Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Âu Lạc (Có đáp án)

docx 44 trang xuanthu 22/08/2022 7280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Âu Lạc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2019_2020_truong.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Âu Lạc (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ÂU LẠC MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 NĂM HỌC: 2019 - 2020 (Đề gồm 01 trang) Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I: (3 điểm) Hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Những người hí hửng hôi của bên chiếc xe cháy trụi, chỉ và i chai dầu ăn, sữa tắm. Gương mặt bất lực ứa nước mắt của một người đàn ông phong trần. Và gương mặt bẽn lẽn khi xóm làng vận động người hôi của trả lại cho người lái xe số vật phẩm trên. Những tàn ác, tham lam, ti tiện cũng giống như rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào. Nhìn ngang, nó dày đặc lắm, tưởng chừng hung hãn lấp kín cả mặt sông. Nhưng nhìn sâu, dưới bề mặt đó là một khối nước khổng lồ gấp bội. Khối nước đó trong veo, cuồn cuộn và miệt mài lao đi, tưới đẫm và cho vẫy vùng. Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa. Khối nước kia mới thực là nguồn sức mạnh nguyên thủy và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra những thảm hoar ực rỡ trong tâm hồn mỗi con người. (Trích Chuyện anh phụ xe bật khóc vì bị hôi của: Nó rất ám ảnh, nhưng cuộc đờinày không phải toàn chuyện xấu xa Hoàng Xuân,Tri thức trẻ, 5/11/2016) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0.5 điểm) Câu 2: Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng. (1điểm) Câu 3: Em rút ra được bài học gì cho mình từ câu nói: “Khối nước kia mới thực là nguồn sức mạnh nguyên thủy và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra những thảm hoar ực rỡ trong tâm hồn mỗi con người.” ? (1.5 điểm) PHẦN II: (7điểm) Đề 1: (3 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi), trình bày suy nghĩ của em về ý kiến được nêu trong phần đọc hiều: “Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa”. Đề 2: (4 điểm)
  2. Hãy đóng vai một nhân vật kể lại một trong các câu chuyện Làng (Kim Lân), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Đồng chí (Chính Hữu). HẾT ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 NĂM HỌC 2019- 2020 Phần I: (3 điểm) Câu 1: (0,5điểm) - Mức tối đa: PTBĐ chính: nghị luận(0,5điểm) - Mức chưa tối đa: HS xác định được đáp án (0,5 điểm) - Mức không đạt: HS trả lời sai hoặc không trả lời Câu 2: (1điểm) - Mức tối đa: Hs nêu đươc hai biên pháp tu từ là đạt: ẩn dụ, so sánh, liệt kê và nêu từ ngữ (0,5điểm) Tác dụng: +ẩn dụ gợi hình gợi cảm +So sánh: dễ hình dung + Liệt kê: cụ thể - Mức chưa tối đa: HS xác định được ½ đáp án (0,5 điểm) - Mức không đạt: HS trả lời sai hoặc không trả lời Câu 3: (1,5điểm) - Mức tối đa: Hs trả lời được các ý + Câu nói thể hiện niềm tin của tác giả qua hình ảnh “ màu xanh bầu trời” +Những điều tốt đẹp luôn bất diệt + Bài học :đừng đánh mất lòng tin vào cuộc sống. - Mức chưa tối đa: HS trả lời ½ đáp án đạt 1điểm. - Mức không đạt: HS không có câu trả lời hoặc trả lời sai. Phần II: ( 7 điểm) Đề 1: (3 điểm) Kiểu bài: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
  3. 1. Nội dung: (2 điểm) - Vấn đề nghị luân: Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn chuyện xấu xa - Giải thích: “chuyện xấu xa” là gì? Cả ý kiến? -Bàn luận:+Tại sao cuộc đời này có chuyện xấu xa? + Tại sao cho rằng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn chuyện xấu xa? - Mở rộng: Phê phán người có cái nhìn tiêu cực - Bài học:cách nhìn, thái độ sống tích cực. 2. Các tiêu chí khác: (1 điểm) 2. 1. Hình thức: (0.5 điểm) - Mức tối đa: Học sinh viết được một văn bản ngắn ; biết cách lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ theo một trật tự logic ; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết; chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, không sai lỗi chính tả. - Không đạt: Học sinh chưa hoàn thiện ; hoặc các ý chưa được chia thật hợp lý; hoặc chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc học sinh không làm bài. 2.2. Sáng tạo: (0.5 điểm) - Mức đầy đủ: Học sinh đạt được ba trong bốn các yêu cầu sau: 1) Có được các luận điểm riêng hợp lý mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó trong bài viết; 2) Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt như câu văn trôi chảy có nhịp điệu, đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày; 3) Sử dụng từ ngữ có chọn lọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố miêu tả biểu cảm trong khi lập luận; 4) Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ. - Mức chưa tối đa: Học sinh đạt được hai trong số các yêu cầu trên. (0,25 điểm) - Mức không đạt: Giáo viên không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của học sinh hoặc học sinh không làm bài. Đề 2: (4 điểm) Kiểu bàì: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm và nghị luận. 1. Nội dung: (3 điểm) - HS biết chọn ngôi kể phù hợp. - HS biết tạo tình huống . - HS đảm bảo được các sự việc chính. - HS biết kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm và nghị luận. 2. Các tiêu chí khác: (1 điểm) 2.1. Hình thức: (0.5 điểm)
  4. - Mức tối đa: Học sinh viết được một văn bản ; biết cách kể chuyện ; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết; chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, không sai lỗi chính tả. - Không đạt: Học sinh chưa hoàn thiện ; hoặc các ý chưa được chia thật hợp lý; hoặc chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc học sinh không làm bài. 2. 2. Sáng tạo: (0.5 điểm) - Mức đầy đủ: Học sinh đạt được ba trong bốn các yêu cầu sau: 1) Có được các luận điểm riêng hợp lý mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó trong bài viết; 2) Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt như câu văn trôi chảy có nhịp điệu, đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày; 3) Sử dụng từ ngữ có chọn lọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố miêu tả biểu cảm trong khi lập luận; 4) Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ. - Mức chưa tối đa: Học sinh đạt được hai trong số các yêu cầu trên. (0,25 điểm) - Mức không đạt: Giáo viên không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của học sinh hoặc học sinh không làm bài. UBND QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I: ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ. Buồm lộng gió sóng xô, mai về trúc nhớ Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay Tiếng nghẹn ngào như lời mẹ đắng cay Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt. Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi Như vị muối chung lòng biển mặn Như dòng sông thương mến chảy muôn đời. (Lưu Quang Vũ – Thơ Việt Nam thế kỉ XX – NXB Giáo dục) Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. (0.5 điểm)
  5. Câu 2. Xác định một phép so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên. Cho biết giá trị tác dụng của phép so sánh này. (1 điểm) Câu 3. Tác giả đã nhắn gởi thông điệp, ý nghĩa, nội dung gì qua đoạn trích trên? Là học sinh, bản thân em có suy nghĩ gì từ thông điệp trên? (1.5 điểm) Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm) Câu 1. (3 điểm) Tiếng Việt là tài sản vô giá mà cha ông ta đã để lại cho con cháu. Thế nhưng, hiện nay tình trạng sự dụng tiếng Việt một cách thiếu ý thức như xen tiếng nước ngoài, sử dụng ngôn ngữ “chat”, ngôn từ thô thiển, thiếu văn hóa vẫn còn tồn tại nơi một số bạn trẻ. Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên. Câu 2. (5 điểm) Hoá thân vào nhân vật người cháu trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt kể lại những năm tháng tuổi thơ được ở bên bà. (Kết hợp đối thoại, độc thoại nội tâm và yếu tố nghị luận) – HẾT – HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2019 – 2020 Hướng dẫn mang tính gợi ý, GV căn cứ bài làm của HS xem xét cho điểm. Phần I: ĐỌC HIỂU (3 điểm) Câu 1 (0.5 điểm) Học sinh xác định đúng phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. Câu 2 (1 điểm) - Xác định đúng một phép so sánh được sử dụng trong đoạn trích: + Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ. + Tiếng nghẹn ngào như lời mẹ đắng cay. + Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt. + Người đi đường chung tiếng Việt cùng tôi Như vị muối chung lòng biển mặn Như dòng sông thương mến chảy muôn đời. - Chọn đúng một trong các phép so sánh trên. (0.5 điểm) - Nêu rõ tác dụng, giá trị của phép so sánh này. (1 điểm)
  6. - Ví dụ: Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt. – Thể hiện niềm tự hào về tiếng Việt trong sáng, tươi đẹp, đầy âm sắc, trang nhã; diễn tả, thể hiện được nét đẹp, phẩm chất tâm hồn cao quí của con người, dân tộc Việt Nam (như lòng nhân ái, đoàn kết, vị tha ) - Học sinh có thể có những cách trả lời khác nhau. Tùy mức độ mà GV cho điểm. Câu 3 (1.5 điểm) - Khẳng định tiếng Việt rất giàu và đẹp với âm điệu, thanh sắc đa dạng, tươi đẹp thể hiện được vẻ đẹp nhân cách, phẩm chất, tâm hồn cùng những vui buồn, khổ đau của con người Việt Nam. (0.75 điểm) - Chúng ta cần thể hiện niềm tự hào, yêu mến, trân trọng dành cho tiếng Việt. Biết giữ gìn sự trong sáng, tươi đẹp của tiếng Việt, ra sức học tập, rèn luyện để có khả năng sự dụng tiếng Việt hiệu quả, tốt đẹp. (0.75 điểm) Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm) Câu 1. (3 điểm) * Yêu cầu: Học sinh viết được một văn bản nghị luận xã hội. - Trình bày rõ luận điểm. - Lí lẽ phong phú, hợp lí, có sức thuyết phục. (1 điểm) - Dẫn chứng chính xác, phù hợp. (0.5 điểm) - Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy. - Viết câu đúng ngữ pháp. (0.5 điểm) - Bố cục rõ ràng, chặt chẽ gồm ba phần. (1 điểm) a/ Mở bài: giới thiệu, nêu vấn đề. b/ Thân bài: + Giải thích. + Nêu hiện tượng. + Nguyên nhân; Tác hại; Dẫn chứng. + Phê phán. + Liên hệ bản thân. c/ Kết bài: Đánh giá chung. Tùy mức độ làm bài của học sinh mà GV cho điểm phù hợp. Câu 2. (4 điểm) I. Tiêu chí về nội dung: 1. Mở bài (0,5 điểm): - Giới thiệu câu chuyện cảm động về tình bà cháu qua bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt (kể theo ngôi thứ nhất) (0,5 điểm) - Có giới thiệu nhưng chưa hay, còn mắc lỗi dùng từ, diễn đạt. (0,25 điểm)
  7. - Không viết mở bài, lạc đề hoàn toàn. (0,0 điểm) 2. Thân bài (3.0 điểm): - Đạt mức tối đa (3,0 điểm): Kể lại ấn tượng diễn biến câu chuyện theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”, làm rõ những kỉ niệm về năm tháng được sống bên bà; có lời đối thoại, độc thoại nội tâm và yếu tố nghị luận. (Yếu tố nghị luận HS có thể trình bày ở phần kết bài) + Năm 4 tuổi: hoàn cảnh khó khăn “đói mòn đói mỏi”, “bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”, + 8 năm sống cùng bà: nhớ tiếng tu hú kêu ở cánh đồng xa, nhớ những lúc bà kể chuyện, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, + Năm giặc đốt làng: bà dặn cháu viết thư cho bố “chớ kể này kể nọ, cứ bảo nhà vẫn được bình yên”, - Đạt mức chưa tối đa (2,0- 2,5 điểm): HS kể được, có cảm xúc, nhưng nội dung chưa hấp dẫn. - Không đạt : + Mức độ 1 (1,0 – 1,75 điểm): Câu chuyện sơ sài, diễn xuôi bài thơ, không có lời đối thoại, độc thoại nội tâm và yếu tố nghị luận. + Mức độ 2 (0,0 điểm): Lạc đề hoàn toàn/ bỏ giấy trắng, không làm bài. 3. Kết bài (0,5 điểm): - Kết thúc câu chuyện có ý nghĩa sâu sắc. (0,5 điểm) - Có phần kết bài nhưng viết mơ hồ, lan man. (0,25 điểm) - Không viết kết bài. (0,0 điểm) II. Các tiêu chi khác: 1. Hình thức (0,5 điểm): - Nắm phương pháp làm bài văn tự sự có kết hợp miêu tả, biểu cảm, miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận. - Bố cục đầy đủ. - Diễn biến truyện hợp lí, tự nhiên. - Ngôn ngữ trong sáng, đúng ngữ pháp, có hình ảnh, cảm xúc. - Không mắc lỗi diễn đạt, không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, trình bày rõ ràng. 2. Sáng tạo (0,5 điểm): - HS có cách kể sinh động, tưởng tượng phong phú, hợp lí. (Phần tiêu chí này, giáo viên xem xét tổng thể bài làm học sinh và cân nhắc việc cho hoặc trừ điểm trên bài làm của HS) UBND QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9
  8. Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN 1: Đọc hiểu(3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Một cậu bé tính tình rất nóng nảy và cộc cằn. Một hôm, cha cậu đưa cho cậu một túi đinh và dặn rằng mỗi khi cậu nổi nóng hay nặng lời với ai, hãy đóng một cái đinh vào hàng rào gỗ phía sau vườn và suy nghĩ về việc mình đã làm. Sau ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng mười hai chiếc đinh vào hàng rào.Những ngày sau, khi cố gắng kiềm chế cơn giận của mình thì số đinh cậu đóng trên tường rào ngày một giảm.Và cậu nhận ra rằng việc giữ bình tĩnh có lúc dễ hơn là việcđóng những chiếc đinh. Cho đến một ngày, khi không cần phải dùng đến chiếc đinh nào thì cậu bé tin là mình đã thay đổi và không còn nóng nảy như trước nữa. Cậu kể với cha về điều này và người cha đưa ra một đề nghị: mỗi ngày cậu giữ được bình tĩnh, hãy nhổ một chiếc đinh đã đóng trên hàng rào. Nhiều ngày trôi qua, cuối cùng cậu bé vui mừng thông báo với cha rằng tất cả những chiếc đinh đều đã được nhổ. Người cha dẫn cậu đến hàng rào và nói: - Con đã làm rất tốt, con trai ạ! Nhưng con hãy nhìn vào những cái lỗ trên hàng rào- hàng rào sẽ chẳng bao giờ còn nguyên vẹn như xưa nữa. Những điều con thốt ra trong lúc giận dữ sẽ để lại trong lòng người khác những vết thương – giống như những chiếc đinh này. Cho dù con có nói lời xin lỗi bao nhiêu lần thì vết thương vẫn còn đó. Vết thương tâm hồn rất khó hàn gắn và chỉ có thể lành được khi có tình yêu thương chân thành và thực sự. ( Trích “ Hạt giống tâm hồn- Lời nói và những vết đinh”) Câu 1. (1 điểm)Phần chữ in đậm là lời nói hay ý nghĩ được dẫn? Dẫn theo cách nào? Câu 2. (1 điểm)Văn bản trên đã cung cấp cho em bài học gì? Câu 3. (1 điểm) Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 3-5 câu) nêu suy nghĩ của em về câu kết của văn bản: “Vết thương tâm hồn rất khó hàn gắn và chỉ có thể lành được khi có tình yêu thương chân thành và thực sự”. PHẦN 2: Làm văn(7 điểm) Câu 1: (3 điểm) Từ câu nói của người cha: “Những điều con thốt ra trong lúc giận dữ sẽ để lại trong lòng người khác những vết thương – giống như những chiếc đinh này.” Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về giá trị của lời nói trong giao tiếp hằng ngày”. Câu 2: ( 4 điểm)
  9. Hãy kể lại một câu chuyện em đã trải qua.Từ đó đã giúp em có thái độ tích cực hơn trong cuộc sống. ĐÁP ÁN Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 - Phần chữ in đậm là lời nói 1 điểm - Được dẫn trực tiếp 2 - Học sinh có thể nêu 1 trong 2 bài học: 1 điểm - Bài học về giá trị của lời nói trong giao tiếp. - Bài học về tình yêu thương chân thành. 3 Học sinh có thể trả lời ý nghĩa của câu kết dựa trên những ý sau: 1 điểm - Đừng làm tổn thương người khác chỉ vì một câu nói vô tình hay cố ý. - Hãy đối xử với moị người bằng lòng chân thành Giáo viên dựa vào suy nghĩ của học sinh và cho điểm. II LÀM VĂN 7.0 1 Từ câu nói của người cha: “Những điều con thốt ra trong lúc giận dữ 1 điểm sẽ để lại trong lòng người khác những vết thương – giống như những chiếc đinh này.”Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về giá trị của lời nói trong giao tiếp hằng ngày”. Yêu cầu: - Hình thức: + Học sinh viết văn bản theo yêu cầu của đề bài + Bố cục rõ ràng, trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. + Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, dùng đúng từ ngữ. -
  10. - Nội dung: 2 điểm - Văn bản thể hiện tốt nội dung, tính liên kết mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục . - Học sinh nêu được suy nghĩ về điều rút ra từ nhận định : - Giải thích ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống . - Liên hệ thực tiễn: + Lời nói tích cực: có thể trở thành một động lực, điểm tựa, nguồn động viên an ủi cho người khác + Lời nói tiêu cực: lời nói kích động bạo lực, có thể dẫn đến gây gổ, xô xát, + Lời nói vừa lòng không có nghĩa là tâng bốc, nịnh nọt, sáo rỗng , để đạt được mục đích. - + Lời nói tốt đẹp không phải là lời nói dễ nghe, đôi khi những lời khiển trách, phê phán và góp ý lại chính là lời nói tốt, giúp con người nhìn nhận ra sai lầm, thiếu sót để sửa đổi và hoàn thiện. + GV căn cứ vào các tiêu chí trên hoặc tùy khả năng diễn giải của học sinh để xem xét đánh giá. - Không làm bài hoặc lạc đề. (0 điểm) 2 Yêu cầu 1. Yêu cầu: Về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn tự sự. Bố cục đủ 3 phần: 4 điểm Mở bài, thân bài, kết bài. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không sai phạm về lỗi chính tả, lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp. Bài viết phải kết hợp được các yếu tố miêu tả, nghị luận, miêu tả nội tâm. Về kiến thức: Học sinh cần kể được một câu chuyện cụ thể mà bản thân đã trải qua. Qua câu chuyện, bản thân đã rút ra điều gì về thái độ tích cực trong cuộc sống. Học sinh có thể có những ý tưởng sáng tạo. Giám khảo cần cân nhắc và trân trọng những sáng tạo của học sinh. -
  11. Điểm Nội dung 3.5-4 Bài làm tốt. Đáp ứng được các yêu cầu cả về kiến thức lẫn kĩ năng. Văn có cảm xúc, sáng tạo. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Chữ viết đẹp. Không sai phạm về chính tả và ngữ pháp. 2,5-3 Bài làm khá. Kể được các chi tiết của câu chuyện. Diễn đạt trôi chảy, dùng từ chính xác. Chữ viết dễ đọc. Mắc không quá 3 lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. 2-2,5 Bài làm trung bình. Có đủ bố cục 3 phần,. Diễn đạt đôi chỗ còn vụng. Đáp ứng được cơ bản các yêu cầu của kiến thức. Mắc không quá 4 lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. 1,5 Bài làm yếu. Ý văn sơ sài, diễn đạt vụng, lủng củng. Bố cục không rõ ràng. Mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp. 1 Bài làm kém, chỉ viết vài dòng lan man. Lạc đề 0 Bỏ giấy trắng TỔNG ĐIỂM 10.0 UBND QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN GIA THIỀU NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9 ĐỀ LUYỆN TẬP Thời gian làm bài : 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I : Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “ Khi con biết đòi ăn Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu Mẹ là người thức hát ru con Mẹ! Có nghĩa là duy nhất Một bầu trời
  12. Một mặt đất Một vầng trăng Mẹ không sống đủ trăm năm Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát ” ( Ngày xưa có mẹ - Thanh Nguyên) 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì? (0,5 điểm) 2. Nêu hai hình ảnh thơ nói về sự chăm sóc của người mẹ dành cho con có trong đoạn. (0,5 điểm) 3. Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ và nói rõ tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? (1điểm) 3. “ Mẹ không sống đủ trăm năm Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát.” Viết vài câu văn (2-3 câu) trình bày cảm nhận của em sau khi đọc xong câu thơ trên. (1điểm) Phần II: (7điểm) 1. Viết một văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người trong cuộc sống. (3điểm) 2. Học sinh chọn một trong hai đề sau: (4điểm) Đề 1: Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện của một trong các tác phẩm sau: “ Đồng chí” của Chính Hữu, “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, “Bếp lửa” của Bằng Việt. Đề 2: Kể lại một câu chuyện em đã trải qua hoặc chứng kiến mà qua đó em nhận ra mình cần sống đẹp, sống có ích. Kiểm tra học kì I – Môn Ngữ văn 9 Năm học 2019 – 2020 Hướng dẫn mang tính gợi ý Gv căn cứ bài làm của học sinh xem xét cho điểm phù hợp Câu Nội dung Điểm I.1 - Biểu cảm 0,5đ I.2 - “mớm cho con muỗng cháo” 0,25đ - “ thức hát ru con” 0,25đ
  13. I.3 - Nghệ thuật: Điệp ngữ (Mẹ là người mớm cho con - Gọi tên: Mẹ là người thức ) 0,25đ - Ý nghĩa: Nhấn mạnh công lao chăm sóc, yêu thương -chỉ rõ từ: mẹ dành cho con 0,25đ -ý nghĩa: Hoặc: Liệt kê (Một bầu trời 0,5đ Một mặt đất Một vầng trăng) - Ý nghĩa: Nhấn mạnh hình ảnh mẹ vừa gần gũi vừa cao cả (HS có thể nêu biện pháp tu từ khác, Gv xem xét cho điểm) - Trình bày suy nghĩ của bản thân một cách hợp lí, trôi -Nội dung: I.4 chảy( 2-4 câu văn): Biết ơn công lao sinh thành, nuôi 0,75đ dưỡng của mẹ ￿ từ đó phải biết báo đáp công ơn trời -Hình thức: bể đó Số câu, diễn đạt: 0,25đ II.1 Viết văn bản ngắn a. Hình thức 0,5đ - - Thể hiện tốt phương thức nghị luận. 0,25đ - - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng. Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả , dùng đúng từ ngữ - - Viết một văn bản 0,25đ b. Nội dung - Học sinh trình bày suy nghĩ về:Vai trò của gia đình đối 2,0đ với mỗi người trong cuộc sống.
  14. - Có thể viết văn bản theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý: - Tình cảm gia đình là tình cảm giữa những người ruột thịt, máu mủ, những người có chung huyết thống ( đó là tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em ) - Vai trò của tình cảm gia đình đối với mỗi con người trong cuộc sống: + Giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách + Là nơi cho ta những yêu thương chân thành, là điểm tựa vững chắc cho mỗi con người + Khiến bản thân có thêm sức mạnh - Làm sao để bồi đắp tình cảm gia đình? Mỗi người có ý thức, trách nhiệm bồi đắp tình cảm gia đình ngày càng bền chặt: Yêu thương người thân, có ý thức phấn đấu học tập, vươn lên - Phê phán những trường hợp không biết quý trọng tình cảm gia đình * Sáng tạo: Có suy nghĩ mới mẻ, phù hợp chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật. II.2 Đề 1. a. Yêu cầu chung - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài tự sự. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp b. Yêu cầu cụ thể Học sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý định hướng cho việc chấm bài. * Hình thức:
  15. Bố cục 3 phần: MB, TB, KB. Dùng từ, diễn đạt, chính tả. * Nội dung: 1,0đ * Mở bài: - Giới thiệu nhân vật sẽ hóa thân 0,5đ - Lí do, tình huống kể lại câu chuyện? * Thân bài: Kể theo nội dung câu chuyện trong bài thơ - Kể về nguồn gốc xuất thân 2,0đ - Kể về những sự việc diễn ra - Ý nghĩa của câu chuyện * Kết bài: - Kết thúc câu chuyện - Cảm nghĩ về cuộc đời, về cuộc sống. 0,5đ Đề 2: a. Yêu cầu chung Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài tự sự. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, có sự sáng tạo. b. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý định hướng cho việc chấm bài. ● Hình thức: Bố cục đầy đủ 3 phần: MB,TB, KB, dùng từ, diễn đạt, chính tả. 1,0đ ● Nội dung ● Mở bài: Giới thiệu khái quát nhân vật và sự việc. ● Thân bài: Kể diễn biến sự việc 0,5đ Tuy nhiên, để gây chú ý bất ngờ, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người kể có thể đem đến kết 2,0đ quả, sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại và kể tiếp các sự việc xảy ra trước đó. - Câu chuyện đã ảnh hưởng đến bản thâ, giúp em trưởng thành như thế nào? ● Kết bài: Kết thúc câu chuyện. Cảm nghĩ của em. 0,5đ
  16. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2019 – 2020 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN Môn: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ DỰ KIẾN (không kể thời gian phát đề) I.ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới ( ) (1)Theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu thì: “bữa ăn gia đình chính là sợi dây liên kết các thành viên trong gia đình lại với nhau, là nơi các thành viên gia đình chia sẻ những vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Mỗi thành viên gia đình là một người riêng lẻ, họ có thế giới riêng nhưng thế giới riêng đó nếu không có sự kết nối với nhau thì họ sẽ như những người xa lạ ngoài xã hội. Từ đó dẫn đến chuyện họ là những người sống chung một ngôi nhà chứ không phải là một gia đình. Nếu không có bữa cơm, ít thấu hiểu nhau, dây liên kết lỏng ra, dễ bị đứt”. (2)Còn Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục thành phố Hà Nội, thì cho rằng: “Bữa cơm gia đình là hình ảnh biểu trưng của hơi ấm gia đình, là nơi để chia sẻ chứ không phải đơn thuần là chúng ta ngồi ăn với nhau một bữa cơm. Nếu cứ suốt ngày đi rồi tối ai về phòng nấy thì chỉ là duy trì sự tồn tại của gia đình chứ không phải xây dựng một gia đình theo đúng nghĩa”. (3)Nói bữa cơm gia đình thực ra không chỉ là nói về bữa cơm. Đằng sau sự thưa hiếm dần, thậm chí sự thiếu vắng hẳn bữa cơm gia đình là sự chăng kéo của các lực hút khác nhau đối với từng thành viên trong gia đình, là sự rạn vỡ của gia đình - tế bào của xã hội, một thiết chế thiết yếu cho sự ổn định xã hội và trao truyền đạo đức xã hội ( ) (Theo Đoàn Khắc Xuyên, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 31/01/2014) Câu 1 (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0,5 điểm) Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp trong đoạn 2. Câu 3 (1,0 điểm) Hình ảnh “bữa ăn gia đình chính là sợi dây liên kết các thành viên trong gia đình lại với nhau” có ý nghĩa gì? Câu 4 (1.0 điểm) Em hiểu thế nào về thông điệp “Nếu cứ suốt ngày đi rồi tối ai về phòng nấy thì chỉ là duy trì sự tồn tại của gia đình chứ không phải xây dựng một gia đình theo đúng nghĩa” II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (3.0 điểm)
  17. Viết văn bản nghị luận xã hội (khoảng 1 trang giấy thi) bày tỏ suy nghĩ của bản thân về thông điệp “Đằng sau sự thiếu vắng bữa cơm gia đình ( ) là sự rạn vỡ của gia đình”. Câu 2 (4.0 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Dựa vào nội dung văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ hãy đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận. (tự sự kết hợp miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận). Đề 2: Hãy đóng vai người cháu trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt kể lại kỉ niệm về tình bà cháu (tự sự kết hợp miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận). - Hết - HƯỚNG DẪN CHẤM I.HƯỚNG DẪN CHUNG - Đề bài gồm 2 PHẦN . Phần 1 phần đọc - hiểu chủ yếu yêu cầu học sinh đọc - hiểu ngữ liệu, trả lời câu hỏi theo các cấp độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Phần 2 yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận và tự sự trong phù hợp với kiến thức chương trình Ngữ văn 9, tập 1. - Giám khảo cần nắm nội dung bài làm của học sinh để đánh giá, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo. - Thí sinh có thể trình bày, triển khai ý theo các cách riêng, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần I ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) Câu 1: Phương thức biểu đạt nghị luận 0,5đ Câu 2: Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp trong đoạn 2 “Bữa cơm gia đình là hình ảnh biểu trưng của hơi ấm gia đình, là nơi để chia sẻ chứ không phải đơn thuần là chúng ta ngồi ăn với nhau một bữa cơm. Nếu cứ suốt ngày đi rồi tối ai về phòng nấy thì chỉ là duy trì sự tồn tại của gia đình chứ không phải xây dựng một gia đình theo đúng nghĩa”. 0,5đ Câu 3: Hình ảnh “bữa ăn gia đình chính là sợi dây liên kết các thành viên trong gia đình lại với nhau” có ý nghĩa: Bữa ăn gia đình sẽ gắn kết các thành viên trong gia đình , sẽ giúp các thành viên trong gia đình quan tâm đến nhau hơn, gắn bó với nhau hơn. 1,0đ
  18. Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần chú ý nói đúng ý cơ bản đã nêu. Câu 4: Em hiểu thế nào về thông điệp “Nếu cứ suốt ngày đi rồi tối ai về phòng nấy thì chỉ là duy trì sự tồn tại của gia đình chứ không phải xây dựng một gia đình theo đúng nghĩa” 1,0đ Không có bữa có bữa cơm gia đình những người sống trong một gia đình sẽ không có sự gắn bó, thậm chí chỉ ở chung nhà mà xa cách nhau về tình cảm. Như thế các thành viên chẳng quan tâm đến nhau. Đó không còn gia đình đúng nghĩa. Phần II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: (3 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: (0,5 điểm) - Nắm được phương pháp làm bài nghị luận xã hội. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng nhiều thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục; không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày rõ ràng, độ dài đảm bảo theo yêu cầu. b. Yêu cầu về nội dung: (2,5 điểm) HS thể hiện sự hiểu biết về vấn đề và làm rõ các ý cơ bản như sau: - Giới thiệu vấn đề nghị luận:Vai trò của bữa cơm gia đình trong cuộc sống hiện đại hôm nay. (0,25đ) - Giải thích và chứng minh vấn đề: (1,5 điểm) + Bữa cơm gia đình là nơi các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn, chia sẻ dễ dàng hơn, trợ giúp lẫn nhau kịp thời hơn. + Bữa cơm gia đình là nơi các thành viên trong gia đình có thể dành cho nhau sự quan tâm chăm sóc một cách tự nhiên, ấm áp nhất +Khi không có bữa cơm gia đình sự quan tâm cũng không có sự thấu hiểu như thế không còn là một gia đình . - Bài học nhận thức và hành động: (0,5 điểm) + Phải tập thói quen quý trọng thời gian đoàn tụ của gia đình nhất là bữa ăn gia đình. + Không vì ham chơi hay những buổi tụ tập bên ngoài mà bỏ qua thời gian ăn cơm cùng gia đình.
  19. + Quan tâm đến những người thân trong gia đình không chỉ bữa ăn mà cả giấc ngủ và mọi măt cuộc sống + Gia đình, nhà trường cần giáo dục cho trẻ tinh thần tiết kiệm và ý thức giữ gìn tài sản cá nhân. - Khẳng định ý nghĩa vấn đề (0,25 điểm) + Cần thay đổi nhận thức và hành vi ngay từ khi còn nhỏ để gìn giữ mái ấm gia đình. Câu 2: (4 điểm) Đề 1: Dựa vào nội dung văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ hãy đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận. (tự sự kết hợp miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận). Đề 2: Hãy đóng vai người cháu trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt kể lại kỉ niệm về tình bà cháu (tự sự kết hợp miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận). a. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh nắm vững kỹ năng làm bài văn tự sự kết hợp miêu tả nội tâm và nghị luận, bài có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lời văn gợi cảm, ít lỗi chính tả, ngữ pháp. - Trình bày sạch sẽ; chữ viết rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; bố cục chặt chẽ, mạch lạc; diễn đạt trôi chảy; văn có cảm xúc tốt; ý phong phú. b. Yêu cầu về nội dung: - HS thể hiện sự hiểu biết về câu chuyện được kể và làm rõ các ý cơ bản như sau: Đề 1: I. Mở bài: - Lời giới thiệu của Trương Sinh (về quê quán, gia cảnh ) - Lời giới thiệu của Trương Sinh về người vợ của mình (tên, tính tình, hình thức ) II. Thân bài: - Trước khi đi lính: + Vừa xây dựng gia đình, cuộc sống vợ chồng rất hạnh phúc.
  20. + Đất nước có chiến tranh, triều đình bắt đi lính đánh giặc. Tuy con nhà hào phú, nhưng không có học nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu. + Xa gia đình trong cảnh mẹ già, vợ bụng mang dạ chửa. - Khi trở về: + Mẹ đã mất, con trai đang tuổi học nói. + Tin vào câu nói của con nên đã nghi vợ thất tiết, không chung thủy. + Ghen tuông mù quáng không nghe lời minh oan của vợ, của mọi người, gia trưởng, độc đoán nên đã đẩy vợ đến cái chết oan ức. + Sau đó, biết là mình đã nghi oan cho vợ nhưng việc trót đã qua rồi, đau buồn, dằn vặt nội tâm, III. Kết bài: - Tình cảm: ân hận vì mình đã mù quáng nghi oan cho vợ khiến gia đình tan nát, hạnh phúc đổ vỡ. - Mong mọi người nhìn vào bi kịch gia đình để rút ra bài học. Đề 2: I. Mở bài: - Giới thiệu câu chuyện II. Thân bài: - Học sinh đảm bảo tốt nội dung: kể lại những kỉ niệm về tình bà cháu (người cháu ở phương xa hồi tưởng những năm tháng tuổi thơ được sống trong tình yêu thương, đùm bọc, chăm sóc, của người bà yêu kính, ), có chú ý miêu tả nội tâm và nghị luận, bằng lời kể của người cháu. III. Kết bài: - Cảm xúc về bà và tuổi thơ. c. Biểu điểm: + 3.5 - 4 điểm: Đảm bảo yêu cầu về kĩ năng, nội dung. Kể chuyện sáng tạo, sinh động, văn trôi chảy, kết hợp tốt những yếu tố miêu tả, nghị luận trong văn tự sự. Bài làm sạch sẽ, chỉ mắc 1-2 lỗi chính tả, diễn đạt.