Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Khoa học tự nhiên - Phần: Sinh học - Lần 3 - Năm học 2021 - Trường THPT Đồng Đậu (Có đáp án)

doc 15 trang xuanthu 7360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Khoa học tự nhiên - Phần: Sinh học - Lần 3 - Năm học 2021 - Trường THPT Đồng Đậu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_khoa_hoc_tu_nhien_phan_sinh_hoc_l.doc

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Khoa học tự nhiên - Phần: Sinh học - Lần 3 - Năm học 2021 - Trường THPT Đồng Đậu (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 3 NĂM 2021 Trường THPT Đồng Đậu Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút MỤC TIÊU Luyện tập với đề thi thử có cấu trúc tương tự đề thi tốt nghiệp: - Cấu trúc: 36 câu lớp 12, 4 câu lớp 11 - Ôn tập lí thuyết chương: Cơ chế di truyền và biến dị, tính quy luật của hiện tượng di truyền, di truyền quần thể. - Ôn tập lí thuyết Sinh 11: Chuyển hóa vật chất và năng lượng. - Luyện tập 1 số dạng toán cơ bản và nâng cao thuộc các chuyên đề trên. - Rèn luyện tư duy giải bài và tốc độ làm bài thi 40 câu trong 50 phút. Câu 1: Dạng đột biến nào sau đây làm cho alen đột biến tăng 2 liên kết hiđrô? A. Mất 2 cặp A - T. B. Thêm 1 cặp G - X. C. Thêm 1 cặp A - T. D. Mất 1 cặp A - T. Câu 2: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật có vú, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục mà không có ở tế bào xôma. B. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ mang các gen quy định giới tính. C. Các gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính Y được di truyền 100% cho giới XY. D. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X chỉ truyền cho giới XX. Câu 3: Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen là 0,2 AA: 0,8Aa. Theo lí thuyết, tần số alen A của quần thể này là A. 0,4 B. 0,8 C. 0,2D. 0,6 Câu 4: Khi nói về hệ tuần hoàn ở động vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Ở hầu hết động vật, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. B. Trong hệ động mạch, càng xa tim huyết áp càng tăng và tốc độ máu chảy càng nhanh. C. Huyết áp đạt cực đại lúc tim co, đạt cực tiểu lúc tim dãn. D. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm. Câu 5: Ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa), gen quy định màu lá nằm trong tế bào chất. Lấy hạt phấn của cây lá đốm thụ phấn cho noãn của cây lá xanh. Theo lí thuyết, đời con có tỉ lệ kiểu hình là A. 3 cây lá đốm :1 cây lá xanh. B. 3 cây lá xanh :1 cây lá đốm. C. 100% cây lá đốm. D. 100% cây lá xanh. Câu 6: Nhân tố tiến hóa nào sau đây làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng xác định? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến. C. Di - nhập gen. D. Các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 7: Ở sinh vật nhân thực, phân tử tARN vận chuyển axit amin mêtiônin (axit amin mở đầu) có bộ ba đối mã là 1
  2. A. 5’UAX3’. B. 3’UAX5'. C. 3’AUG5'. D. 5’AUG3'. Câu 8: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, sự kiện nào sau đây không xảy ra khi môi trường có lactôzơ? A. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành. B. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế. C. Enzim ARN pôlimeza liên kết với vùng khởi động. D. Gen điều hòa quy định tổng hợp prôtêin ức chế. Câu 9: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai khi nói về quá trình hình thành loài mới? (1) Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài nhanh nhất. (2) Cách lí địa lí trong một thời gian dài luôn dẫn đến hình thành loài mới. (3) Cách li tập tính và cách lí sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới. (4) Đa số các loài thực vật có hoa và dương xỉ đã được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa. (5) Hình thành loài bằng cách li địa lí có thể có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên. A. 3 B. 4. C. 2 D. 1 Câu 10: Theo lí thuyết, cơ thể mang kiểu gen AaBbDdeeFf khi giảm phân bình thường không cho loại giao tử nào sau đây? A. ABDeF. B. aBDeF. C. AbDEF. D. ABDef. Câu 11: Ở ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được một cá thể của loài này có bộ NST gồm 10 chiếc, trong đó có một cặp gồm 4 chiếc. Cá thế này thuộc thể đột biến nào? A. Thể ba. B. Thể bốn. C. Thể tứ bội. D. Thể không. Câu 12: Ở thực vật, dòng mạch rây vận chuyển các chất từ A. củ, quả thân lá. B. lá thân củ, quả. C. thân rễ lá D. rễ thân lá. Câu 13: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là thuần chủng? AB Ab A. B. AABb C. D. Aabb ab Ab Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về liên kết gen (di truyền liên kết hoàn toàn)? A. Liên kết gen làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. B. Hiện tượng liên kết gen chỉ xảy ra ở ruồi giấm. C. Các gen nằm trên các NST khác nhau thì liên kết với nhau tạo thành nhóm gen liên kết. D. Cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết gen là do sự tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST tương đồng Câu 15: Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai? A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể có các kiểu gen khác nhau trong quần thể. B. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể. D. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định. 2
  3. Câu 16: Khi nghiên cứu biến dị ở ruồi giấm, Moocgan nhận thấy những con ruồi có cánh cụt đồng thời có đốt thân ngắn, lông cứng, đẻ ít trứng, tuổi thọ ngắn, Đây là một ví dụ về A. tương tác cộng gộp giữa các gen B. tác động đa hiệu của gen (tính đa hiệu của gen) C. tương tác bổ sung giữa các gen không alen D. liên kết gen Câu 17: Ở người, alen A quy định da bình thường, alen đột biến a quy định da bạch tạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong 1 gia đình bố mẹ đều bình thường sinh con trai bị bạch tạng. Biết mọi người khác trong gia đình bình thường, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Kiểu gen của bố mẹ là A. Aa AA. B. X AXa XAY. C. Aa Aa. D. AA AA. Câu 18: Phân tử tARN đóng vai trò như “người phiên dịch” trong quá trình nào sau đây? A. Nhân đôi ADN. B. Dịch mã. C. Phiên mã. D. Phân chia tế bào. Câu 19: Hình bên mô tả thời điểm bắt đầu thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật. Thí nghiệm được thiết kế đúng chuẩn quy định. Dự đoán nào sau đây đúng về kết quả thí nghiệm? A. giọt nước màu trong ống mao dẫn bị đẩy dần sang vị trí số 6, 7, 8. B. Nhiệt độ trong ống chứa hạt nảy mầm không đổi. C. Một lượng vôi xút chuyển thành canxi cacbonat. D. Nồng độ khí oxi trong ống chứa hạt nảy mầm tăng nhanh. Câu 20: Nhân nhanh giống cây trồng quý hiếm, tạo nên quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen là thành tựu của A. kĩ thuật gây đột biến. B. công nghệ tế bào. C. phương pháp lai tạo giống. D. công nghệ gen. Câu 21: Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp thường được dùng để tạo ra các biến dị tổ hợp là A. nhân bản vô tính. B. gây đột biến bằng cônsixin. C. lai giữa các giống. D. nuôi cấy mô, tế bào sinh dưỡng. Câu 22: Ở người, bệnh / tật nào sau đây do gen nằm trên nhiễm sắc thể Y quy định? A. Có túm lông trên vành tai. B. Mù màu. C. Máu khó đông. D. Bạch tạng. Câu 23: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu hình lặn? А. АА Аа B. аа аа C. Aa aa D. Aa Aa Câu 24: Ở sinh vật nhân thực, NST được cấu trúc bởi 2 thành phần nào sau đây? A. ADN và rARN. B. tARN và prôtêin histôn. C. ADN và prôtêin histôn. D. ADN và mARN. Câu 25: Trong quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở đại nào? A. Nguyên sinh. B. Tân sinh. C. Trung sinh. D. Cổ sinh. Câu 26: Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng? A. Sử dụng cônsixin để ức chế quá trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực vật. 3
  4. B. Thể lệch bội có hàm lượng ADN trong nhân tế bào tăng lên gấp bội. C. Các thể đa bội đều không có khả năng sinh sản hữu tính. D. Sự không phân li của một nhiễm sắc thể trong nguyên phân của tế bào xôma ở một cơ thể luôn tạo ra thể ba. Câu 27: Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng A. tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm tỉ lệ thể đồng hợp. B. duy trì tỉ lệ số cá thể ở trạng thái dị hợp tử. C. phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen. D. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. Câu 28: Nhóm động vật nào sau đây trao đổi khí qua cả phổi và da? A. Bò sát. B. Giun đất. C. Lưỡng cư. D. Côn trùng. Ab Câu 29: Cho 350 tế bào sinh tinh có kiểu gen tham gia giảm phân, trong đó có 252 tế bào giảm phân không aB có hoán vị gen, các tế bào còn lại xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử AB và aB tạo ra chiếm tỉ lệ là A. 15% và 35%. B. 7% và 7%. C. 7% và 43%. D. 14% và 36%. Câu 30: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho hai cây (P) giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 448 cây, trong đó có 112 cây thân thấp, quả dài. Biết rằng không xảy ra đột biến. Trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai không phù hợp với kết quả trên? I. AaBb Aabb. II. Aabb Aabb. III. AaBb AaBb. IV. aaBb aaBb. V. aaBb AaBB. VI. aabb aaBb. VII. AaBb aabb. VIII. Aabb aabb. A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 31: Cho biết các côđon mã hóa một số loại axit amin như sau: Côđon 5’GAU3’ 5’UAU3’ 5’AGU3’ 5’XAU3’ 5’GAX3’ 5’UAX3’ 5’AGX3’ 5’XAX3’ Axit amin Aspactic Tirôzin Xêrin Histiđin Một đoạn mạch làm khuôn tổng hợp mARN của alen M có trình tự nuclêôtit là 3’TAX XTA GTA ATG TXA ATX5’. Alen M bị đột biến điểm tạo ra 4 alen có trình tự nuclêôtit ở đoạn mạch này như sau: Alen M1: 3’TAX XTG GTA ATG TXA ATX5'. Alen M2: 3’TAX XTA GTG ATG TXA ATX5'. Alen M3: 3’TAX XTA GTA GTG TXA ATX5’. Alen M4: 3’TAX XTA GTA ATG TXG ATX5’. Theo lí thuyết, trong 4 alen trên, có bao nhiêu alen mã hóa chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin bị thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do alen M mã hóa? A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 32: Một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng do 1 gen có 2 alen quy định, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho hai cây (P) đều có kiểu hình trội về 2 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F 1 có tổng tỉ lệ các loại kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen quy định kiểu hình trội về 1 tính trạng chiếm 50%. Cho các phát biểu sau: I. F1 có 2 loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng. II. F1 có 3 loại kiểu gen. 4
  5. III. F1 có tổng tỉ lệ các loại kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen nhỏ hơn tỉ lệ kiểu gen dị hợp 2 cặp gen. IV. F1 có số cây có kiểu hình trội về 2 tính trạng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn mỗi loại kiểu hình còn lại. Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sai? A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 33: Một loài thực vật, tiến hành phép lai: AABb aaBB, thu được các hợp tử lưỡng bội. Xử lí các hợp tử này bằng cônsixin để tạo các hợp tử tứ bội. Biết rằng hiệu quả gây tứ bội là 36%; các hợp tử đều phát triển thành các cây F1; các cây F1 đều giảm phân tạo giao tử, các cây tứ bội chỉ tạo giao tử lưỡng bội. Theo lí thuyết, giao tử có 1 alen trội ở F1 chiếm tỉ lệ A. 34%. B. 22%. C. 32%. D. 40%. Câu 34: Phả hệ ở hình bên mô tả sự biểu hiện 2 bệnh ở một dòng họ. Biết rằng, alen H quy định bệnh N trội hoàn toàn so với alen h quy định không bị bệnh N; kiểu gen Hh quy định bệnh N ở nam, không bị bệnh ở nữ; bệnh M do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định; 2 cặp gen này nằm trên 2 cặp NST thường và mẹ của người số 3 bị bệnh N. Cho các phát biểu sau về phả hệ này I. Bệnh M do gen lặn quy định. II. Có tối đa 7 người chưa xác định được chính xác kiểu gen. III. Có tối đa 5 người dị hợp 2 cặp gen. IV. Xác suất sinh con gái đầu lòng không bị bệnh M, không bị bệnh N đồng hợp 2 cặp gen của cặp 10 - 11 là 7/150. Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. A 2 Câu 35: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 150 chu kì xoắn, có tỉ lệ . Trên mạch 1 của gen có A chiếm 20% G 3 A X số nuclêôtit của mạch, trên mạch 2 có G chiếm 20% số nuclêôtit của mạch. Tỉ lệ của mạch 2 là G T A. 4/3 B. 1/3 C. 2/3 D. 3/2 Câu 36: Cho cây hoa đỏ (P) có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn, thu được F 1 có tỉ lệ 27 cây hoa đỏ : 37 cây hoa trắng. Theo lí thuyết, trong tổng số cây hoa đỏ ở F1, số cây đồng hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ A. 4/9. B. 3/16. C. 2/9. D. 3/32. Câu 37: Một quần thể ngẫu phối, nghiên cứu 1 gen nằm trên NST thường có 3 alen là A1, A2 và A3. Ở thế hệ P, quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền có các kiểu gen A 1A2, A1A3 và A2A3 với tần số bằng nhau. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Cho các phát biểu sau: I. Tổng tần số các loại kiểu gen đồng hợp luôn gấp đôi tổng tần số các loại kiểu gen dị hợp. II. Thế hệ P có tỉ lệ các loại kiểu gen là 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1. III. Nếu alen A1 trội hoàn toàn so với alen A2 và A3 thì kiểu hình do alen A1 quy định luôn chiếm tỉ lệ nhỏ nhất. 5
  6. IV. Nếu tất cả các cá thể có kiểu gen đồng hợp không có khả năng sinh sản thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F1 không thay đổi so với thế hệ P. Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 38: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 10. Trên mỗi cặp NST số 1 và số 2 xét một gen có 1 alen, trên mỗi cặp NST số 3, số 4 và số 5 xét một gen có hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 5 dạng thể ba tương ứng với các cặp NST. Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét? A. 108. B. 135. C. 180. D. 162. Câu 39: Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập quy định 2 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây (P) có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F 1. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai về F1? A. Có thể có tỉ lệ kiểu gen là 1:1. B. Có thể gồm toàn cá thể dị hợp 2 cặp gen. C. Có thể có tỉ lệ kiểu gen là 1:1:1:1. D. Có thể có kiểu gen là 1:2:1. a a A Câu 40: Phép lai P: ♀X X x ♂X Y thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử đực diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, trong số các cá thể F 1, có thể xuất hiện cá thể có kiểu gen nào sau đây? A. XAXAY B. XAXAXa C. X aXaY D. X AXaY HẾT 6
  7. BẢNG ĐÁP ÁN 1-C 2-C 3-D 4-B 5-D 6-A 7-B 8-C 9-C 10-C 11-B 12-B 13-A 14-A 15-C 16-B 17-C 18-B 19-C 20-B 21-C 22-A 23-C 24-C 25-C 26-A 27-D 28-C 29-C 30-C 31-A 32-D 33-D 34-A 35-D 36-A 37-C 38-D 39-D 40-C HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1 (NB): Phương pháp: Áp dụng nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro G liên kết với X bằng 2 liên kết hidro Cách giải: A: Mất 2 cặp A – T→ giảm 4 liên kết hidro B: Thêm 1 cặp G - X→ tăng 3 liên kết hidro C: Thêm 1 cặp A-T tăng 2 liên kết hidro D: Mất 1 cặp A – T giảm 2 liên kết hidro Chọn C. Câu 2 (TH): A sai, NST giới tính có ở cả tế bào sinh dục và tế bào sinh dưỡng. B sai, NST giới tính mang các gen quy định giới tính và các gen quy định tính trạng thường. C đúng. D sai, gen trên X di truyền cho cả giới XY và XX Chọn C. Câu 3 (TH): Phương pháp: Quần thể có thành phần kiểu gen: xAA:yAa:zaa y Tần số alen p x q 1 p A 2 a A Cách giải: Quần thể có thành phần kiểu gen: 0,2 AA: 0,8Aa 0,8 Tần số alen p 0,2 0,6 q 1 p 0,4 A 2 a A Chọn D. Câu 4 (NB): A đúng, khối lượng cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng nhanh và ngược lại. B sai, huyết áp giảm dần trong hệ mạch, vận tốc ở động mạch là lớn nhất. C đúng. 7
  8. D đúng. Chọn B. Câu 5 (TH): Trong di truyền tế bào chất, kiểu hình của đời con giống nhau và giống mẹ. Lấy hạt phấn của cây lá đốm thụ phấn cho cây lá xanh Đời con: 100% lá xanh. Chọn D. Câu 6 (NB): Giao phối không ngẫu nhiên tăng đồng hợp giảm dị hợp Các nhân tố: Đột biến; di - nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen không theo hướng xác định. Chọn A. Câu 7 (NB): Phương pháp: Áp dụng nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã: A-U; G-X và ngược lại. Cách giải: Codon mã hóa axit amin Met là 5’AUG3’ Anticodon là: 3’UAX5’. Chọn B. Câu 8 (NB): Khi môi trường không có lactose: + Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành Enzim ARN pôlimeza không liên kết với vùng khởi động. + Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế. + Gen điều hòa quy định tổng hợp prôtêin ức chế. Chọn C. Câu 9 (TH): (1) Sai, hình thành loài bằng cách li sinh thái cần trải qua thời gian dài. (2) sai, cách li địa lí không dẫn tới cách li sinh sản Không hình thành loài mới. (3) đúng. (4) đúng, khoảng 75% các loài thực vật có hoa và 59% các loài dương xỉ hình thành bằng cách lai xa và đa bội hóa (SGK Sinh 12 trang 131). Chọn C. Câu 10 (NB): Cơ thể mang kiểu gen AaBbDdeeFf không thể tạo ra giao tử chứa E. Chọn C. Câu 11 (NB): Có 10 cặp NST, trong đó có 1 cặp gồm 4 chiếc NST 2n + 2 (thể bốn). Chọn B. Câu 12 (NB): Ở thực vật, dòng mạch rây vận chuyển các chất từ lá thân củ, quả. Chọn B. 8
  9. Câu 13 (NB): Phương pháp: Cơ thể có kiểu gen thuần chủng là cơ thể mang các alen giống nhau của một gen. Cách giải: Ab Cơ thể có kiểu gen thuần chủng là: Ab Chọn C. Câu 14 (NB): A đúng. B sai, hiện tượng liên kết gen xảy ra ở các loài. C sai, các gen cùng nằm trên 1 NST liên kết với nhau tạo thành nhóm gen liên kết. D sai, cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết gen là các gen cùng nằm trên 1 NST phân li về cùng 1 tế bào trong giảm phân. Chọn A. Câu 15 (NB): Phát biểu sai là C, CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen. Chọn C. Câu 16 (NB): Đây là ví dụ về tác động đa hiệu của gen (tính đa hiệu của gen) Một gen tác động tới hình thành nhiều tính trạng. Chọn B. Câu 17 (NB): Gen nằm trên NST thường. Bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh bố mẹ dị hợp tử: Aa Aa. Chọn C. Câu 18 (NB): Phân tử tARN đóng vai trò như “người phiên dịch” trong quá trình dịch mã (SGK Sinh 12 trang 11). Chọn B. Câu 19 (TH): Hạt đang nảy mầm sẽ hô hấp mạnh tạo ra khí CO2; nhiệt lượng, hút khí O2 Khí CO2 sẽ bị hấp thụ bởi vôi xút tạo thành canxi cacbonat. A sai, vì hạt hút không khí, làm giọt nước màu di chuyển ề vị trí 4, 3, 2 B sai, nhiệt độ sẽ tăng lên C đúng. D sai, hạt nảy mầm hút khí O2, nồng độ khí O2 sẽ giảm Chọn C. Câu 20 (NB): Để nhân nhanh giống cây trồng quý hiếm, tạo nên quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen, người ta thường nuôi cấy mô tế bào thực vật – công nghệ tế bào. 9
  10. Chọn B. Câu 21 (NB): Để tạo ra các biến dị tổ hợp thì người ta thường lai các giống. Chọn C. Câu 22 (NB): A: Có túm lông trên vành tai: Do gen lặn trên NST Y B: Mù màu: Do gen lặn trên NST X. C: Máu khó đông: Do gen lặn trên NST X. D: Bạch tạng Gen lặn trên NST thường. Chọn A. Câu 23 (NB): aa aa aa (toàn kiểu hình lăn). Chọn B. Câu 24 (NB): Ở sinh vật nhân thực, NST được cấu trúc bởi 2 thành phần: ADN và prôtêin histôn. Chọn C. Câu 25 (NB): Trong quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở đại Trung sinh (kỉ Phấn trắng). Chọn C. Câu 26 (TH): A đúng. B sai, thể lệch bội có hàm lượng ADN tăng so với thể lưỡng bội, không phải gấp bội. C sai, thể đa bội chẵn vẫn có khả năng sinh sản hữu tính. D sai, sự không phân li của 1 NST trong nguyên phân ở tế bào xoma tạo ra thể khảm (có cả tế bào 2n, tế bào đột biến: 2n + 1; 2n – 1). Chọn A. Câu 27 (TH): Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. Chọn D. Câu 28 (NB): Lưỡng cư trao đổi khí qua cả phổi và da. Giun đất: trao đổi khí qua da Bò sát: trao đổi khí qua phổi. Côn trùng: trao đổi khí qua hệ thống ống khí. Chọn C. Câu 29 (TH): Phương pháp: 10
  11. Cách 1: Bước 1: Tính tỉ lệ tế bào có HVG Bước 2: Tính tần số HVG = 1/2 tỉ lệ tế bào có HVG Bước 3: Tính tỉ lệ giao tử Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2 Cách 2: Bước 1: Tính số tế bào có HVG Bước 2: Các tế bào có HVG tạo 1 giao tử AB Tính tỉ lệ giao tử AB. Bước 3: Tính tỉ lệ aB = 0,5 - AB (tổng giao tử hoán vị và giao tử liên kết bằng 50%) Cách giải: Cách 1: 350 252 Tỉ lệ tế bào có HVG là: 100% 28% f 14% 350 f Giao tử AB là giao tử hoán vị: AB 7% 2 1 f Giao tử aB là giao tử liên kết: aB 43% 2 Cách 2: Số tế bào có HVG = 350 – 252 = 98 có 98 giao tử AB. 98 Tỉ lệ AB 7% (1 tế bào sinh tinh giảm phân tạo 4 tinh trùng) 350 4 tỉ lệ aB = 0,5 – 0,07 = 0,43. Chọn C. Câu 30 (VD): A: thân cao; a: thân thấp B: quả tròn; b: quả dài Trội là trội hoàn toàn P giao phấn F1: trong 448 cây có 112 cây thấp, quả dài: (aabb) Tỷ lệ aabb = 0.25 cả 2 bên bố mẹ đều cho giao tử ab. TH1: 1 bên cho 100% ab, bên còn lại cho 0.25 ab → P: aabb AaBb (VII) TH2: mỗi bên cho 0.5 ab P: Aabb Aabb (II); aaBb aaBb (IV); Có 5 phép lai không phù hợp. Chọn C. Câu 31 (VD): Bình thường: 3’TAX XTA GTA ATG TXA ATX5’ mARN :5’AUG GAU XAU UAX AGU UAG3' Trình tự aa: Met – Asp – His – Tyr - Ser - KT 11
  12. Trình tự Thay đổi trên Axit amin mARN thay đổi Bình thường 3’TAX XTA GTA ATG TXA ATX5’ M1 3’TAX XTG GTA ATG TXA ATX5’ 5'GAX3' Không đổi M2 3’TAX XTA GTG ATG TXA ATX5' 5'XAX3' Không đổi M3 3’TAX XTA GTA GTG TXA ATX5’ 5'XAX3' His M4 3’TAX XTA GTA ATG TXG ATX5' 5'AGX3 Không đổi Vậy có 1 trường hợp làm thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit Chọn A. Câu 32 (VD): Giả sử 2 cặp gen đó là Aa và Bb P trội về 2 tính trạng, F1 có kiểu gen Aabb và aaBB P dị hợp 2 cặp gen. Nếu các gen PLĐL thì AAbb + aaBB = 2 0,25 0,25 = 0,125 đề cho Hai gen liên kết hoàn toàn, P dị hợp chéo. Ab Ab Ab Ab aB P: 1 : 2 :1 aB aB Ab aB aB I sai. Chỉ có kiểu gen Ab/aB II đúng. III sai, tỷ lệ đồng hợp 2 cặp gen = tỷ lệ dị hợp 2 cặp gen IV sai, tỷ lệ trội về 2 tính trạng chiếm tỷ lệ lớn nhất. Chọn D. Câu 33 (VD): P: AAbb aaBB F1: AaBb Tứ bội hoá, hiệu quả 36%: 36%AAaaBBbb:0,64AaBb Sử dụng sơ đồ hình chữ nhật: Cạnh và đường chéo của hình chữ nhật là giao tử lưỡng bội cần tìm. Tương tự với BBbb 4 1 Ta có 0,36AAaaBBbb GP giao tử có 1 alen trội: Aabb + aaBb = 0,36 2 0,08 6 6 0,64AaBb giao tử có 1 alen trội: Ab + ab = 0,64 0,5 = 0,32 Vậy F1 tạo 40% giao tử chứa 1 alen trội. Chọn D. Câu 34 (VDC): Cách giải: 12
  13. Bệnh N: HH Hh hh Nam Bị bệnh Bình thường Nữ Bị bệnh Bình thường Bệnh M: Bố mẹ bình thường sinh con gái bị bệnh gen gây bệnh là gen lặn. A- bình thường, a- bị bệnh M 1: AaHh 2: Aahh 3: aaHh 4: A-hh 5: 6: 7: Aa(Hh:hh) 8: AaHH 9: Aahh aa(Hh:hh) (1AA:2Aa)Hh 10: A-H- 11: 12: aaHh 13: A-Hh (1AA:2Aa)Hh I đúng II đúng, có 7 người chưa xác định được kiểu gen (những người không tô màu) III sai, có tối đa 6 người có kiểu gen dị hợp 2 cặp gen: 1,6,7,10,11,13 IV đúng, Xét người số 10 có bố, mẹ: 6 -7: (1AA:2Aa)Hh Aa(Hh:hh)  (2A:la)(1H:1h) (1A:la)(1H:3h) Người số 10: (2AA-3Aa)(1HH:4Hh) Người số 11: (1AA:2Aa)Hh Cặp vợ chồng 10 – 11: (2AA:3Aa)(1HH:4Hh) (1AA:2Aa)Hh  (74:3a)(3H:2h) (2A:la)(1H:1h) Xác suất sinh con gái đầu lòng không bị bệnh M, không bị bệnh N đồng hợp 2 cặp gen của cặp 10 – 11 là: 1 7 2 2 1 7 2 10 3 5 2 150 Chọn A. Câu 35 (VD): Phương pháp: Bước 1: Tính số nucleotit mỗi loại của gen Số nucleotit của gen = số chu kì xoắn 20 Bước 2: tính số nucleotit A1 A2, T2 Số nucleotit G2 X2 A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2 G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2 Bước 3: Tính tỉ lệ đề yêu cầu Cách giải: Số nucleotit của gen là N = C 20 = 3000 nucleotit. 2A 2G 3000 A T 600 Ta có hệ phương trình: A 2  G X 900 G 3 Trên mạch 1 có A1 = 20% = 20% 1500 = 300 A2 = 300 = T2. 13
  14. Trên mạch 2 có G2 = 20% 1500 = 300 X2 = 900 – 300 = 600 A X 300 600 3 Tỉ lệ G T 300 300 2 Chọn D. Câu 36 (VD): P: AaBbDd AaBbDd Hoa đỏ = 27/64 = (3/4)3 A-B-D- hoa đỏ; còn lại là hoa trắng. 2 1 1 3 Ở F1 cây hoa đỏ đồng hợp 1 cặp gen là: 3 . 4 2 16 Trong số cây hoa đỏ ở F1, số cây đồng hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ 4/9. Chọn A. Câu 37 (VDC): Phương pháp: Bước 1: Xác định tần số alen Bước 2: Tính tần số kiểu gen đồng hợp, dị hợp Bước 3: Xét các phát biểu Cách giải: Gọi tần số alen A1, A2, A3 lần lượt là p, q, r Ta có A1A2 = A1A3 = A2A3  2pq = 2pr = 2qr p = q = 1/3 2 kiểu gen đồng hợp: A1A1 = A2A2 = A3A3 = (1/3) = 1/9 A1A2 = A1A3 = A2A3 = 2x1/3x1/3 = 2/9 + Tỷ lệ kiểu gen: 1:1:1:2:2:2 I sai, tổng tần số các loại kiểu gen dị hợp luôn gấp đôi tổng số các loại kiểu gen đồng hợp. II đúng. 2 III sai, A3A3 = 1/9; A2- = (1/3A2 + 1/3) – A3A3 = 1/3 → A1- = 5/9 IV đúng, nếu các cá thể đồng hợp không có khả năng sinh sản, tỷ lệ kiểu gen có thể tham gia vào sinh sản là 1A1A2 : 1A2A3 : 1A1A3 → Tần số alen không đổi, quần thể ngẫu phối thành phần kiểu gen của F 1 không thay đổi so với P. Chọn C. Câu 38 (VD): Phương pháp: Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen) n n 1 Nếu gen nằm trên NST thường: kiểu gen hay C 2 n 2 n Thể ba có dạng 2n + 1 (thừa 1 NST ở cặp nào đó) 1 gen có 2 alen trong quần thể sẽ có 3 kiểu gen bình thường, 4 kiểu gen thể ba 1 1 n 1 Số kiểu gen tối đa về các thể ba là: Cn 4 3 (n là số cặp NST). Xét 2 trường hợp: 14
  15. + Nếu thể ba ở cặp 1 hoặc cặp 2 + Nếu thể ba ở cặp 3 hoặc 4 hoặc 5 Cách giải: Gen 1, 2 đều có 1 alen có 1 kiểu gen lưỡng bội, 1 kiểu gen thể ba. 2 Gen trên cặp NST 3, 4, 5 có 2 alen số kiểu gen lưỡng bội:C2 1 3 ; số kiểu gen thể ba: 4 (VD: Có 2 alen A, a thể ba: AAA, AAA, Aaa, aaa) Có 2 trường hợp xảy ra: 1 2 + Nếu thể ba ở cặp 1 hoặc cặp 2: C2 1 1 3 54 (2C1 là chọn 1 trong 2 cặp 1,2 bị đột biến; 3 là số kiểu gen của các cặp 3,4,5) 1 2 + Nếu thể ba ở cặp 3 hoặc 4 hoặc 5: 1 1 C3 4 3 108 (3C1 là chọn 1 trong 2 cặp 3,4,5 bị đột biến; 4 là số kiểu gen của cặp đột biến, 3 là số kiểu gen bình thường) Số thể ba có thể có là 54 + 108 = 162. Chọn D. Câu 39 (TH): Các gen PLĐL, tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của mỗi cặp gen. Xét các phương án: A đúng, AaBb AAbb A-(1Bb:1bb) tỷ lệ kiểu hình 1:1 B đúng, AABB aabb AaBb :1 loại kiểu hình, toàn dị hợp 2 cặp gen. C đúng, AaBb aabb 1AaBb:1Aabb:laaBb:1aabb tỷ lệ kiểu hình 1:1:1:1 D sai, phép lai AaBb Aabb (1AA:2Aa:laa)Bb) cho tỷ lệ KG: 1:2:1 Nhưng hai cây này có kiểu hình giống nhau hoặc khác nhau về 1 cặp tính trạng Chọn D. Câu 40 (VD): Phép lai P: ♀XaXa ♂XAY Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân I tạo giao tử XaXa; O Giới đực tạo giao tử XA; Y Có thể xuất hiện các kiểu gen XAXaXa; XA; XaXa; Y Chọn C. 15