Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Bảo Thắng (Có đáp án)

doc 2 trang xuanthu 7420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Bảo Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2019_20.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Bảo Thắng (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN BẢO THẮNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: Hoá học Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 12/06/2020 (Đề thi gồm có: 02 trang, 09 câu) Câu 1. (1,5 điểm) Nêu thí nghiệm điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? Có mấy cách thu khí oxi? Viết phương trình hóa học xảy ra? Câu 2. (2,5 điểm) 1. Hoàn thành các phương trình hóa học sau: C4H9OH + O2 CO2 + H2O CnH2n - 2 + O2 CO2 + H2O Al + H2SO4 (đặc nóng) Al2(SO4)3 + SO2 + H2O FeO + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O FexOy + CO FeO + CO2 2. Viết phương trình hóa học thực hiện dãy biến hóa sau và xác định công thức hóa học của các chữ cái A, B, C, D (cho biết mỗi chứ cái A, B, C, D là một chất riêng biệt) KClO3 A B C D ZnSO4 Câu 3. (1,0 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết 4 chất khí đựng riêng biệt trong 4 bình mất nhãn gồm: O2; CO2; H2; CO. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Câu 4. (1,5 điểm) Cho các chất sau: P2O5; Ag; H2O; KClO3; Cu; Zn; Na2O; S; Fe2O3; CaCO3; HCl và những dụng cụ thí nghiệm cần thiết. Hãy chọn dùng trong số những chất trên để điều chế những chất dưới đây bằng cách viết phương trình hóa học và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có): NaOH; Ca(OH) 2; O2; H2SO4; Fe; H2. Câu 5. (1,5 điểm) Có bốn bình khí có cùng thể tích (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) chứa 1 trong các khí: hiđro; oxi; nitơ và cacbonic. Hãy cho biết: a. Số phân tử khí của mỗi khí trong bình có bằng nhau không? Tại sao? b. Số mol chất có trong mỗi bình có bằng nhau không? Tại sao? c. Khối lượng của mỗi bình khí có bằng nhau không? Nếu không thì bình nào có khối lượng lớn nhất? Bình nào có khối lượng nhỏ nhất? Câu 6. (4,0 điểm) 1. Cho 1,28 gam hỗn hợp gồm sắt và một oxit sắt hòa tan vào dung dịch HCl thấy có 0,224 lít H2 bay ra (đktc). Mặt khác lấy 6,4 gam hỗn hợp ấy khử bằng H 2 thấy còn 5,6 gam chất rắn. Xác định công thức oxit sắt. 2. Để đốt cháy hoàn toàn 0,672 gam kim loại R chỉ cần dùng 80% lượng oxi sinh ra khi phân hủy 5,53 gam KMnO4. Hãy xác định R? Câu 7. (2,5 điểm) Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 40 g bột đồng (II) oxit (màu đen) ở 400 oC. Sau một thời gian phản ứng thu được 33,6 g chất rắn. a. Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra. b. Tính hiệu suất phản ứng. c. Tính số phân tử khí hiđro đã tham gia khử đồng (II) oxit trên. Câu 8. (4,5 điểm) Một hỗn hợp gồm Zn và Fe có khối lượng là 37,2 gam. Hòa tan hỗn hợp này trong 2 lít dung dịch H2SO4 0,5M. a. Chứng tỏ rằng hỗn hợp này tan hết? b. Nếu dùng một lượng hỗn hợp Zn và Fe gấp đôi trường hợp trước, lượng H 2SO4 vẫn như cũ thì hỗn hợp mới nàu có tan hết hay không? c. Trong trường hợp (a) hãy tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp biết rằng lường H 2 sinh ra trong phản ứng tác dụng vừa đủ với 48 gam CuO.
  2. Câu 9. (1,0 điểm) Để chủ động phòng chống dịch Covd-19, tổ chức Y tế thế giới WHO đã đưa ra công thức pha chế nước rửa tay sát khuẩn khô. Theo đó, pha chế 10 lít dung dịch nước rửa tay khô với thành phần sát khuẩn gồm: - Ethanol (có thể sử dụng Cồn y tế hoặc cồn tuyệt đối) 96%: 8333 ml - Hydrogen peroxide (hay Oxy già) 3%: 417 ml. - Glycerol (hay Glyxerin) 98%: 145 ml (giữ ẩm da tay). - Nước cất hoặc nước đun sôi để nguội. Bằng kiến thức hóa học và hiểu biết của mình, em hãy cho biết tác dụng của Cồn y tế và Oxi già trong dung dịch nước rửa tay sát khuẩn khô? Hết Ghi chú: - Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. a. PTHH: Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 (1) Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 (2) Giả sử hỗn hợp chỉ có Zn: 37,2 nKL = = 0,5723 mol n = nKL = 0,5723 mol 65 H2SO4 ph¶n øng Giả sử hỗn hợp chỉ có Fe: 37,2 nKL = = 0,6643 mol n = nKL = 0,6643 mol 56 H2SO4 ph¶n øng Thực tế hỗn hợp có cả 2 kim loại nên: 0,5723 0) Theo đề bài, khối lượng hỗn hợp là: 56x + 65y = 37,2 (I) Theo (1) và (2): x + y = n = 0,6 (II) H2 Từ (I) và (II) ta được: x = 0,2; y = 0,4. Vậy khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là: mFe = 0,2.56 = 11,2 gam; mZn = 0,4.65 = 26 gam