Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Khoa học xã hội - Môn: Giáo dục công dân - Đề số 6 - Năm học 2021 (Có đáp án)

doc 9 trang xuanthu 7160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Khoa học xã hội - Môn: Giáo dục công dân - Đề số 6 - Năm học 2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_khoa_hoc_xa_hoi_mon_giao_duc_cong.doc

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Khoa học xã hội - Môn: Giáo dục công dân - Đề số 6 - Năm học 2021 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ MINH HỌA SỐ 06 KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 (Đề thi có 04 trang) Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: . Câu 81: Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng trong quá trình sản xuất được gọi là A. sức lao động. B. lao động. C. sản xuất của cải vật chất. D. hoạt động. Câu 82: Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là góp phần A. triệt tiêu mọi nguồn thu nhập. B. tăng cường cạnh tranh không lành mạnh. C. kích thích lực lượng sản xuất phát triển. D. kích thích việc sử dụng thủ đoạn phi pháp. Câu 83: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng A. sức mạnh chuyên chính. B. tiềm lực tài chính quốc gia. C. quyền lực nhà nước. D. tính tự giác của nhân dân. Câu 84: Thực hiện pháp luật là hành vi A. hợp pháp của cá nhân, tổ chức. B. không hợp pháp của cá nhân, tổ chức. C. trái pháp luật của cá nhân, tổ chức. D. hợp pháp của cá nhân trong xã hội. Câu 85: Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm tới các A. quan hệ kinh tế và quan hệ tình cảm. B. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. C. quan hệ sở hữu và quan hệ gia đình. D. quan hệ tài sản và quan hệ gia đình. Câu 86: Theo quy định của pháp luật, việc xử lí người chưa thành niên phạm tội được áp dụng theo nguyên tắc A. giáo dục là chủ yếu. B. đe dọa bức cung. C. trấn áp bằng bạo lực. D. tăng thêm hình phạt. Câu 87: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội? A. Đăng ký tư vấn nghề nghiệp. B. Từ chối di sản thừa kế. C. Tham gia bảo vệ Tổ quốc. D. Bảo trợ người vô gia cư. Câu 88: Vợ, chồng cùng bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp là thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong quan hệ A. định đoạt. B. nhân thân. C. đơn phương. D. ủy thác. Câu 89: Theo quy định của pháp luật, việc giao kết hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây? A. Đại diện. B. Ủy nhiệm. C. Trực tiếp. D. Trung gian. Câu 90: Mọi doanh nghiệp đều được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh là biểu hiện của quyền bình đẳng trong lĩnh vực A. kinh doanh. B. đời sống xã hội. C. hợp tác. D. lao động. Câu 91: Ðể khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc trên các lĩnh vực khác nhau đòi hỏi nhà nước ta phải thực hiện tốt quyền A. đảm bảo an sinh xã hội. B. phát triển kinh tế từng miền. C. nâng cao trình độ dân trí. D. bình đẳng giữa các dân tộc. Câu 92: Hành vi bắt, giam giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? A. Tự do đi lại và lao động. B. Pháp luật bảo hộ về sức khỏe. C. Được đảm bảo về tính mạng. D. Bất khả xâm phạm về thân thể. Câu 93: Ngăn cản đại biểu trình bày ý kiến của mình trong hội nghị là công dân vi phạm quyền A. quản lí cộng đồng. B. quản lí truyền thông. C. tự do ngôn luận. D. tự do thông tin. Trang 1/9 - Mã đề thi 06
  2. Câu 94: Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín khi A. thống kê bưu phẩm thất lạc. B. xác minh địa chỉ giao hàng. C. sao lưu biên lai thu phí. D. phục vụ công tác điều tra. Câu 95: Một trong những con đường để công dân thực hiện quyền ứng cử là tự A. quyết định. B. ứng cử. C. tranh cử. D. vận động. Câu 96: Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương, công dân đã thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi A. cả nước. B. lãnh thổ. C. cơ sở. D. quốc gia. Câu 97: Nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân bị xâm phạm là mục đích của A. tố cáo. B. đền bù thiệt hại.C. chấp hành án. D. khiếu nại. Câu 98: Công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, đại học và sau đại học là biểu hiện của việc thực hiện quyền học tập ở nội dung nào dưới đây? A. Quyền học không hạn chế. B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào. C. Quyền học tập thường xuyên. D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập. Câu 99: Cá nhân chủ động tìm hiểu kiến thức pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng là thực hiện quyền A. khiếu nại. B. được phát triển. C. tố cáo. D. quản trị truyền thông. Câu 100: Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội không được thể hiện ở việc A. phòng, chống tệ nạn xã hội. B. thực hiện xóa đói, giảm nghèo. C. công khai tỉ lệ lạm phát. D. chăm sóc sức khỏe ban đầu. Câu 101: Để bán được hàng hóa, nhà sản xuất nên A. nâng cao chất lượng, đa dạng công dụng của hàng hóa. B. chú ý đến số lượng hơn chất lượng của hàng hóa. C. chỉ chú trọng mẫu mã, quảng cáo cho sản phẩm. D. tìm mọi cách để giảm giá sản phẩm xuống thấp. Câu 102: Cạnh tranh có vai trò nào sau đây trong sản xuất và lưu thông hàng hoá? A. Cơ sở sản xuất hàng hoá. B. Triệt tiêu lợi nhuận đầu tư. C. Nền tảng của sản xuất hàng hoá. D. Một động lực kinh tế. Câu 103: Thanh niên A tự nguyện đăng ký hiến tặng cơ thể của mình sau khi ông qua đời nhằm phục vụ công tác nghiên cứu trong y học. Thanh niên A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Phổ biến pháp luật. Câu 104: Công dân phải chịu trách nhiệm trách nhiệm hành chính khi thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Không chấp hành quy định phòng dịch. B. Tổ chức đưa người vượt biên trái phép. C. Làm giả con dấu để chiếm đoạt tài sản. D. Đăng nhập tài khoản công trực tuyến. Câu 105: Nội dung nào dưới đây thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực chính trị? A. Phát triển văn hóa truyền thống.B. Mở rộng dịch mát xa xông hơi. C. Công dân tham gia ứng cử.D. Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến Câu 106: Công dân không xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm khi thực hiện hành vi nào dưới đây ? A. Phát tán thông tin mật của cá nhân. B. Bảo mật danh tính cá nhân. C. Tiết lộ bí mật đời tư của người khác. D. Ngụy tạo bằng chứng tố cáo người khác. Câu 107: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác để A. thăm dò tin tức nội bộ. B. tiếp thị sản phẩm đa cấp. C. dập tắt vụ hỏa hoạn. D. tìm đồ đạc bị mất trộm. Câu 108: Cử tri nhờ người khác bỏ phiếu bầu của mình vào hòm phiếu trong kì bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Bỏ phiếu kín. B. Phổ thông. C. Trực tiếp. D. Bình đẳng. Câu 109: Nhân dân được thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là thể hiện quyền A. nâng cấp đồng bộ hạ tầng cơ sở. B. tham gia quản lí nhà nước và xã hội. C. thay đổi kiến trúc thượng tầng. D. phê duyệt chủ trương và đường lối. Trang 2/9 - Mã đề thi 06
  3. Câu 110: Do không đủ điều kiện để theo học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, nên H đã lựa chọn hệ vừa học vừa làm. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền học tập ở nội dung nào dưới đây? A. Học thường xuyên, học suốt đời. B. Học không hạn chế. C. Học bất cứ ngành nghề nào. D. Học từ thấp đến cao. Câu 111: Khi đi tuần tra, nghi ngờ anh B là đối tượng trộm cắp nên công an xã đã bắt trói và giải về trụ sở để tra xét hỏi rồi giam giữ đến 2 ngày sau mới cho anh B về. Quá bức xúc, anh B đã gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch xã yêu cầu được bồi thường danh dự. Việc làm của anh B thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật? A. Là phương tiện để nhà nước trừng trị kẻ phạm tội. B. Là công cụ để bảo vệ trật tự an toàn giao thông. C. Là công cụ để nhân dân đấu tranh với người vi phạm. D. Là phương tiện để công dân bảo vệ lợi ích hợp pháp. Câu 112: Bà V cho bà X vay 20 triệu đồng với lãi suất theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có giấy biên nhận vay nợ do bà X kí và ghi rõ họ tên. Đã quá hạn 6 tháng, mặc dù bà V đòi nhiều lần nhưng bà X vẫn không trả tiền cho bà V. Bà V đã thực hiện pháp luật theo hình thức A. thi hành pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 113: Sau khi tốt nghiệp đại học, anh L một thanh niên người dân tộc thiểu số đã được sự bảo lãnh của ngân hàng chính sách xã hội để vay vốn cho dự án phát triển du lịch cộng đồng. Khi tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép, anh T cán bộ cơ quan chức năng đã loại hồ sơ của L với lý do anh là thanh niên người dân tộc thiểu số chưa có nhiều kinh nghiệm, việc phát triển du lịch cộng đồng sẽ kéo theo nhiều tệ nạn xã hội. Anh L đã bị vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực A. chính trị.B.lao động. C. kinh tế. D. kinh doanh. Câu 114: Trong một lần đi dự tiệc sinh nhật của H, vốn sẵn có mâu thuẫn với anh S là bạn của H, anh B đã đem lời chửi bới anh S. Anh S bức xúc rủ thêm các anh K, chặn đường đánh anh B làm anh B thương tật 30%. Anh S và anh K đã vi pham quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân ? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. Quyền được bảo đảm an toàn cá nhân của công dân. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Câu 115: Giám đốc một công ty hóa chất là ông K chỉ đạo nhân viên xả chất thải độc hại chưa qua xử lí ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước. Bị bảo vệ là anh B phát hiện, ông K đưa cho anh 5 triệu đồng và đề nghị anh B không phát tán thông tin này nhưng anh B từ chối. Vì vậy, ông K dọa đuổi việc anh M. Anh B có thể thực hiện quyền nào sau đây? A. Khiếu nại. B. Khiếu kiện. C. Tố cáo. D. Tố tụng. Câu 116: Trường Trung học phổ thông X trang bị hệ thống máy tính có kết nối mạng internet trong phòng đọc phục vụ nhu cầu học tập của học sinh. Trường X đã tạo điều kiện để học sinh thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền được phát triển? A. Được cung cấp thông tin. B. Tích cực đàm phán. C. Quản trị truyền thông. D. Đối thoại trực tuyến. Câu 117: Anh H đang ngồi uống rượu cùng anh Q và anh P tại quán. Bà G, mẹ anh H, gọi về để đưa bà ra bến xe. Anh H xin phép ra về. Trên đường về, anh H va chạm với xe đạp điện của chị M đang đi ngược đường một chiều, khiến chị ngã gãy tay. Anh Q, bạn anh H cùng lúc lái ô tô đi đến, thấy mọi người đang tranh cãi đúng sai. Anh Q định đứng ra dàn xếp giúp anh H để anh về trước. Ông K bán hàng nước trên vỉa hè gần đó chạy đến giúp đỡ chị M và cố tình đẩy đổ xe máy của anh H không cho anh về và yêu cầu anh đưa chị M đến bệnh viện. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính? A. Anh H, P và chị M. B. Anh P, chị M, anh Q và bà G. C. Anh H, ông K và chị M. D. Ông K, anh H, Q và chị M. Câu 118: Sau khi kí hợp đồng lao động với ông C giám đốc công ty X và làm việc được hai tháng chị A tự ý nghỉ việc và chuyển sang làm trợ lí cho ông B giám đốc công ty tư nhân Z. Phát hiện sự việc, ông C chỉ đạo chị E cán bộ phòng nhân sự gây khó khăn trong việc giải quyết hồ sơ gốc cho chị. Bức xúc, anh D chồng chị A đã đánh chị E khiến chị phải nghỉ việc điều trị dài ngày. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động? A. Chị A, anh D và ông B. B. Chị A và ông C. Trang 3/9 - Mã đề thi 06
  4. C. Chị A, ông C và ông B. D. Chị A, ông B và chị E. Câu 119: Anh B vào nhà ông T lấy trộm máy vi tính, bị anh C cùng anh H và anh M bắt quả tang. Thấy vậy, anh E là một trong những người đến xem sự việc, do có sẵn mâu thuẫn với anh B nên đã xúi giục mọi người đem anh B vào nhốt ở nhà kho của hợp tác xã. Nghe lời anh E, anh H và M đem nhốt anh B vào kho. Sáng hôm sau, anh B vì lạnh và đói đã ngất đi, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Những ai dưới đây đã xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Ông T, anh H, anh M. B. Anh E và anh M, anh C. C. Anh M và anh H, anh C. D. Anh H, anh E, anh M. Câu 120: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, do cụ A là người không biết chữ nên ông B tổ trưởng tổ bầu cử đề nghị chị C viết phiếu bầu giúp cụ A. Sau khi giúp cụ A viết phiếu chị C phát hiện anh V và ông D cùng bàn bạc, thống nhất viết phiếu bầu giống nhau nên yêu cầu hai người làm lại phiếu bầu. Tuy nhiên, anh V không sửa mà vẫn lấy phiếu của anh và phiếu của ông D bỏ vào hòm phiếu rồi ra về. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín? A. Ông B và cụ A. B. Chị C, anh V và ông D. C. Chị C, cụ A và anh V. D. Chị C, cụ A, ông D. HẾT Trang 4/9 - Mã đề thi 06
  5. CẤU TRÚC ĐỀ THI THAM KHẢO 1. Cấu trúc đề. Vận Nhận Thông Vận Lớp 12 dụng Số câu biết hiểu dụng cao Bài 1: Pháp luật và đời sống 1 0 1 0 2 Bài 2: Thực hiện pháp luật 3 2 1 1 7 Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp 1 0 0 0 1 Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân 3 0 0 1 4 trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội Bài 5: Bình đẳng dân tộc và tôn giáo 1 1 1 0 3 Bài 6: Các quyền tự do cơ bản 3 2 1 1 7 Bài 7: Các quyền dân chủ 3 2 1 1 7 Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của 2 1 1 0 4 công dân Bài 9: Pháp luật với sự phát triển đất nước 1 0 0 0 1 Lớp 11 Kinh tế 2 2 0 0 4 Số câu 20 10 6 4 40 Tỉ lệ (%) 50% 25% 15% 10% 100% 2. Nhận xét đề. - Nội dung kiến thức: + Chương trình GDCD lớp 12 gồm 36 câu chiếm (90%). Trải dài ở tất cả các bài. Câu hỏi vận dụng cao chỉ có ở 04 bài là bài 2, bài 4, bài 6, bài 7. + Chương trình GDCD lớp 11 gồm 04 câu gồm 2 câu nhận biết và 2 câu thông hiểu. Tập trung chủ yếu vào các kiến thức cơ bản về kinh tế như sản xuất của cải vật chất, hàng hóa, quy luật giá trị. Từ bài 1 đến bài 4 chiếm (10%). - Hình thức: + Đề soạn bám bát đề minh họa của Bộ Giáo Dục. + Bám sát sách giáo khoa, chương trình GDCD 11, 12. + Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng. + Cấu trúc đề rõ ràng và mạch lạc, mang tính thời sự. + Phát huy được năng lực của học sinh, có sự phân hóa cao ở nhóm câu hỏi vận dụng cao. + Các phương án nhiễu có độ khó vừa phải và dễ nhận biết, các câu hỏi ở mức độ nhận biết dễ xác định được “từ khóa”, thuận lợi cho công tác ôn tập. - Cấp độ nhận thức: nhận biết 50%, thông hiểu 20%, vận dụng 15 %, vận dụng cao 10%. - Cấu trúc đề gồm: + 75% câu hỏi thuộc mức độ nhận biết và thông hiểu. + 25% vận dụng và vận dung cao. ĐÁP ÁN THAM KHẢO 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 Trang 5/9 - Mã đề thi 06
  6. A C C A B A C B C A 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 D D C D B C D A B C 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 A D B A C B C C B A 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 D B C C C A D B D B GIẢI CHI TIẾT CÂU ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN GIẢI 81 - Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng trong A quá trình sản xuất được gọi là sức lao động. 82 - Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là góp phần kích thích C lực lượng sản xuất phát triển. 83 C - Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. 84 A - Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức. 85 B - Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. 86 A - Theo quy định của pháp luật, việc xử lí người chưa thành niên phạm tội được áp dụng theo nguyên tắc giáo dục là chủ yếu. 87 C - Tham gia bảo vệ Tổ quốc là thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội 88 B - Vợ, chồng cùng bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp là thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong quan hệ nhân thân. 89 C - Theo quy định của pháp luật, việc giao kết hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động phải tuân theo nguyên tắc trực tiếp. 90 C - Mọi doanh nghiệp đều được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh là biểu hiện của quyền bình đẳng trong lĩnh vực kinh doanh. 91 D - Ðể khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc trên các lĩnh vực khác nhau đòi hỏi nhà nước ta phải thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 92 D - Hành vi bắt, giam giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 93 - Ngăn cản đại biểu trình bày ý kiến của mình trong hội nghị là công dân vi C phạm quyền tự do ngôn luận. 94 D - Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín khi phục vụ công tác điều tra. 95 B - Một trong những con đường để công dân thực hiện quyền ứng cử là tự ứng cử. Trang 6/9 - Mã đề thi 06
  7. 96 C - Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương, công dân đã thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở. 97 D - Nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân bị xâm phạm là mục đích của khiếu nại. 98 A - Công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, đại học và sau đại học là biểu hiện của việc thực hiện quyền học tập ở nội dung quyền học không hạn chế. 99 B - Cá nhân chủ động tìm hiểu kiến thức pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng là thực hiện quyền được phát triển. 100 C - Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội không được thể hiện ở việc công khai tỉ lệ lạm phát. 101 A - Để bán được hàng hóa, nhà sản xuất nên nâng cao chất lượng, đa dạng công dụng của hàng hóa. 102 D - Cạnh tranh có vai trò là động lực kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. 103 B - Thanh niên A tự nguyện đăng ký hiến tặng cơ thể của mình sau khi ông qua đời nhằm phục vụ công tác nghiên cứu trong y học. Thanh niên A đã thực hiện pháp luật theo hình thức sử dụng pháp luật. 104 A - Công dân phải chịu trách nhiệm trách nhiệm hành chính khi thực hiện hành vi không chấp hành quy định phòng dịch. 105 C - Công dân tham gia ứng cử thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực chính trị. 106 B - Công dân không xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm khi thực hiện hành vi bảo mật danh tính cá nhân. 107 C - Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác để dập tắt vụ hỏa hoạn. 108 C - Cử tri nhờ người khác bỏ phiếu bầu của mình vào hòm phiếu trong kì bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp. 109 B - Nhân dân được thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. 110 A - Do không đủ điều kiện để theo học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, nên H đã lựa chọn hệ vừa học vừa làm. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền học tập ở nội dung học thường xuyên, học suốt đời. 111 D - Khi đi tuần tra, nghi ngờ anh B là đối tượng trộm cắp nên công an xã đã bắt trói và giải về trụ sở để tra xét hỏi rồi giam giữ đến 2 ngày sau mới cho anh B về. Quá bức xúc, anh B đã gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch xã yêu cầu được bồi thường danh dự. Việc làm của anh B thể hiện vai trò là phương tiện để công dân bảo vệ lợi ích hợp pháp. 112 B - Bà V cho bà X vay 20 triệu đồng với lãi suất theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có giấy biên nhận vay nợ do bà X kí và ghi rõ họ tên. Đã quá hạn 6 tháng, mặc dù bà V đòi nhiều lần nhưng bà X vẫn không trả tiền cho bà V. Bà V đã thực hiện pháp luật theo hình thức sử dụng pháp luật. Trang 7/9 - Mã đề thi 06
  8. 113 C - Sau khi tốt nghiệp đại học, anh L một thanh niên người dân tộc thiểu số đã được sự bảo lãnh của ngân hàng chính sách xã hội để vay vốn cho dự án phát triển du lịch cộng đồng. Khi tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép, anh T cán bộ cơ quan chức năng đã loại hồ sơ của L với lý do anh là thanh niên người dân tộc thiểu số chưa có nhiều kinh nghiệm, việc phát triển du lịch cộng đồng sẽ kéo theo nhiều tệ nạn xã hội. Anh L đã bị vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực kinh tế. 114 C - Trong một lần đi dự tiệc sinh nhật của H, vốn sẵn có mâu thuẫn với anh S là bạn của H, anh B đã đem lời chửi bới anh S. Anh S bức xúc rủ thêm các anh K, chặn đường đánh anh B làm anh B thương tật 30%. Anh S và anh K đã vi pham quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe. 115 C - Giám đốc một công ty hóa chất là ông K chỉ đạo nhân viên xả chất thải độc hại chưa qua xử lí ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước. Bị bảo vệ là anh B phát hiện, ông K đưa cho anh 5 triệu đồng và đề nghị anh B không phát tán thông tin này nhưng anh B từ chối. Vì vậy, ông K dọa đuổi việc anh M. Anh B có thể thực hiện quyền tố cáo. 116 - Trường Trung học phổ thông X trang bị hệ thống máy tính có kết nối mạng A internet trong phòng đọc phục vụ nhu cầu học tập của học sinh. Trường X đã tạo điều kiện để học sinh thực hiện nội dung được cung cấp thông tin của quyền được phát triển. 117 D - Khi làm tình huống chú ý đọc câu hỏi trước, tìm từ “chìa khóa” gạch chân từ khóa. Đọc đề đến đâu, gạch chân, ghi đáp án (bên cạnh) đến đó. Khi đọc đề không suy diễn, mà phải dựa vào câu chữ để xác định đáp án. - Với tình huống này vận dụng nội dung bài 2, GDCD12 thì người phải chịu trách nhiệm hành chính gồm ông K, anh H, Q và chị M vì: + Trước khi tham gia giao thông anh H, anh Q và anh P đều uống rượu tức là có nồng độ cồn trong máu theo luật thì bị xử lí hành chính. + Chị M đang đi ngược đường một chiều. + Ông K bán hàng nước trên vỉa hè. 118 B - Tương tự như cách làm tình huống trên, với tình huống này vận dụng nội dung bài 4, GDCD12 thì người vi phạm quyền bình đẳng trong lao động thì người vi phạm gồm chị A và ông C vì: + Thứ nhất: chị A đã kí hợp đồng lao động với ông C giám đốc công ty X và làm việc được hai tháng nhưng chị A tự ý nghỉ việc. + Thứ hai: ông C chỉ đạo chị E cán bộ phòng nhân sự gây khó khăn trong việc giải quyết hồ sơ gốc cho chị A 119 D - Tương tự như cách làm tình huống trên với tình huống này vận dụng nội dung bài 6, GDCD12 quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân thì người vi phạm gồm anh H, anh E, anh M vì: + Anh E đã xúi giục mọi người đem anh B vào nhốt ở nhà kho + Anh H và M đem nhốt anh B vào kho 120 B - Tương tự như cách làm tình huống trên với tình huống này vận dụng nội dung bài 7, GDCD12. Hành vi của chị C, anh V và ông D vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín vì : + C phát hiện anh V và ông D cùng bàn bạc, thống nhất viết phiếu bầu giống nhau nên yêu cầu hai người làm lại phiếu bầu. Trang 8/9 - Mã đề thi 06
  9. HẾT Trang 9/9 - Mã đề thi 06