Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Ba Tơ (Có đáp án)

doc 6 trang xuanthu 9620
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Ba Tơ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2018_20.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Ba Tơ (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN HUYỆN BA TƠ NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: Hóa học ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (Không tính thời gian giao đề) (Đề gồm 01 trang) Câu 1. (4,5 điểm) Xác định các chất được kí hiệu bằng các kí tự A, B, C, D, và viết các PTHH theo các sơ đồ sau: O2 H2O HCl a/ Ba (1) A (2) B (3) C; 0 Cl2 ,t O2 HCl NaOH b/ D (1)  Cu (2) E (3) D (4) F; Câu 2. (4 điểm) 2.1. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất khí: O 2, N2, CO2, CH4, H2 đựng trong các bình riêng biệt mất nhãn. Viết phương trình hóa học xảy ra. 2.2. Muối ăn có lẫn tạp chất Na 2SO3, CaCl2 . Hãy trình bày cách loại bỏ các tạp chất để thu được muối ăn tinh khiết. Viết các phương trình hóa học minh họa (nếu có). Câu 3. (2,5 điểm) Cho 27,4 gam Ba tác dụng với 100 gam dung dịch H2SO4 9,8%. a) Tính thể tích khí thoát ra (đktc). b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng. Câu 4. (2 điểm) 0 0 Độ tan của CuSO4 ở 85 C v 12 C lần lượt là 87,7g và 35,5g . Khi làm lạnh 1877 gam dung 0 0 dịch bão hòa CuSO4 từ 85 C xuống 12 C thì có bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch? Câu 5. (2 điểm) Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử của nguyên tố X và Y là 96, trong đó có tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 32. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 16. Xác định tên nguyên tử X và Y? Câu 6. (2 điểm) Hợp chất A bị phân hủy ở nhiệt độ cao theo phương trình phản ứng: o A t 2B + C + 3D Sản phẩm tạo thành đều ở thể khí, khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí sau phản ứng là 17 (g/mol). Xác định khối lượng mol của A. Câu 7. (3 điểm) 7.1. Hỗn hợp khí X gồm các khí CO, CO2. Hãy cho biết hỗn hợp X nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần, biết rằng tỉ lệ số phân tử các khí trong hỗn hợp tương ứng là 2:3. 7.2. Hợp chất A có khối lượng phân tử nặng gấp 31,5 lần khí Hiđrô được tạo bởi Hiđrô và nhóm nguyên tử XOy (hóa trị I). Biết % khối lượng O trong A bằng 76,19. Hợp chất B tạo bởi một kim loại M và nhóm hiđroxit (OH). Hợp chất C tạo bởi kim loại M và nhóm XO y có phân tử khối là 213. Xác định công thức của A, B, C. (Cho: N=14; H = 1; Al = 27; O = 16; Ca = 40; Ba = 137;Cu=64; S = 32; Fe = 56; K=39; Cu = 64; Zn = 65; Mg = 24) HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN HUYỆN BA TƠ NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: Hóa học Thời gian: 150 phút (Không tính thời gian giao đề) (Đáp án gồm 05 trang) Câu 1. (4,5 điểm) Xác định các chất được kí hiệu bằng các kí tự A, B, C, D, và viết các PTHH theo các sơ đồ sau: O2 H2O HCl a/ Ba (1) A (2) B (3) C; 0 Cl2 ,t O2 HCl NaOH b/ D (1)  Cu (2) E (3) D (4) F; Thang Điểm Ghi Đáp án điểm chấm chú a/ A: BaO; B: Ba(OH)2; C: BaCl2 0,5 (1) 2Ba + O2 2BaO 0,5 (2) BaO + H2O Ba(OH)2 0,5 (3) Ba(OH) + 2HCl BaCl + H O 2 2 2 0,5 (4,5 điểm) b/ D: CuCl2; E: CuO; F: Cu(OH)2 0,5 (1) Cu + Cl2 CuCl2 0,5 (2) 2Cu + O2 2CuO 0,5 (3) CuO + 2HCl CuCl2 + H2O 0,5 (4) CuCl2 + 2NaOH Cu(OH)2 + 2NaCl 0,5 Câu 2. (4 điểm) 2.1. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất khí: O 2, N2, CO2, CH4, H2 đựng trong các bình riêng biệt mất nhãn. Viết phương trình hóa học xảy ra. 2.2. Muối ăn có lẫn tạp chất Na 2SO3, CaCl2 . Hãy trình bày cách loại bỏ các tạp chất để thu được muối ăn tinh khiết. Viết các phương trình hóa học minh họa (nếu có). Thang Điểm Ghi Đáp án điểm chấm chú Lấy mỗi chất khí một ít cho vào từng ống nghiệm, đánh số thứ tự. Đưa que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm. Ống nghiệm 0,5 nào que đóm bùng cháy thành ngọn lửa là khí oxi. Các ống nghiệm làm tắt que đóm: khí N2, CH4, CO2 và H2 Cho các khí còn lại lội qua dung dịch nước vôi trong dư. Khí nào làm nước vôi trong bị vẩn đục là khí CO . 2.1. 2 CO + Ca(OH) CaCO + H O 0,5 (2 2 2 3 2 Mẫu không làm vẩn đục nước vôi trong là: khí N , CH và H điểm) 2 4 2 Cho các khí còn lại đi qua bột đồng (II) oxit CuO (màu đen), đốt nóng CuO tới khoảng 4000C rồi cho các khí đi qua. Chất khí làm bột đồng (II) oxit CuO màu đen chuyển dần thành lớp đồng kim loại màu đỏ 0,5 gạch. Khí đó là khí H2
  3. CuO + H2 Cu + H2O (màu đen) (màu đỏ gạch) Chất khí không làm CuO đổi màu là N2 và CH4 Đốt cháy 2 khí còn lại, khí cháy được là CH4, khí không cháy là N2: CH4 + O2 CO2 + H2O 0,5 Chất khí không cháy là N2 *Hòa tan muối ăn có lẫn tạp chất vào nước cất, thu được dung dịch gồm: NaCl, Na2SO3, CaCl2. 0,25 - Lấy dung dịch thu được cho tác dụng với Na 2CO3 dư cho đến khi kết 2.2. tủa đạt tối đa, ta loại bỏ được CaCl2. 0,5 (2 Na2CO3 + CaCl2  CaCO3 + 2NaCl. điểm) *Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch gồm: NaCl, Na2SO3, Na2CO3 dư. 0,25 - Cho dung dịch thu được tác dụng với dd HCl cho đến khi hết khí 0,25 thoát ra, ta loại bỏ được Na2SO3 và Na2CO3 dư. Na SO + 2HCl  2NaCl + SO + H O 2 3 2 2 0,5 Na2CO3 + 2HCl  2NaCl + CO2 + H2O - Dung dịch sau phản ứng gồm: NaCl, có thể có HCl dư. Kết tinh dung 0,25 dịch, thu được NaCl tinh khiết. Câu 3. (2,5 điểm) Cho 27,4 gam Ba tác dụng với 100 gam dung dịch H2SO4 9,8%. a) Tính thể tích khí thoát ra (đktc). b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng. Thang Điểm Ghi Đáp án điểm chấm chú 27,4 9,8 a) n 0,2(mol) ; n 0,1(mol) Ba H2SO4 137 98 0,5 PTHH: Ba + H2SO4  BaSO4  + H2  Trước phản ứng: 0,2 0,1 (mol) Phản ứng: 0,1 0,1 0,1 0,1 (mol) 0,5 Sau phản ứng: 0,1 0 0,1 0,1 (mol) 2,5 điểm Sau phản ứng còn dư 0,1 mol Ba nên Ba sẽ tiếp tục phản ứng với H2O trong dung dịch: Ba + 2H2O  Ba(OH)2 + H2  0,1 0,1 0,1 (mol) 0,25 Tổng số mol H thu được sau 2 phản ứng: n 0,1 0,1 0,2(mol) 2 H2 Thể tích khí thu được (đktc): V 0,2 22,4 4,48(lít) H2 0,5
  4. b) Dung dịch thu được sau phản ứng là dung dịch Ba(OH)2. Khối lượng Ba(OH) thu được là: m 0,1 171 17,1(g) . 0,25 2 Ba(OH)2 Khối lượng dung dịch sau phản ứng: m 27,4 100 m m 27,4 100 0,1 233 0,2 2 103,7(g) 0,25 dd BaSO4 H2 Nồng độ dung dịch sau phản ứng: 0,25 17,1 C% 100% 16,49% dd Ba(OH)2 103,7 Câu 4. (2 điểm) 0 0 Độ tan của CuSO4 ở 85 C v 12 C lần lượt là 87,7g và 35,5g . Khi làm lạnh 1877 gam dung 0 0 dịch bão hòa CuSO4 từ 85 C 12 C thì có bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch? Thang Điểm Ghi Đáp án điểm chấm chú Ở 850C , T 87,7 gam CuSO4 187,7 gam ddbh có 87,7 gam CuSO + 100g H O 4 2 0,5 1877g 877gam CuSO4 + 1000g H2O Gọi x là số mol CuSO4.5H2O tách ra 2 điểm khối lượng H2O tách ra : 90x (g) 0,5 Khối lượng CuSO4 tách ra : 160x( gam) 0 887 160x 35,5 Ở 12 C, TCuSO 35,5 nên ta có phương trình : 4 1000 90x 100 0,75 giải ra x = 4,08 mol Khối lượng CuSO4 .5H2O kết tinh : 250 4,08 =1020 gam 0,25 Câu 5. (2 điểm) Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử của nguyên tố X và Y là 96, trong đó có tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 32. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 16. Xác định tên nguyên tử X và Y? Thang Điểm Ghi Đáp án điểm chấm chú Ta có : pX + eX + pY + eY + nX + nY = 96( theo đề bài) Hay 2pX + 2pY + nX + nY = 96 ( vì số p= số e) (1) 0,25 Mà 2p + 2p - n - n = 32 (2) X Y X Y 0,25 Cộng (1) và (2) vế theo vế : 0,25 4 pX + 4pY = 128 => 4( pX + pY ) = 128 => pX + pY= 32(3) 2 điểm Mặt khác: pX + eY – ( pY+ eX) = 16 theo đề bài Hay 2pY – 2pX = 16 (vì p=e) 0,25 => 2( pY – pX) = 16 => pY – pX = 8 (4) Cộng (3) và (4) vế theo vế: 0,25 2pY = 40 => pY = 20 (5) Thay (5) vào = (4) ta được: 20- pX = 8 => pX =12 0,25
  5. Vậy X là Mg (12), Y là Ca ( 20) 0,5 Câu 6. (2 điểm) Hợp chất A bị phân hủy ở nhiệt độ cao theo phương trình phản ứng: o A t 2B + C + 3D Sản phẩm tạo thành đều ở thể khí, khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí sau phản ứng là 17 (g/mol). Xác định khối lượng mol của A. Thang Điểm Ghi Đáp án điểm chấm chú o A t 2B + C + 3D a mol 2a mol a mol 3a mol 0,25 Đặt a là số mol của A phản ứng. 0,25 2 điểm Theo PTHH ta có: nhỗn hợp khí = 2a + a + 3a = 6a 0,5 mhỗn hợp khí = 17. 6a 0,5 Theo ĐLBTKL: a.A = 17. 6a A = 102 (g/mol) 0,5 Câu 7. (3 điểm) 7.1. Hỗn hợp khí X gồm các khí CO, CO2. Hãy cho biết hỗn hợp X nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần, biết rằng tỉ lệ số phân tử các khí trong hỗn hợp tương ứng là 2:3. 7.2. Hợp chất A có khối lượng phân tử nặng gấp 31,5 lần khí Hiđrô được tạo bởi Hiđrô và nhóm nguyên tử XOy (hóa trị I). Biết % khối lượng O trong A bằng 76,19. Hợp chất B tạo bởi một kim loại M và nhóm hiđroxit (OH). Hợp chất C tạo bởi kim loại M và nhóm XO y có phân tử khối là 213. Xác định công thức của A, B, C. Thang Điểm Ghi Đáp án điểm chấm chú Do tỉ lệ số phân tử khí CO:CO2 = 2:3 0,5 Gọi nCO = 2x nCO2 = 3x 7.1. (1 điểm) 0,25 hh = 0,25 dhh/kk = Hỗn hợp nặng hơn không khí 1,3 lần 0,25 dA/H2 = 31,5 MA = 31,5 . 2 = 63(g). 7.2. %O = 76,19 0,25 (2 điểm) /A mO = 0,25 nO = 48 : 16 = 3 (mol) A có dạng HXO3 MHXO3 = 63 1 + MX + 16 . 3 = 63 MX = 14 (g) 0,25 X là nguyên tố Nitơ (Kí hiệu: N) A là HNO3
  6. Hợp chất C có dạng M(NO3)n (n là hóa trị của M) 0,25 MC = 213 = MM + 62 n Do n là hóa trị kim loại M n = 1; 2; 3 n = 1 MM = 151 (loại) 0,5 n =2 MM = 89 (loại) n = 3 MM = 27 (chọn) M là Nhôm (Al) Vậy công thức của C là Al(NO3)3 0,25 Công thức của B là Al(OH)3 HẾT Ghi chú: 1) Nếu học sinh làm bài không theo cách như hướng dẫn trong đáp án nhưng đúng, chính xác, chặt chẽ thì cho đủ số điểm của câu đó. 2) Các PTHH nếu không cân bằng hoặc thiếu điều kiện thì trừ ½ số điểm của phương trình đó. Nếu viết sai bất kì CTHH nào trong phương trình thì không chấm điểm phương trình đó. 3) Bài toán có phương trình hóa học, nếu học sinh cân bằng sai hoặc không cân bằng thì không chấm điểm các phép toán liên quan.