Đề thi thử THPT Quốc gia Khoa học tự nhiên - Phần: Sinh học - Năm học 2021 - Sở giáo dục và đào tạo Thái Nguyên (Có đáp án)

doc 14 trang xuanthu 6200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia Khoa học tự nhiên - Phần: Sinh học - Năm học 2021 - Sở giáo dục và đào tạo Thái Nguyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_khoa_hoc_tu_nhien_phan_sinh_hoc_nam.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia Khoa học tự nhiên - Phần: Sinh học - Năm học 2021 - Sở giáo dục và đào tạo Thái Nguyên (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2021 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút MỤC TIÊU Luyện tập với đề thi thử có cấu trúc tương tự đề thi tốt nghiệp: - Cấu trúc: 34 câu lớp 12, 6 câu lớp 11 - Ôn tập lí thuyết chương: Cơ chế di truyền và biến dị, tính quy luật của hiện tượng di truyền, di truyền quần thể. - Ôn tập lí thuyết Sinh 11: Chuyển hóa vật chất và năng lượng. - Luyện tập 1 số dạng toán cơ bản và nâng cao thuộc các chuyên đề trên. - Rèn luyện tư duy giải bài và tốc độ làm bài thi 40 câu trong 50 phút. Câu 1: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng? A. X AXa XA Y. B. X AXa Xa Y.C. X AXA Xa Y.D. X aXa XA Y. Câu 2: Theo lý thuyết, cơ thể có kiểu gen AaBBDd giảm phân tạo ra loại giao tử aBD chiếm tỉ lệ A. 50%. B. 15%. C. 100%. D. 25%. Câu 3: Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 28. Số NST có trong mỗi tế bào ở thể một của loài này khi đang ở kì sau của nguyên phân là A. 27. B. 54. C. 56. D. 28. Câu 4: Một quần thể thực vật gồm 200 cây có kiểu gen AA, 200 cây có kiểu gen Aa và 600 cây có kiểu gen aa. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen aa của quần thể này là A. 0,70. B. 0,40. C. 0,3. D. 0,6. Câu 5: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi hình thái của NST? A. Chuyển đoạn từ NST này sang NST khác. B. Đảo đoạn ngoài tâm động. C. Lặp đoạn. D. Mất đoạn. Câu 6: Bệnh mù màu đỏ - lục, máu khó đông ở người di truyền A. liên kết với giới tính. B. độc lập với giới tính. C. theo dòng mẹ. D. thẳng theo bố. Câu 7: Trong mô hình hoạt động của Operon Lac, gen điều hòa (gen R) và Opêrôn Lạc đều có thành phần nào sau đây? A. Gen cấu trúc Z. B. Gen cấu trúc Y. C. Vùng khởi động (P). D. Vùng vận hành (O). Câu 8: Cà độc dược có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Thể ba của loài có số NST trong tế bào sinh dưỡng là A. 25. B. 23. C. 26. D. 22. Câu 9: Dạng đột biến điểm nào sau đây làm tăng 2 liên kết hiđrô của gen? A. Thêm một cặp A - T. B. Mất một cặp A – T. C. Thêm một cặp G – X. D. Mất một cặp G – X. Câu 10: Kết quả lai thuận nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó A. nằm trên NST thường. B. nằm ở ngoài nhân. 1
  2. C. nằm trên NST giới tính Y. D. nằm trên NST giới tính X. Câu 11: Ở chim bồ câu, phổi thuộc hệ cơ quan nào sau đây? A. Hệ bài tiết. B. Hệ hô hấp. C. Hệ tuần hoàn. D. Hệ tiêu hóa. Câu 12: Trong dạ dày của trâu, xenlulôzơ biến đổi thành đường nhờ enzim của A. tuyến nước bọt. B. vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ. C. tuyến gan. D. tuyến tụy. Câu 13: Nhóm động vật nào sau đây, giới cái mang cặp NST giới tính XY và giới đực mang cặp NST giới tính XX? A. Thỏ, ruồi giấm, chim sáo. B. Trâu, bò, hươu. C. Hổ, báo, mèo rừng. D. Gà, chim bồ câu, bướm. Câu 14: Trường hợp nào sau đây có thể dẫn đến đột biến gen? A. mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế ở một cặp nuclêôtit. B. Gen tạo ra sau nhân đôi ADN bị thay thế ở một cặp nucleotit. C. Chuỗi pôlipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế ở một axit amin. D. Chuỗi pôlipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất một axit amin. Câu 15: Thực vật dễ hấp thụ khoáng trong trường hợp A. chỉ bón phân mà không tưới nước. B. đất có pH thấp. C. hoà tan vào nước D. tạo điều kiện yếm khí đối với rễ cây. Câu 16: Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi A. toàn bộ kiểu hình của cơ thể. B. một tính trạng. C. một vài tính trạng mà gen đó chi phối. D. tất cả các tính trạng do gen đó chi phối. Câu 17: Muốn năng suất vượt giới hạn của giống hiện có ta phải chú ý đến việc A. nuôi, trồng trong điều kiện sinh thái phù hợp. B. thay đổi tính di truyền của giống vật nuôi, cây trồng. C. cải tiến kĩ thuật sản xuất. D. cải tạo điều kiện môi trường sống. Câu 18: Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là A. các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do. B. làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp. C. làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp. D. các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Câu 19: Một loài sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Bốn quần thể của loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tỉ lệ các cá thể mang kiểu hình trội như sau: Quần thể I II III IV Tỉ lệ kiểu hình trội 96% 64% 36% 84% Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong 4 quần thể, quần thể III có tần số kiểu gen Aa lớn nhất. B. Quần thể I có tần số kiểu gen Aa lớn hơn tần số kiểu gen AA. 2
  3. C. Quần thể II và quần thể IV có tần số kiểu gen dị hợp tử bằng nhau. D. Tần số kiểu gen Aa ở quần thể I bằng tần số kiểu gen Aa ở quần thể II. Câu 20: Pha tối của quá trình quang hợp ở thực vật sử dụng các chất nào sau đây của pha sáng để đồng hóa CO2 thành cacbohiđrat? A. ATP và NADPH. B. NADPH và H 2. C. H 2 và O2. D. O 2 và NADPH. Câu 21: Định luật Hacđi – Vanbec phản ánh điều gì? A. Trạng thái không ổn định của các alen trong quần thể. B. Trạng thái biến động của tần số các kiểu gen trong quần thể. C. Trạng thái biến động của tần số các alen trong quần thể. D. Trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể ngẫu phối. Câu 22: Tiến hành lại giữa hai loài cỏ dại có kiểu gen lần lượt là AaBb và MmNN, sau đó đa bội hóa sẽ thu được thể dị đa bội. Kiểu gen nào sau đây không phải là kiểu gen của thể dị đa bội được tạo ra từ phép lai này? A. Kiểu gen aabbmmNN. B. Kiểu gen aabbMMNN. C. Kiểu gen AaBbMMNn. D. Kiểu gen AABBMMNN. Câu 23: Quá trình chuyển hóa nitơ hữu cơ thành dạng nitơ khoáng để cây hấp thụ được nhờ. A. vi khuẩn cố định nitơ. B. vi sinh vật sống tự do. C. vi khuẩn amôn hóa và vi khuẩn nitrat hóa. D. vi sinh vật sống cộng sinh. Câu 24: Mạch thứ nhất của một gen ở tế bào nhân thực có 600 nuclêôtit loại guanin. Theo lí thuyết, mạch thứ 2 có số nucleotit loại vitôzin là A. 400. B. 1200. C. 300. D. 600. Câu 25: Một đoạn mạch gốc của gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit như sau: 3’ GXXAAAGTTAXXTTTTGA 5’. Theo lý thuyết, đoạn nuclêôtit này mang thông tin mã hoá bao nhiều axit amin? A. 8. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 26: Côđon nào sau đây làm nhiệm vụ mở đầu dịch mã? A. 5’UAG3'. B. 5’AAA3”. C. 5’GGG3”. D. 5’AUG3'. Câu 27: Ở một loài, alen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Theo lý thuyết, cặp bố mẹ nào sau đây không thể sinh ra con có thân cao? A. aa aa. B. Aa Aa. C. Aa aa. D. aa AA Câu 28: Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, khi tim co thì máu từ ngăn nào của tim được đẩy vào động mạch chủ? A. Tâm thất trái. B. Tâm nhĩ trái. C. Tâm nhĩ phải. D. Tâm thất phải. Câu 29: Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 2 loại kiểu gen? A. AA Aa. B. Aa Aa. C. aa aa. D. AA aa. Câu 30: Biết một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con đồng nhất về kiểu hình A. Aabb AaBB. B. AABb AABb. C. Aabb AABB. D. aabb AaBB. Câu 31: Kiểu hình của cơ thể là kết quả của A. sự phát sinh các biến dị tổ hợp B. quá trình phát sinh đột biến. 3
  4. C. sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường. D. sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái Câu 32: Trong tế bào, nuclêôtit loại uraxin không có trong phân tử nào sau đây? A. tARN. B. mARN. C. ADN D. rARN. Câu 33: Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 21% số cây thân cao, quả chua. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong số các cây thân cao, quả ngọt ở F1, có 13/27 số cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen. B. Quá trình giảm phân ở cây P đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. C. F1 có tối đa 5 loại kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen. D. Ở F1, có 3 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình thân thấp, quả ngọt. Câu 34: Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất K trong tế bào cánh hoa: alen A quy định enzim A chuyển hóa chất K thành sắc tố đỏ: alen B quy định enzim B chuyển hóa chất K thành sắc tố xanh. Khi trong tế bào có cả sắc tố đỏ và sắc tố xanh thì cánh hoa có màu vàng. Các alen đột biến lặn a và b quy định các prôtên không có hoạt tính enzim do vậy chất K không chuyển hóa thành sắc tố, hoa có màu trắng. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn hoặc cho cây này giao phấn với cây hoa trắng thì cả 2 phép lai này đều cho đời con có 4 loại kiểu hình. II. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa xanh, có thể thu được đời con có tối đa 4 loại kiểu gen. III. Cho hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, thu được đời con gồm toàn cây hoa đỏ. IV. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng, có thể thu được đời con có 50% số cây hoa đỏ. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 35: Cho biết mỗi kiểu gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho phép lai P: AaBbDdEe AaBbDdEe, Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng về F1? I. Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở F1 chiếm tỉ lệ 54/256. II. Có thể có tối đa 8 dòng thuần được tạo ra từ phép lai trên. III. Tỉ lệ F1 có kiểu hình khác bố mẹ là 3/4. IV. Có 256 kiểu tổ hợp giao tử được hình thành từ phép lai trên. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 36: Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Thế hệ P có thành phần kiểu gen là 0,4 AaBb : 0,6 aaBb. Cho biết các giao tử có 2 alen lặn không có khả năng thụ tinh và quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, ở F1 số cây thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ A. 9/16. B. 4/9. C. 19/36. D. 17/36. Câu 37: Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 6. Xét 3 cặp gen (A, a; B, b và D, d) phân li độc lập. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Các thể lưỡng bội của loài này có thể có tối đa 27 loại kiểu gen. II. Các thể ba của loài này có thể có các kiểu gen: AaaBbDd, AABBbDd, aaBBDdd. III. Các thể tam bội phát sinh từ loài này có tối đa 125 loại kiểu gen. IV. Các thể một của loài này có tối đa 108 loại kiểu gen. 4
  5. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 38: Khi nói về operon Lac ở vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? I. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của ôpêron Lac. II. Vùng vận hành (O) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. III. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) không phiên mã. IV. Khi gen cấu trúc A và gen cấu trúc Z đều phiên mã 12 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 12 lần. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 39: Ở một loài thực vật, phép lai P: lai hai dòng thuần chủng khác nhau bởi các cặp gen quy định tính trạng, thu được F1 đồng loạt cây cao, hoa đỏ. Tiếp tục cho F 1 giao phấn thu được F2 gồm 37,50% cây cao, hoa đỏ: 37,50% cây cao, hoa trắng: 18,75% cây thấp, hoa đỏ: 6,25% cây thấp, hoa trắng. Theo lý thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng về phép lai trên? I. Màu sắc hoa do 2 cặp gen phân li độc lập chi phối. II. Tất cả các cây cao, hoa đỏ F2 đều mang kiểu gen dị hợp. III. F2 có tối đa 21 kiểu gen. IV. F1 mang 3 cặp gen dị hợp nằm trên 2 cặp NST. A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 40: Khi nói về thể dị đa bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra thể dị đa bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen. II. Ở thực vật có hoa, thể dị đa bội luôn tạo quả không hạt. III. Từ thể dị đa bội có thể hình thành nên loài mới. IV. Thể song nhị bội có thể được tạo ra bằng cách áp dụng kỹ thuật dung hợp tế bào trần kết hợp với nuôi cấy tế bào. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. HẾT 5
  6. BẢNG ĐÁP ÁN 1-A 2-D 3-B 4-D 5-B 6-A 7-C 8-A 9-A 10-B 11-B 12-B 13-D 14-B 15-C 16-D 17-B 18-B 19-C 20-A 21-D 22-C 23-C 24-D 25-B 26-D 27-A 28-A 29-A 30-C 31-C 32-C 33-A 34-D 35-B 36-C 37-D 38-B 39-D 40-C HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1 (TH): Do đời con có: + Con cái toàn mắt đỏ con đực P: XAY + Con đực có cả mắt đỏ và mắt trắng ruồi cái P: XAXn. XAXa XAY XAXA : XAXa : XAY : XaY 2 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng Chọn A. Câu 2 (NB): 1 1 1 Cơ thể AaBBDd giảm phân tạo ra loại giao tử aBD chiếm tỉ lệ: a 1B D 2 2 4 Chọn D. Câu 3 (TH): Phương pháp: Thể một có dạng: 2n – 1 Kì sau nguyên phân: Các cromatit tách nhau ra thành các NST đơn và di chuyển về 2 cực. Cách giải: 2n = 28 thể một: 2n – 1 = 27. Trong kì giữa của nguyên phân, trong mỗi tế bào có 27 NST kép (mỗi NST kép có 2 cromatit) Kì sau nguyên phân: Các cromatit tách nhau ra thành các NST đơn và di chuyển về 2 cực, trong mỗi tế bào có 27 2 = 54 NST đơn. Chọn B. Câu 4 (TH): Phương pháp: Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên đó trên tổng số cá thể của quần thể. Cách giải: 200 200 600 Thành phần kiểu gen của quần thể là: AA: Aa : aa  0,2AA: 0,2Aa : 0,6aa 1000 1000 1000 Chọn D. Câu 5 (NB): Đảo đoạn ngoài tâm động đây không làm thay đổi hình thái của NST. 6
  7. Chọn B. Câu 6 (NB): Bệnh mù màu đỏ - lục, máu khó đông ở người di truyền liên kết giới tính, gen gây bệnh nằm trên NST giới tính X. Chọn A. Câu 7 (NB): Phương pháp: Hình 3.1. Sơ đồ mô hình cấu trúc của operon Lạc Ở vi khuẩn đường ruột (E. coli) SGK Sinh 12 trang 16. Cách giải: Trong mô hình hoạt động của Operon Lac, gen điều hòa (gen R) và Opêrôn Lạc đều có vùng khởi động. Chọn C. Câu 8 (NB): Cà độc dược: 2n = 24 Thể ba có dạng 2n +1 = 25 NST. Chọn A. Câu 9 (NB): Phương pháp: Đột biến điểm là dạng đột biến gen chỉ liên quan tới 1 cặp nucleotit. A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro. G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro. Cách giải: A: Thêm một cặp A-T sẽ làm tăng 2 liên kết hidro. B: giảm 3 liên kết hidro. C: Tăng 1 liên kết hidro. D: giảm 2 liên kết hidro. Chọn A. Câu 10 (NB): Kết quả lai thuận nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó nằm ở ngoài nhân. Chọn B. Câu 11 (NB): Ở chim bồ câu, phổi thuộc hệ hô hấp. Chọn B. Câu 12 (NB): Phương pháp: Trâu là động vật nhai lại có dạ dày 4 ngăn. 7
  8. Lý thuyết tiêu hóa ở dạ dày 4 ngăn (SGK Sinh 11 trang 69) Cách giải: Trong dạ dày của trâu, xenlulôzơ biến đổi thành đường nhờ enzim của vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ. Chọn B. Câu 13 (NB): A: Thỏ, ruồi giấm: giới cái: XX; giới đực: XY, chim sáo: giới cái: XY; giới đực: XX B: Trâu, bò, hươu: giới cái: XX; giới đực: XY C: Hổ, báo, mèo rừng: giới cái: XX; giới đực: XY D: Gà, chim bồ câu, bướm: giới cái: XY; giới đực: XX Chọn D. Câu 14 (NB): Đột biến gen là biến đổi trong cấu trúc của gen. Gen tạo ra sau nhân đôi ADN bị thay thế ở một cặp nucleotit sẽ dẫn tới đột biến gen. Chọn B. Câu 15 (NB): Thực vật dễ hấp thụ khoáng trong trường hợp muối khoáng hòa tan vào nước. Chọn C. Câu 16 (NB): Phương pháp: Gen đa hiệu là gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau. Cách giải: Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi tất cả các tính trạng do gen đó chi phối. Chọn D. Câu 17 (NB): Phương pháp: Giới hạn về năng suất là do kiểu gen quy định (mức phản ứng do kiểu gen quy định) Cách giải: Muốn năng suất vượt giới hạn của giống hiện có ta phải chú ý đến việc thay đổi tính di truyền của giống vật nuôi, cây trồng. Chọn B. Câu 18 (NB): Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp. Chọn B. Câu 19 (TH): Phương pháp: Bước 1: Tính tỉ lệ kiểu hình lặn tần số alen lặn = Tính tỉ lệ kiểu hình lặn. Bước 2: Tính tần số alen trội. Bước 3: Tìm cấu trúc di truyền của quần thể. Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc p2AA + 2pqAa +q2aa =1 8
  9. Cách giải: Quần thể I II III IV Tỉ lệ kiểu hình trội 96% 64% 36% 84% Tần số alen A = 0,8; a = 0,2 A = 0,4; a = 0,6 A = 0,2; a = 0,8 A = 0,6; a = 0,4 Cấu trúc di truyền 0,64AA:0,32Aa 0,16AA:0,48Aa 0,04AA:0,32Aa 0,36AA:0,48Aa :0,04aa :0,36aa :0,64aa :0,16aa A sai, quần thể II và IV có tần số Aa lớn nhất. B sai. C đúng. D sai. Chọn C. Câu 20 (NB): Phương pháp: Sơ đồ các quá trình của 2 pha trong quang hợp (SGK Sinh 11 trang 40). Cách giải: Pha tối sử dụng: NADPH và ATP của pha sáng để đồng hóa CO2 thành cacbohiđrat. Chọn A. Câu 21 (NB): Định luật Hacđi – Vanbec phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể ngẫu phối. Chọn D. Câu 22 (TH): Lai xa và đa bội hóa sẽ tạo nên các dòng thuần. Vậy không thể xuất hiện kiểu gen AaBbMMNn. Chọn C. Câu 23 (NB): Phương pháp: Hình 6.1 SGK Sinh 11 trang 29. 9
  10. Hình 6.1. Sự phụ thuộc về mặt dinh dưỡng của cây vào hoạt động của vi sinh vật đất 1. Khí quyển, 2. Nitơ ; 3. Vật chất hữu cơ ; 4. Vi khuẩn amôn hoá ; 5. Vi khuẩn cố định nitơ ; 6. Amôni ;7. Vi khuẩn nitrat hoá ; 8. Nitrat ; 9. Axit amin ; 10. Rễ ; 11. Vi khuẩn phản nitrat hoá ; 12. Đất. Cách giải: Quá trình chuyển hóa nitơ hữu cơ thành dạng nitơ khoáng để cây hấp thụ được nhờ vi khuẩn amôn hóa và vi khuẩn nitrat hóa. Chọn C. Câu 24 (TH): Phương pháp: 2 mạch của phân tử ADN liên kết với nhau bằng liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung: A – T; G = X và ngược lại. Cách giải: Ta có G1 = X2 = 600. Chọn D. Câu 25 (TH): Phương pháp: Bước 1: Xác định trình tự mARN tương ứng Bước 2: Tìm vị trí bộ ba mở đầu và kết thúc. Bước 3: Tính số axit amin Cách giải: Mạch mã gốc: 3’ GXXAAAGTTAXXTTTTGA 5’ Mạch mARN: 5’ XGGUUUXAAUG GAA AGX X 3’ Ta thấy bộ ba mở đầu ở giữa Tính từ bộ ba mở đầu sẽ mã hóa cho 3 axit amin. Chọn B. Câu 26 (NB): Codon 5’AUG3 làm nhiệm vụ mở đầu quá trình dịch mã. Chọn D. Câu 27 (NB): 10
  11. aa aa 100%aa Đời con không thể xuất hiện cây thân cao. Chọn A. Câu 28 (NB): Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, khi tim co thì máu trong tâm thất trái được đẩy vào động mạch chủ. Chọn A. Câu 29 (NB): A: AA Aa → 1AA:1Aa B: Aa Aa → 1AA:2Aa:1aa C: aa aa → 1aa D: AA x aa → 1Aa Chọn A. Câu 30 (TH): A: Aabb AaBB → (3A-:1aa)Bb B: AABb AABb → AA(3B-:1bb) C: Aabb AABB → A-Bb D: aabb AaBB → (1Aa:1aa)Bb Chọn C. Câu 31 (NB): Kiểu hình của cơ thể là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường (SGK Sinh 12 trang 57) Chọn C. Câu 32 (NB): Uraxin là đơn phân của ARN, không có trong ADN. Chọn C. Câu 33 (VD): Phương pháp: Sử dụng công thức :A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb Hoán vị gen ở 2 bên cho 10 loại kiểu gen Giao tử liên kết =(1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2 Cách giải: P tự thụ phấn cho 4 loại kiểu hình → P dị hợp 2 cặp gen Tỷ lệ thân cao quả chua: A-bb = 0,21 → aabb =0,04<0,0625 → ab=0,2 là giao tử hoán vị Ab Kiểu gen của P: ; f 40% aB A đúng, Tỷ lệ thân cao quả ngọt: 0,5 + 0,04 =0,54 Tỷ lệ kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen: 2 0,2AB 0,2ab + 2 0,3aB 0,3Ab =0,26 Tỷ lệ cần tính là 0,26/0,54 = 13/27 B sai 11
  12. aB AB AB Ab C sai, có 4 kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen: ; ; ; ab Ab aB ab aB aB D sai, chỉ có 2 loại kiểu gen quy định thân thấp quả ngọt: ; ab ab Chọn A. Câu 34 (VD): Quy ước gen A-bb: hoa đỏ; aaB-: hoa xanh; A-B-: hoa vàng; aabb: hoa trắng I đúng, AaBb AaBb 9A-B-:3A-bb:3aaB-:1aabb hay: 9 hoa vàng:3 hoa đỏ:3 hoa xanh: 1 hoa trắng AaBb aabb 1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb hay: 1 hoa vàng:1 hoa đỏ:1 hoa xanh: 1 hoa trắng II đúng, Aabb aaBb 1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb III đúng, AAbb Aabb A-bb IV đúng, AABb aabb AaBb: Aabb 50% số cây hoa đỏ Chọn D. Câu 35 (VDC): Phương pháp: Trong trường hợp: 1 gen quy định 1 tính trạng, trội là trội hoàn toàn. Xét 1 cặp gen: Aa Aa 1AA:2Aa:1aa 3/4 trội: 1/4 lặn. a n a a 3 1 Giả sử có n cặp gen, tính kiểu hình trội về a tính trạng: Cn 4 4 Cách giải: I đúng. Aa Aa 3A-:1aa (tương tự với các cặp gen khác) 2 2 2 3 1 27 Tỉ lệ loại kiểu hình có 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn là: C4 (4C2 là cách chọn 2 4 4 128 tính trạng trong 4 tính trạng). II sai, có tối đa 24 = 16 dòng thuần 4 3 175 III sai, tỉ lệ đời con có kiểu hình khác P = 1 – tỉ lệ kiểu hình hình giống P: 1 4 256 IV đúng. Số tổ hợp là 44 = 256 Chọn B. Câu 36 (VD): Phương pháp: Bước 1: Tính tỉ lệ giao tử (loại bỏ giao tử ab) Bước 2: Tính tỉ lệ A-B- Cách giải: P: 0,4 AaBb : 0,6 aaBb Gp: 0,1AB : 0,1Ab : 0,4aB : 0,4ab (loại ab vì không có khả năng thụ tinh) 1 1 4 Gp: AB : Ab : aB 6 6 6 12
  13. 1 1 5 4 2 19 Số thân cao hoa đỏ ở F1 là: A-B- = AB 1 Ab 1 Ab aB 1 aB 6 6 6 6 6 36 Chọn C. Câu 37 (VDC): Phương pháp: Xét 1 cặp gen có 2 alen: A, a Thể 2n về cặp này có 3 kiểu gen: AA,Aa,aa Thể 2n+1 về cặp này có 4 kiểu gen: AAA, Aaa, Aaa, aaa Thể 2n - 1 về cặp này có 2 kiểu gen: A, a Tương tự với các cặp Bb và Dd. Cách giải: Loài có 2n=6 có 3 cặp NST I đúng. Mỗi cặp gen cho 3 kiểu gen 3 cặp gen cho 33 = 27 kiểu gen II đúng. Các kiểu gen: AaaBbDd, AABBbDd, aaBBDdd đều là thể 3 của loài, do thừa 1 alen ở 1 cặp III sai. Thể tam bội có bộ NST 3n Ở 1 cặp NST có 3 chiếc thì có số kiểu gen là 4: ví dụ AAA, Aaa, Aaa, aaa 3 cặp NST có số kiểu gen là: 43 = 64 kiểu gen IV sai. Các thể 1 mất đi 1 NST ở 1 cặp, mỗi cặp NST đột biến có 2 kiểu gen, các cặp con lại có 3 kiểu gen. Số 1 kiểu gen là: C3 2 3 3 54 kiểu gen (3C1 là đột biến thể một có thể ở 1 trong 3 cặp NST, 2 là số kiểu gen thể một ở cặp NST đó, 3 là số kiểu gen ở NST còn lại). Có 2 ý đúng. Chọn D. Câu 38 (TH): Phương pháp: Hình 3.1. Sơ đồ mô hình cấu trúc của operon Lac ở vi khuẩn đường ruột (E.coli) Các thành phần của operon Lac - Nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A): nằm kề nhau, có liên quan với nhau về chức năng - Vùng vận hành (O): là đoạn mang trình tự nu đặc biệt, là nơi bám của prôtêin ức chế ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc. - Vùng khởi động (P): nơi bám của enzim ARN-pôlimeraza khởi đầu sao mã. Gen điều hòa (R): không thuộc thành phần của opêron nhưng có vai trò tổng hợp protein điều hòa. Cách giải: I sai, gen điều hòa không thuộc operon Lac. II sai, O là vùng protein ức chế liên kết. III sai, gen điều hòa luôn phiên mã dù có lactose hay không. IV đúng, số lần phiên mã của các gen cấu trúc là như nhau. 13
  14. (SGK Sinh 12 trang 16-17) Chọn B. Câu 39 (VD): Phương pháp: Bước 1: Xét tỉ lệ tùng tính trạng, biện luận quy luật di truyền, quy ước gen. Bước 2: Tìm hiểu gen của P, xác định các kiểu hình liên quan. Sử dụng công thức: A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb Bước 3: Xét các phát biểu. Cách giải: Xét tỷ lệ kiểu hình ở F2: Cao/thấp = 3/1 Tính trạng do 1 gen có 2 alen quy định, trội là trội hoàn toàn Đỏ/ trắng = 9/7 Tình trạng do 2 gen quy định, tương tác bổ sung Quy ước gen: A- cao; a- thấp B-D- : Đỏ ; B-dd/bbD-/aabb : trắng Nếu các gen này PLĐL thì tỷ lệ kiểu hình ở đời F2 phải là (3 : 1)(9 :7) # đề bài. 1 trong 2 gen quy định màu sắc sẽ nằm trên cùng NST với gen quy định chiều cao Giả sử cặp gen Aa và Bb cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng F1 dị hợp 3 cặp gen. Tỷ lệ cây thân cao, hoa đỏ (A-B-D-) = 0,375 A-B- = 0,375:0,75D- = 0,5 aabb = 0 hay liên kết gen Ab Ab Ab Ab aB hoàn toàn, kiểu gen của F1: Dd Dd 1 : 2 :1 1DD : 2Dd :1dd aB aB Ab aB aB Xét các phát biểu I đúng. II đúng. III sai, F2 có tối đa 9 kiểu gen IV đúng Chọn D. Câu 40 (TH): I đúng. II sai vì thể dị đa bội có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội nên thường có khả năng sinh sản hữu tính bình thường có hạt. III đúng. IV đúng, vì dung hợp tế bào trần khác loài sẽ tạo nên tế bào song nhị bội. Chọn C. 14