Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Âu Lạc

docx 17 trang xuanthu 22/08/2022 6380
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Âu Lạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2019_2020_truong.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Âu Lạc

  1. . Tham khảo đề k8 Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi: “Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có. Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất hàng đầu, là văn hóa của mỗi một con người. Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác” Lòng nhân ái rất cần trong đời sống, đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người. Các hoạt động từ thiện đã và đang diễn ra tại Trường Quốc tế Global đã góp phần giúp các em học sinh xây dựng tính cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, sẻ chia với mọi người và giúp người khi khó khăn hoạn nạn, phát triển toàn diện tri thức và đạo đức để trở thành những công dân ưu tú, có ích cho xã hội, gìn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam.” (Trích Dạy trẻ lòng nhân ái ở trường quốc tế Global – theo Dân trí - ngày 14/ 2/ 2015). Câu 1 (1đ): Theo tác giả bài viết, “Lòng nhân ái có được” là do những yếu tố nào? Câu 2 (1đ): Tại sao tác giả bài viết cho rằng “lòng nhân ái rất cần trong đời sống”? Câu 3 (2đ): Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em? II. Làm văn (6đ): Phân tích nhân vật cai lệ trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố. Hướng dẫn giải Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 8 Đáp án Đọc hiểu văn bản Câu 1 (1đ): òng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác”. Câu 2 (1đ): Lòng nhân ái rất cần trong đời sống vì đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người. Câu 3 (2đ): Học sinh lựa chọn thông điệp phù hợp với bản thân mình và lí giải lí do vì sao lựa chọn thông điệp đó một cách hợp lí nhất. II. Làm văn (6đ): Dàn ý phân tích nhân vật cai lệ 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Ngô Tất Tố, tác phẩm Tắt đèn, đoạn trích Tức nước vỡ bờ và nhân vật cai lệ.
  2. 2. Thân bài Tên cai lệ không xuất hiện trực tiếp, không được miêu tả chi tiết về ngoại hình, về tính cách nhưng bọn chúng vẫn hiện lên trước mắt bạn đọc bởi sự độc ác, vô nhân tính khi đánh anh Dậu kiệt quệ cả về sức lực lẫn tinh thần. Cai lệ trong câu chuyện không phải là một nhân vật cụ thể mà chúng tượng trưng cho một lớp người những con người làm thuê không nhân tính với vẻ bặm trợn. Chúng là những người có thái độ hung hãn, hành động ngông cuồng không hề giống những người thu thuế bình thường, không mang sách bút ghi chép lại là những vũ khí thường xuyên chà đạp lên thân thể con người, nhuốm máu, mồ hôi người nông dân nghèo khổ. Bản chất hống hách, hách dịch, kiêu ngạo được Ngô Tất Tố bóc trần. Chị Dậu dù rất lễ phép, xưng cháu ông nhưng cai lệ "trợn ngược hai mắt" vô lương tâm mà chửi mắng, sỉ vả chị. Bọn cai lệ là tên vô cùng hèn hạ. Ngay cả phụ nữ cũng dám ra tay "bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch", "tát vào mặt", tàn bạo không khác gì bọn súc sinh cầm thú. → Bản chất của con người không ai là xấu, nhưng trở thành một người xấu, vô nhân tính lại là sản phẩm của xã hội đương thời. Bọn cai lệ là điển hình cho những con người lúc bấy giờ tha hóa biến chất, trở nên hung hăng, tàn bạo, những tên đầu trâu mặt ngựa. Chính bản chất của chúng đã tố cáo một xã hội phong kiến thối nát, áp bức bóc lột con người đến mức người đối xử với người không còn nhân tính. 3. Kết bài Khái quát lại nhân vật tên cai lệ; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 TRƯỜNG THCS CÁCH MẠNG THÁNG TÁM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Năm học: 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn - Khối: 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (4,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi sau: Con thương đôi vai gầy còm của má, bươn chải, vất vả ngược xuôi. Hàng đỗ má trồng vừa mới ra hoa, kết trái, đợi ngày thu hoạch, lo học phí cho con. Bao hi vọng giờ là nỗi thất vọng. Bong bóng mưa vỡ òa trong mắt má, đăm đăm lo về ngày mai cả nhà sẽ ra sao! Con thương đôi vai hay đau nhức của ba. Thuở bé, ba lội nước cõng con đến lớp. Lắm lúc sợ té, con cứ siết mãi chẳng chịu buông. Đôi vai oằn đi bởi sức nặng của những bó lúa ngày mùa. Những ngày trở trời, ba đau nhức nhưng vẫn ráng vác từng khúc gỗ to sửa lại chuồng gà, phòng khi mưa gió. Bão về! Gió như con quái vật thèm khát, cuốn phăng bao công sức lẫn ước mơ cháy bỏng của ba. (Ngọc Huyền “Thương lắm những bờ vai”, báo Áo Trắng)
  3. a. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. (1,0 điểm) b. Tìm những từ thuộc TTV chỉ thời tiết. c. Hãy chỉ ra phương tiện liên kết 2 đoạn văn. _ d. Phải chăng chỉ cần nói “Con thương ba má” là em sẽ trở thành đứa hiếu thảo? Hãy viết đoạn văn (từ 4 đến 6 dòng) nêu suy nghĩ của em. Câu 2: Nghị luận ngắn (3 điểm) Mỗi ngày ở trường, vẫn còn nhiều bạn học sinh lười học, em có suy nghĩ gì về hiện tượng này? Câu 3: Tập làm văn. (4 điểm) Năm nay lên lớp 8, vòng 2 của trung học cơ sở, em hãy kể về một trong những tiết học ở mà em thấy hứng thú. (Có kết hợp miêu tả và biểu cảm) UBND QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ÂU LẠC MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 ⎯⎯⎯⎯⎯⎯ NĂM HỌC: 2019-2020 (Đề gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần 1: (3 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: “ Đưa con coi nào!”, tôi giằng lấy tay ông. Trời ơi, hai bàn tay ông chai sần, những lớp da bị tróc mẻ, nham nhở đỏ lừ. “Cha bị sao thế ? Cha đừng rửa bằng xà bông nữa ”, tôi nói. “Ờ, hồi trước, hồi trẻ ấy, cha mày đi xây, bị xi ăn, bị dị ứng. Hôm qua tao thấy trước sân nhà mày có chỗ bị hỏng, tao hòa ít xi gắn lại. Ai ngờ lâu thế mà nó cũng bị lại ”. Ông nói rồi lững thững đi vào. Vừa đi vừa chùi chùi hai bàn tay vào áo, cái dáng còng còng như oặn trĩu bởi yêu thương. Cha bước đi không còn vững nữa rồi, năm tháng ơi ”. ( Theo Xuân Thu, Câu chuyện cuộc đời : Cha tôi) Câu 1: Đoạn trích trên gợi nhắc đến tác phẩm nào trong chương trình Ngữ Văn 8 - tập 1, tác giả là ai? (0.5 điểm) Câu 2: Cho biết nội dung của đoạn trích. ( 0.5 điểm)
  4. Câu 3: Từ đoạn trích trên em hãy: a. Tìm một từ tượng hình và nêu tác dụng của nó. (0.5 điểm) b. Tìm một thán từ và cho biết tác dụng của nó. (0.5 điểm) Câu 4: Nội dung đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì về tình phụ tử? (Trả lời từ 2-4 câu văn) ( 1 điểm) Phần 2: (7 điểm) Câu 1: Viết đoạn văn (8 - 10 câu) nêu cảm nhận về tình yêu thương mẹ của nhân vật bé Hồng trong văn bản “Trong lòng mẹ” – ( Trich “Những ngày thơ ấu”, Nguyên Hồng) (3 điểm) Câu 2: Giới thiệu về một truyện ngắn đã học trong chương trình Ngữ Văn 8, tập 1. (4 điểm) HẾT
  5. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Năm học 2019-2010 Môn Ngữ văn – lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút Phần 1: Đọc hiểu( 3đ) Trên 90% ca ung thư phổi có tiền sử hút thuốc lá cả chủ động và bị động. Thuốc lá cũng là căn nguyên chính gây nhiều bệnh hô hấp mãn tính, như phổi tắc nghẽn mãn tính, làm bệnh trầm trọng thêm ở nhóm bệnh nhân hen, lao phổi Giảm và tốt hơn là ngưng hút thuốc lá là phương pháp hiệu quả nhất làm chậm tiến triển bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, cải thiện các triệu chứng khó chịu ở bệnh nhân hen và giảm nguy cơ mắc ung thư phổi. Chính tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã dành ngày 31-5 hàng năm làm Ngày thế giới không thuốc lá. VN cũng đã tham gia chiến dịch này, nhưng dành riêng một tuần lễ từ 26-31 tháng 5 hàng năm để kêu gọi hành động nhằm giảm thiểu ảnh hưởng xấu từ thuốc lá, bằng cách giảm và bỏ thuốc lá. Tại VN, tuần lễ Thuốc lá và sức khỏe lá phổi sẽ bắt đầu từ 26-5, bằng cuộc mít- tinh tại vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội. Hoạt động do Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế tổ chức. Bộ Y tế cho biết đây là chương trình có ý nghĩa và là cơ hội nhằm giảm 1/3 số ca tử vong sớm do các bệnh không lây nhiễm gây ra vào 2030, trong đó phòng chống tác hại thuốc lá là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia và cộng đồng. (Theo báo tuổi trẻ. Online ngày 25 tháng 5 năm 2019. )
  6. 1. Từ hình ảnh và nội dung trên, em liên tưởng tới văn bản nào đã học ở chương trình Ngữ Văn 8 học kì 1?( 0,5đ) 2. Trong bài viết trên , tác giả nói đến tác hại nào của việc hút thuốc lá? ( 0,5đ) 3. Em hãy đưa ra biện pháp hay lời kêu gọi nhằm hạn chế việc hút thuốc lá (ít nhất 2 biện pháp hoặc 2 lời kêu gọi)?(1đ) 4. Tìm trợ từ và đặt một câu ghép có nội dung liên quan đến ngữ liệu trên.(1đ) Phần II: Tạo lập văn bản(7đ) 1. Từ nội dung ngữ liệu trên và hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn khoảng 150- 200 chữ nói về tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe của con người.( 3đ) 2. Học sinh chọn một trong hai đề sau: (4đ) Đề 1:
  7. Nón bảo hiểm là vật dụng phổ biến khi tham gia giao thông. Dựa vào những thông tin trên và những hiểu biết của mình, em hãy thuyết minh về chiếc nón bảo hiểm. Đề 2: Trong chương trình Ngữ Văn 8 học kì 1, có nhiều truyện ngắn đặc sắc, em hãy thuyết minh một truyện ngắn mà em yêu thích. UBND QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG Môn thi: Ngữ văn 8 KIỆT Thời gian: 90 phút Phần I. Đọc hiểu: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Nhưng trời vừa sáng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. Tính mạng của anh Dậu bị đe dọa nghiêm trọng. Thế là chị Dậu đã vùng lên chống trả một cách quyết liệt. Đặt nhân vật vào tình huống đầy kịch tính ấy, chương truyện vừa phơi bày bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai dưới chế độ thực dân, phong kiến, vừa làm nổi bật những phẩm chất, tính cách tốt đẹp của một người phụ nữ nông dân Việt Nam ” ( Trích “ Dàn bài tập làm văn 8” NXBGDVN- 2015) Câu 1. Đoạn văn trên gợi cho em nhớ đến văn bản nào đã học? Tác giả là ai?(1 điểm) Câu 2. Tìm một từ tượng thanh có trong đoạn trích và cho biết tác dụng của nó. ( 0,5 điểm) Câu 3. Nhân vật người phụ nữ nông dân trong tác phẩm trên mang những phẩm chất cao đẹp nào? Theo em, những phẩm ấy ngày nay được biểu hiện ra sao? (1,5 điểm) II. Phần 2. Làm văn Câu 1. ( 3 điểm) “Nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao là người cha hết lòng yêu thương con.”Em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 câu, làm rõ nhận định trên. Câu 2 ( 4 điểm) Thuyết minh một truyện ngắn em đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập 1. UBND QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN NĂM HỌC 2019-2020 MÔN NGỮ VĂN- LỚP 8 Thời gian: 90’ PHẦN 1: (3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Với chương trình “Ước mơ của Thúy”, cô bé Lê Thanh Thúy mắc bệnh ung thư xương, sắp phải xa lìa cuộc đời mà vẫn cố gắng “làm một điều gì đó” cho những đứa trẻ bất hạnh có số phận nghiệt ngã như mình. Thúy vận động tổ chức một
  8. buổi trình diễn để quyên góp giúp đỡ những bệnh nhi nghèo mắc bệnh ung thư. Một đứa trẻ phải chịu nhiều bất hạnh như thế mà còn muốn trao tặng cho đời một cái gì đấy và đó chính là tình yêu thương. Nay cô bé đã không còn nhưng chương trình “Ước mơ của Thúy” vẫn tiếp tục. Đó chính là hương thơm bất diệt của đóa hướng dương mà Thúy đã trao. 1. Nêu nội dung văn bản. (0,5 điểm) 2. Người viết bộc lộ thái độ,tình cảm gì qua câu chuyện trên? (0,5 điểm) 3. Mặc dù Thúy mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, sắp phải xa lìa cuộc đời nhưng vẫn cố gắng “làm một điều gì đó” cho những đứa trẻ bất hạnh. Còn chúng ta, và em có thể làm gì cho mọi người, cho những số phận nghiệt ngã ấy? (0,5 điểm) 4. Em rút ra cho mình bài học gì từ câu chuyện trên? (0,5 điểm) 5. Nêu công dụng dấu ngoặc kép trong cụm từ “Ước mơ của Thúy”. (1 điểm) Phần II: (7 điểm) 1. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 12-15 câu cảm nhận về một nhân vật mà em ấn tượng nhất trong chương trình Ngữ văn 8. (3 điểm) 2.Truyện ngắn là thể loại đạt được nhiều thành tựu vững chắc và phong phú nhất trong nến văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Hãy thuyết minh một truyện ngắn Việt Nam giai đoạn này em đã học. (4 điểm) HẾT ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN NĂM HỌC 2019- 2020 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 8 Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian phát đề) Phần I: Đọc hiểu (3 điểm) Một nhà báo trẻ cải trang thành người tật nguyền nghèo khổ, trà trộn vào cuộc sống với những người vô gia cư để tìm hiểu cuộc sống của họ. Ngay ngày đầu tiên, nhìn thấy chàng trai trẻ tàn tật, ăn mặc rách rưới và bẩn thỉu, từ trong đáy mắt của những người vô gia cư đã lập tức biểu lộ ra một sự quan tâm. Một người đàn ông trong nhóm đã bước đến, đưa cho anh nhà báo một cây gậy gỗ và nói: "Người anh em, hãy cầm lấy nó, như thế sẽ thuận tiện hơn nhiều". Anh cầm lấy, trong lòng không khỏi cảm kích. Đúng lúc đó, một bóng dáng loang loáng ánh trên mặt đường, dáng đi không bình thường, ngẩng lên nhìn, trong lòng anh cảm thấy như bị cái gì đó thiêu đốt: Người đàn ông đưa gậy lúc nãy đang đi cà nhắc Theo Tri thức trẻ (ttvn.vn) 1/ Văn bản trên đề cập đến chủ đề gì? Hãy tìm một văn bản trong chương trình Ngữ Văn 8 có cùng chủ đề. (1điểm) 2/ Từ đoạn văn trên, em rút ra bài học gì trong cuộc sống? (1 điểm) 3/ Tìm hai từ tượng hình có trong đoạn trích và đặt câu với một trong các từ ấy? (1 điểm) Phần II: Tạo lập văn bản (7 điểm)
  9. Câu 1 ( 3 điểm) Từ nội dung ngữ liệu trên và những hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 150-200 từ) nêu suy nghĩ của em về tình thương yêu. Câu 2 Học sinh chọn một trong hai đề sau: ( 4 điểm) Đề 1: Thuyết minh về một đồ dùng trong học tập. Đề 2: Thuyết minh một truyện ngắn mà em đã học. HẾT PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 QUẬN TÂN BÌNH NĂM HỌC 2018 -2019 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần 1 (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: “Bôm là một cậu bé bị mắc chứng bệnh hiếm gặp: bệnh xương cứng sớm cục bộ. Bôm đã trải qua hơn chục ca phẫu thuật nới hộp sọ. Đó là cuộc hành trình mười lăm năm nhiều nước mắt, nhiều đau đớn của hai bố con Bôm. Bây giờ Bôm có thể nhảy múa, tếu táo với bạn bè, thậm chí dạy họ đánh đàn piano. Ước mơ của Bôm sau này là trở thành nghệ sĩ nổi tiếng, cao to khỏe mạnh có tài năng về piano. Bôm cũng khát khao được một lần mặc áo vest, đeo nơ, được biểu diễn trên sân khấu to có hàng triệu khán giả lắng nghe những âm thanh mà Bôm tạo ra và được mọi người tặng hoa, tặng đĩa nhạc. Bôm của hiện tại đã là tân sinh viên nhạc viện Hà Nội. Bôm yêu bố, Bôm yêu mẹ và Bôm yêu âm thanh êm đềm của piano. Và Bôm đã có buổi biểu diễn đầu tiên trong đời mình cùng ê-kip Điều ước thứ 7, Bôm đã tự tay tạo nên những âm thanh đẹp nhất trong cuộc đời. Cảm ơn Bôm đã vẽ nên một câu chuyện ngọt ngào về tình thân, về niềm tin và sự kiên trì giúp người ta có thể làm nên những điều kì diệu.” (Điều ước thứ 7) 1. Nội dung văn bản đã cung cấp cho em những thông tin gì? Phương thức biểu đạt? (1 điểm) 2. Tìm câu chủ đề của đoạn văn? (1 điểm)
  10. 3. Tìm một câu ghép có trong đoạn văn và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép? (1 điểm) Phần 2 (7 điểm) Câu 1: Viết đoạn văn (10 - 12 câu) với câu chủ đề: “Cậu bé Bôm đã vẽ một câu chuyện ngọt ngào về tình thân, về niềm tin và sự kiên trì giúp người ta có thể làm nên những điều kì diệu.” (3 điểm) Câu 2: Thuyết minh một truyện ngắn đã học. (4 điểm) ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS PHẠM NGỌC THẠCH NĂM HỌC: 2019-2020 MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I: (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào, Tình Mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào, Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào. Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu. Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu. Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ. Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ. Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ. ( Trích Lòng mẹ, Y Vân) 1. Đoạn thơ trên gợi em liên tưởng đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, học kì 1? Tác giả của văn bản em vừa tìm được là ai? (1điểm) 2. Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn thơ trên (1điểm) 3. Hãy tìm trong đoạn thơ trên 1 trường từ vựng chỉ cảm xúc (1điểm) Phần II: (7 điểm)
  11. 1. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) nêu cảm nhận về chi tiết mà em xúc động nhất trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của OHen-ri (3 điểm) 2. Học sinh chọn một trong hai đề sau:( 4 điểm) Đề 1: Thuyết minh một đồ dùng sinh hoạt trong gia đình mà em thích. Đề 2: Thuyết minh một truyện ngắn đã học UBND QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN NGỮ VĂN- LỚP 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN 1: (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Hãy nghe một viên sỏi kể về nguồn gốc của mình: “Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vứt nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, rồi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.” Bạn nghĩ gì khi nghe câu chuyện trên? Cảm thấy lí thú với chuyến đi của hòn sỏi hay xúc động trước ánh mắt lạc quan của nó đối với cuộc đời đầy biến động? Đã bao giờ bạn thấy được rằng chính những chông gai mới tạo nên những hình hài đẹp và ấn tượng, dù là hình hài được tạo bởi chính những vết thương và sự đau đớn? ( ) 1. Hãy đặt nhan đề thích hợp đoạn văn trên. (0,5) 2. Cho biết nội dung của đoạn văn trên. (0,5) 3.Nêu công dụng dấu hai chấm trong đoạn sau: (1,0) Hãy nghe một viên sỏi kể về nguồn gốc của mình: “Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vứt nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, rồi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.” 4.Từ đoạn văn trên em nghĩ mình cần sẽ chọn cho mình thái độ sống như thế nào khi phải đối đầu với những khó khăn gian khổ? Trả lời trong khoảng 3-5 câu. (1,0) PHẦN II: (7.0 điểm) Tạo lập văn bản 1. Viết văn bản ngắn (khoảng 150- 200 chữ) cảm nhận về một nhân vật mà em ấn tượng nhất trong tác phẩm truyện kí Việt Nam em đã học. (3 điểm) 2. Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau:(4 điểm) Đề 1: Thuyết minh chiếc quạt máy. Đề 2: “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn đặc sắc của O Hen -ri. Truyện đã để lại trong lòng bạn đọc những xúc cảm khó quên bởi tình người nhân ái, bao dung của các nhân vật, Em hãy thuyết minh truyện ngắn đó. HẾT
  12. UBND QUẬN TÂN BÌNH TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 8 NĂM HỌC 2019 – 2020 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Phần 1: 3điểm Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Có lẽ thời nào cũng vậy, con người luôn đặt chữ nhân lên hàng đầu, con người coi trọng chữ nhân hơn cả. Dù thời xưa hay thời nay chữ nhân đó vẫn thể hiện trong cách sống của mỗi con người. Nhân là cách đối nhân xử thế, tấm lòng của con người giữa đời thường, cũng như vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội. Chữ nhân và chữ nghĩa thường đi đôi với nhau. Nghĩa ở đây thể hiện vai trò, trách nhiệm của con người với con người, giữa người với đời, với xã hội hiện tại. Sống ở đời cần có một trách nhiệm với đời, cũng chính vì vậy mà cần có nghĩa, sống có trách nhiệm với quê hương đất nước, với gia đình cũng là nghĩa. (Bàn về Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín – Ái Hữu Biên Hòa) a. Cho biết phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.(0.5điểm) b. Nội dung đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì? (0,5điểm) c. Em hãy tìm trợ từ và câu ghép trong đoạn trích trên.(1điểm) d. Từ đoạn trích trên , em hiểu thế nào là nhân nghĩa? (1điểm) Phần 2: 7điểm Câu 1: 3điểm Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (từ 150 đến 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về vấn đề sống có trách nhiệm. Câu 2: ( 4điểm) Em hãy giới thiệu đồ dùng học tập gần gũi với em UBND QUẬN TÂN BÌNH TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH
  13. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN – LỚP 8 NĂM HỌC: 2019 - 2020 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN 1 (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Có lẽ nhiều người cũng như tôi bận công việc vào ngày thường và chọn ngày cuối tuần để đi làm giấy tờ tùy thân nên chưa đến 8h mà phòng chờ đã đông người. Đang lần lượt mời từng người dân làm thủ tục thì anh công an cáo lỗi do có việc đột xuất xin ra ngoài, rồi nhờ đồng nghiệp đến giúp tiếp tục công việc. Tuy nhiên, đáng lẽ phải lật ngược chồng hộ khẩu từ dưới lên, anh này lại cầm quyển sổ trên cùng trước và gọi tên một em gái, tôi đoán là học sinh lớp 9 nhờ bộ đồng phục em đang mặc. Tôi tưởng em học sinh này sẽ hớn hở, ai ngờ em lại đính chính “Dạ, cháu đến sau cùng ạ”. Nghe em nói vậy, những người đang chờ công nhận cô bé nói đúng về thứ tự xếp sổ nhưng cũng muốn anh công an này “đặc cách” cho cô bé, xem đó như là phần thưởng dành cho văn hóa xếp hàng của em. Bắt chuyện với em, tôi biết em tên là Nguyễn Thị Kim N, đang học trường THCS Thủ Đức, TPHCM, nhân hai tiết đầu được nghỉ đã đón xe buýt đi làm căn cước công dân. Ứng xử đẹp của em đã để lại bài học sâu sắc về lòng tự trọng cho mọi người hôm ấy. Trời se lạnh, song trong tôi thấy căn phòng nhỏ trụ sở công an hôm ấy bỗng ấm áp hẳn lên. Cảm động hơn khi người khởi động “lò sưởi” lại là một cô bé tuổi đời còn rất nhỏ. (Theo báo Tuổi trẻ ngày 02/01/2018) Câu 1. Cô bé trong bản tin đã có hành vi ứng xử đẹp nào? (0,5 điểm) Câu 2. Cách ứng xử đẹp đó của cô bé đã để lại trong lòng mọi người hôm ấy bài học gì? (0,5 điểm) Câu 3. Tìm 1 thán từ, 1 tình thái từ có trong bản tin. (1 điểm) Câu 4. Tại sao trời se lạnh mà tác giả bài viết lại cảm thấy “căn phòng nhỏ trụ sở công an hôm ấy bỗng ấm áp hẳn lên”. (1 điểm)
  14. Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1 (3 điểm): Viết văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) nêu cảm nhận về một nhân vật mà em yêu thích trong chương trình Ngữ Văn 8, tập 1. Câu 2 (4 điểm): Học sinh chọn một trong hai đề sau: (4 điểm) Đề 1: Cây bút, cái cặp, compa là những đồ dùng học tập quen thuộc của học sinh Hãy thuyết minh về một trong những đồ dùng ấy. Đề 2: Thuyết minh một truyện ngắn đã học. UBND QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN QUANG MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi: Chiều tối qua ngày 11/11/2016, một tấm hình lan truyền trên mạng gây xúc động và nhận được biết bao nhiêu lời khen ngợi. Vô tình va quẹt và làm vỡ một chiếc gương ô tô bên đường, một cậu học trò Hải Phòng đã viết một lời xin lỗi với nội dung sau: “Do vô tình nên cháu đâm vào gương ô tô. Cháu xin lỗi ạ! Liên lạc với cháu theo số điện thoại để cháu đền ạ vì cháu không biết chủ ô tô là ai”. Lá thư được dán trên kính ô tô khiến nhiều người bày tỏ sự cảm kích, khen ngợi hành động trung thực, dám làm, dám chịu của người viết lá thư này. Anh Chung, chủ nhân xe ô tô bị vỡ gương, dù không tin lắm nhưng cũng gọi điện vào số điện thoại ghi trên giấy. Bất ngờ khi biết đó là em Nguyễn Thế Tùng học sinh lớp 11 trường Trần Nguyên Hãn –Hải Phòng “Tôi rất cảm động vì trong xã hội ngày nay không ít người gây hậu quả nhưng không dám nhận lỗi, thậm chí thoái thác trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. Đây là hành động dũng cảm cho thấy em được gia đình và nhà trường giáo dục rất tốt.” anh Chung chia sẻ. (Theo kênh HTV7, chương trình tin tức 60S) Câu 1. Xác định tình thái từ trong câu sau: Do vô tình nên cháu đâm vào gương ô tô. Cháu xin lỗi ạ! Liên lạc với cháu theo số điện thoại để cháu đền ạ vì cháu không biết chủ ô tô là ai”. Phân loại tình thái từ đó. (1.0 đ) Câu 2. Nêu nội dung của văn bản trên. Theo em hành động của em Nguyễn Thế Tùng có ý nghĩa gì? (1.0 đ) Câu 3. Văn bản trên đã gửi gắm người đọc thông điệp gì? Thông điệp nào quan trọng nhất với em ? Hãy trình bày suy nghĩ bằng một vài câu văn . (1,0đ) II. Làm văn Câu 1. (3 điểm)
  15. “Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.” (Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng) Đọc đoạn trích trên, em có cảm nghĩ gì về tình cảm cậu bé Hồng dành cho mẹ? Hãy viết một văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của em. Câu2. (4 điểm) Mỗi sự vật xung quanh ta đều mang trong mình dòng lịch sử riêng. Một ngôi trường có thể giấu dưới những lớp sơn, những bậc cầu thang một miền kí ức cổ kính. Một cây phượng vĩ thường nắm giữ trong những nhánh rễ già cỗi, trong dòng nhựa cuộn chảy mãnh liệt những kỷ niệm khó phai. Và phải chăng mỗi chúng ta, những người học sinh đang hạnh phúc được ngồi trên ghế nhà trường cũng mang trên mình một lịch sử nhỏ bé - bộ quần áo đồng phục? Hãy giới thiệu về bộ đồng phục trường em. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS VÕ VĂN TẦN NĂM HỌC 2019 -2020 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 8 Thời gian làm bài 90 phút ĐỀ DỰ KIẾN (không kể thời gian phát đề) Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa (Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương, Nguồn Thica.net) Câu 1( 0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? Câu 2 ( 0.5 điểm) Nêu nội dung đoạn thơ ? Câu 3 ( 1 điểm ) Tìm một trợ từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng.
  16. Câu 4 ( 1 điểm) Em hiểu ý nghĩa hai câu cuối trong đoạn thơ như thế nào? (Diễn đạt thành vài câu văn) Phần II: Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1 (3 điểm): Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về vấn đề phân loại rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh. Câu 3( 4 điểm) : Viết một bài văn thuyết minh Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Thuyết minh truyện ngắn “ Lão Hạc – Nam Cao” Đề 2: Thuyết minh một thứ đồ dùng trong sinh hoạt của em . ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ĐANG ĐỀ KIỂM TRA HK I – NGỮ VĂN 8 NH 2019 – 2020 Thời gian làm bài : 90p Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi : Có một hôm, tình cờ lạc vào forum trường cũ, tôi đọc được câu này của một người bạn thân thiết thuở ấu thơ : “Bình yên – là khi được ra khỏi nhà.” Tôi hiểu vì sao bạn viết vậy, và tôi đọc được phía sau dòng chữ ấy một nỗi buồn vô hạn. “Nhà” chỉ là một từ ngắn ngủi, nhưng hàm nghĩa của nó thì rất mênh mông. “Nhà” trong nỗi buồn của bạn là căn biệt thự vắng người, và mỗi khi có người thì đầy tiếng cãi vã. [ ] Tôi tin rằng, mái nhà nào cũng từng có lúc đồng nghĩa với niềm vui và cả sự bình yên. Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải là điều có sẵn. “Nhà” là phần cứng, còn sự bình yên, hạnh phúc, niềm vui là phần mềm. Gia đình là phần cứng, còn tình yêu và sự hạnh phúc là phần mềm. Vậy nên, sự bình yên là thứ phải được thiết lập. Nếu ta là một phần của “nhà”, dù chỉ là một phần nhỏ, nếu ta thật mong muốn mái nhà thân yêu của ta có được sự bình yên, thì ta phải tham gia vào quá trình thiết lập đó.
  17. (Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” – Phạm Lữ Ân) 1./ Chỉ ra một thán từ trong đoạn văn sau : (0.5 điểm) Tôi tin rằng, mái nhà nào cũng từng có lúc đồng nghĩa với niềm vui và cả sự bình yên. Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải là điều có sẵn. 2./ Xác định các từ ngữ thuộc trường từ vựng “trạng thái” trong câu văn sau : (1 điểm) “Nhà” là phần cứng, còn sự bình yên, hạnh phúc, niềm vui là phần mềm. 3./ Cuối văn bản trên, tác giả đã nhấn mạnh : “nếu ta thật mong muốn mái nhà thân yêu của ta có được sự bình yên, thì ta phải tham gia vào quá trình thiết lập đó”. Vậy, em sẽ làm gì để “thiết lập” sự bình yên, hạnh phúc trong chính mái nhà của mình? (Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn ngắn khoảng 4 – 6 câu) (1.5 điểm) PHẦN 2 : (7 điểm) 1./ Về đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích tiểu thuyết “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố), SGK Ngữ văn 8 có nhận định: “Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.” Em có đồng tình với nhận định trên không ? Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 1 trang giấy trình bày suy nghĩ của em. (3 điểm) 2./ Hãy thuyết minh về một đồ vật quen thuộc, có ích. (4 điểm)