) Trình bày được những cảm xúc, sự tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình một cách sâu sắc về nội dung, hình thức của tác phẩm. Trình bày được cảm nhận nhưng còn sơ sài hoặc thiếu ý. GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá. Lạc đề, sai cơ bản các kiến thức. (0 điểm) Kết bài: Nêu được ấn tượng, suy nghĩ chung về tác phẩm. (0,5 điểm) Về hình thức: (1 điểm) Đủ 3 phần MB, TB, KL; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. (0,25 điểm) Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc , phát triển ý tưởng theo trình tự. (0,25 điểm) Diễn đạt câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả; từ ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm. (0,25 điểm) Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. (0,25 điểm) GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá. 7
- Không thực hiện được những tiêu chí trên. (0 điểm) Cảm nghĩ của thí sinh có thể rất đa dạng và những suy nghĩ ấy có thể được trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, cơ sở của mọi suy nghĩ chính là nội dung của câu văn đã cho trong đề bài. Giáo viên cần linh hoạt trong việc chấm bài của thí sinh. Khuyến khích những bài viết có cảm xúc, có sự sáng tạo, phát hiện và phong cách riêng nhưng giàu tính thuyết phục. c.Biểu điểm: - Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 4.0 điểm - Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức nhưng còn hạn chế về kỹ năng => 3.0 điểm - Nội dung đoạn văn sơ sài, còn mắc lỗi nhiều về kỹ năng => 1.0 điểm - Các mức điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề) Phần I: Đọc – hiểu : (6.0 điểm) Đọc kĩ bài ca dao sau và trả lời câu hỏi: Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen. Ai ơi! nếm thử mà xem Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi Câu 1: Cấu trúc “thân em” gợi em nhớ đến bài thơ nào đã học trong chương trình Ngữ Văn 7 - tập 1. Hãy chép bài thơ đó và cho biết bài thơ ấy được viết theo thể thơ nào? (2điểm) Câu 2: Xác định đại từ có trong câu ca dao trên và cho biết đại từ ấy dùng để làm gì? (1điểm) Câu 3: Tìm một từ trái nghĩa với từ “ngọt bùi” và đặt câu với từ vừa tìm được. (1điểm) Câu 4: Từ bài ca dao và bài thơ em tìm được, hãy viết từ 3-5 câu bày tỏ suy nghĩ của em về thân phận của người phụ nữ xưa. (2 điểm) Phần II: Tạo lập văn bản: (4.0 điểm) Em hãy chọn và phát biểu cảm nghĩ về một trong những bài thơ sau: Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến, Rằm tháng Giêng- Hồ Chí Minh, Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh. Bánh trôi nước” - Hồ Xuân Hương. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM HỌC 2019 - 2020 Đáp án mang tính gợi ý, GV căn cứ bài làm của HS xem xét cho điểm: 8
- Yêu cầu Điểm Điểm 6.0 6,0 Phần 1- Câu 1 (2điểm) 1đ Bài thơ : Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương 0,5 Hs chép đúng bài thơ (mỗi câu 0,5đ) 1.0 Thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt. 0.5 Câu 2: (1điểm) 1.5 Đại từ : Ai 0.5 Dùng để hỏi 0.5 Câu 3: (1điểm) Tìm từ trái nghĩa với từ “ngọt bùi: đắng cay 0.5 Đặt câu: Học sinh đặt đúng, hợp lí, có từ “đắng cay” 0.5 Câu 4: (2điểm) 1 Hình thức: Học sinh biết cách trình bày thành đoạn văn rõ ràng, mạch lạc 0.5 Nội dung: Học sinh làm nổi bật được các ý sau: 1.5 +Thân phận lênh đênh của người phụ nữ trong xã hội cũ +Họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung,sắt son Phần 2:Chọn và phát biểu cảm nghĩ một trong những bài thơ sau: Bạn đến chơi nhà- Nguyễn 4,0 Khuyến, Cảnh khuya- Hồ Chí Minh, Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh , Bánh trôi nước - Hồ Xuân Điểm Hương 1.0 A.Hình thức: Thể hiện tốt phương thức biểu đạt Bài văn có 3 phần MB,TB,KB. Bố cục cân đối, có sự liên kết, chuyển ý khéo léo giữa các phần. -Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, biết liên tưởng, tưởng tượng hợp lí. -Viết câu đúng ngữ pháp, không có lỗi chính tả, lỗi dùng từ , từ ngữ giàu cảm xúc. -Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp. B.Nội dung: 3.0 Trình bày được nhựng ý sau: Giới thiệu tác giả, tác phẩm Cảm nghĩ của em về các tầng ý nghĩa, giá trị của bài thơ 9
- Nêu được cảm xúc về vẻ đẹp, phẩm chất cũng như số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Ấn tượng chung về tác phẩm Tùy theo cách diễn đạt của học sinh, giáo viên cho điểm hợp lí Câu I. Đọc hiểu (5 điểm) Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi: Ngày nay, người ta đi nhanh, học nhanh, làm nhanh, ăn nhanh, ngủ nhanh. Vì đi nhanh nên nạn kẹt xe xảy ra hàng ngày. Trong đám đông người và xe ấy, không tránh khỏi có người giẫm chân lên nhau. Một va chạm ngoài ý muốn. Nhưng vấn đề là nhiều thủ phạm giẫm chân lên người khác rồi ngó lơ. Lời xin lỗi đã biến mất giữa đô thị văn minh? (Duyên Trường- báo Tuổi Trẻ TP.HCM) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.5 điểm) 2. Tìm một từ đồng nghĩa với từ “giẫm”. Và đặt câu với từ đồng nghĩa vừa tìm được. (1.0 điểm) 3. Hãy nêu nội dung chính của văn bản trên. (1.0 điểm) 4. Tìm ít nhất 01 quan hệ từ có trong đoạn trích trên và cho biết ý nghĩa của quan hệ từ đó. (1 điểm) 5.Từ đoạn trích trên, em có suy nghĩ gì về văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay. Trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 6- 8 câu. (1.5 điểm) Câu II. Làm văn (5 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Mỗi loài hoa đều mang một vẻ đẹp và ý nghĩa riêng trong cuộc sống. Hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về loài hoa em yêu. Đề 2: Em hãy chọn và phát biểu cảm nghĩ về một trong những bài thơ sau: Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến, Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh. I. Hướng dẫn chấm Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 5.0 1 - Xác định được phương thức biểu đạt chính của 0.5 đoạn trích: nghị luận 2 - Từ đồng nghĩa với từ “giẫm” là từ: đạp 0.5 - Đặt câu đúng ngữ pháp và có từ đồng nghĩa vừa 0.5 tìm được. 10
- 3 Nội dung của đoạn trích: Nêu một số hiện tượng 1.0 tiêu cực tại các đô thị: làm việc vội vã; kẹt xe; quên xin lỗi nhau 4 - Tìm được quan hệ từ 0.5 - Ý nghĩa của quan hệ từ đó. HS chỉ cần tìm được 1 quan hệ từ là cho tròn 0.5 điểm 5 - Học sinh trình bày quan điểm của bản thân về văn 1.5 hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay. - Bố cục chặt chẽ, rõ ràng. Đảm bảo hình thức của đoạn văn. II Tạo lập văn bản 5.0 Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Mỗi loài hoa đều mang một vẻ đẹp và ý nghĩa riêng trong cuộc sống. Hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về loài hoa em yêu. 1. Yêu cầu về kỹ năng: 1.0 - Học sinh nắm được cách làm bài văn biểu cảm. - Xác định đúng yêu cầu đề: trình bày cảm nghĩ về loài hoa em yêu - Bố cục rõ ràng, đủ 3 phần. - Văn phong mạch lạc, trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về nội dung: - Giới thiệu loài hoa mà em yêu thích ( đào, mai, 3.5 lan, hồng, sen .) Ấn tượng chung về loài hoa em yêu ( đẹp kiêu sa, giản dị, tinh khiết, mộc mạc ) - Cảm nghĩ về vẻ đẹp của hoa: vẻ đẹp cánh hoa, sắc hoa, hương hoa, đài hoa - Cảm nghĩ về sự âm thầm dân sắc hương thơm cho đời của hoa, giúp con người bớt mệt mỏi, tươi tắn, thêm lạc quan, - Cảm nghĩ về biểu tượng của hoa( hoa hồng biểu tượng cho tình yêu, hoa sen trong sạch “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”) - Khẳng định tình cảm của em đối với loài hoa: yêu hoa, yêu cuộc đời, khao khát góp sức cho cuộc đời ngày càng tươi đẹp. 11
- 3. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẽ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. Đề 2: Em hãy chọn và phát biểu cảm nghĩ 0.5 về một trong những bài thơ sau: Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến, Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh. 1. Yêu cầu về kỹ năng: - Học sinh nắm được cách làm bài văn biểu cảm. 1.0 - Xác định đúng yêu cầu đề: cảm nghĩ về TPVH - Bố cục rõ ràng, đủ 3 phần. - Văn phong mạch lạc, trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về nội dung: 3.5 - Giới thiệu được bài thơ, tên tác giả theo yêu cầu trên đề. - Trình bày được cảm xúc, sự liên tưởng, suy ngẫm của mình một cách sâu sắc về nội dung, nghệ thuật, tình cảm của tác phẩm. - Trích dẫn thơ khi biểu cảm. - Kết hợp miêu tả. - 3. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẽ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0.5 GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá TỔNG 10.0 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I QUẬN TÂN BÌNH NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Phần I : Đọc hiểu ( 5 điểm ) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi : “Chúng ta đã bảo vệ con từ khoảnh khắc con mổ vỡ lớp vỏ trứng ra đời. Chúng ta đã dành cho con sự chăm sóc mà không hề nghĩ tới việc biến con thành một con mèo. Chúng ta yêu con như một con hải âu. Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, 12
- nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn, và con đã giúp chúng ta làm được điều đó. Con là chim hải âu, và con phải sống cuộc đời của một con hải âu. Con phải bay.” ( Trích “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”, Luis Sepulveda) 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên (0.5đ) 2. Nêu nội dung đoạn trích (1đ) 3. Đọc câu văn sau: “Chúng ta đã dành cho con sự chăm sóc mà không hề nghĩ tới việc biến con thành một con mèo”. Em hãy tìm từ đồng nghĩa với từ “chăm sóc” trong câu văn trên.(0.5đ) 4. “Chúng ta yêu con như một con hải âu”. Tìm quan hệ từ trong câu văn trên và cho biết quan hệ từ đó chỉ mối quan hệ gì? (1đ) 5. Đoạn văn trên gợi trong em những tình cảm gì? Hãy viết vài câu văn bộc lộ tình cảm ấy. (3-5 câu) (2đ) Phần II: Tự luận (5 điểm) Em hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về một bài thơ của Hồ Chí Minh mà em đã từng học trong chương trình Ngữ văn 7, tập 1. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC 2019 - 2020 Đáp án mang tính gợi ý, GV căn cứ bài làm của HS xem xét cho điểm Phần I: 5 điểm Câu 1: PTBĐ: Biểu cảm Câu 2: Nội dung đoạn trích: Tình yêu thương của mèo mun đối với hải âu và lời động viên hải âu sống thật với bản tính của mình-phải biết bay. (HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách,chỉ cần đúng ý) Câu 3: Từ đồng nghĩa với “ chăm sóc“ là chăm nom, săn sóc, coi sóc, chăm chút, (hs chỉ cần trả lời đúng 1 từ) Câu 4: Quan hệ từ trong câu là “như”, chỉ mối quan hệ so sánh Câu 5: HS phải viết thành câu văn, bộc lộ những tình cảm trân trọng, khâm phục, tình yêu của mèo mun dành cho hải âu dù hải âu không cùng giống loài với mình, cảm phục mèo mun vì đã dạy hải âu phải biết sống đúng bản chất cùa giống loài, và tự bay được bằng chính đôi cánh của mình. (HS có thể diễn đạt bằng cách khác, chỉ cần sát với thông điệp mà đoạn trích đã gửi gắm) Phần II: 5 điểm Em hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về một bài thơ của Hồ Chí Minh mà em đã từng học trong chương trình Ngữ văn 7, tập 1. 13
- ❖ Về nội dung (3.5 điểm) - Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm. - Nêu được những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân do tác phẩm gợi lên. ▪ Bài thơ “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng” + Ca ngợi vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc + Tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu đậm với một phong thái lạc quan, ung dung tự tại của nhà thơ. Sự hoà hợp giữa tâm hồn nghệ sĩ và chiến sĩ cách mạng. ❖ Về hình thức (1.5 điểm) - Đủ 3 phần MB, TB, KB, các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (0.5đ) - Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc, phát triển ý tưởng theo trình tự (0.5đ) - Diễn đạt câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, từ ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm (0.25đ) - Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng (0.25đ) GV căn cứ các tiêu chí trên để xem xét, đánh giá. Không thực hiện được những tiêu chí trên (0đ) PHÒNG GD-ĐT QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH MÔN NGỮ VĂN 7 ĐỀ THAM KHẢO Năm học 2019 - 20120 Thời gian 90 phút (không kể thời gian phát đề) Phần I: (5 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Cha nhẫn nhục trăm điều mệt mỏi Mẹ khiêm nhường vạn nỗi buồn đau Dù cực khổ, chẳng u sầu Dâng trào tình cảm, thấm sâu dặm trường Tâm cảm phục tình thương cha mẹ Dạ thầm ơn hiếu lễ biển trời Lòng khắc khoải, bụng đầy vơi Tròn câu trung nghĩa, vẹn lời đức nhân. Tác giả: Việt Cường 1 Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?(0.5điểm) Nêu nội dung của đoạn thơ trên.(0.5 điểm) 14
- 2 Chép thuộc lòng một bài ca dao có cùng chủ đề với đoạn thơ trên? (1điểm) 3 Hãy xác định 2 từ láy có trong đoạn thơ trên và cho biết chúng thuộc loại từ láy nào đã học?(1 điểm ) 4 Tìm 2 từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng của các từ Hán Việt đó? (1 điểm) 5 Viết vài câu văn nêu cảm nghĩ của em về tình yêu của các bậc cha mẹ dành cho con cái.(1 điểm) Phần II: (5 điểm) Tự luận Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý nhất . Đề 2: Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ Trung đại Việt Nam đã học mà em thích nhất. 15
- 3. HƯỚNG DẪN CHẤM – THANG ĐIỂM PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I ĐỌC – HIỂU 5,0 - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. - Nội dung của đoạn trích : Tình yêu thương và công lao to 0,5 1 lớn của cha mẹ.(Tình yêu thương cha mẹ dành cho con 0.5 ) - Chép thuộc lòng một bài ca dao có cùng chủ đề: “Công cha như núi ngất trời, 2 Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. 1.0 Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi - Hai từ láy: nhẫn nhục, mệt mỏi, khắc khoải 0.5 3 - Phân loại đúng 0.5 - Hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ: nhẫn nhục, 0,5 4 khiêm nhường, dặm trường, đức nhân, trung nghĩa - Tác dụng: sắc thái trang trọng, tôn kính 0.5 Viết vài câu văn nêu cảm nghĩ của em về tình yêu của các bậc cha mẹ dành cho con cái. + Học sinh có thể bộc lộ mọi cung bậc tình cảm như : tình yêu 0,75 5 thương bao la, sự hi sinh vô bờ bến. Từ đó em có lời cám ơn, lời xin lỗi, niềm tự hào, ngưỡng mộ Tình cảm hồn nhiên trong sáng, chân thành. + Học sinh diễn đạt mạch lạc, không sai chính tả. 0.25 + Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác. GV xem xét cho điểm sao cho phù hợp với tình cảm, cảm xúc II TỰ LUẬN 5.0 Đề 1: Cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý nhất . Về nội dung: 1. Mở bài: 3.5 - Giới thiệu được người thân mà em yêu quý nhất - Tình cảm, ấn tượng của em về người thân đó. 2. Thân bài 16
- a. Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về người thân: Mái tóc, giọng nói, nụ cười, ánh mắt - Hoàn cảnh kinh tế gia đình công việc làm của người thân , tính tình, phẩm chất. b. Tình cảm của người đó đối với những người xung quanh - Ông bà nội, ngoại, với chồng con - Với bà con họ hàng, làng xóm c. Gợi lại những kỉ niệm của em với người thân mà em yêu quý nhất. - Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em đối với người ấy. 3. Kết bài: - Ấn tượng, cảm xúc của em đối với người thân - Liên hệ bản thân lời hứa. Về hình thức: - Đủ 3 phần MB,TB, KB; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.(0.5 điểm) - Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc, phát triển ý tưởng theo trình tự. (0.5 điểm) 1.5 - Diễn đạt câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả; từ ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm. (0.25 điểm) - Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ rang. (0.25 điểm) - Không thực hiện được những tiêu chí trên (0 điểm) GV căn cứ các tiêu chí trên xem xét đánh giá Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ Trung đại Việt Nam đã học Đề 2 5.0 mà em thích nhất. Về nội dung: 3.5 - Chọn đúng bài thơ Trung đại Việt Nam - Trình bày được cảm xúc, sự tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình một cách sâu sắc về: hình thức (nghệ thuật), nội dung của tác phẩm. 0 - Lạc đề, sai cơ bản các kiến thức . Về hình thức: - Đủ 3 phần MB,TB, KB; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.(0.5 điểm) - Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc, phát triển ý tưởng theo trình tự. (0.5 điểm) 1.5 - Diễn đạt câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả; từ ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm. (0.25 điểm) - Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ rang. (0.25 điểm) - Không thực hiện được những tiêu chí trên ( 0 điểm) - GV căn cứ các tiêu chí trên xem xét đánh giá. TỔNG ĐIỂM: 10,0 UBND QUẬN TÂN BÌNH TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH 17
- ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 7 NĂM HỌC 2019 – 2020 Thời gian làm bài: phút (không kể thời gian phát đề) Phần I: (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: “Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết mọt miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi đẻ rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. [ ]Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh" (Theo Duy Khán, Tuổi thơ im lặng). 1. Cho biết đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Vì sao em biết? (1điểm) 2. Nêu nội dung, nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích trên. (0.5 điểm) 3. Chỉ ra quan hệ từ trong câu sau và cho biết quan hệ từ đó biểu thị ý nghĩa quan hệ gì? (0.5 điểm) Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. 4. Từ đoạn trích trên, em hãy viết vài câu văn (3-5 câu) để bày tỏ tình cảm của mình với bố. (1 điểm) 5. Đặt câu với cặp từ đồng âm sau (trong câu phải có cả hai từ đồng âm) (1 điểm) báo (danh từ) – báo (động từ) Phần II: Tạo lập văn bản (5 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Viết bài văn để phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan). Đề 2: Hãy viết bài văn để phát biểu cảm nghĩ về một mùa mà em thích nhất trong năm. UBND QUẬN TÂN BÌNH TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM 18
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7 NĂM HỌC 2019 – 2020 PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 - Đoạn trích viết theo phương thức biểu đạt : biểu cảm. 0.5 - Em biết vì : có từ ngữ biểu cảm. 0.5 2 - Nội dung: cảm xúc về đôi bàn chân vất vả của bố. 0.25 - Nghệ thuật của đoạn trích trên: so sánh 0.25 3 - Quan hệ từ: như, của. 0.25 - Quan hệ từ đó biểu thị ý nghĩa: so sánh (như), sở hữu (của) 0.25 ĐỌC HS chỉ cần tìm được một trong hai từ. HIỂU 4 HS viết đoạn văn - Bày tỏ được tình cảm với bố, đúng với đạo lí, thuần phong 0.5 mỹ tục. - Đúng số câu, mạch lạc, không sai chính tả 0.5 5 Đặt câu với cặp từ đồng âm VD: Một con báo đã báo ơn người đã cứu mình. - Nội dung: đúng đạo lí. 0.5 - Trong câu phải có cả hai từ 0.5 TẠO ĐỀ 1 Viết bài văn để phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Qua LẬP Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan). VĂN HS biết làm bài văn biểu cảm. Bố cục đầy đủ, rõ ràng. Bài 1 BẢN viết mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, có sáng tạo. Mở bài: Giới thiệu tác giả, bài thơ. 0.5 Thân bài: 2 - Nêu được nội dung của các câu thơ theo đúng bố cục. - Nêu được nghệ của các câu thơ. - Nêu được cảm xúc của người đọc. Kết bài: Giá trị của bài thơ. 0.5 ĐỀ 2 Hãy viết bài văn để phát biểu cảm nghĩ về một mùa mà em thích nhất trong năm. HS biết làm bài văn biểu cảm. Bố cục đầy đủ, rõ ràng. Bài 1 viết mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, có sáng tạo. Mở bài: Giới thiệu và nêu cảm xúc chung về đối tượng. 0.5 Thân bài: Bài viết kết hợp các phương thức biểu đạt 2 - Miêu tả - Tự sự - Biểu cảm Kết bài: Giá trị của bài thơ. 0.5 19