Đề tham khảo kì thi Tốt nghiệp THPT Khoa học xã hội - Môn: Địa lí - Năm học 2021 (Có đáp án)

doc 13 trang xuanthu 27/08/2022 6680
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kì thi Tốt nghiệp THPT Khoa học xã hội - Môn: Địa lí - Năm học 2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_tham_khao_ki_thi_tot_nghiep_thpt_khoa_hoc_xa_hoi_mon_dia.doc

Nội dung text: Đề tham khảo kì thi Tốt nghiệp THPT Khoa học xã hội - Môn: Địa lí - Năm học 2021 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 ĐỀ THI THAM KHẢO Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI (Đề thi có 04 trang) Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: . Câu 41: Nguồn lợi thủy sản ven bờ nước ta bị giảm sút rõ rệt do A. nước biển dâng cao. B. khai thác quá mức. C. có nhiều cơn bão. D. sạt lở bờ biển. Câu 42: Biện pháp để tránh thiệt hại khi có bão mạnh ở nước ta là A. chống cháy rừng. B. xây hồ tích nước. C. sơ tán dân. D. ban hành Sách đỏ. Câu 43: Công nghiệp nước ta hiện nay A. chỉ có khai thác. B. có nhiều ngành. C. tập trung ở miền núi. D. sản phẩm ít đa dạng. Câu 44: Tiềm năng thủy điện của nước ta tập trung chủ yếu ở hệ thống A. sông Đồng Nai. B. sông Hồng. C. sông Mã. D. sông Cả. Câu 45: Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu của việc khai thác chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là A. thủy lợi. B. bảo vệ rừng. C. trồng rừng. D. tăng diện tích đất. Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có diện tích lớn nhất? A. Quảng Trị. B. Hà Tĩnh. C. Quảng Bình. D. Nghệ An. Câu 47: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ nào sau đây thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai? A. Hồ Trị An. B. Hồ Hòa Bình. C. Hồ Kẻ Gỗ. D. Hồ Thác Bà. Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trong các địa điểm sau đây, địa điểm nào có nhiệt độ trung bình tháng I thấp nhất? A. Lũng Cú. B. Hà Tiên. C. Huế.D. Hà Nội. Câu 49: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi nào sau đây nằm trên cao nguyên Di Linh? A. Núi Nam Decbri. B. Núi Lang Bian. C. Núi Braian. D. Núi Chư Pha. Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉnh nào có mật độ dân số cao nhất trong các tỉnh sau đây? A. Điện Biên. B. Lai Châu. C. Thái Bình. D. Sơn La. Câu 51: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây thuộc tỉnh Bình Định? A. Biên Hòa. B. Nha Trang. C. Quy Nhơn. D. Vũng Tàu. Câu 52: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực lớn nhất? A. Hà Giang. B. Nam Định. C. Lào Cai. D. Cao Bằng. Câu 53: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết ngành công nghiệp nào sau đây có ở trung tâm Huế? A. Luyện kim. B. Đóng tàu. C. Dệt may. D. Hóa chất. Câu 54: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm nào có quy mô lớn nhất trong các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm sau đây? A. Quảng Ngãi. B. Nha Trang. C. Tây Ninh. D. Bảo Lộc. Câu 55: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cảng nào sau đây là cảng sông? 1
  2. A. Cảng Việt Trì. B. Cảng Hải Phòng. C. Cảng Cái Lân. D. Cảng Cửa Lò. Câu 56: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết tài nguyên du lịch nào sau đây là di sản thiên nhiên thế giới? A. Vịnh Hạ Long. B. Cố đô Huế. C. Di tích Mỹ Sơn. D. Phố cổ Hội An. Câu 57: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết nhà máy điện nào sau đây thuộc Đồng bằng sông Hồng? A. Na Dương B. Phả Lại. C. Thác Bà. D. Hòa Bình. Câu 58: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết điểm khai thác crôm Cổ Định thuộc tỉnh nào sau đây? A. Hà Tĩnh. B. Quảng Bình. C. Thanh Hóa. D. Nghệ An. Câu 59: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết hồ Phú Ninh thuộc tỉnh nào sau đây? A. Phú Yên. B. Bình Định. C. Quảng Ngãi. D. Quảng Nam. Câu 60: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết kênh Phụng Hiệp nối Cà Mau với địa điểm nào sau đây? A. U Minh. B. Ngã Bảy. C. Năm Căn. D. Vị Thanh. Câu 61: Cho bảng số liệu: XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A (Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ) Năm 2010 2015 2017 2018 Xuất khẩu 184 182 205 219 Nhập khẩu 169 179 195 230 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Theo bảng số liệu, cho biết năm nào sau đây In-đô-nê-xi-a nhập siêu? A. Năm 2010. B. Năm 2015. C. Năm 2017. D. Năm 2018. Câu 62: Cho biểu đồ: GDP CỦA MA-LAI-XI-A VÀ XIN-GA-PO NĂM 2010 VÀ 2018 (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh sự thay đổi GDP năm 2018 với năm 2010 của Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po? A. Xin-ga-po tăng nhiều hơn Ma-lai-xi-a. B. Ma-lai-xi-a tăng nhiều hơn Xin-ga-po. C. Ma-lai-xi-a tăng nhanh hơn Xin-ga-po. D. Xin-ga-po tăng gấp hai lần Ma-lai-xi-a. Câu 63: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên A. nhiệt độ trung bình năm cao. B. mưa tập trung theo mùa. C. giàu có các loại khoáng sản. D. có các quần đảo ở xa bờ. 2
  3. Câu 64: Lao động nước ta hiện nay A. tăng nhanh, còn thiếu việc làm. B. đông đảo, thất nghiệp còn rất ít. C. chủ yếu công nhân kĩ thuật cao. D. tập trung toàn bộ ở công nghiệp. Câu 65: Các đô thị ở nước ta hiện nay A. chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. B. có tỉ lệ thiếu việc làm rất cao. C. có thị trường tiêu thụ đa dạng. D. tập trung đa số dân cư cả nước. Câu 66: Tỉ lệ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế theo ngành nước ta tăng lên là biểu hiện của A. sự phát triển nền kinh tế. B. sự mở rộng nông nghiệp. C. việc tăng trưởng dịch vụ. D. cơ cấu kinh tế đa dạng. Câu 67: Ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay A. tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa. B. nuôi nhiều trâu và bò lấy sức kéo. C. có hiệu quả cao và luôn ổn định. D. chỉ sử dụng giống năng suất cao. Câu 68: Hoạt động trồng rừng nước ta hiện nay A. tập trung hầu hết ở vùng đồng bằng. B. có sự tham gia nhiều của người dân. C. chỉ tập trung để trồng rừng sản xuất. D. hoàn toàn do Nhà nước thực hiện. Câu 69: Giao thông vận tải đường ống nước ta A. phát triển gắn với ngành dầu khí. B. có mạng lưới phủ rộng khắp nước. C. chỉ dành riêng vận tải nước ngọt. D. nối liền các tuyến vận tải quốc tế. Câu 70: Các đảo ven bờ nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển A. đánh bắt cá và hoạt động du lịch. B. khai thác khoáng sản và vận tải. C. trồng cây lương thực và rau quả. D. nuôi các gia súc lớn và gia cầm. Câu 71: Nước ta hiện nay có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh chủ yếu do A. mức sống tăng, đẩy mạnh công nghiệp hóa. B. sản xuất phát triển, hội nhập kinh tế thế giới. C. đẩy mạnh hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường. D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất đa dạng. Câu 72: Thế mạnh chủ yếu để phát triển ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng là A. nhiều lao động kĩ thuật, cơ sở hạ tầng tiến bộ. B. dân trí nâng cao, có nhiều trung tâm giáo dục. C. dân số đông, nhiều đô thị, sản xuất phát triển. D. thị trường lớn, vị trí thuận lợi, dân đô thị nhiều. Câu 73: Thuận lợi chủ yếu để phát triển công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Giáp Đông Nam Bộ, có các loại khoáng sản. B. thu hút được nhiều đầu tư, có các cảng biển. C. có trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp. D. cơ sở hạ tầng phát triển, nhiều nguyên liệu. Câu 74: Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là A. đẩy mạnh trồng trọt, tạo cách sản xuất mới. B. giải quyết việc làm, nâng cao vị thế của vùng. C. phát triển hàng hóa, nâng cao chất lượng sống. D. khai thác các tài nguyên, bảo vệ môi trường. Câu 75: Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng chủ yếu do A. xâm nhập mặn rộng, hạn hán, thiếu nước ngọt. B. bề mặt sụt lún, nhiều vùng bị phèn và mặn hóa. C. sạt lở bờ biển, nước biển dâng và nhiệt độ tăng. D. khô hạn kéo dài, vùng rừng ngập mặn thu hẹp. Câu 76: Cho biểu đồ về dân số nông thôn và thành thị của nước ta giai đoạn 2010 - 2019: 3
  4. (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Quy mô, cơ cấu dân số nông thôn và thành thị. B. Thay đổi quy mô dân số nông thôn và thành thị. C. Chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị. D. Tốc độ tăng trưởng dân số nông thôn và thành thị. Câu 77: Địa hình ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của A. các dãy núi, áp thấp, bão và vận động Tân kiến tạo. B. sông ngòi, sóng biển, thủy triều và quá trình nội lực C. đồng bằng ở ven biển, đồi núi và vận động kiến tạo. D. thủy triều, thềm lục địa, các đồng bằng và cồn cát. Câu 78: Cây ăn quả ở Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay phát triển theo hướng tập trung do tác động chủ yếu của A. chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển các sản phẩm giá trị. B. đa dạng hóa nông nghiệp, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. C. sản xuất theo hướng hàng hóa, nhu cầu lớn của người dân. D. ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, giải quyết việc làm. Câu 79: Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ là A. khai thác hợp lí tự nhiên, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa. B. đa dạng hóa nông nghiệp, bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường. C. đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất, gắn liền các lãnh thổ với nhau. D. khai thác thế mạnh mỗi vùng, tạo sự liên kết sản xuất lãnh thổ. Câu 80: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NỘI ĐỊA CỦA NƯỚC TA NĂM 2015 VÀ 2019 (Đơn vị: Nghìn ha) Năm Nuôi cá Nuôi tôm Nuôi thủy sản khác 2015 327,3 668,4 16,4 2019 333,5 747,5 11,7 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản nội địa của nước ta năm 2015 và 2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Miền. B. Kết hợp. C. Đường. D. Tròn. HẾT Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay. 4
  5. NHẬN XÉT ĐỀ THAM KHẢO KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 - MÔN ĐỊA Ngày 31/3/2021, Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi minh họa các môn của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Nhận xét về đề thi môn Địa lí, thầy Vũ Hải Nam – giáo viên Tuyensinh247.com cho biết: đề thi minh 5họa khá nhẹ nhàng, để xét tốt nghiệp học sinh vẫn có thể làm được trên 7 điểm. Học sinh khá, giỏi có thể làm được trên 9 điểm. Mức độ khó tăng dần, có thêm các câu hỏi khó ở cuối đề và khó hơn đôi chút so với đề thi chính thức năm 2020. 1. Đánh giá chi tiết - Phạm vi kiến thức: + Đề thi có 40 câu trắc nghiệm, hoàn toàn thuộc khối kiến thức Địa lí 12. + Kiến thức Địa lí có 21 câu, gồm các chuyên đề: Địa lí tự nhiên (4 câu), Địa lí dân cư (2 câu), Địa lí các ngành kinh tế (7 câu), Địa lí vùng kinh tế (8 câu) + Kĩ năng Địa lí có 19 câu trong đó: 15 câu Atlat, 2 câu bảng số liệu và 2 câu về biểu đồ. - Độ khó và sự phân bổ kiến thức + Câu hỏi được sắp xếp với mức độ khó tăng dần, đảm bảo 2 mức độ phù hợp với mục tiêu của kì thi Tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học: 90% cơ bản (nhận biết, thông hiểu) + 10% nâng cao (vận dụng và vận dụng cao), vì vậy học sinh không khó để đạt được điểm 9. + Phần nâng cao tập trung vào 2 chuyên đề Địa lí các ngành kinh tế và Địa lí các vùng kinh tế, từ câu số 71 trở đi, mức độ khó có tăng lên gắn với các câu hỏi tìm hiểu nguyên nhân, ý nghĩa, tác động. Cấu trúc đề minh họa 2021: Kiến thức – Kĩ năng Nội dung kiến thức Số câu Số điểm Địa lí tự nhiên 4 Kiến thức Lớp 12 Địa lí dân cư 2 5.25đ Địa lí các ngành kinh tế 7 (21 câu) Địa lí các vùng kinh tế 8 Alat - Xác định vị trí các đối tượng 15 Kĩ năng - Xác định giá trị của các đối tượng BSL Nhận dạng biểu đồ 2 4.75 Nhận xét bảng số liệu (19 câu) Biểu đồ Nhận xét biểu đồ 2 Đặt tên biểu đồ Tổng 40 10 điểm 2. So sánh với đề thi chính thức năm 2020. Sự phân bổ câu hỏi thể hiện trong đề thi chính thức năm 2020 và đề minh họa năm 2021 như sau: Chuyên đề Đề thi chính thức 2020 Đề minh họa 2021 Địa lí tự nhiên 6 4 Địa lí dân cư 3 2 Kiến thức Địa lí ngành kinh tế 6 7 Địa lí vùng kinh tế 7 8 Kĩ năng Atlat Địa lí Việt Nam 14 15 Bảng số liệu, biểu đồ 4 4 5
  6. Tương tự năm 2020, đề thi minh họa năm 2021 kiến thức hoàn toàn tập trung vào lớp 12. Tuy nhiên sự phân bổ các câu hỏi khó có thay đổi. Đề minh họa 2021, các câu hỏi nâng cao tập trung vào 2 chuyên đề cuối: Địa lí các ngành kinh tế và Địa lí các vùng kinh tế. Trong khi đề thi năm 2020 các câu hỏi khó rơi vào chuyên đề Địa lí tự nhiên và dân cư. Phần kĩ năng địa lí tăng thêm 1 câu hỏi Atalat, tập trung chủ yếu vào việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết các đối tượng địa lí và sự phân bố của chúng (3,75 điểm). Các câu hỏi về kĩ năng bảng số liệu, biểu đồ địa lí không thay đổi. 3. Những lưu ý với thí sinh lựa chọn môn Địa cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT. - Đề thi không có câu hỏi kiểm tra số liệu hay đi vào quá chi tiết, mà chủ yếu là kiểm tra đặc trưng của các đối tượng địa lí và mức độ thông hiểu của học sinh. Để làm bài hiệu quả, các em cần có kế hoạch và phương pháp học cụ thể, đúng trọng tâm, bám sát kiến thức cơ bản, kết hợp luyện đề để có tâm lí làm bài vững vàng. - Kĩ năng thực hành Địa lí có điểm số cao và dễ lấy điểm, học sinh nên chú trọng phần này: cụ thể là rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu và nhận dạng biểu đồ. Địa lý là một trong những môn học dễ đạt điểm tốt nếu biết cách học phù hợp. Đối với các bạn học sinh lựa chọn môn học này cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT, hãy làm thử nhiều đề và kết hợp giữa học trên lớp với học online để đánh giá được mức điểm của mình và rèn luyện các kĩ năng tốt nhất. 4. Phần dành cho giáo viên - Để tải đề minh họa 2021 vừa ra của Bộ GD&ĐT file word có lời giải tất cả các môn mời giáo viên vào website để tải (miễn phí). - Hiện chúng tôi đang phát triển và làm bộ đề chuẩn theo cấu trúc đề MINH HỌA 2021. Bao gồm tất cả các môn. Nếu quý thầy cô có nhu cầu cần tài liệu để phục vụ quá trình ôn thi vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website Hoặc qua SĐT hotline 096.79.79.369 hoặc 0965.829.559. 6
  7. BẢNG ĐÁP ÁN 41.B 42.C 43.B 44.B 45.A 46.D 47.A 48.A 49.C 50.C 51.C 52.B 53.C 54.B 55.A 56.A 57.B 58.C 59.D 60.B 61.D 62.A 63.A 64.A 65.C 66.A 67.A 68.B 69.A 70.A 71.B 72.C 73.B 74.C 75.A 76.C 77.B 78.C 79.D 80.D HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 41 (NB) Phương pháp: Kiến thức bài 14 – Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Cách giải: Nguồn lợi thủy sản ven bờ nước ta bị giảm sút rõ rệt do hoạt động khai thác quá mức. Chọn B. Câu 42 (NB) Phương pháp: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Cách giải: Biện pháp để tránh thiệt hại khi có bão mạnh ở nước ta là sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm. Chọn C. Câu 43 (NB) Phương pháp: Kiến thức bài 26 – Cơ cấu ngành công nghiệp (trang 113 sgk Địa 12) Cách giải: Công nghiệp nước ta hiện nay có cơ cấu ngành đa dạng, với 3 nhóm ngành và 29 ngành. Chọn B. Câu 44 (NB) Phương pháp: Kiến thức bài 27 – Vấn đề phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm Cách giải: Tiềm năng thủy điện nước ta tập trung chủ yếu trên hệ thống sông Hồng (37%) Chọn B. Câu 45 (TH) Phương pháp: Kiến thức bài 39 – Vùng Đông Nam Bộ Cách giải: Thủy lợi là vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ. Vấn đề thủy lợi của vùng đang được giải quyết bằng biện pháp xây dựng các hồ thủy lợi, dẫn nước từ sông về (dự án thủy lợi Phước Hòa, Dầu Tiếng ) Chọn A. Câu 46 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5 Cách giải: Tỉnh có diện tích lớn nhất là Nghệ An (16 499 km2) Chọn D Câu 47 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10 – Bản đồ sông ngòi Cách giải: Hồ Trị An thuộc hệ thống sông Đồng Nai. 7
  8. Chọn A. Câu 48 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9 Cách giải: Địa điểm có nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp nhất là Lũng Cú (Hà Giang), có vị trí nằm ở điểm cực Bắc, độ cao lớn nên đây là nơi chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh, nền nhiệt mùa đông hạ thấp. Chọn A. Câu 49 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 14 Cách giải: Đỉnh núi nằm trên cao nguyên Di Linh là núi Braian Chọn C. Câu 50 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 15 Cách giải: Tỉnh có mật độ dân số cao nhất là Thái Bình (nền hồng) Các tỉnh còn lại ở vùng núi phía Bắc có dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp. Chọn C. Câu 51 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 17 Cách giải: Trung tâm kinh tế thuộc tỉnh Bình Định là Quy Nhơn Chọn C. Câu 52 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 19 Cách giải: Tỉnh có diện tích trồng lúa so với trồng cây lương thực lớn nhất là Nam Định. Đây là một trong những tỉnh trọng điểm sản xuất lúa lớn ở đb sông Hồng (đặc sản gạo Hải Hậu – Nam Định nổi tiếng) Chọn B. Câu 53 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 21 Cách giải: Ngành công nghiệp dệt may có ở trung tâm công nghiệp Huế (Huế có 2 ngành là dệt may và cơ khí) Chọn C. Câu 54 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 22 Cách giải: Nha Trang là trung tâm công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có quy mô lớn nhất. Các trung tâm công nghiệp còn lại đều có quy mô nhỏ. Chọn B. Câu 55 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 23 Cách giải: Cảng sông có kí hiệu cánh cung màu đen, cảng sông của nước ta là Cảng Việt Trì. 8
  9. Các cảng còn lại đều là cảng biển Chọn A. Câu 56 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 25 Cách giải: Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới của nước ta, đã 2 lần được UNESSCO công nhận. Các đáp án còn lại là các di sản văn hóa. Chọn A. Câu 57 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 26 Cách giải: Nhà máy điện Phả Lại (Hải Dương) thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Chọn B. Câu 58 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 27 Cách giải: Điểm khai thác crôm Cổ Định ở Thanh Hóa. Chọn C. Câu 59 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 28 Cách giải: Hồ Phú Ninh thuộc tỉnh Quảng Nam Chọn D. Câu 60 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 29 Cách giải: Kênh Phụng Hiệp nối Cà Mau với Ngã Bảy. Chọn B. Câu 61 (VD) Phương pháp: Kĩ năng tính toán và nhận xét bảng số liệu Cách giải: Cán cân = Xuất khẩu – Nhập khẩu - Xuất khẩu > Nhập khẩu => xuất siêu (cán cân XNK dương) - Xuất khẩu nhập siêu (cán cân XNK âm) Năm 2018: xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu => nước ta nhập siêu Các năm 2010, 2015, 2017 xuất khẩu đều lớn hơn nhập khẩu => xuất siêu => loại A, B, C Chọn D. Câu 62 (VD) Phương pháp: Kĩ năng nhận xét biểu đồ Cách giải: - Xin-ga-po tăng: 364 – 240 = 124 tỷ đô la Mỹ - Ma-lai-xi-a tăng: 359 – 255 = 104 tỷ đô la Mỹ => A đúng: Xin-ga-po tăng nhiều hơn Ma-lai-xi-a 9
  10. Chọn A. Câu 63 (TH) Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Liên hệ ý nghĩa của vị trí địa lí về mặt tự nhiên Cách giải: - Chọn A: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên góc nhập xạ lớn, quanh năm nhận được lượng nhiệt lớn từ Mặt Trời, nhiệt độ trung bình năm cao (trên 240C). - Loại B: mưa tập trung theo mùa là do vị trí tròng khu vực gió mùa châu Á - Loại C: tài nguyên khoáng sản giàu có là do vị trí liền kề vành đai sinh khoáng - Loại D: các quần đảo xa bờ không tác động đến nền nhiệt độ của khí hậu nước ta Chọn A. Câu 64 (TH) Phương pháp: Kiến thức bài 17 – Lao động và việc làm Cách giải: - A đúng: lao động nước ta tăng nhanh, mỗi năm có thêm khoảng 1 triệu lao động, lao động tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển nên tỉ lệ thiếu việc làm còn cao (đặc biệt vùng nông thôn) - B sai: tỉ lệ thất nghiệp thiếu việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta => tỉ lệ thất nghiệp còn rất ít là sai - C sai: lao động nước ta phần lớn có trình độ thấp, chưa qua đào tạo - D sai: lao động nước ta tập trụng ở 3 ngành, chủ yếu ở ngành nông – lâm – ngư nghiệp Chọn A. Câu 65 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài 18 – Đô thị hóa Cách giải: - A sai: Các đô thị nước ta hiện nay có hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ - B sai: đô thị có tỉ lệ thất nghiệp cao, tỉ lệ thiếu việc làm chủ yếu ở nông thôn - D sai: dân cư nước ta phân bố chủ yếu ở vùng nông thôn - C đúng: các đô thị tập trung dân cư đông đúc, sản xuất phát triển, chất lượng đời sống dân cư cao nên có thị trường tiêu thụ đa dạng Chọn C Câu 66 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài 20 – Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cách giải: Tỉ lệ thất nghiệp trong cơ cấu kinh tế theo ngành nước ta tăng lên là biểu hiện của sự phát triển kinh tế. Nước ta đã và đang thực hiện có hiệu quả chính sách công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế, trong đó đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Chọn A. Câu 67 (TH) Phương pháp: Kiến thức bài 22 – Vấn đề phát triển nông nghiệp (Ngành chăn nuôi) Cách giải: - A đúng: Ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa. - B sai: hiện nay nước ta chủ yếu tập trung nuôi bò để lấy thịt và sữa, việc nuôi trâu và bò láy sức kéo không còn nhiều, do sản xuất tự cung tự cấp không còn phổ biến. - C sai: hiệu quả ngành chăn nuôi chưa cao và thiếu ổn định, do dịch bệnh hại gia súc gia cầm và chưa áp dụng được giống chăn nuôi hiệu quả. - D sai: bên cạnh giống năng suất cao còn chú trọng phát triển dịch vụ thú y, đảm bảo nguồn thức ăn 10
  11. Chọn A. Câu 68 (TH) Phương pháp: Kiến thức bài 24 – Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và thủy sản Cách giải: - B đúng: Hoat động trồng rừng nước ta hiện nay có sự tham gia của người dân, chủ yếu là rừng sản xuất để làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa - A sai: vùng đồng bằng không phát triển rừng - C sai: ngoài rừng sản xuất, nước ta còn có rừng đặc dụng và rừng phòng hộ - D sai: hiện nay Nhà nước ta đã tiến hành giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân Chọn B. Câu 69 (NB) Phương pháp: Kiến thức bài 30 – Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải Cách giải: Giao thông vận tải đường ống nước ta phát triển gắn liền với ngành dầu khí. Chọn A. Câu 70 (TH) Phương pháp: Kiến thức bài 42 – Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo Cách giải: Các đảo ven bờ nước ta có tiềm năng để phát triển đánh bắt cá và hoạt động du lịch. Nhờ có các bãi tôm bãi cá lớn ven đảo, cùng với nhiều hòn đảo đẹp, các rạn san hô Chọn A. Câu 71 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài 31- Vấn đề phát triển thương mại và du lịch Cách giải: Hiện nay kim ngạch xuất nhập khẩu nước ta tăng nhanh chủ yếu do: sản xuất phát triển và hội nhập kinh tế thế giới. - Sản xuất trong nước phát triển nên nhu cầu nhập khẩu nguyên, nhiên liêu, máy móc thiết bị của nước ta rất lớn => nhập khẩu tăng - Nước ta hội nhập với kinh tế thế giới, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu => xuất khẩu tăng nhanh Chọn B. Câu 72 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH Cách giải: Đồng bằng sông Hồng có nhiều thế mạnh để phát triển ngành dịch vụ, trong đó chủ yếu do dân số đông, nhiều đô thị, hoạt động sản xuất phát triển nên nhu cầu về các dịch vụ rất lớn và đa dạng (gồm dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng và cả dịch vụ công). Đáp án C thể hiện đầy đủ nhất Chọn C. Câu 73 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ Cách giải: Thuận lợi chủ yếu để phát triển công nghiệp ở DHNTB là thu hút được nhiều đầu tư và có cảng biển. Việc thu hút đầu tư của nước ngoài đã thúc đẩy sự hình thành một số khu vực công nghiệp tập trung và khu chế xuất, nhờ thế mà công nghiệp của vùng khởi sắc (sgk trang 163 Địa 12). 11
  12. Vùng có nhiều thuận lợi trong xây dựng các cảng biển nước sâu => đây cũng là điểm mạnh để vùng thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, hình thành các khu kinh tế ven biển. Chọn B. Câu 74 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên Cách giải: Từ khóa “vùng chuyên canh” => nhắc đến sản xuất hàng hóa thì ý nghĩa lớn nhất luộn là phát triển nền sản xuất hàng hóa, thu nhiều lợi nhuận. Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là phát triển sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Chọn C. Câu 75 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài 41 – Vùng đồng bằng sông Cửu Long Cách giải: Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chủ yếu do vùng có hạn chế lớn nhất hiện nay là: diện tích xâm nhập mặn rộng, hạn hán kéo dài và thiếu nước ngọt nghiêm trọng vào mùa khô. => Cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đẩy mạnh trồng cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Chọn A. Câu 76 (VD) Phương pháp: Kĩ năng nhận diện nội dung biểu đồ Cách giải: - Loại A: quy mô và cơ cấu là biểu đồ tròn - Loại B: thay đổi quy mô là biểu đồ cột - Loại D: tốc độ tăng trưởng là biểu đồ đường - C đúng: Biểu đồ miền => thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu Chọn C. Câu 77 (VDC) Phương pháp: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Cách giải: Địa hình ven biển nước ta đa dạng, chủ yếu do tác động kết hợp của các tác nhân ngoại lực như sông ngòi, sóng biển mài mòn, thủy triều và quá trình nội lực. - Loại A: bão và áp thấp chủ yếu gây mưa, không phải là nhân tố tác động chủ yếu đến sự biến đổi địa hình - Loại C: đồng bằng ven biển, đồi núi chủ yếu liên quan đến đặc điểm thềm lục địa ven biển hơn - Loại D: thềm lục địa, các đồng bằng và cồn cát ven biển là các dạng địa hình ven biển => không phải là nhân tố tạo nên sự đa dạng của địa hình ven biển. Chọn B. Câu 78 (VDC) Phương pháp: Kiến thức bài: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (trang 148 sgk Địa 12) Cách giải: Chú ý từ khóa: sản xuất tập trung Sản xuất hàng hóa biểu hiện rõ nhất ở việc hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, sản xuất tập trụng, áp dụng tiến bộ khoa hoc kĩ thuật và gắn với công nghiệp chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ 12
  13. => Cây ăn quả ở Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay phát triển theo hướng tập trung do tác động chủ yếu của chính sách phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa và nhu cầu của người dân lớn. Chọn C. Câu 79 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài: Vấn đề phát triển kinh tế- xã hội ở Bắc Trung Bộ Cách giải: Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ là khai thác hiệu quả các thế mạnh của mỗi vùng, đồng thời tạo sự liên kết sản xuất lãnh thổ, tạo sự liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian. => Đáp án D thể hiện đúng và đầy đủ nhất Chọn D. Câu 80 (VD) Phương pháp: Kĩ năng nhận dạng biểu đồ Cách giải: Đề bài yêu cầu thể hiện quy mô và cơ cấu Trong thời gian 2 năm => Biểu đồ tròn là thích hợp nhất Chọn D. HẾT 13