Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Khoa học xã hội - Môn: Địa lí - Đề số 19 - Năm học 2021 (Có đáp án)

doc 8 trang xuanthu 7980
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Khoa học xã hội - Môn: Địa lí - Đề số 19 - Năm học 2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_khoa_hoc_xa_hoi_mon_dia_li_de_so.doc

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Khoa học xã hội - Môn: Địa lí - Đề số 19 - Năm học 2021 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ MINH HỌA SỐ 19 KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 (Đề thi có 04 trang) Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: . Câu 41. Vùng biển của nước ta nằm bên trong đường cơ sở, giáp đất liền là vùng A. nội thủy. B. lãnh hải. C. tiếp giáp lãnh hải. D. thềm lục địa. Câu 42. Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng nước ta bị suy giảm nhanh là do A. cháy rừng vì khô hạn. B. khai thác bừa bãi quá mức. C. công tác trồng rừng chưa tốt. D. hậu quả của chiến tranh. Câu 43. Lũ quét ở miền Trung nước ta thường xảy ra vào khoảng thời gian nào sau đây? A. Các tháng VI - X. B. Các tháng X - XII. C. Các tháng I - IV. D. Các tháng V - VII. Câu 44. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào đây giáp biển? A. Đồng Tháp. B. An Giang. C. Tây Ninh. D. Kiên Giang. Câu 45. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào sau đây có lượng mưa lớn nhất vào tháng IX? A. Thanh Hóa. B. Đông Hới. C. Nha Trang. D. Cần Thơ. Câu 46. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hồ Yaly thuộc lưu vực sông nào sau đây? A. Sông Thu Bồn. B. Sông Ba. C. Sông Đồng Nai. D. Sông Mê Kông Câu 47. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? A. Pu đen đinh. B. Tam Đảo. C. Ngân Sơn. D. Bắc Sơn. Câu 48. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây thuộc tỉnh Phú Yên? A. Cửa Lò. B. Tam Kỳ. C. Tuy Hòa. D. Nha Trang. Câu 49. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết bò được nuôi nhiều nhất ở tỉnh nào sau đây? A. Thanh Hóa. B. Sơn La. C. Hà Tĩnh. D. Quảng Nam. Câu 50. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp Đà Nẵng không có ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây? A. Lương thực. B. Thủy hải sản. C. Rượu, bia, nước giải khát. D. Sản phẩm chăn nuôi. Câu 51. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, đường 25 nối Tuy Hòa với nơi nào sau đây? A. Buôn Mê Thuột. B. A Yun Pa. C. Đà Lạt. D. Nha Trang Câu 52. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không có ngành công nghiệp cơ khí? A. Hải Phòng. B. Hải Dương. C. Phúc Yên. D. Việt Trì. Câu 53. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết nhà máy thủy điện nào sau đây thuộc Tây Nguyên? A. Yaly. B. Sông Hinh. C. A Vương. D. Vĩnh Sơn. Câu 54. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có ngành hóa chất, phân bón? A. Cà Mau. B. Rạch Giá. C. Long Xuyên. D. Sóc Trăng. Câu 55. Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng đồng bằng châu thổ của nước ta? A. Hình thành do sự bồi tụ phù sa sông. B. Địa hình thấp, bằng phẳng. C. Chủ yếu là đất phù sa, màu mỡ. D. Hẹp ngang, bị các dãy núi chia cắt. Câu 56. Hậu quả lớn nhất của việc phân bố dân cư chưa hợp lí của nước ta là A. khó khăn cho việc khai thác tài nguyên. B. ô nhiễm môi trường. C. gây lãng phí nguồn lao động. D. giải quyết vấn đề việc làm. Câu 57. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do
  2. A. kinh tế chính của nước ta là nông nghiệp thâm canh lúa nước. B. trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao. C. dân ta thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp. D. nước ta không có nhiều thành phố lớn. Câu 58. Biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản A. tăng cường và hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt. B. đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến. C. hiện đại hoá các phương tiện tăng cường đánh bắt xa bờ. D. tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng và chế biến. Câu 59. Khó khăn chủ yếu về tự nhiên trong hoạt động của giao thông vận tải biển ở nước ta là A. bờ biển dài, có nhiều đảo và quần đảo. B. dọc bờ biển có nhiều cửa sông lớn. C. cổ nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió.D. có nhiều bão và áp thấp nhiệt đới. Câu 60. Nước ta phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển vì A. tài nguyên vùng biển đa dạng. B. môi trường biển dễ bị chia cắt C. môi trường biển mang tính biệt lập. D. sinh vật biển bị suy giảm nghiêm trọng Câu 61. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển mạnh là do A. vị trí địa lí và nguồn lao động dồi dào. B. lịch sử phát triển lâu đời và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt. C. giàu tài nguyên và dễ khai thác. D. nguồn lao động chất lượng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt. Câu 62. Cho biểu đồ sau: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2015. Dựa vào biểu đồ trên, nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta giai đoạn 2000 – 2015? A. Điện tử có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. B. Dệt may có tốc độ tăng trưởng chậm nhất. C. Thủy sản có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 2. D. Cả ba mặt hàng tăng trưởng không ổn định. Câu 63. Các đồng bằng ở Đông Nam Á lục địa màu mỡ, vì A. được phù sa của các con sông bồi đắp. B. sản phẩm phong hóa từ dung nham núi lửa. C. được con người cải tạo hợp lí. D. có lớp phủ thực vật phong phú. Câu 64. Cho bảng số liệu sản lượng dầu thô khai thác và sản lượng dầu thô tiêu dùng của khu vực Tây Nam Á giai đoạn 2005-2010 Năm 2005 2010 Dầu thô khai thác (thùng) 23586 23829 Dầu thô tiêu dùng (thùng) 6693 7865 Nhận xét nào sau đây đúng về sự chênh lệch giữa sản lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu dùng của khu vực Tây Nam Á trong giai đoạn 2005 – 2010?
  3. A. Chênh lệch sản lượng dầu thô khai thác và dầu thô tiêu dùng không đáng kể. B. Chênh lệch sản lượng dầu thô khai thác và sản lượng dầu thô tiêu dùng tăng. C. Chênh lệch sản lượng dầu thô khai thác và sản lượng dầu thô tiêu dùng giảm. D. Sản lượng dầu thô tiêu dùng tăng chậm nhơn sản lượng dầu thô khai thác. Câu 65. Vị trí nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á nên A. quanh năm nước ta chịu ảnh hưởng bởi gió Tín Phong. B. gió Lào hoạt động mạnh vào thời kỳ chuyển mùa. C. có gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ hoạt động. D. bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động liên tục. Câu 66. Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ của khu vực I của nước ta A. các ngành trồng cây lương thực, chăn nuôi tăng dần tỉ trọng. B. các ngành thuỷ sản,chăn nuôi, trồng cây công nghiệp tăng tỉ trọng. C. giảm tỉ trọng cây công nghiệp, cây lương thực tăng tỉ trọng chăn nuôi và thuỷ sản. D. tăng cường độc canh cây lúa, đa dạng hoá cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp. Câu 67. Việc phát triển và bảo vệ vốn rừng ở Bắc Trung Bộ có vai trò đặc biệt quan trọng vì A. sông ngòi ngắn và dốc rất dễ xảy ra lũ lụt. B. là vùng giàu tài nguyên rừng thứ 2 cả nước. C. ngành công nghiệp chế biến nông sản rất phát triển. D. là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của gió Tây khô nóng. Câu 68. Điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam là A. các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn. B. miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí. C. miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố. D. các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam. Câu 69. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có lợi thế để phát triển nuôi trồng thuỷ sản nươc lợ, chủ yếu vì A. có nhiều vũng, vịnh, đầm phá. B. có nhiều ngư trường lớn. C. khí hậu nóng quanh năm. D. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. Câu 70. Nhân tố tự nhiên quan trọng nhất để vùng Tây Nguyên phát triển cây cà phê là A. địa hình có nhiều cao nguyên rộng lớn. B. có hệ thống sông lớn cung cấp nước tưới. C. khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm. D. đất ba dan màu mỡ, khí hậu cận xích đạo. Câu 71. Đông Nam Bộ có nguồn lao động chất lượng cao không phải vì A. dân cư đông đúc. B. có sức hút lao động từ các vùng khác C. cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng tốt. D. có nền kinh tế phát triển năng động Câu 72. Cho biểu đồ xuất, nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 2004 và năm 2017 (%) Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Quy mô và cơ cấu xuất, nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 2004 và năm 2017. B. Tình hình xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 2004 và năm 2017. C. Chuyển dịch cơ cấu xuất, nhập khẩu của Hoa Kỳ giai đoạn 2004-2017. D. Cán cân xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ giai đoạn 2004 -2017. Câu 73. Sự phân hoá của khí hậu đã ảnh hưởng căn bản đến A. việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
  4. B. cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa các vùng. C. tính chất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới. D. sự đa dạng của sản phẩm nông nghiệp nước ta. Câu 74. Sự phân hóa lãnh thổ du lịch nước ta phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây ? A. Số lượng du khách đến tham quan. B. Vị trí địa lí và tài nguyên du lịch. C. Tiềm năng du lịch ở các vùng xa. D. Chất lượng đội ngũ trong ngành. Câu 75. Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới chủ yếu do A. vị trí địa lí gần khu vực cận nhiệt. B. đất phù sa ở các cánh đồng trước núi. C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. D. nguồn nước phong phú, đặc biệt nước ngầm. Câu 76. Khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng là A. có mật độ dân số cao. B. cơ sở hạ tầng còn hạn chế. C. thiếu nguyên liệu tại chỗ. D. cơ cấu kinh tế chậm chuyển biến. Câu 77. Vùng Bắc Trung Bộ phải hình thành cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp vì A. vừa tạo cơ cấu ngành vừa tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian. B. có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng. C. khai thác các thế mạnh sẵn có của vùng để đẩy mạnh CNH - HĐH. D. vùng có thế mạnh để phát triển trong khi tỉ trọng công nghiệp còn rất thấp so với cả nước. Câu 78. Vấn đề quan trọng cần quan tâm ở Đông Nam Bộ trong phát triên nông nghiệp theo chiều sâu là A. thủy lợi, thay đổi cơ câu cây trồng. B. cải tạo đất, thay đổi cơ cấu cây trồng. C. thay đổi cơ cấu cây trồng, chống xói mòn. D. áp dụng kĩ thuật canh tác tiên tiến, thủy lợi. Câu 79. Tại sao trong thời gian gần đây, tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra nghiêm trọng hơn? A. Địa hình thấp, ba mặt giáp biển. B. Mùa khô kéo dài, nền nhiệt cao. C. Ba mặt giáp biển, mạng lưới kênh rạch chằng chịt. D. Ảnh hưởng của El Nino và các hồ thuỷ điện ở thượng nguồn. Câu 80. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 Năm Tổng sản lượng Sản lượng nuôi trồng Giá trị xuất khẩu (nghìn tấn) (nghìn tấn) (triệu đô la Mỹ) 2010 5 143 2 728 5 017 2013 6 020 3 216 6 693 2014 6 333 3 413 7 825 2015 6 582 3 532 6 569 Để thể hiện sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta, giai đoạn 2010 - 2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Đường. B. Miền. C. Kết hợp. D. Cột.
  5. Ma trận đề Chuyên đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TỔNG Địa lí Lí thuyết 1 1 2 11 Biểu đồ 1 1 4 câu Bảng số liệu 1 1 Tự nhiên 3 2 5 Dân cư 2 2 Ngành kinh Địa lí 2 4 6 tế 12 Vùng kinh tế 2 3 5 10 36 câu Atlat 9 2 11 Biểu đồ 1 1 Bảng số liệu 1 1 Số câu 12 12 10 6 40 30 30 25 15 Tỉ lệ (%) 100 60 40
  6. ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN 41 B 51 B 61 D 71 A 42 B 52 D 62 A 72 A 43 B 53 A 63 A 73 C 44 D 54 A 64 C 74 B 45 A 55 D 65 C 75 C 46 D 56 A 66 B 76 C 47 A 57 B 67 A 77 A 48 C 58 C 68 B 78 A 49 A 59 D 69 A 79 D 50 D 60 A 70 D 80 C CÂU ĐÁP ÁN GIẢI THÍCH 41 B Bài 2: Vị trí địa lí phạm vi lãnh thổ - Mục 2. phạm vi lãnh thổ - ý b Vùng biển 42 B Bài: 14 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên – mục 1 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật - ý A. Tài nguyên rừng – Nguyên nhân làm diện tích rừng nước ta bị suy giảm nhanh do khai thác bừa bãi và quá mức. 43 B Bài: 15 Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai – mục 2 Một số thiên tai và biện pháp phòng chống – ý c Lũ quét. 44 D Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. 45 A Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. 46 D Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. 47 A Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. 48 C Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. 49 A Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. 50 D Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. 51 B Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. 52 D Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. 53 A Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. 54 A Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. 55 D Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi – Mục 2 các khu vực địa hình – ý b Khu vực đồng bằng. 56 A Bài 16: Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư ở nước ta: Mục 3 phân bố dân cư chưa hợp lí – ý b giữa thành thị với nông thôn. 57 B Bài 18: đô thị hóa: tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn chậm do quá trình công nghiệp hóa còn chậm 58 C Bài 24: Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp – Mục 1 Ngành thủy sản – ý a Điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản: nhà nước có chính sách đổi mới nhằm phát triển ngành thủy sản trong đó các phương tiện tàu thuyền và ngư cụ được trang bị tốt hơn khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi và giữ vững chủ quyền vùng biển, hải đảo. 59 D Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. – Mục 2 Ảnh hưởng của biển đông đến thiên nhiên Việt Nam – ý d thiên tai: hàng năm có 9
  7. đến 10 cơn bão hình thành ở biển đông . 60 A Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. – Mục 2 Ảnh hưởng của biển đông đến thiên nhiên Việt Nam – ý b ảnh hưởng đến địa hình và hệ sinh thái ven biển, ý c tài nguyên thiên nhiên vùng biển ( có nhiều điều kiện để phát triển tổng hợp kinh tế biển) 61 D Bài 43: Vùng kinh tế trọng điểm – Mục 3: Ba vùng kinh tế trọng điểm, ý c vùng kinh tế trọng điểm phía nam. 62 A Qua biểu đồ tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta giai đoạn 2000 – 2015 nhận xét đúng nhất là: Điện tử có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất 63 A Bài 11( Địa lí 11) Khu vực đông nam á – Mục 2 Đặc điểm tự nhiên. 64 C Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng nhất là Chênh lệch sản lượng dầu thô khai thác và sản lượng dầu thô tiêu dùng giảm. 65 C Bài 2 : Vị trí địa lí phạm vi lãnh thổ - Mục 3 Ý ngĩa của vị trí địa lí – ý a ý nghĩa tự nhiên: vì nước ta ta nằm gần trung tâm gió mùa Châu Á nên nước ta chịu ảnh hưởng bởi gió mùa 66 B Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Mục 1 Chuyển dịch cơ cấu Ngành kinh tế: trong nội bộ của khu vực I của nước ta các ngành thuỷ sản,chăn nuôi, trồng cây công nghiệp tăng tỉ trọng. 67 A Bài 35: VCấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở BTB – Mục 2 Hình thành cơ cấu Nông – Lâm – Ngư nghiệp – ý b Khai thác thế mạnh lâm nghiệp:Việc phát triển và bảo vệ vốn rừng ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì sông ngòi ở đây ngắn và dốc rất dễ xảy ra lũ lụt. 68 B Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trong điểm – Mục 1 Công nghiệp năng lượng – Ý b Công nghiệp điện lực: miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí. 69 A Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở DHNTB – Mục 2 phát triển tổng hợp kinh tế biển – ý A. nghề cá: có nhiều vũng, vịnh, đầm phá. 70 D Bài A37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên – Mục 2 Phát triển cây CN Lâu năm: đất ba dan màu mỡ, khí hậu cận xích đạo 71 A Bài 39: Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở ĐNB – Mục 2 các thế mạnh của vùng – ý c điều kiện kinh tế - xã hội: nơi thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn 72 A Biểu đồ thể hiện Quy mô và cơ cấu xuất, nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 2004 và năm 2017. 73 C Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta – Mục 1 nền nông nghiệp nhiệt đới – ý a Điều kiện tự nhiên và TNTN cho phép . 74 B Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại và du lịch – Mục 2 Du lịch – ý a tài nguyên du lịch: tài nguyên tự nhiên và nhân văn. 75 C Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở TDMNBB – Mục 3 trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau của cận nhiệt và ôn đới 76 C Bài 33 Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH – Mục 2 Hạn chế chủ yếu của vùng: việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng. 77 A Bài 35: VCấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở BTB – Mục 2 Hình thành cơ cấu Nông – Lâm – Ngư nghiệp: vì vừa tạo cơ cấu ngành vừa tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian. 78 A Bài 39: Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở ĐNB – Mục 3 Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu – ý c Trong Nông, lâm nghiệp: là thủy lợi, thay đổi cơ câu cây trồng 79 D Bài: 41: Sở dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL - Đồng bằng sông
  8. Cửu Long – Mục 2 thế mạnh và hạn chế - ý b Hạn chế: các thiên tai khác: Ảnh hưởng của El Nino và các hồ thuỷ điện ở thượng nguồn. 80 C Kết hợp