Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí - Lần 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Hồng Lĩnh (Có đáp án)

doc 12 trang xuanthu 27/08/2022 2900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí - Lần 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Hồng Lĩnh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_dia_li_lan_1_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí - Lần 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Hồng Lĩnh (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN 1 TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề Câu 1 (VD): Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích gieo trồng lúa gạo ở các nước Đông Nam Á giảm do A. đẩy mạnh thâm canh, năng suất lúa gạo tăng nhanh. B. ô nhiễm môi trường và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. C. chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng. D. đời sống nâng cao, nhu cầu sử dụng lúa gạo giảm Câu 2 (VD): Vào nửa đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc ở nước ta có tính chất lạnh khô vì gió này di chuyển A. qua lục địa Trung Hoa rộng lớn. B. xuống phía nam và mạnh lên. C. lệch về phía tây và qua vùng núi. D. lệch về phía đông qua biển. Câu 3 (NB): Hiện tượng sạt lở bờ biển nước ta diễn ra mạnh nhất ở vùng A. Đông Nam Bộ. B. Nam Bộ C. Bắc Trung Bộ. D. Trung Bộ Câu 4 (NB): Do nước ta nằm ở nơi tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, nên A. khí hậu có nền nhiệt độ cao. B. khí hậu có bốn mùa rõ rệt. C. có tài nguyên sinh vật phong phú. D. tài nguyên khoáng sản đa dạng. Câu 5 (VDC): Mùa mưa ở Trung Bộ nước ta chủ yếu do các nhân tố nào sau đây tạo nên? A. Gió mùa Đông Bắc, gió Tây, áp thấp và dải hội tụ nhiệt đới. B. Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam, áp thấp nhiệt đới, bão. C. Tín phong bán cầu Bắc, gió Tây, bão và dải hội tụ nhiệt đới. D. Gió mùa TâyNam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão. Câu 6 (VD): Cho bảng số liệu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2018 (Tỉ USD) Năm Phi-lip-pin Xin-ga-po Thái Lan Việt Nam 2010 199,6 236,4 340,9 116,3 2018 330,9 364,1 504,9 254,1 Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia, năm 2018 so với năm 2010? A. Phi-lip-pin tăng chậm nhất. B. Xin – ga – po tăng nhiều nhất C. Việt Nam tăng nhanh nhất. D. Thái lan tăng ít nhất Trang 1
  2. Câu 7 (VD): Ngành công nghiệp điện tử trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á hiện nay chủ yếu là do A. nâng cao trình độ kĩ thuật cho người lao động. B. mở rộng thị trường tiêu thụ trong, ngoài nước. C. tiến hành hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật. D. liên doanh với các hãng nổi tiếng nước ngoài. Câu 8 (TH): Phát biểu nào không đúng với khu vực đồng bằng ven biển nước ta? A. Được bồi đắp phù sa của các sông lớn. B. Hẹp ngang và chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. C. Đất nghèo, nhiều cát ít phù sa sông. D. Các đồng bằng thường phân ra thành ba dải. Câu 9 (NB): Bộ phận nào sau đây của vùng biển nước ta nằm ở phía trong đường cơ sở? A. Nội thủy. B. Vùng đặc quyền về kinh tế. C. Lãnh hải. D. Vùng tiếp giáp lãnh hải. Câu 10 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí ViệtNamtrang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích bé nhất? A. Bắc Ninh B. Hà Nam. C. Hưng Yên. D. Vĩnh Phúc Câu 11 (VD): Địa hình với các cánh cung núi mở ra về phía Bắc và phía Đông đã làm cho khí hậu vùng Đông Bắc có A. mưa nhiều vào mùa thu - đông. B. mùa đông đến sớm và kết thúc muộn. C. thời tiết biến động mạnh vào mùa đông. D. gió tây khô nóng hoạt động yếu vào mùa hạ. Câu 12 (TH): Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng đất của lãnh thổ nước ta? A. Biên giới phần lớn ở miền núi. B. Có hai quần đảo ở ngoài khơi xa. C. Tiếp giáp với 2 quốc gia. D. Bao gồm phần đất liền và các đảo. Câu 13 (NB): Địa hình núi cao hiểm trở nhất của nước ta tập trung ở A. vùng núi Đông Bắc. B. vùng núi Trường Sơn Nam. C. vùng núi Tây Bắc. D. vùng núi Trường Sơn Bắc. Câu 14 (NB): Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nước ta là A. địa hình đồi thấp xen thung lũng rộng. B. địa hình bán bình nguyên và đồi trung du. C. các bậc thềm phù sa cổ với mặt bằng rộng. D. bán bình nguyên xen thung lũng rộng. Câu 15 (VDC): Địa hình của nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của A. vận động nâng lên, hạ xuống; xâm thực, bồi tụ; hoạt động của con người. B. vị trí địa lí, các nhân tố ngoại lực, hoạt động của con người. C. vận động nâng lên, hạ xuống; xâm thực, bồi tụ; hoạt động khai thác khoáng sản. D. vận động nâng lên, hạ xuống; xâm thực, bồi tụ; vị trí địa lí. Câu 16 (TH): Hàng năm khí hậu nước ta có tổng bức xạ lớn và cân bằng bức xạ luôn dương do A. nằm trong khu vực nội chí tuyến. B. các khối khí di chuyển qua biển. C. địa hình nhiều đồi núi thấp. D. gió mùa hoạt động trong năm. Câu 17 (NB): Tính chất hải dương của khí hậu nước ta được thể hiện qua yếu tố Trang 2
  3. A. nhiệt độ và lượng mưa. B. nhiệt độ, hải lưu. C. chế độ gió và lượng mưa. D. lượng mưa và độ ẩm. Câu 18 (VD): Căn cứ vào Atlat Địa lí ViệtNamtrang 9, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nhiệt của Hà Nội so với Thành phố Hồ Chí Minh? A. Nhiệt độ trung bình năm cao hơn. B. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn hơn. C. Nhiệt độ trung bình tháng VII thấp hơn. D. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn. Câu 19 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí ViệtNamtrang 11, cho biết đất feralit trên đá vôi phân bố nhiều nhất ở đâu? A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Bắc. C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ. Câu 20 (VDC): Nguyên nhân chính làm cho tính chất nhiệt đới của thiên nhiên nước ta được bảo toàn là do A. tiếp giáp với biển Đông rộng lớn. B. chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mậu dịch. C. vị trí địa lí nằm trong vùng nhiệt đới. D. lãnh thổ địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế. Câu 21 (VD): Địa hình ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của A. sóng biển, thủy triều, sông ngòi và hoạt động kiến tạo. B. sóng biển, thủy triều, độ mặn của biển và thềm lục địa. C. các vùng núi giáp biển và vận động nâng lên, hạ xuống. D. thủy triều, độ mặn nước biển và các dãy núi ra sát biển. Câu 22 (TH): Hoạt động của gió mùa Tây Nam ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Hoạt động từ tháng V đến tháng X . B. Xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc. C. Đầu mùa hạ gây khô nóng cho Bắc Trung Bộ. D. Hoạt động trên phạm vi cả nước. Câu 23 (NB): Gió mùa Tây Nam hoạt động giữa và cuối mùa hạ (tháng VI đến tháng X) thổi vào lãnh thổ nước ta xuất phát từ khối khí A. cận chí tuyến bán cầu Bắc. B. cận chí tuyến bán cầu Nam. C. nhiệt đới Bắc Ấn Độ Dương. D. lạnh phương Bắc. Câu 24 (NB): Tài nguyên sinh vật biển Đông nước ta giàu về thành phần loài và có năng suất sinh học cao là do A. có nhiều cửa sông đổ ra biển, thức ăn dồi dào. B. nước biển ấm, nhiều ánh sáng, giàu ô xi. C. có nhiều ánh sáng, độ mặn nước biển cao. D. thềm lục địa nông, độ mặn nước biển lớn. Câu 25 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Namtrang 13, đỉnh núi nào sau đây không thuộc vùng núi Đông Bắc? A. Tây Côn Lĩnh. B. Phu Luông. C. Kiều Liêu Ti. D. Pu Tha Ca. Trang 3
  4. Câu 26 (VD): Bề mặt địa hình đồng bằng sông Hồng bị chia cắt thành nhiều ô là do A. xây dựng hệ thống đê ven sông ngăn lũ. B. phù sa sông bồi tụ trên một bề mặt không bằng phẳng. C. có hệ thống kênh mương thủy lợi phát triển D. con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh. Câu 27 (VD): Cho biểu đồ Dựa vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh chế độ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội với TP. Hồ Chí Minh. A. Số tháng lạnh trong mùa Đông của Hà Nội nhiều hơn TP. Hồ Chí Minh. B. Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội lớn hơn TP. Hồ Chí Minh. C. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội bé hơn TP. Hồ Chí Minh. D. Sự phân mùa của chế độ mưa Hà Nội sâu sắc hơn TP. Hồ Chí Minh. Câu 28 (VDC): Do nước ta nằm ở nơi giao nhau của nhiều đơn vị kiến tạo, nên A. khí hậu phân hóa đa dạng. B. có tài nguyên sinh vật phong phú. C. tạo nên phân hóa của địa hình. D. chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Câu 29 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí ViệtNamtrang 8, cho biết quặng Sắt có ở nơi nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ? A. Cổ Định. B. Trại Cau. C. Tĩnh Túc D. Chợ Đồn. Câu 30 (NB): Nguyên nhân chính làm suy giảm diện tích rừng ngập mặn ven biển ở nước ta hiện nay là A. mở rộng một phần diện tích đất nông nghiệp và cháy rừng. B. cháy rừng và khai thác rừng để lấy gỗ, than củi. C. biến đổi khí hậu diển ra rộng và nước biển dâng. D. môi trường đất bị ô nhiễm mạnh và biến đổi khí hậu. Câu 31 (VD): Cho bảng số liệu: XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA XIN-GA-PO, GIAI ĐOẠN 2010 – 2017 (Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ) Trang 4
  5. Năm 2010 2012 2014 2017 Xuất khẩu 471,1 565,2 588,5 516,7 Nhập khẩu 408,6 496,8 513,6 438,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Xin-ga-po, giai đoạn 2010 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Kết hợp. B. Đường. C. Miền. D. Cột. Câu 32 (NB): Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hồ Lắk thuộc lưu vực sông nào sau đây? A. Sông Thu Bồn. B. Sông Ba. C. Sông Đồng Nai. D. Sông Mê Kông. Câu 33 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Thu Bồn đổ ra biển Đông qua cửa biển nào? A. Cửa Hội. B. Cửa Gianh. C. Cửa Tùng. D. Cửa Đại. Câu 34 (VDC): Vùng ven biển Bắc Trung Bộ xãy ra hiện tượng cát bay, cát chảy chủ yếu do A. rừng phòng hộ ven biển bị tàn phá. B. hàng năm bão hoạt động mạnh. C. địa hình vuông góc với gió mùa Đông Bắc. D. dãy Trường Sơn Bắc lùi sâu về phía Tây. Câu 35 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí ViệtNamtrang 9, cho biết địa điểm nào sau đây có lượng mưa trung bình năm lớn nhất? A. Hà Nội. B. Hà Tiên. C. Huế. D. Lũng Cú. Câu 36 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí ViệtNamtrang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng vòng cung? A. Hoàng Liên Sơn. B. Con Voi. C. Ngân Sơn. D. Tam Điệp. Câu 37 (TH): Cho biểu đồ. GDP CỦA PHI-LIP-PIN, THAI LAN VÀ VIÊT NAM, GIAI ĐOẠN 2010-2016 ( Nguồn số liệu theo niêm giám thống kê Việt Nam 2017, NXB thống kê, 2018) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Quy mô GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và ViệtNam, gia đoạn 2010-2016. B. Chuyển dịch cơ cấu GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam, gia đoạn 2010-2016. Trang 5
  6. C. Tốc độ tăng trưởng GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và ViệtNam, gia đoạn 2010-2016. D. Cơ cấu GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và ViệtNam, gia đoạn 2010-2016. Câu 38 (TH): Căn cứ vào Atlat Địa lí ViệtNamtrang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có biên độ nhiệt trung bình năm cao nhất? A. Biểu đồ khí hậu Lạng Sơn. B. Biểu đồ khí hậu Thanh Hóa. C. Biểu đồ khí hậu Đà Nẵng. D. Biểu đồ khí hậu Cà Mau. Câu 39 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí ViệtNamtrang 12, cho biết vườn quốc gia nào sau đây nằm trên đất liền? A. Cát Bà. B. Phú Quốc. C. Tràm Chim. D. Côn Đảo. Câu 40 (VD): Tính phân bậc của địa hình nước ta là nguyên nhân chính tạo nên A. sự phân hóa thiên nhiên theo kinh độ. B. sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây. C. sự phân hóa thiên nhiên theo đai cao. D. sự phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ. Đáp án 1-C 2-A 3-D 4-C 5-D 6-C 7-D 8-A 9-A 10-A 11-B 12-C 13-C 14-B 15-A 16-A 17-D 18-D 19-B 20-D 21-A 22-B 23-B 24-B 25-B 26-A 27-D 28-C 29-B 30-A 31-C 32-D 33-D 34-C 35-C 36-C 37-C 38-A 39-A 40-C LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức Bài 11, tiết 2, trang 98-100, SGK 11 Giải chi tiết: Do chuyển đổi mục đích từ đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng, đất ở Đời sống của người dân ĐNA tăng lên=> vấn đề ANLT được đảm bảo => giảm diện tích cây lương thực sang các loại cây khác có năng suất cao: cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm. Câu 2: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức SGK bài 9, trang 40, 41, SGK 12 Giải chi tiết: Nửa đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc đi chuyển qua lục địa Trung Quốc rộng lớn trước khi về Việt Nam => mất hết hơi ẩm => khô, lạnh Câu 3: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 8, trang 39, SGK 12 Giải chi tiết: Hiện tượng sạt lở bờ biển nước ta diễn ra mạnh nhất ở Trung Bộ Câu 4: Đáp án C Trang 6
  7. Phương pháp giải: Kiến thức bài 2, trang 16,17, SGK địa 12 Giải chi tiết: Nước ta tiếp giáp giữa lục địa và đại dương => tài nguyên sinh vật phong phú đa dạng. Câu 5: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 9, trang 40,41, SGK 12 Giải chi tiết: Mùa mưa ở Trung Bộ do - Gió Đông Bắc di chuyển qua biển => tích ẩm => mưa - Gió mùa Tây Nam gây mưa cho cả nước trong đó có miền Trung. - Dải hội tụ nhiệt đới + bão => gây mưa lớn Câu 6: Đáp án C Phương pháp giải: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu Giải chi tiết: Từ 2010 - 2018, tổng sản phẩm trong nước của - Philippin tăng 131,3 tỉ USD, tương đương 1,7 lần. - Xingapo tăng 127,7 tỉ USD, tương đương 1,5 lần - Việt Nam tăng 137,8 tỉ USD, tương đương 2,1 lần - Thái Lan tăng 164 tỉ USD, tương đương 1,5 lần => Việt Nam tăng nhanh nhất: 2,1 lần => đúng Câu 7: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức địa bài 11, trang 103, SGK 11. Giải chi tiết: Các sản phẩm công nghiệp ĐNÁ liên doanh với các hãng nổi tiếng của nước ngoài => tăng sức cạnh tranh và là thế mạnh trong phát triển kinh tế Câu 8: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 6, trang 33,34, SGK 12 Giải chi tiết: Đồng bằng ven biển có đặc điểm: - Được hình thành chủ yếu do tác động của biển => đất cát, nghèo dinh dưỡng - Lãnh thổ hẹp ngang, các dãy núi lan ra sát biển => chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp. - Đồng bằng gồm 3 dải là đầm phá, cồn cát => vùng trũng => đồng bằng => Không đúng với đặc điểm đồng bằng ven biển là A Câu 9: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 2, trang 15 , SGK 12 Giải chi tiết: Trang 7
  8. Vùng biển nước ta theo công ước luật biển quốc tế được chia thành bộ phận, bộ phận nằm trong đường cơ sở là nội thủy Câu 10: Đáp án A Phương pháp giải: Kĩ năng khai thác Atlat Giải chi tiết: Bắc Ninh có diện tích: 822,7 km2 Hà Nam có diện tích: 859,6 km2 Hưng Yên có diện tích: 923,4km2 Vĩnh Phúc có diện tích: 1231,8km2 Tỉnh có diện tích bé nhất là Bắc Ninh Câu 11: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 6, bài 9, bài 12 SGK 12 Giải chi tiết: Miền B, ĐBBB địa hình chủ yếu là cảnh cung, mở rộng về phía B, Đ => tạo các hành lang hút gió mùa đông bắc => mùa đông đến sớm, kết thúc muộn Câu 12: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 2, SGK 12, trang 13 Giải chi tiết: Vùng đất Việt Nam có đặc điểm: - Đường biên giới dài, chủ yếu ở miền núi => A đúng - Gồm phần đất liền và hải đảo => D đúng - Có 2 quần đảo ở ngoài khơi xa là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa => B đúng Tiếp giáp với 3 nước: Lào, Campuchia, Trung Quốc => nhận định tiếp giáp với 2 quốc gia là không đúng Câu 13: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 6, SGK 12, trang 29-31 Giải chi tiết: Địa hình cao, hiểm trở nhất nước ta là vùng núi Tây Bắc Câu 14: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 6, trang 32, SGK 12 Giải chi tiết: Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là dạng địa hình nằm chuyển tiếp giữa miến núi và đồng bằng Câu 15: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 6, trang 29, SGK 12 Giải chi tiết: Địa hình nước ta có tính phân bậc rõ rệt do chịu tác động đồng thời của nội lực và ngoại lực: vận động nâng lên, hạ xuống, xâm thực, bồi tụ và tác động của con người. Trang 8
  9. Câu 16: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 2 + bài 9, SGK 12 Giải chi tiết: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến BBC => lượng bức xạ lớn, nhiệt độ cao, cân bằng bức xạ dương Câu 17: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 8, trang 36, SGK 12 Giải chi tiết: Do tác động của biển => gây mưa lớn => độ ẩm cao Tính chất hải dương của khí hậu thể hiện qua lượng mưa và độ ẩm. Câu 18: Đáp án D Phương pháp giải: Kĩ năng khai thác Atlat Giải chi tiết: - Xác định biểu đồ nhiệt – mưa của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh - Nhiệt độ trung bình năm Hà Nội 24 độ C => A sai - Biên độ nhiệt Hà Nội:>10 độ C; TPHCM: 3-4 độ C=> B sai - Nhiệt độ trung bình tháng 7 của Hà Nội và TPHCM gần như nhau => C sai - Nhiệt độ tháng 1 Hà Nội: 20 độ C => D đúng Câu 19: Đáp án B Phương pháp giải: Kĩ năng khai thác Atlat Giải chi tiết: Xác định kí hiệu đất feralit trên đá vôi Xác định nơi phân bố: Tây Bắc Câu 20: Đáp án D Phương pháp giải: Kiến thức bài 6+bài 9 SGK 12 Giải chi tiết: Tính chất nhiệt đới: nhiệt độ cao, bức xạ lớn Địa hình nước ta chủ yếu là núi thấp => nhiệt độ gần như không có sự thay đổi lớn => Tính chất nhiệt đới được bảo toàn Câu 21: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 8, SGK 12, trang 36 Giải chi tiết: Địa hình ven biển nước ta rất đa dạng: đồng bằng, đầm phá, vũng vịnh, cồn cát, do tác động của: sông ngòi, sóng biển, thủy triều, hoạt động kiến tạo nâng lên hạ xuống Câu 22: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 9, SGK 12, trang 41,42 Giải chi tiết: Trang 9
  10. - Đặc điểm gió mùa Tây Nam: +Thời gian: V-X + Nguồn gốc: Xuất phát từ cao cận chí tuyến Nam Bán Cầu và áp cao Ấn Độ Dương + Đầu mùa hạ khi vượt qua dãy Trường Sơn => khô nóng + Hoạt động trên phạm vi cả nước => A,C,D đúng Câu 23: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 9, SGK 12, trang 40,41 Giải chi tiết: Vào nửa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao chí tuyến Nam Bán Cầu, vượt qua xích đạo đổi hướng thành Tây Nam di chuyển vào lãnh thổ Việt Nam Câu 24: Đáp án B Phương pháp giải: Kiến thức bài 8, SGK 12, trang 36,37 Giải chi tiết: Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa => nhiệt độ cao, nhiều ánh sáng, giàu ô xi => sinh vật phong phú, đa dạng, có năng suất cao Câu 25: Đáp án B Phương pháp giải: Kĩ năng khai thác Atlat trang 13 Giải chi tiết: - Xác định vùng núi Đông Bắc - Xác định tên đỉnh núi => đỉnh núi không thuộc vùng Đông Bắc là Phu Luông Câu 26: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 6, trang 32, SGK 12 Giải chi tiết: Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê ngăn lũ => chia bề mặt đồng bằng thành nhiều ô trũng Câu 27: Đáp án D Phương pháp giải: Kĩ năng nhận xét biểu đồ Giải chi tiết: Chú ý: nhận xét không đúng - Hà Nội có 3 tháng lạnh, TP.HCM không có tháng lạnh => A đúng - Biên độ nhiệt Hà Nội là 130C; TP.HCM là 5 0C => B đúng - Nhiệt độ trung bình Hà Nội thấp hơn TP.HCM => C đúng - Hà Nội lượng mưa cao nhất: khoảng 330m, thấp nhất khoảng 17mm TP.HCM lượng mưa cao nhất khoảng 330m, thấp nhất khoảng 8mm => Chênh lệch mùa khô, mưa của TP.HCM sâu sắc hơn Hà Nội => nhận xét D không đúng Trang 10
  11. Câu 28: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 6, SGK 12, trang 28,29 Giải chi tiết: Nước ta nằm ở nơi giao nhau của nhiều đơn vị kiến tạo: Đông Dương, Himalaya, vân nam => Địa hình nước ta phân hóa đa dạng Câu 29: Đáp án B Phương pháp giải: Kĩ năng khai thác Atlat trang 8 Giải chi tiết: - Xác định kí hiệu: Sắt - Xác định vùng Bắc, Đông Bắc Bắc Bộ => Trại Cau Câu 30: Đáp án A Phương pháp giải: Kiến thức bài 8 + bài 14, SGK 12 Giải chi tiết: Diện tích rừng ngập mặn ven biển giảm do mở rộng diện tích nuôi tôm và cháy rừng Câu 31: Đáp án C Phương pháp giải: Kĩ năng nhận dạng biểu đồ Giải chi tiết: Xác định từ khóa: cơ cấu => miền hoặc tròn Giai đoạn 2010 – 2017: >4 năm => Biểu đồ miền Câu 32: Đáp án D Phương pháp giải: Kĩ năng khai thác atlat trang 10 Giải chi tiết: - Xác định hồ Lăk - Xác định kí hiệu lưu vực sông => thuộc sông Mê Koong Câu 33: Đáp án D Phương pháp giải: Kĩ năng khai thác atlat trang 10 Giải chi tiết: - Xác định vị trí sông Thu Bồn => cửa sông Thu Bồn đổ ra là Cửa Đại Câu 34: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 8, SGK 12, trang 36 Giải chi tiết: Hiện tượng cát bay cát chảy thường xảy ra vào mùa khô từ Tháng 1 – tháng 5 Trang 11
  12. Ven biển Bắc Trung Bộ chủ yếu là đất cát Bắc Trung Bộ nằm vuông góc với hướng gió mùa Đông Bắc => Xảy ra hiện tượng cát bay, cát chảy Câu 35: Đáp án C Phương pháp giải: Kĩ năng khai thác atlat trang 9 Giải chi tiết: - Xác định bản đồ lượng mưa - Xác định kí hiệu lượng mưa lớn nhất => lượng mưa lớn nhất: Huế (>2800mm) Câu 36: Đáp án C Phương pháp giải: Kĩ năng khai thác atlat trang 13 Giải chi tiết: - Xác định hướng vòng cung - Hướng núi vòng cung là: Ngân Sơn Câu 37: Đáp án C Phương pháp giải: Kĩ năng đặt tên cho biểu đồ Giải chi tiết: Biểu đồ đường => từ khóa: tốc độ tăng trưởng Câu 38: Đáp án A Phương pháp giải: Kĩ năng khai thác atlat trang 9 Giải chi tiết: - Biên độ nhiệt năm là chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và thấp nhất => biên độ nhiệt cao nhất: Lạng Sơn Câu 39: Đáp án A Phương pháp giải: Kĩ năng khai thác atlat trang 12 Giải chi tiết: - Xác định ký hiệu Vườn quốc gia => Vườn quốc gia trên đất liền: Tràm Chim Câu 40: Đáp án C Phương pháp giải: Kiến thức bài 12 - Thiên nhiên phân hóa đa dạng Giải chi tiết: Tính phân bậc của địa hình đa dạng => phân hóa tự nhiên theo đai cao Trang 12