Đề kiểm tra Văn bản và Tiếng Việt Khối 8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

doc 3 trang xuanthu 22/08/2022 6180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Văn bản và Tiếng Việt Khối 8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_van_ban_va_tieng_viet_khoi_8_nam_hoc_2018_2019_c.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Văn bản và Tiếng Việt Khối 8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ VĂN – TIẾNG VIỆT (Ngày kiểm tra: 4/4/2019) I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Mức độ Nhận Thông Vận dụng Tổng biết hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề Phần I: Đọc - hiểu văn bản: - Đoạn văn: Cho đoạn - Tên văn ngữ liệu ngoài sách giáo bản, tác khoa giả. - Văn bản: Quê hương, - Chép - Diễn đạt một Khi con tu hú, Chiếu dời thuộc thơ vài câu văn đô, Hịch tướng sĩ chứng minh một vấn đề được đặt ra - Tiếng Việt: Các kiểu - Xác định câu đúng kiểu câu và chức năng - Đặt thành 1 câu có nghĩa theo đúng kiểu câu yêu cầu - Số câu: 2 2 1 5 - Số điểm: 2,0 2,0 2,0 6,0 - Tỉ lệ: % 20%% 20% 20% 60% Phần II: Tạo lập văn Vận dụng bản. các kiến thức Viết văn bản ngắn đã học viết văn bản ngắn cảm nhận một hình ảnh thơ Số câu: 1 1 Số điểm: 4,0 4,0 Tỉ lệ: % 40% 40% Tổng số câu: 2 2 1 1 6 Tổng số điểm: 2,0 2,0 2,0 4,0 10,0 Tỉ lệ: % 20% 20% 20% 40% 100%
  2. ĐỀ KIỂM TRA VĂN – TIẾNG VIỆT LỚP 8 (Cô Mai gửi đề ) Phần I: Đọc hiểu (6 điểm) Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới Trong đoạn trích, những hình tượng vị chủ tướng quên ăn, vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa chứa đựng một tấm lòng thiết tha với vận mệnh đất nước, nhưng cao hơn hết là sự quyết tâm chiến đấu, không đội trời chung với kẻ thù xâm lược. Bài văn là sự giãi bày tha thiết của kẻ chủ tướng với binh sĩ dưới quyền, điều đặc biệt là cái lí, cái tình được kết hợp nhuần nhuyễn, tạo nên sức “nặng” cho những lí lẽ thuyết phục, sức âm vang cho ý nghĩa. Đây là một bài hịch chứa chan tình cảm chứ không phải là những lí lẽ suông, sự hô hào bằng ngôn từ. Bởi thế, nó xúc động mạnh mẽ, nó tác động đến tâm hồn người nghe, vì được viết ra bằng cả tâm can của một vị thống lĩnh yêu nước, thương dân, anh hùng lẫm liệt. Qua đó, tác phẩm đã phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thừ xâm lược. Đọc bài hịch, chúng ta phải ý thức sâu sắc hơn một điều rằng, yêu nước mãi mãi là tình cảm thiêng liêng, đáng trân trọng. ( Trích Cảm nhận về lòng yêu nước) a/ Đoạn văn trên gợi nhớ đến tác phẩm nào em đã học? Tác giả là ai ? (0,5 điểm) b/ Có ý kiến cho rằng: Trong tác phẩm mà em vừa tìm, tác giả đã vạch trần bản chất và tội ác tàn bạo của kẻ thù. Bằng những chi tiết đã học trong tác phẩm, em hãy viết một vài câu văn làm sáng tỏ ý kiến ấy.( 2 điểm) c/ Cho câu văn sau: Đọc bài hịch, chúng ta phải ý thức sâu sắc hơn một điều rằng, yêu nước mãi mãi là tình cảm thiêng liêng, đáng trân trọng. Xác định kiểu câu xét theo mục đích nói và chức năng của câu (1 điểm) d/ Em hãy đặt một câu cảm thán để bày tỏ tình cảm của em trước tấm lòng yêu nước của vị chủ tướng trong tác phẩm mà em vừa tìm. (1 điểm) Câu 2: Hãy chép thuộc lòng khổ thơ thứ hai của bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh (1,5 điểm) Phần II: Tự luận (4 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 20 dòng nêu cảm nhận của em về hình ảnh người tù chiến sĩ trong khổ cuối của bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu: “Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! ĐÁP ÁN Phần I: Đọc hiểu (6 điểm) Câu 1: a/ Đoạn văn trên gợi nhớ đến tác phẩm nào em đã học? Tác giả là ai ? (0,5 điểm) -Văn bản: Hịch tướng sĩ (0.25 điểm) -Tác giả: Trần Quốc Tuấn (0.25 điểm)
  3. b/ Có ý kiến cho rằng: Trong tác phẩm mà em vừa tìm, tác giả đã vạch trần bản chất và tội ác tàn bạo của kẻ thù. Bằng những chi tiết đã học trong tác phẩm, em hãy viết một vài câu văn làm sáng tỏ ý kiến ấy.( 2 điểm) - HS tìm được các chi tiết: “ Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn” (1,5 điểm) - Lập luận chặt chẽ (0.5 điểm) c/ Cho câu văn sau: Đọc bài hịch, chúng ta phải ý thức sâu sắc hơn một điều rằng, yêu nước mãi mãi là tình cảm thiêng liêng, đáng trân trọng. Xác định kiểu câu xét theo mục đích nói và chức năng của câu (1 điểm) - Kiểu câu: câu trần thuật (0.5 điểm) - Chức năng: yêu cầu (0.5 điểm) d/ Em hãy đặt một câu cảm thán để bày tỏ tình cảm của em trước tấm lòng yêu nước của vị chủ tướng trong tác phẩm mà em vừa tìm. (1 điểm) - Đặt câu đúng nội dung (0,75 điểm) - Hình thức (0,25 điểm) Câu 2: Hãy chép thuộc lòng khổ thơ thứ hai của bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh - Học sinh chép đúng khổ cuối ( 1,5 điểm). - Chép thiếu một câu ( trừ 0.25 điểm) - Sai hai lỗi chính tả trở lên ( trừ 0.25 điểm) - Chép lộn thứ tự câu thơ (trừ 0.25 điểm) Phần II: Tự luận (4 điểm)Đoạn văn : ➢ Về hình thức: (1 điểm) - Đoạn văn có đủ mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, dùng đúng từ ngữ - Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng ➢ Về nội dung: (3 điểm) Đúng đề bài, cảm nhận được hình ảnh người tù chiến sĩ trong Bái thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu - Ở khổ đầu, tác giả chủ yếu là tả cảnh mùa hè tươi đẹp, rực rỡ, tràn ngập màu sắc, rộn ràng âm thanh qua trí tưởng tượng. - Nhưng chính bức tranh mùa hè sống động ấy đã làm thức “dậy”, cuộn lên, trào dâng trong tâm hồn nhà thơ niềm khao khát tự do. - Những tiếng gọi bên ngoài đã trở thành nội lực bên trong. Từ đó, nhà thơ có thái độ “ mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!”. Người tù muốn phá tung căn phòng chật hẹp, tù túng bằng sức mạnh của lòng yêu cuộc sống. - Nhịp thơ ở đây cũng có sự thay đổi bất thường: 6/2 (Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!) và 3/3 (Ngột làm sao, chết uất thôi), cùng với cách sử dụng những từ ngữ mạnh “ đạp tan phòng, chết uất”, những từ ngữ cảm thán: “ôi, thôi, làm sao” góp phần truyền tải đến độc giả cái ngột ngạt và sự đau khổ cao độ của người tù cách mạng khi bị mất tự do. - Đằng sau tâm trạng ấy là niềm khao khát tự do đến cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài và tham gia hoạt động cách mạng. - Ta thấy rằng mở đầu bài thơ là tiếng kêu của tu hú thì khép lại bài thơ vẫn là tiếng chim ấy nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng chim ấy mỗi lần rất khác nhau. - Lạc đề : 0 điểm