Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hai Bà Trưng (Có đáp án)

docx 4 trang xuanthu 9400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hai Bà Trưng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_2022_truong.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hai Bà Trưng (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS-THPT HAI BÀ TRƯNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN : Ngữ văn – LỚP : 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I.Lý thuyết (3,0 điểm) :Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi : Một trong những cách tốt nhất mà tôi khám phá ra để giữ hy vọng ngay cả khi lời cầu nguyện của ta không được đáp lại là hãy tìm đến với những người khác để an ủi và sẻ chia. Nếu nỗi đau đớn, khổ sở của bạn là một gánh nặng thì bạn hãy tìm đến để chia sẻ và xoa dịu nỗi đau tương tự ở người khác và mang đến cho họ niềm hy vọng.Hãy làm cho họ nhẹ lòng để họ có thể cảm thấy mình được an ủi khi biết rằng họ không đơn độc trong sự chịu đựng của riêng họ. Hãy đến với họ bằng sự cảm thông và lòng trắc ẩn, khi mà hơn ai hết bạn biết rõ bản thân mình cần sự cảm thông và lòng trắc ẩn biết dường nào. Hãy trở thành một người bạn khi mà bạn biết rõ tình bạn quý giá và bạn có thể an ủi bạn ra sao. Hãy mang đến hy vọng cho người khác khi mà bạn cần hy vọng hơn bao giờ hết”. (Trích Cuộc sống không giới hạn - Nick Vujicic ) Câu 1 (0.5 điểm) : Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên. Câu 2 (0.5 điểm) : Nêu công dụng của dấu chấm trong đoạn sau : "Hãy trở thành một người bạn khi mà bạn biết rõ tình bạn quý giá và bạn có thể an ủi bạn ra sao. Hãy mang đến hy vọng cho người khác khi mà bạn cần hy vọng hơn bao giờ hết". Câu 3 (1.0 điểm) : Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 4 (1.0 điểm) : Em hãy đặt tên cho văn bản. II.Phần làm văn (7.0 điểm) : Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ ) nêu lên cảm nhận cua em về câu nói : “Hãy đến với họ bằng sự cảm thông và lòng trắc ẩn, khi mà hơn ai hết bạn biết rõ bản thân mình cần sự cảm thông và lòng trắc ẩn biết dường nào”. Câu 2 ( 5.0 điểm) : Viết một bài văn về một nhân vật mà em ấn tượng trong chương trình Ngữ Văn 8 tập 1,liên quan đến câu "Hãy đến với họ bằng sự cảm thông và lòng trắc ẩn, khi mà hơn ai hết bạn biết rõ bản thân mình cần sự cảm thông và lòng trắc ẩn biết dường nào”./. HẾT
  2. MA TRẬN- ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA .Môn: Ngữ văn 8 I.MỤC TIÊU KIỂM TRA : - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng làm văn của học sinh sau 23 tuần học tập. - Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá năng lực học sinh qua các đơn vị kiến thức đã học từ từ tuần 1 đến tuần 14 II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: 1. Hình thức: Tự luận. 2. Thời gian: 90 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng Thấp Chủ đề I.Văn bản: - Đặt nhan đề - Viết đoạn tuần 1 đến cho một đoạn văn 3 – 5 câu tuần 14 văn để trình bày - Nêu nội suy nghĩ về dung văn bản. một vấn đề được gợi ra từ ngữ liệu Số câu: Số câu: 2 Số câu : 3 Số điểm: Số điểm:1 Số điểm : 2 Tỉ lệ: % điểm Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 10% II.Tiếng Nêu công Việt : tuần dụng dấu câu 1 đền tuần 14 Số câu: Số câu: 1 Số câu : 2 Số điểm: Số điểm:1 Số điểm : 1 Tỉ lệ: % điểm Tỷ lệ : 10% Tỷ lệ: 10% III. Tập - Viết một làm văn đoạn văn ngắn trình bày suy -Văn bản Viết một văn ngắn: nghĩ về một vấn đề được bản nêu cảm nhận về một
  3. gợi ra từ ngữ nhân vật trong liệu.(2 iểm) tác phẩm (Văn bản) truyện -Tập làm ngắn đã học văn : thuyết (5điểm) minh Số câu Số câu: 2 Số câu :1 Số câu : 3 Số điểm Số điểm :2,0 Số điểm : 5 Số điểm :7,0 Tỷ lệ % Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 50% Tỉ lệ: 70% Số câu : 2 Số câu :1 Số câu : 2 Số câu :1 Tổng số câu : Số điểm : 1 Số điểm : 1 Số điểm : 4 Số điểm:4 6 Tỷ lệ :10% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ : 40% Số điểm : 10 Tỷ lệ: 100% ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Chủ đề Nội dung Điể m 1/ Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0.5 I. Đọc – 2/.Công dụng của dấu chấm trong câu văn đề bài : hiểu 0.5 Dùng để kết thúc câu trần thuật đơn. 3/ Nội dung chủ yếu: sự đồng cảm, chia sẻ,lòng trắc ẩn,yêu thương trước nỗi 1.0 đau của người khác. 1.0 4/ Đặt tên cho văn bản : (HS có thể đặt tên nhiều cách khác nhau, song cần khái quát được nội dung chính của văn bản, ngắn gọn và thẩm mĩ): chẳng hạn: -Hãy chia sẻ và xoa dịu nỗi đau ở người khác. -Sự cảm thông và lòng trắc ẩn. - Hãy mang đến hi vọng cho người khác, Yêu cầu về kĩ năng: : HS biết dựa trên kĩ năng làm văn nghị luận để làm bài. Bố II. cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt. Trình bày sạch sẽ; không mắc lỗi chính Làm tả, dùng từ, ngữ pháp. văn Yêu cầu về kiến thức: HS có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau nhưng cần có những nội dung cơ bảnnhư sau: Câu 1: HS có thể trình bày bài nhiều kiểu khác nhau song cần làm 2.0 NLXH nổi bật được các ý cơ bản sau và GV cần dựa vào ý, kĩ năng (Viết diễn đạt và lập luận của học sinh để cho điểm) đoạn - Giới thiệu câu nói cần bàn :"Hãy đến với họ Cần sự cảm 0.25 văn) thông và lòng trắc ẩn đến nhường nào” 0.5
  4. - Giải thích ý nghĩa câu nói: Muốn được đồng cảm và yêu thương thì ta cần phải biết đồng cảm và yêu thương người khác. - Bàn luận: câu nói có ý nghĩa lớn: khuyên dạy ta sống có tình người. + Đề cao những người biết cảm thông, giàu lòng trắc ẩn và yêu 0.5 thương, giúp đỡ người khác. + Lên án những người sống dửng dưng, vô cảm, thiếu tình 0.5 thương , nhất là đối với những người cũng đang cùng cảnh ngộ éo le, đau khổ như mình. + Có được cảm thông, lòng trắc ẩn và sẻ chia sẽ nâng cao giá trị 0.5 cả người cho và người nhận Câu 2: Câu 2 : Viết một bài văn về một nhân vật mà học sinh ấn 5.0 NLVH tượng trong các tác phẩm truyện kí đã học liên quan đến (Viết bài câu sau đây trong văn bản trên "Hãy đến với họ bằng sự văn ) cảm thông và lòng trắc ẩn, khi mà hơn ai hết bạn biết rõ bản thân mình cần sự cảm thông và lòng trắc ẩn biết dường nào”. 1. Mở bài: 0.5 -Giới thiệu về nhân vật được lựa chon có liên quan đến câu nói trong văn bản. -Chuyển ý. 2. Thân bài : 4.0 - Giới thiệu vào bài câu nói cần bàn: " Hãy đến với họ Cần sự cảm thông và lòng trắc ẩn đến nhường nào” (0.25 điểm) -Biết chọn đúng nhân vật theo giới hạn của đề bài, nhân vật gây ấn tượng đối với người đọc.(2,0 điểm) Biểu điểm cụ thể cho các ý: - Dùng đúng phương thức biểu đạt. (0,25 điểm) -Có cách diễn đạt rõ ràng,mạch lạc. Câu đúng ngữ pháp,không sai chính tả,dùng đúng từ ngữ. (0,25 điểm) -Viết đoạn văn (0,25 điểm) + Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. (0,25 điểm) + Viết vài dòng hoặc không làm bài. (0 điểm) Kết bài -Đánh giá khái quát về nhân vật 0.5 -Bài học: phát huy tinh thần nhân qi yêu thương con người. Lưu ý: Khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sự sáng tạo