Đề kiểm tra Văn bản và Tiếng Việt Lớp 7 (Có đáp án)

docx 3 trang xuanthu 22/08/2022 6280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Văn bản và Tiếng Việt Lớp 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_van_ban_va_tieng_viet_lop_7_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Văn bản và Tiếng Việt Lớp 7 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA VĂN BẢN VÀ TIẾNG VIỆT 7 Giáo viên gửi: Nguyễn Thị Thanh Mai Phần 1: (5 điểm) Đọc hiểu văn bản Đọc bài ca dao sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. Câu 1: Bài ca dao trên có nội dung liên quan đến chủ đề ca dao nào? Hãy chép một bài ca dao đã học có nội dung tương tự bài ca dao ấy. (1điểm) Câu 2: Cho đoạn văn sau: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. (“Cây gạo” theo Vũ Tú Nam) Em hãy xác định 1 từ ghép, 1 từ láy có trong đoạn văn trên. Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được? (1 điểm) Câu 3: Phát hiện lỗi dùng quan hệ từ và sửa lại cho đúng trong câu văn sau: (1 điểm) - Nếu chúng ta không chăm chỉ học nên chúng ta không tiến bộ được. Câu 4: Em hãy viết vài câu văn (3 - 4 câu) nêu cảm nhận về nội dung của bài ca dao trên. (2 điểm) Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) Câu 1: Em hãy viết đoạn văn (8 - 10) câu nêu cảm nghĩ về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu/ ý Nội dung cần đạt Điểm 1.0 đ 1 Câu 1: Bài ca dao trên có nội dung liên quan đến chủ đề ca dao nào? Hãy chép một bài ca dao đã học có nội dung tương tự bài ca dao ấy. 0,25đ - Bài ca dao trên có nội dung liên quan đến chủ đề: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình. - Chép đúng bài ca dao có nội dung tương tự: 0,75 đ Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Phần I. Anh em hòa thuận hai thân vui vầy (5 điểm) 2 Câu 2: Em hãy xác định 1 từ ghép, 1 từ láy có trong 1,0 đ đoạn văn trên. Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được? - Xác đính được 1 từ ghép: Mùa xuân, cây gạo, bông hoa 0,25 đ - Xác định 1 từ láy: sừng sững, ríu rít 0,25 đ - Đặt đúng hai câu với hai từ vừa tìm được. 0,5 đ + Đặt câu không có chủ ngữ và không gạch chân dưới - 0,25 đ từ 3 Câu 3: Phát hiện lỗi dùng quan hệ từ và sửa lại cho đúng 1.0 đ trong câu văn sau (1 điểm) - Lỗi sai: dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết 0,5 đ - Sửa lại: Nếu chúng ta không chăm chỉ học thì chúng ta 0,5 đ không tiến bộ được. 4 Câu 4: Em hãy viết vài câu văn (3 - 4 câu) nêu cảm 2,0 đ nhận về nội dung của bài ca dao trên. - Về nội dung: Cảm nhận được tình cảm anh em ruột 1,5 đ thịt thiêng liêng, gắn bó khăng khít như tay với chân. Qua đó, bài ca dao muôn nhắn nhủ đến chúng ta phải biết yêu thương, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. 0,5 đ - Về hình thức:
  3. + Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi dùng từ, lỗi chính tả + Đủ số câu + Diễn đạt bằng một đoạn văn 1 Câu 1: Em hãy viết đoạn văn (8 - 10) câu nêu cảm nghĩ về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. a. Mức điểm tối đa 5 đ Về nội dung: - Học sinh trình bày các ý sau: 4 đ - Người phụ nữ xưa có hình thức rất xinh đẹp. - Nhưng họ có thân phận bấp bênh, chìm nổi giữa dòng đời. - Cuộc đời người phụ nữ vui hay buồn, hạnh phúc hay bất hạnh đều bị lệ thuộc vào người khác. Phần II - Dù cuộc đời có nhiều bất hạnh nhưng người phụ nữ Tạo lập văn bản vẫn thủy chung, son sắt nhân hậu vị tha với cuộc đời.  Trân trọng vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ và cảm thương cho thân phận, cuộc đời của họ. Về hình thức và các tiêu chí khác: 1 đ - Bài viết đúng thể loại, đạt các yêu cầu của đề. - Diễn đạt sinh động và trình bày sạch đẹp. - Học sinh viết đoạn văn đủ số câu. - Chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, - Không mắc lỗi chính tả, lỗi từ ngữ thông thường. b. Mức chưa tối đa Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên( GV linh hoạt trong cách cho điểm). c. Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề Hết