Đề kiểm tra Học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)

doc 5 trang xuanthu 10860
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_7_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên nằm trong van bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích ? Câu 3 (1,0 điểm). Nội dung chính mà đoạn trích trên đề cập đến là gì ? Câu 4 (1,0 điểm). Tìm cụm chủ - vị làm nòng cốt câu trong : Đó là một truyền thống quý báu của ta. Cho biết đó có phải là câu mở rộng không? Vì sao? Phần II. Làm văn (7,0 điểm). Câu 1 (2,0 điểm). Từ đoạn trích phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn từ 6 đến 7 câu để nói về vai trò, trách nhiệm của em đối với việc phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc . Câu 2 (5,0 điểm). Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim". Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút Phần Câu/ý Nội dung Điểm 1 Văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Hồ 0,5 Chí Minh. Đọc 2 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5 hiểu 3 Khẳng định sức mạnh tinh thần yêu nước của dân tộc ta 1,0 (3,0 khi có giặc xâm chiếm. điểm) Lưu ý : - HS đưa ra đầy đủ các ý trên đạt điểm tối đa 4 Đó // là một truyền thống quý báu của ta. 0,5 C V =>Không phải câu mở rộng vì chỉ có 1 kết câu C-V làm 0,5 nòng cốt. Phần II. Làm văn (7,0 điểm). Câu 1 (2,0 điểm. Từ đoạn trích phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu để nói về lòng yêu nước của học sinh hiện nay . Thang Điểm Ghi Đáp án điểm chấm chú a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: vai trò, trách nhiệm của 0,25 em đối với việc phát huy lòng yêu nước . Câu 1 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao 1,0 tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể (2,0 viết đoạn theo những ý sau: điểm) + Yêu gia đình, làng xóm, quê hương, gắn bó, tự hào về quê hương, đất nước. + Sẵn sàng tham gia mọi phong trào, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. + Tích cực học tập rèn luyện tu dưỡng đạo đức nhân cách.
  3. + Tự rút ra bài học cho bản thân. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn 0,25 đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Câu 2 (5,0 điểm). Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim". Thang Điểm Ghi Đáp án điểm chấm chú a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0,5 Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 c. Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách 3,0 Câu 2 nhưng về cơ bản cần đảm bảo những yêu cầu sau: (5,0 *Mở bài: điểm) - Con người cần có lòng kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm 0,5 - Ông bà ta đã khuyên nhủ qua câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim *Thân bài: Trình bày, đánh giá chứng minh tính đúng đắn 2,0 của câu tục ngữ: – Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng : Nghĩa đen: Một thanh sắt to nhưng nếu con người kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm thì sẽ rèn thành một cây kim bé nhỏ hữu ích.
  4. Nghĩa bóng: Con người có lòng kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm và chăm chỉ chịu khó thì sẽ thành công trong cuộc sống. – Con người có lòng kiên trì và có nghị lực thì sẽ thành công. + Dùng dẫn chứng để chứng minh: Trong cuộc sống và lao động như anh Nguyễn Ngọc Kí, Cao Bá Quát, Nguyễn Hiền Trong học tập: Bản thân của học sinh. Trong kháng chiến: Dân tộc Việt Nam của ta. – Nếu con người không có lòng kiên trì và không có nghị lực thì sẽ không thành công. + Dùng dẫn chứng để chứng minh: Trong cuộc sống và lao động, trong học tập và trong kháng chiến – Khuyên nhủ mọi người cần phải có lòng kiên trì và có nghị lực. * Kết bài: Khẳng định lòng kiên trì và nghị lực là đức tính quan trọng 0,5 của con người. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ, kiến giải 0,5 mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,5 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.