Đề kiểm tra Văn bản và Tiếng Việt Lớp 8 (Có đáp án)

docx 3 trang xuanthu 22/08/2022 6340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Văn bản và Tiếng Việt Lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_van_ban_va_tieng_viet_lop_8_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Văn bản và Tiếng Việt Lớp 8 (Có đáp án)

  1. Đề kiểm tra Văn bản và Tiếng Việt lớp 8 (Cô Nguyễn Thanh Mai gửi đề) Phần I: Đọc hiểu văn bản: (5 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Nhà văn đã bằng ngòi bút của mình, phơi bày bản chất vô nhân đạo của chế độ thực dân phong kiến, phản ánh tình cảnh đau thương khốn cùng của người nông dân, đồng thời cũng làm rõ quy luật có áp bức có đấu tranh. Điều đó được thể hiện qua hành động chống trả của người phụ nữ nông thôn với tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Chị vốn là một người phụ nữ dịu dàng nhưng vì áp bức bóc lột, bị dồn tới đường cùng nên chị đã chống trả quyết liệt, chị phẫn uất là chị: “Thà ngồi tù, để cho chúng nó làm tình, làm tội như thế, tôi không chịu được”. Chính câu nói hùng hồn của chị đã khẳng định quy luật có áp bức có đấu tranh. Tuy rằng tác phẩm kết thúc bằng hoàn cảnh bế tắc của nhân vật chính nhưng bằng chính cảm quan hiện thực mạnh mẽ, nhà văn đã cảm nhận được xu thế tức nước vỡ bờ và sức mạnh khôn lường của nó. Là một điềm dự báo về cơn bão táp của quần chúng nông dân nổi dậy dưới sự tập hợp và lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ sẽ lật đổ chế độ thực dân phong kiến mục nát và thối rữa. ( Những bài văn hay ) 1) Đoạn văn trên gợi cho em nhớ đến văn bản nào mà em đã được học? Tác giả là ai? (1 điểm) 2) Em nêu rõ nghệ thuật tiêu biểu của văn bản mà em vừa tìm được. (1điểm) 3) Cho hai câu văn sau: Chị vốn là một người phụ nữ dịu dàng nhưng vì áp bức bóc lột, bị dồn tới đường cùng nên chị đã chống trả quyết liệt, chị phẫn uất là chị: “Thà ngồi tù, để cho chúng nó làm tình, làm tội như thế, tôi không chịu được”. Chính câu nói hùng hồn của chị đã khẳng định quy luật có áp bức có đấu tranh. a) Tìm một trợ từ có trong hai câu văn trên. (0,25 điểm) b) Đặt câu với trợ từ mà em vừa tìm được. (0,75 điểm) 4) Cho biết nhân vật người phụ nữ chính trong văn bản em vừa tìm là ai? Hãy viết một đoạn văn ngắn ( 3 – 5 ) câu nêu cảm nhận của em về những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật ấy. (2 điểm) Phần II. Tạo lập văn bản: Em hãy viết đoạn văn khoảng (200 - 250) từ, nêu cảm nhận của em về chi tiết bé Hồng nằm trong mẹ trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu/ ý Nội dung cần đạt Điểm 1 Đoạn văn trên gợi cho em nhớ đến văn bản nào mà em 1.0 đ được học? Tác giả là ai? 0,5đ - Tên văn bản đã học: “Tức nước vỡ bờ” 0,5 đ - - Tác giả: Ngô Tất Tố 2 Em nêu rõ nghệ thuật tiêu biểu của văn bản mà em vừa tìm 1,0 đ được. - Nghệ thuật tiêu biểu: Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật chị 0,5 đ Phần I. Dậu. (5 - Nêu rõ: Diễn biến tâm lí nhân vật chị Dậu được tác giả miêu 0,5 đ điểm) tả theo quá trình phản ứng của chị đối với cai lệ và người nhà lí trưởng. Lúc đầu, chị nhẫn nhục van xin chúng buông tha cho chồng đang đau ốm nên xưng hô với bọn chúng là “ cháu – ông”. Đó là vị thế của kẻ dưới với bề trên. Nhưng trước sự tàn bạo của cai lệ chị đã liều mạng cự lại bằng lí lẽ và xưng hô ngang hàng “ tôi – ông”, rồi chị chuyển sang vị thế của kẻ bề trên “bà – mày”. Cuối cùng là phản kháng quyết liệt bằng hành động đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng. 3 Cho hai câu văn sau: 1.0 đ Chị vốn là một người phụ nữ dịu dàng nhưng vì áp bức bóc lột, bị dồn tới đường cùng nên chị đã chống trả quyết liệt, chị phẫn uất là chị: “Thà ngồi tù, để cho chúng nó làm tình, làm tội như thế, tôi không chịu được”. Chính câu nói hùng hồn của chị đã khẳng định quy luật có áp bức có đấu tranh. - Xác định trợ từ là “Chính” 0,5 đ - Đặt câu với trợ từ vừa tìm được. 0,5 đ - - Sai lỗi chính tả hoặc không gạch dưới trợ từ - 0,25đ - - 4 Cho biết nhân vật “người phụ nữ nông thôn” được nhắc đến trong văn bản em vừa tìm là ai? Hãy viết một đoạn 2,0 đ văn ngắn ( 3 – 5 ) câu nêu cảm nhận của em về những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật ấy. - Nhân vật “người phụ nữ nông thôn” trong văn bản em vừa tìm 0,5 đ là chị Dậu
  3. - Viết đoạn văn cảm nhận phẩm chất của nhân vật chị Dậu: 1,5 đ + Nội dung: * Chị Dậu là một người vợ hiền, đảm đang: Anh Dậu ốm, chị 0,5 đ chăm sóc tận tình, “ rón rén” bưng bát cháo cho chồng. Cháo nóng, chị quạt cho nguội bớt rồi ngồi chờ xem anh Dậu ăn có ngon miệng hay không? * Chị Dậu còn là người phụ nữ có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ: 0,5 đ Khi cai lệ đến đòi tiền sưu: chị cố van xin cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng. Không van xin được chị liều mạng cự lại bằng lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Trước thái độ ngày càng hống hách, ngang ngược của cai lệ, chị chuyển từ đấu lí sang hành động lại bọn chúng để bảo vệ chồng - Viết một đoạn văn 0,25 đ B - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc 0,25 đ Em hãy viết đoạn văn khoảng (200 – 250) từ, nêu cảm nhận của em về chi tiết bé Hồng nằm trong mẹ trong đoạn trích 5 đ “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng. Phần II Tạo lập a. Mức điểm tối đa văn Về nội dung 4 đ bản 1 - Giới thiệu tác giả Nguyên Hồng, đoạn trích “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” - Nêu chi tiết cảm nhận: Hồng nằm trong lòng mẹ - Nêu rõ chi tiết: Hồng nằm trong lòng mẹ: “đùi áp đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ” và những cảm giác ấm áp sung sướng tuyệt vời “đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt” - Nêu được ý nghĩa của chi tiết: + thấy được nỗi khao khát mong được gặp lại mẹ của Hồng + tình yêu thương mẹ của Hồng thật mãnh liệt. + Tình mẫu tử thật thiêng liêng biết bao! Về hình thức 1 đ - Phương thức biểu đạt phù hợp. 0,25 đ - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Câu đúng ngữ pháp, không sai 0,25 đ chính tả, dùng đúng từ ngữ. - Viết một đoạn văn. 0,25 đ - Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. 0,25 đ - GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá. - Viết vài dòng hoặc không làm bài. (0 điểm) Hết