Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí - Lần 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT chuyên Thái Bình (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí - Lần 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT chuyên Thái Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_dia_li_lan_1_nam_hoc_2020_2021.doc
Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí - Lần 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT chuyên Thái Bình (Có đáp án)
- SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN 1 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2020 – 2021 THÁI BÌNH MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề Câu 1 (NB): Vị trí nước ta nằm hoàn toàn trong vùng mọi chí tuyến, đã quy định: A. lãnh thổ thuộc múi giờ thứ bay B. thiên nhiên mang tính nhiệt đới C. hoạt động của gió mùa châu Á D. sự đa dạng khoáng sản, sinh vật Câu 2 (VD): Cho biểu đồ: Các khu vực kinh tế trong GDP của nước ta qua một số năm Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Sản lượng các ngành kinh tế trong GDP của nước ta, giai đoạn 2010 - 2018. B. Chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta, giai đoạn 2010 - 2018 C. Quy mô và cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 2010 - 2018 D. Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế trong GDP của nước ta, giai đoạn 2010 - 2018. Câu 3 (VD): Cho biểu đồ sau Cơ cấu sản lượng lúa của nước ta năm 2015 và năm 2017 (%) Trang 1
- (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu sản lượng lúa của nước ta năm 2015 và năm 2017? A. Tỉ trọng lúa mùa lớn hơn lúa đông xuân B. Tỉ trọng lúa mùa luôn lớn hơn lúa hè thu C. Lúa đông xuân luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất. D. Lúa hè thu luôn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất Câu 4 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta có diện tích lớn nhất? A. Gia Lai. B. Nghệ An. C. Bắc Ninh. D. Quảng Ninh Câu 5 (VDC): Nguyên nhân chính làm cho địa hình khu vực đồi núi của nước ta bị xâm thực mạnh là do A. lượng mưa phân hóa theo mùa, địa hình có độ cao và độ dốc lớn. B. thảm thực vật bị phá hủy, sông ngòi có nhiều nước và độ dốc lớn C. mưa lớn tập trung trên nền địa hình dốc, lớp phủ thực vật bị phá hủy. D. nền nhiệt ẩm cao, mạng lưới sông ngòi dày đặc, lưu lượng nước lớn. Câu 6 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết đồng bằng Tuy Hòa được mở rộng bởi phù sa sông của hệ thống sông nào sau đây? A. Sông Gianh B. Sông Trà Khúc C. Sông Xê Xan D. Sông Đà Rằng. Câu 7 (TH): Vùng núi nào sau đây của nước ta có các dãy núi song song, so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam? A. Trường Sơn Nam B. Tây Bắc C. Trường Sơn Bắc D. Đông Bắc Câu 8 (VD): Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2010- 2017 Năm 2005 2007 2010 2013 2017 Tổng sản lượng 3467 4200 5142 6020 7312 - Sản lượng khai thác 1988 2075 2414 2804 3420 - Sản lượng nuôi trồng 1479 2125 2728 3216 3892 (Nguồn số liệu theo website: www.gso.gov.vn) Theo bảng số liệu trên, để thể hiện sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2015 - 2017, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Cột B. Tròn C. Miền D. Kết hợp Câu 9 (VD): Sinh vật nước ta đa dạng là kết quả tác động của các nhân tố chủ yếu là A. đất đai phong phú, tác động của con người lại tạo và thay đổi sự phân bố. B. khí hậu phân hoá, con người lai tạo giống, vị trí trung tâm Đông Nam Á C. địa hình phần lớn đồi núi, vị trí giáp biển, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa D. vị trí nơi gặp gỡ của các luồng di cư, địa hình, khí hậu, đất đai phân hoá Câu 10 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào sau đây là đô thị loại đặc biệt? Trang 2
- A. Hải Phòng B. Cần Thơ C. Đà Nẵng D. Hà Nội Câu 11 (VD): Đất ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo mùn, nhiều cát, ít phù sa sông là do A. các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa B. đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát từ sông. C. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều D. khi hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. Câu 12 (NB): Vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển là A. nội thuỷ. B. lãnh hải. C. tiếp giáp lãnh hải. D. đặc quyền kinh tế. Câu 13 (NB): Căn cứ vào Atlat trang 26, tỉnh duy nhất của vùng Trung du vn miền núi Bắc Bộ giáp biển là A. Lào Cai B. Quảng Ninh. C. Bắc Giang D. Lạng Sơn Câu 14 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trong 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta có vĩ độ cao nhất? A. Hà Giang. B. Khánh Hòa C. Điện Biên D. Cà Mau. Câu 15 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang thuộc tỉnh nào sau đây? A. Quảng Nam. B. Quảng Ngãi. C. Kon Tum. D. Gia Lai. Câu 16 (VD): Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa của một số tỉnh năm 2017 Tỉnh Hải Dương Hà Tĩnh Phú Yên An Giang Diện tích (nghìn ha) 116,4 102,7 56,5 623,1 Sản lượng (nghìn tấn) 703,1 535,2 381,6 3890,7 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, MAH Thống kê 2019). Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh năng suất lúa của các tỉnh năm 2018? A. An Giang thấp hơn Phú Yên B. Hải Dương thấp hơn Hà Tĩnh C. Hà Tĩnh cao hơn An Giang D. Hải Dương cao hơn Phú Yên Câu 17 (TH): Đông Nam Á lục địa chủ yếu có khí hậu A. nhiệt đới gió mùa B. ôn đới gió mùa C. cận nhiệt gió mùa D. ôn đới lục địa Câu 18 (NB): Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là A. có các khối núi và cao nguyên B. gồm bốn cánh cung lớn C. có nhiều núi cao nhất nước ta. D. địa hình thấp, hẹp ngang Câu 19 (VD): Cho bảng số liệu: Dân số một số quốc gia năm 2017 (Đơn vị: triệu người) Quốc gia In-đô-nê-xi-a Ma-lai-xi-a Phi-lip-pin Thái Lan Tổng số dân 264,0 31,6 105,0 66,1 Trang 3
- Dân số thành thị 143,9 23,8 46,5 34,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh tỉ lệ dân thành thị của một số quốc gia, năm 2017? A. Thái Lan thấp hơn Phi-lip-pin B. In-đô-nê-xi-a thấp hơn Phi-lip-pin C. Thái Lan cao hơn Ma-lai-xi-a D. Ma-lai-xi-a cao hơn In-đô-nê-xi-a Câu 20 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Hòn La B. Vũng Áng C. Vân Phong D. Nghi Sơn Câu 21 (NB): Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển là A. lãnh hải B. tiếp giáp lãnh hải C. đặc quyền kinh tế D. nội thủy Câu 22 (NB): Phạm vi lãnh thổ vùng đất của nước ta bao gồm toàn bộ phần đất liền và A. khu vực đồng bằng B. khu vực đồi nú C. các hải đảo D. thềm lục địa Câu 23 (VD): Cho bảng số liệu: Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô của một số địa phương nước ta năm 2018 Địa phương Tỉ suất sinh thô (%) Tỉ suất tử thô (%) Hà Nội 14,7 6,1 Vĩnh Phúc 17,5 8,2 Bắc Ninh 19,8 7,7 Hải Dương 16,9 8,8 (Nguồn: Số liệu thống kê Việt Nam 2019) Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh tỷ lệ gia tăng tự nhiên giữa một số địa phương ở nước ta năm 2018? A. Hải Dương cao hơn Vĩnh Phúc B. Vĩnh Phúc thấp hơn Hà Nội. C. Bắc Ninh cao hơn Hải Dương. D. Bắc Ninh thấp hơn Hà Nội. Câu 24 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trung 19, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng lúa cao nhất? A. Long An B. An Giang C. Sóc Trăng D. Đồng Tháp. Câu 25 (VD): Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi là do A. nước ta nằm ở gần trung tâm vùng Đông Nam Á B. vị trí giáp biển Đông và ảnh hưởng của gió mùa C. nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến D. nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên. Câu 26 (TH): Cho biểu đồ: GDP của Thái Lan, Phi-lip-pin, Việt Nam qua các năm Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? Trang 4
- (Nguồn: số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018) A. Chuyển dịch cơ cấu GDP của Phi-líp-pin, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 - 2016. B. Cơ cấu GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 – 2016. C. Tốc độ tăng trưởng GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 – 2016. D. Giá trị GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2010 - 2016 Câu 27 (VD): Cho bảng số liệu sau:Dân số nước ta phân theo thành thị, nông thôn (Đơn vị: Nghìn người) Năm Thành thị Nông thôn Tổng số 2010 26516 60 432 86 948 2012 28269 60 540 88 809 2014 30 035 60 694 90 729 2017 32 813 60 858 93 671 (Nguồn số liệu theo Website: Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đọan 2010 - 2017? A. Thành thị tăng nhiều hơn cả nước B. Thành thị tăng nhanh hơn cả nước C. Nông thôn nhiều hơn cả nước D. Nông thôn ít hơn thành thị Câu 28 (TH): Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí nước ta? A. Trên đường di cư của nhiều loài sinh vật. B. Nằm liền kề các vành đai sinh khoảng lớn. C. Vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương. D. Nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á. Câu 29 (TH): Đặc điểm nổi bật của vùng núi Đông Bắc nước ta là A. chủ yếu đồi núi thấp. B. hướng núi tây bắc - đông nam. C. địa hình cao nhất cả nước D. nhiều cao nguyên badan. Câu 30 (NB): Địa hình đồi trung du phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt chủ yếu do A. tác động của dòng chảy. B. vận động tạo núi Himalaya C. tác động của con người D. mưa lớn tập trung theo mùa Trang 5
- Câu 31 (VD): Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho địa hình caxtơ khá phổ biến ở nước ta? A. Địa hình dốc, mất lớp phủ thực vật, khí hậu nóng. B. Bề mặt đá vôi, khí hậu nóng, mất lớp phủ thực vật. C. Khí hậu khô nóng, mưa nhỏ, mất lớp phủ thực vật. D. Bề mặt đá vôi, khí hậu nhiệt đới, có lượng mưa lớn. Câu 32 (VD): Cho bảng số liệu: Số dân và tỉ lệ dân thành thị nước ta qua một số năm Năm 1990 2000 2015 2019 Số dân thành thị (triệu người) 12,9 18,8 31,0 33,4 Tỉ lệ dân thành thị so với dân số cả nước (%) 19,5 24,2 33,8 34,7 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Theo bảng số liệu trên, để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị so với số dân cả nước của nước ta giai đoạn 1990 - 2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Miền B. Tròn C. Cột D. Kết hợp Câu 33 (NB): Địa hình bán bình nguyên nước ta phổ biến nhất ở vùng A. Đông Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ C. rìa Đồng bằng sông Hồng. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ Câu 34 (TH): Đặc điểm nổi bật của vùng núi Trường Sơn Nam nước lại là A. thấp và hẹp ngang B. tả ngạn sông Hồng C. hướng núi vòng cung D. các cao nguyên đá vôi Câu 35 (TH): Biển Đông không có đặc điểm nào sau đây? A. Tương đối kín B. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa C. Nằm ở phía Đông Thái Bình Dương D. Diện tích rộng Câu 36 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất? A. Vũng Tàu B. Biên Hòa C. Thủ Dầu Một D. Tp. Hồ Chí Minh. Câu 37 (VD): Cho bảng số liệu: Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của một số quốc gia năm 2015 (Đơn vị Tỷ đô la Mỹ) Ma-lai-xi-a Thái Lan Xin-ga-po Việt Nam Xuất khẩu 210,1 272,9 516,7 173,3 Nhập khẩu 187,4 228,2 438,0 181,8 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Theo bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của một số quốc gia năm 2015? A. Thái Lan xuất siêu nhiều hơn Xin-ga-po. B. Việt Nam là nước nhập siêu. C. Ma-lai-xi-a là nước nhập siêu D. Ma-lai-xi-a nhập siêu nhiều hơn Thái Lan. Trang 6
- Câu 38 (VD): Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây giúp Đông Nam Á phát triển mạnh cây lúa gạo? A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc với lượng nước dồi dào. B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo C. Có nhiều cao nguyên đất đỏ bazan màu mỡ D. Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa gạo. Câu 39 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết điểm công nghiệp khai thác than nào sau đây có sản lượng khai thác dưới 1 triệu tấn/năm? A. Vàng Danh. B. Hà Tu. C. Cẩm Phả. D. Phú Lương Câu 40 (VD): Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho các nước Đông Nam Á gặp không ít khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị và xã hội? A. Có nhiều dân tộc và tôn giáo. B. Một số dân tộc phân bố không theo biên giới quốc gia C. Các dân tộc phân bố không đều. D. Đời sống văn hóa của các dân tộc có nhiều khác biệt Đáp án 1-B 2-B 3-C 4-B 5-C 6-D 7-C 8-A 9-D 10-D 11-D 12-C 13-B 14-A 15-A 16-A 17-A 18-C 19-D 20-C 21-A 22-C 23-C 24-B 25-B 26-C 27-B 28-D 29-A 30-A 31-D 32-D 33-A 34-C 35-C 36-D 37-B 38-B 39-D 40-B LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Giải chi tiết: Vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn, nền nhiệt cao ổn định quanh năm => thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới. Câu 2: Đáp án B Phương pháp giải: Kĩ năng nhận diện nội dung biểu đồ Giải chi tiết: Biểu đồ miền => thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 2010 – 2015. Câu 3: Đáp án C Phương pháp giải: Kĩ năng nhận xét biểu đồ Giải chi tiết: - A sai: Tỉ trọng lúa mùa ít nhất và luôn thấp hơn lúa đông xuân => A Sai Trang 7
- - B sai: Tỉ trọng lúa mùa luôn ít hơn lúa hè thu => B sai - C đúng: Lúa đông xuân luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất => C đúng - D sai: Lúa mùa luôn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất => D sai Câu 4: Đáp án B Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5 Giải chi tiết: Tỉnh có diện tích lớn nhất ở nước ta là Nghệ An Câu 5: Đáp án C Phương pháp giải: Liên hệ đặc điểm địa hình, khí hậu vùng núi Giải chi tiết: Do mưa lớn tập trung theo mùa trên nền địa hình đồi núi dốc lại bị mất lớp phủ thực vật do phá hủy (chặt rừng ) khiến đất đai vùng núi dễ bị sạt lở, xói mòn, gây nên hiện tượng lũ quét sạt lở đất nghiêm trọng. Câu 6: Đáp án D Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10 Giải chi tiết: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10, đồng bằng Tuy Hòa được mở rộng bởi phù sa sông của hệ thống sông Đà Rằng. Câu 7: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Khu vực đồi núi Giải chi tiết: Vùng núi Trường Sơn Bắc có các dãy núi song song, so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam. Câu 8: Đáp án A Phương pháp giải: Kĩ năng nhận dạng biểu đồ Giải chi tiết: Đề bài yêu cầu thể hiện “sản lượng”, trong thời gian 5 năm, bảng số liệu có 1 đơn vị => Biểu đồ cột thích hợp nhất để thể hiện sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 – 2017 Câu 9: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ: Ý nghĩa tự nhiên Giải chi tiết: Sinh vật nước ta đa dạng là kết quả tác động của các nhân tố chủ yếu: vị trí gặp gỡ của các luồng di cư sinh vật từ phương bắc, phương nam và phía tây sang; địa hình – khí hậu – đất đai có sự phân hóa đa dạng (theo độ cao, bắc nam, đông – tây ) Câu 10: Đáp án D Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 15 Giải chi tiết: Hà Nội là đô thị đặc biệt ở nước ta Trang 8
- Câu 11: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi (Khu vực đồng bằng) Giải chi tiết: Đất ở đồng bằng ở ven biển miền Trung có đặc tính nghèo mùn, nhiều cát, ít phù sa là do biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành đồng bằng. Câu 12: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ (trang 15 sgk Địa 12) Giải chi tiết: Vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ta là: vùng tiếp giáp lãnh hải Câu 13: Đáp án B Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa trang 26 Giải chi tiết: Tỉnh duy nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp biển là Quảng Ninh Câu 14: Đáp án A Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5 Giải chi tiết: Tỉnh có vĩ độ cao nhất chính là nơi chứa điểm cực Bắc của nước ta => tỉnh Hà Giang. Câu 15: Đáp án A Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 28 Giải chi tiết: Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang thuộc huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam Câu 16: Đáp án A Phương pháp giải: Kĩ năng tính toán số liệu và nhận xét Giải chi tiết: Công thức: Năng suất lúa = Sản lượng / Diện tích (tạ/ha) Áp dụng công thức tính được năng suất lúa các tỉnh như sau: Tỉnh Hải Dương Hà Tĩnh Phú Yên An Giang Năng suất lúa (tạ/ha) 60,4 52,1 69,3 62,4 Nhận xét: - A đúng: An Giang (62,4 tạ/ha) thấp hơn Phú Yên (69,3 tạ/ha) - B sai: vì Hải Dương (60,4 tạ/ha) cao hơn Hà Tĩnh (52,1 tạ/ha) - C sai: vì Hà Tĩnh (52,1 tạ/ha) thấp hơn An Giang (62,4 tạ/ha) - D sai: vì Hải Duong (60,4 tạ/ha) thấp hơn Phú Yên (69,3 tạ/ha) Câu 17: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 11 – Đông Nam Á (phần tự nhiên) Trang 9
- Giải chi tiết: Đông Nam Á lục địa chủ yếu có khí hậu nhiệt đới gió mùa Câu 18: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi Giải chi tiết: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là có địa hình núi cao nhất nước ta, độ dốc lớn. Câu 19: Đáp án D Phương pháp giải: Kĩ năng tính toán và nhận xét bảng số liệu Giải chi tiết: Công thức: Tỉ lệ dân thành thị = (Dân số thành thị / Tổng số dân) x 100 (%) => Áp dụng công thức tính được: Nhận xét: - A sai: vì tỉ lệ dân thành thị của Thái Lan (51,4%) cao hơn Phi-lip-pin (44,2%) - B sai vì: tỉ lệ dân thành thị của In-đô-nê-xi-a (54,5%) cao hơn Phi-lip-pin (44,2) - C sai vì: tỉ lệ dân thành thị của Thái Lan (51,4%) thấp hơn Ma-lai-xi-a (75,3%) - D đúng: Ma-lai-xi-a có tỉ lệ dân thành thị cao nhất (75,3%) và cao hơn In-đô-nê-xi-a (54,4%) Câu 20: Đáp án C Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 17 Giải chi tiết: Khu kinh tế ven biển Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ => không thuộc vùng Bắc Trung Bộ Câu 21: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Giải chi tiết: Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển Câu 22: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Giải chi tiết: Phạm vi lãnh thổ vùng đất của nước ta bao gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo. Câu 23: Đáp án C Phương pháp giải: Kĩ năng tính toán và nhận xét bảng số liệu Giải chi tiết: Công thức: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên = (Tỉ suất sinh thô – Tỉ suất tử thô) /10 (%) => Kết quả: Trang 10
- Tỉnh/thành phố Hà Nội Vĩnh Phúc Bắc Ninh Hải Dương Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%) 0,86 0,88 1,21 0,81 Nhận xét: - A sai: vì tỉ lệ gia tăng tự nhiên của Hải Dương (0,81%) thấp hơn Vĩnh Phúc (0,88%) - B sai: vì tỉ lệ gia tăng tự nhiên của Vĩnh Phúc (0,88% cao hơn Hà Nội (0,86%) - C đúng vì tỉ lệ gia tăng tự nhiên của Bắc Ninh (1,21%) cao hơn Hải Dương (0,81%) - D sai: vì tỉ lệ gia tăng tự nhiên của Bắc Ninh (1,21%) cao hơn Hà Nội (0,86%) Câu 24: Đáp án B Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 19 Giải chi tiết: Tỉnh có sản lượng lúa cao nhất là An Giang Câu 25: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Giải chi tiết: Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi là do nước ta có vị trí tiếp giáp biển Đông rộng lớn được cung cấp lượng hơi ẩm và mưa dồi dào, mặt khác vị trí nằm trong khu vực gió mùa châu Á nên nước ta cũng đón những đợt gió mùa mùa hạ nóng ẩm mang lại lượng mưa lớn. Câu 26: Đáp án C Phương pháp giải: Kĩ năng nhận diện nội dung biểu đồ Giải chi tiết: Biểu đồ đường => thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2010 – 2016 Câu 27: Đáp án B Phương pháp giải: Kĩ năng tính toán và nhận xét bảng số liệu Giải chi tiết: - Tốc độ tăng tỉ lệ dân thành thị = (32 813 / 26 516) x 100 = 123,7% - Tốc độ tăng tỉ lệ dân nông thôn = (60 858 / 60 432) x 100 = 100,7% - Tốc độ tăng tỉ lệ dân thành thị = (93 671 / 86 948) x 100 = 107,7 % - Số dân thành thị tăng thêm: 32 813 – 26 516 = 6297 (nghìn người) - Số dân nông thôn tăng thêm: 60 858 - 60 432 = 426 (nghìn người) - Số dân cả nước tăng thêm: 93 671 – 86 948 = 6723 (nghìn người) => Nhận xét: - A sai: vì dân thành thị tăng ít hơn cả nước (6297 107,7%) - C sai vì dân nông thôn tăng ít hơn cả nước (426 < 6723) Trang 11
- - D sai vì nông thôn tăng ít hơn thành thị (426 D sai Câu 29: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi (trang 30 sgk Địa 12) Giải chi tiết: Vùng núi Đông Bắc có đặc điểm: chủ yếu là đồi núi thấp, hướng vòng cung Câu 30: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi (trang 32 sgk Địa 12) Giải chi tiết: Địa hình đồi trung du phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt chủ yếu do tác động của dòng chảy Câu 31: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Giải chi tiết: Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm mưa lớn khiến quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh => làm biến đổi bề mặt địa hình đá vôi, hình thành nên các hang động, cấu trúc núi đá vôi rất đặc sắc. Câu 32: Đáp án D Phương pháp giải: Kĩ năng nhận diện biểu đồ Giải chi tiết: - Đề bài yêu cầu: thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị so với cả nước, trong thời gian 4 năm - Bảng số liệu có 2 đơn vị khác nhau => Biểu đồ kết hợp cột + đường là thích hợp nhất Câu 33: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi Giải chi tiết: Địa hình bán bình nguyên nước ta phổ biến nhất ở vùng Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa ở độ cao khoảng 100m . Câu 34: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi Giải chi tiết: Vùng núi Trường Sơn Nam nước ta là có hướng núi vòng cung (lưng lồi ra biển Đông) Trang 12
- Câu 35: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Giải chi tiết: Biển Đông là vùng biển rộng, tương đối kín và nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa => loại A, B, D Biển Đông thuộc vùng biển Thái Bình Dương và nằm ở gần bờ phía Tây Thái Bình Dương => Nhận định C ở phía Đông là sai Câu 36: Đáp án D Phương pháp giải: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu Giải chi tiết: Quan sát biểu đồ các trung tâm kinh tế, Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế có tỉ trọng ngành dịch vụ lớn nhất trong cơ cấu (hơn 50%) Câu 37: Đáp án B Phương pháp giải: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu Giải chi tiết: Cán cân xuất nhập khẩu = Xuất khẩu – Nhập khẩu => Kết quả: Quốc gia Ma-lai-xi-a Thái Lan Xin-ga-po Việt Nam Cán cân +22,7 +44,7 +78,7 -8,5 - A sai: Thái Lan xuất siêu ít hơn Xin-ga-po - B đúng: Việt Nam là nước nhập siêu (cán cân XNK âm) - C sai: Ma-lai-xi-a là nước xuất siêu (cán cân XNK dương) - D sai: Ma-lai-xi-a nhập siêu ít hơn Thái Lan Câu 38: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức Địa lí 11: bài 11 – Đông Nam Á Giải chi tiết: Đông Nam Á phát triển mạnh cây lúa gạo nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi như khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo đem lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào và lượng mưa lớn quanh năm => phù hợp với sự sinh trưởng phát triển của cây lúa nước. Câu 39: Đáp án D Phương pháp giải: Sử dụng Atlat Địa lí trang 22 Giải chi tiết: Điểm công nghiệp khai thác than có sản lượng khai thác dưới 1 triệu tấn/năm là Phú Lương Câu 40: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức Địa lí 11 – Bài 11: Đông Nam Á (trang 101) Giải chi tiết: Trang 13
- Các nước Đông Nam Á gặp không ít khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị và xã hội nguyên nhân chủ yếu là do khu vực này có một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia. Trang 14