Đề kiểm tra Học kì 2 Văn bản và Tiếng Việt Lớp 8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

doc 7 trang xuanthu 9040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 2 Văn bản và Tiếng Việt Lớp 8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_2_van_ban_va_tieng_viet_lop_8_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Học kì 2 Văn bản và Tiếng Việt Lớp 8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ VĂN – TIẾNG VIỆT 8 – HỌC KÌ II (Ngày kiểm tra: 4/4/2019) I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Mức độ Nhận Thông Vận dụng Tổng biết hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề Phần I: Đọc - hiểu văn bản: - Đoạn văn: Cho đoạn - Tên văn ngữ liệu ngoài sách giáo bản, tác khoa giả. - Văn bản: Quê hương, - Chép - Diễn đạt một Khi con tu hú, Chiếu dời thuộc thơ vài câu văn đô, Hịch tướng sĩ chứng minh một vấn đề được đặt ra - Tiếng Việt: Các kiểu - Xác định câu đúng kiểu câu và chức năng - Đặt thành 1 câu có nghĩa theo đúng kiểu câu yêu cầu - Số câu: 2 2 1 5 - Số điểm: 2,0 2,0 2,0 6,0 - Tỉ lệ: % 20%% 20% 20% 60% Phần II: Tạo lập văn Vận dụng bản. các kiến thức Viết văn bản ngắn đã học viết văn bản ngắn cảm nhận một hình ảnh thơ Số câu: 1 1 Số điểm: 4,0 4,0 Tỉ lệ: % 40% 40% Tổng số câu: 2 2 1 1 6 Tổng số điểm: 2,0 2,0 2,0 4,0 10,0 Tỉ lệ: % 20% 20% 20% 40% 100%
  2. ĐỀ KIỂM TRA VĂN – TIẾNG VIỆT LỚP 8 (Cô Mai gửi đề ) Phần I: Đọc hiểu (6 điểm) Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới Trong đoạn trích, những hình tượng vị chủ tướng quên ăn, vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa chứa đựng một tấm lòng thiết tha với vận mệnh đất nước, nhưng cao hơn hết là sự quyết tâm chiến đấu, không đội trời chung với kẻ thù xâm lược. Bài văn là sự giãi bày tha thiết của kẻ chủ tướng với binh sĩ dưới quyền, điều đặc biệt là cái lí, cái tình được kết hợp nhuần nhuyễn, tạo nên sức “nặng” cho những lí lẽ thuyết phục, sức âm vang cho ý nghĩa. Đây là một bài hịch chứa chan tình cảm chứ không phải là những lí lẽ suông, sự hô hào bằng ngôn từ. Bởi thế, nó xúc động mạnh mẽ, nó tác động đến tâm hồn người nghe, vì được viết ra bằng cả tâm can của một vị thống lĩnh yêu nước, thương dân, anh hùng lẫm liệt. Qua đó, tác phẩm đã phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thừ xâm lược. Đọc bài hịch, chúng ta phải ý thức sâu sắc hơn một điều rằng, yêu nước mãi mãi là tình cảm thiêng liêng, đáng trân trọng. ( Trích Cảm nhận về lòng yêu nước) a/ Đoạn văn trên gợi nhớ đến tác phẩm nào em đã học? Tác giả là ai ? (0,5 điểm) b/ Có ý kiến cho rằng: Trong tác phẩm mà em vừa tìm, tác giả đã vạch trần bản chất và tội ác tàn bạo của kẻ thù. Bằng những chi tiết đã học trong tác phẩm, em hãy viết một vài câu văn làm sáng tỏ ý kiến ấy.( 2 điểm) c/ Cho câu văn sau: Đọc bài hịch, chúng ta phải ý thức sâu sắc hơn một điều rằng, yêu nước mãi mãi là tình cảm thiêng liêng, đáng trân trọng. Xác định kiểu câu xét theo mục đích nói và chức năng của câu (1 điểm) d/ Em hãy đặt một câu cảm thán để bày tỏ tình cảm của em trước tấm lòng yêu nước của vị chủ tướng trong tác phẩm mà em vừa tìm. (1 điểm) Câu 2: Hãy chép thuộc lòng khổ thơ thứ hai của bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh (1,5 điểm) Phần II: Tự luận (4 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 20 dòng nêu cảm nhận của em về hình ảnh người tù chiến sĩ trong khổ cuối của bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu: “Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! ĐÁP ÁN Phần I: Đọc hiểu (6 điểm) Câu 1: a/ Đoạn văn trên gợi nhớ đến tác phẩm nào em đã học? Tác giả là ai ? (0,5 điểm) -Văn bản: Hịch tướng sĩ (0.25 điểm) -Tác giả: Trần Quốc Tuấn (0.25 điểm)
  3. b/ Có ý kiến cho rằng: Trong tác phẩm mà em vừa tìm, tác giả đã vạch trần bản chất và tội ác tàn bạo của kẻ thù. Bằng những chi tiết đã học trong tác phẩm, em hãy viết một vài câu văn làm sáng tỏ ý kiến ấy.( 2 điểm) - HS tìm được các chi tiết: “ Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn” (1,5 điểm) - Lập luận chặt chẽ (0.5 điểm) c/ Cho câu văn sau: Đọc bài hịch, chúng ta phải ý thức sâu sắc hơn một điều rằng, yêu nước mãi mãi là tình cảm thiêng liêng, đáng trân trọng. Xác định kiểu câu xét theo mục đích nói và chức năng của câu (1 điểm) - Kiểu câu: câu trần thuật (0.5 điểm) - Chức năng: yêu cầu (0.5 điểm) d/ Em hãy đặt một câu cảm thán để bày tỏ tình cảm của em trước tấm lòng yêu nước của vị chủ tướng trong tác phẩm mà em vừa tìm. (1 điểm) - Đặt câu đúng nội dung (0,75 điểm) - Hình thức (0,25 điểm) Câu 2: Hãy chép thuộc lòng khổ thơ thứ hai của bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh - Học sinh chép đúng khổ cuối ( 1,5 điểm). - Chép thiếu một câu ( trừ 0.25 điểm) - Sai hai lỗi chính tả trở lên ( trừ 0.25 điểm) - Chép lộn thứ tự câu thơ (trừ 0.25 điểm) Phần II: Tự luận (4 điểm)Đoạn văn : ➢ Về hình thức: (1 điểm) - Đoạn văn có đủ mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, dùng đúng từ ngữ - Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng ➢ Về nội dung: (3 điểm) Đúng đề bài, cảm nhận được hình ảnh người tù chiến sĩ trong Bái thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu - Ở khổ đầu, tác giả chủ yếu là tả cảnh mùa hè tươi đẹp, rực rỡ, tràn ngập màu sắc, rộn ràng âm thanh qua trí tưởng tượng. - Nhưng chính bức tranh mùa hè sống động ấy đã làm thức “dậy”, cuộn lên, trào dâng trong tâm hồn nhà thơ niềm khao khát tự do. - Những tiếng gọi bên ngoài đã trở thành nội lực bên trong. Từ đó, nhà thơ có thái độ “ mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!”. Người tù muốn phá tung căn phòng chật hẹp, tù túng bằng sức mạnh của lòng yêu cuộc sống. - Nhịp thơ ở đây cũng có sự thay đổi bất thường: 6/2 (Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!) và 3/3 (Ngột làm sao, chết uất thôi), cùng với cách sử dụng những từ ngữ mạnh “ đạp tan phòng, chết uất”, những từ ngữ cảm thán: “ôi, thôi, làm sao” góp phần truyền tải đến độc giả cái ngột ngạt và sự đau khổ cao độ của người tù cách mạng khi bị mất tự do. - Đằng sau tâm trạng ấy là niềm khao khát tự do đến cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài và tham gia hoạt động cách mạng. - Ta thấy rằng mở đầu bài thơ là tiếng kêu của tu hú thì khép lại bài thơ vẫn là tiếng chim ấy nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng chim ấy mỗi lần rất khác nhau. - Lạc đề : 0 điểm
  4. ĐỀ KIỂM TRA VĂN – TIẾNG VIỆT LỚP 8 - ngày thứ 5 (4/4/2019) (Cô Anh ) Phần I: Đọc hiểu (6 điểm) Câu 1: Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới (4,5 điểm) “Ông quả là một người yêu nước thương dân là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo. Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và ông đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, ”. Yêu thương, lo lắng binh sĩ không đơn thuần chỉ là những lời khuyên nhủ nhẹ nhàng mà là nghiêm khắc, quyết liệt phê phán những việc làm sai trái của họ“thấy nước nhục mà không biết lo, thấy chủ nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức”. Cảm động thay tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ.Chính nhờ tình cảm đó đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng họ ” ( Trích cảm nhận về lòng yêu nước) a/ Đoạn văn trên gợi nhớ đến tác phẩm nào em đã học? Tác giả là ai ? (0,5 điểm) b/ Có ý kiến cho rằng: “Vị tướng trong tác phẩm mà em vừa tìm là một người có lòng yêu nước căm thù giặc sâu sắc”. Bằng những chi tiết đã học trong tác phẩm, em hãy viết một vài câu văn làm sáng tỏ ý kiến ấy.( 2 điểm) c/ Cho câu văn sau: Cảm động thay tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ. Xác định kiểu câu xét theo mục đích nói và chức năng của câu (1 điểm) d/ Em hãy đặt một câu cầu khiến để khuyên bạn phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ quê hương. (1 điểm) Câu 2: Hãy chép thuộc lòng khổ thơ cuối của bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu (1,5 điểm) Phần II: Tự luận (4 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 20 dòng nêu cảm nhận của em về hình ảnh chiếc thuyền ra khơi trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang” ĐÁP ÁN Phần I: Đọc hiểu (6 điểm) Câu 1: ( 4,5 điểm) a/-Văn bản: Hịch tướng sĩ(0.25 điểm) -Tác giả: Trần Quốc Tuấn (0.25 điểm) b/ HS tìm được các chi tiết:Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối. Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng 1,5 điểm,lập luận chặt chẽ 0.5 điểm c -Kiểu câu: câu cảm thán (0.5 điểm) -chức năng: bộc lộ cảm xúc. (0.5 điểm) d/: - đặt câu đúng nội dung 0,75 điểm - Hình thức 0,25 điểm Câu 2: +chép thơ: (1,5 điểm)
  5. - Học sinh chép đúng khổ cuối ( 1,5 điểm). - Chép thiếu một câu ( trừ 0.25 điểm) - Sai hai lỗi chính tả trở lên ( trừ 0.25 điểm) - Chép lộn thứ tự câu thơ (trừ 0.25 điểm) Phần II: Tự luận (4 điểm)Đoạn văn : Về hình thức: (1 điểm) - Đoạn văn có đủ mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, dùng đúng từ ngữ - Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng ➢ Về nội dung: (3 điểm) Đúng đề bài, cảm nhận được hình ảnh chiếc thuyền ra khơi trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh - Con thuyền từ lâu đã trở thành người bạn thân thiết gắn bó với mỗi con người làng chài trong khi ra khơi cũng như trở về sau nhiều ngày lao động vất vả -Với việc sử dụng thành công biện pháp so sánh trong khổ thơ thứ hai của bài thơ 'Quê hương', tác giả Tế Hanh đã khắc họa hình ảnh con thuyền đẹp đẽ, mạnh mẽ khi ra khơi đầy khí thế. - khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền, toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng, đầy hấp dẫn. 'Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang' - chiếc thuyền làng chài quen thuộc đã khắc họa nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong sáng với con thuyền làm trung tâm đang lao mình vươn ra biển cả bao la, mạnh mẽ hăng hái với một tốc độ phi thường. Con thuyền như muốn chinh phục thiên nhiên mang theo bao ước vọng khát khao về cuộc sống ấm no của người dân làng chài. - Một khung cảnh thiên nhiên tươi sáng một bức tranh lao động đầy hứng khởi thể hiện lòng hăng say lao động. Chúng biểu tượng cho sức mạnh vượt sóng to gió cả của của con người làng chài , sức sống của làng chài , vẻ đẹp của con người lao động quê hương - Phải có một tình yêu quê hương tha thiết cháy bỏng biết nhường nào thì tác giả mới viết nên được những vần thơ trong sáng hay đến thế để miêu tả về quê hương của mình. Qua đó tác giả nhắc nhở mỗi chúng ta phải biết yêu quê hương và luôn nhớ về quê hương - nơi chôn rau cắt rốn của mình. - Lạc đề : 0 điểm hết
  6. ĐỀ KIỂM TRA VĂN – TIẾNG VIỆT LỚP 8 (Cô Hà ) Phần I: Đọc hiểu (6 điểm) Câu 1: Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới (4,5 điểm) “ Có thể nói,với trí tuệ anh minh , lòng nhân hậu tuyệt vời bài chiếu cho thấy tầm nhìn chiến lược của ông về Đại La. Một cái nhìn toàn diện, sâu sắc, chính xác về các mặt vị trí địa lí, địa thế, nhân văn Sau một nghìn năm, Hà Nội đã trở thành thủ đô hòa bình phát triển, ta càng thấy việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La của ông là một cống hiến vô cùng vĩ đại "mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”.Sử sách còn ghi lại: khi thuyền rồng của nhà vua vừa cập bến sông Nhị Hà ở chân thành Đại La thì có con rồng vàng bay lên, vua cho là điềm tốt mới đổi tên là Thăng Long. Thăng Long là "Rồng bay lên” phản ánh khát vọng của nhân dân ta xây dựng Đại Việt thành một quốc gia cường thịnh có nền văn hiến muôn đời rực rỡ ” ( Trích cảm nhận về lòng yêu nước) a/ Đoạn văn trên gợi nhớ đến tác phẩm nào em đã học? Tác giả là ai ? (0,5 điểm) b/ Có ý kiến cho rằng: “Thành Đại La hội đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô của đất nước”. Bằng những chi tiết đã học trong tác phẩm em hãy viết một vài câu văn làm sáng tỏ ý kiến ấy. ( 2 điểm) c/ Cho câu văn sau: Có thể nói,với trí tuệ anh minh, lòng nhân hậu tuyệt vời bài chiếu cho thấy tầm nhìn chiến lược của ông về Đại La. Xác định kiểu câu xét theo mục đích nói và chức năng của câu (1 điểm) d/ Em hãy đặt một câu cảm thán thể hiện niềm tự hào về một vị vua hay vị tướng anh minh đã học. (1 điểm) Câu 2: Hãy chép thuộc lòng khổ thơ cuối của bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh (1,5 điểm) Phần II: Tự luận (4 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 20 dòng nêu cảm nhận của em về hình ảnh người dân chài lưới trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm. ĐÁP ÁN Phần I: Đọc hiểu (6 điểm) Câu 1: ( 4,5 điểm) a/-Văn bản: chiếu dời đô(0.25 điểm) -Tác giả: Lí Công Uẩn (0.25 điểm) b/ HS tìm được các chi tiết:Những thuận lợi để Đại La được chọn làm nơi đóng đô: ▪ Về lịch sử: Kinh đô cũ của Cao Vương ▪ Về vị trí địa lý: ở nơi trung tâm đất trời, ở thế rồng cuộn hổ ngồi, mở ra bốn phương Nam Bắc Đông Tây, có núi lại có sông: đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội. ▪ Về vị trí chính trị văn hóa: là đầu mối giao lưu “chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương trời. 1,5 điểm
  7. -lập luận chặt chẽ 0.5 điểm c -Kiểu câu: trần thuật (0.5 điểm) -chức năng: nhận định. (0.5 điểm) d/: - đặt câu đúng nội dung 0,75 điểm - Hình thức 0,25 điểm Câu 2: +chép thơ: (1,5 điểm) - Học sinh chép đúng khổ cuối ( 1,5 điểm). - Chép thiếu một câu ( trừ 0.25 điểm) - Sai hai lỗi chính tả trở lên ( trừ 0.25 điểm) - Chép lộn thứ tự câu thơ (trừ 0.25 điểm) Phần II: Tự luận (4 điểm)Đoạn văn : *Về hình thức: (1 điểm) - Đoạn văn có đủ mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, dùng đúng từ ngữ - Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng *Về nội dung: (3 điểm) Đúng đề bài, cảm nhận được hình ảnh người dân chài lưới trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh - Hình ảnh những người lao đông làng chài ven biển đã trở thành hình tượng trung tâm của bài thơ. Sau chuyến đi biển miệt mài, trở về đất liền, hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp đẽ: “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”. - Không hề có dấu hiệu của sự mệt mỏi, biển đêm không khiến con người sợ hãi và yếu đuối. “Làn da ngăn rám nắng” là làn da đặc trưng của người dân vùng chài, vốn đã trải qua nhiều dầu dãi nắng mưa, nay ánh lên sự mạnh mẽ, rắn rỏi. - Bước xuống đất liền từ con thuyền chòng chành cập bến, các anh giống như những Thạch Sanh vùng biển: “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”. Không chỉ làn da mà còn từ ánh mắt, bàn tay, bước đi., từ “cả thân hình” đều nồng thở cái hương vị mặn mòi của biển cả. - “Vị xa xăm” là hương vị từ phương xa, là gió đại dương, là muối đại dương, là nắng đại dương, là hơi thở của đại dương nữa., “xa xăm” vốn là cảm nhận của thị giác, chỉ sự xa xôi, mơ hồ; nay được kết hợp với từ chỉ xúc giác “vị” khiến cho câu thơ trở nên tinh tế vô cùng. Trong từ “nồng thở” còn như ẩn chứa một sức mạnh dồi dào, bền bỉ đã được tôi rèn từ lâu trong tâm hồn để từ làn da, đôi mắt, nụ cười đều sáng bừng sự sống. - Lạc đề : 0 điểm hết