Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử - Lần 1 - Mã đề: 001 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT chuyên Trung Thiên (Có đáp án)

doc 12 trang xuanthu 27/08/2022 6760
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử - Lần 1 - Mã đề: 001 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT chuyên Trung Thiên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_lich_su_lan_1_ma_de_001_nam_h.doc

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử - Lần 1 - Mã đề: 001 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT chuyên Trung Thiên (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM 2021 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 Phút; (Đề có 40 câu) Mã đề 001 MỤC TIÊU - Củng cố kiến thức về lịch sử thế giới từ 1917 - 2000 và lịch sử Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX - 1946. - Rèn luyện các kĩ năng giải thích, phân tích, đánh giá, liên hệ các sự kiện, vấn đề lịch sử thông qua luyện tập các dạng câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao. Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 40 câu 23 10 4 3 Câu 1: Đặc điểm cơ bản của phong trào công nhân giai đoạn giai đoạn 1919-1925 là gì? A. Phong trào diễn ra ngày càng nhiều hơn nhưng còn lẻ tẻ, tự phát. B. Đã vượt ra khỏi phạm vi một nhà máy và đã có sự liên kết thành một phong trào chung. C. Giai cấp công nhân tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. D. Phong trào ngày càng có tổ chức, ý thức chính trị tăng lên rõ rệt. Câu 2: Điểm tương đồng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là đều A. đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân để giành độc lập. B. do Đảng Cộng sản ở các nước trực tiếp lãnh đạo. C. hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang. D. chống lại ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ. Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoài thực dân Pháp, đối tượng cách mạng Việt Nam còn có A. tiểu tư sản và đại địa chủ phong kiến. B. tư sản và tiểu tư sản. C. tư sản mại bản và đại địa chủ. D. địa chủ phong kiến và tư sản. Câu 4: Năm 1957, Liên Xô đạt được thành tựu tiêu biểu nào về khoa học – kĩ thuật? A. Phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất. B. Chế tạo thành công bom nguyên tử. C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. D. Đưa con người lên thảm hiểm Mặt Trăng. Câu 5: Ngày 8/9/1945, Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ theo chỉ thị của A. Chính phủ liên hiệp kháng chiến. B. Chính phủ lâm thời. C. Tổng bộ Việt Minh. D. Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 6: Khó khăn lớn nhất của Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công là A. giặc đói.B. giặc dốt. C. ngoại xâm. D. nội phản. Câu 7: Một điểm độc đáo của Cương lĩnh Chính trị ( đầu năm 1930) so với Luận cương chính trị (10/1930) là A. nhận thức được khả năng cách mạng của giai cấp bóc lột. B. nhận thức được khả năng cách mạng của giai cấp thống trị. C. nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng. D. xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Trang 1
  2. Câu 8: Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay? A. Mềm dẻo về sách lược, cương quyết trong đấu tranh. B. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh và trong sách lược. C. Cương quyết trong đấu tranh, cứng rắn về sách lược. D. Luôn nhân nhượng với kẻ thù để có môi trường hòa bình. Câu 9: Mục tiêu đấu tranh của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là chống A. đế quốc Pháp - phát xít Nhật. B. đế quốc và phong kiến. C. phát xít Nhật và tay sai. D. chế độ phản động thuộc địa. Câu 10: Sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quang phục hội gắn liền với nhà yêu nước nào ở Việt Nam đầu thế kỉ XX? A. Phan Bội Châu. B. Lương Văn Can. C. Nguyễn Tất Thành. D. Phan Châu Trinh. Câu 11: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) đã xác định kẻ thù của nhân Việt Nam là A. Thực dân Anh và tay sai. B. thực dân Pháp và tay sai. C. phát xít Nhật và tay sai. D. đế quốc Pháp và phát xít Nhật. Câu 12: Đâu không phải là nội dung của Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930)? A. Cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư. B. Quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương. C. Thông qua Luận cương chính trị của Đảng. D. Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Câu 13: Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập Đảng Cộng sản mà thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vì A. những điều kiện thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam chưa đầy đủ. B. phong trào yêu nước Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến. C. thanh niên yêu nước Việt Nam chưa tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. D. yếu tố khách quan cho việc thành lập đảng vô sản chưa chín muồi. Câu 14: Thực tiễn về mối quan hệ giữa những điều kiện bùng nổ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 cho thấy biện pháp quyết định để Việt Nam hội nhập quốc tế thành công là phải A. coi trọng phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. B. coi trọng quốc phòng, an ninh, chủ động đối phó mọi hoàn cảnh. C. xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cuộc cách mạng 4.0. D. coi những điều kiện chủ quan luôn giữ vai trò quyết định. Câu 15: Để giải quyết căn bản nạn đói sau Cách mạng tháng Tám, biện pháp hàng đầu là A. nhường cơm sẻ áo. B. tổ chức ngày đồng tâm. C. tăng gia sản xuất. D. lập hũ gạo cứu đói. Câu 16: Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì? A. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. B. Xây dựng một mặt trận dân tộc thống nhất để đoàn kết nhân dân. C. Xác định đúng giai cấp lãnh đạo và đưa ra đường lối đấu tranh đúng đắn. D. Sử dụng sức mạnh của cả dân tộc để giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp. Câu 17: Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là A. cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng thế giới. B. đã đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, tư bản đưa nhân dân lao động lên làm chủ. C. tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản. D. đưa đến sự thành lập một tổ chức quốc tế mới của công nhân trên toàn thế giới. Trang 2
  3. Câu 18: Nội dung nào không phải là nguyên nhân bùng nổ phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam? A. Hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933. B. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền lên cầm quyền ở Pháp (tháng 6/1936). C. Sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản với phong trào cách mạng thế giới. D. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (tháng 7/1936). Câu 19: Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã A. thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông. B. gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai. C. đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa. D. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Câu 20: Điểm tương đồng của phong trào 1930-1931 và cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) ở Việt Nam là A. tạo ra những điều kiện chủ quan cho Tổng khởi nghĩa. B. để lại bài học về xây dựng khối liên minh công nông. C. góp sức cùng đồng minh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. D. đề ra những mục tiêu và hình thức đấu tranh mới. Câu 21: Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam? A. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. B. Kết thúc thời kì phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản. C. Đưa giai cấp công nhân, nông dân lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng. D. chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam. Câu 22: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là A. chủ nghĩa thực dân mới. B. chủ nghĩa thực dân cũ. C. chủ nghĩa Apacthai. D. chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Câu 23: Nguyên nhân khách quan nào giúp các nước Tây Âu hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật. B. Sự suy yếu của Liên Xô. C. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc. D. Sự viện trợ của Mĩ. Câu 24: Cuộc cách mạng nào sau đây giúp Ấn Độ vươn lên trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới? A. Cách mạng trắng. B. Cách mạng chất xám. C. Cách mạng nhung. D. Cách mạng xanh. Câu 25: Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á trở thành một trong bốn “con rồng” kinh tế của châu Á? A. Xingapo. B. Thái Lan. C. Inđônêxia. D. Brunây. Câu 26: Nội dung nào không phản ánh đúng những thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển nhanh chóng. B. Sự tin tưởng, gắn bó với nhân dân đối với chính quyền. C. Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh. D. Quốc tế cộng sản chỉ đạo thống nhất cách mạng thế giới. Câu 27: Căn cứ cách mạng đầu tiên của Việt Nam trong giai đoạn 1939-1945 là A. Thái Nguyên. B. Bắc Kạn. C. Bắc Sơn - Võ Nhai. D. Tuyên Quang. Câu 28: Cơ quan ngôn luận của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là báo A. Tiếng dân. B. Hữu thanh. C. Thanh niên. D. Người cùng khổ. Trang 3
  4. Câu 29: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. B. Kết hợp khởi nghĩa và tiến công quân sự ở khắp nơi. C. Kết hợp ba thứ quân trong lực lượng vũ trang. D. Kết hợp khởi nghĩa từng phần với chiến tranh cách mạng. Câu 30: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), phạm vi nào không thuộc ảnh hưởng của Liên Xô? A. Đông Đức. B. Tây Đức. C. Đông Béclin. D. Đông Âu. Câu 31: Đặc điểm của nền kinh tế Mĩ từ năm 1983 đến 1991 là A. phát triển xen kẽ suy thoái. B. luyện kim và cơ khí. C. phát triển nhanh chóng. D. phục hồi và phát triển trở lại. Câu 32: Định ước Henxinki (1975) được kí kết giữa 33 nước châu Âu, Mỹ, Canađa nhằm A. tạo cơ chế giải quyết vấn đề an ninh, hòa bình ở châu Âu. B. tăng cường hợp tác giữa các nước về giáo dục, y tế. C. trao đổi thành tựu khoa học kĩ thuật. D. giải quyết vấn đề hòa bình ở Campuchia. Câu 33: Trong thời kì Chiến tranh lạnh, Mĩ phần nào thực hiện được mưu đồ của mình vì đã A. thiết lập được trung tâm quân sự, kinh tế, chính trị thế giới. B. góp phần làm tan rã hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. C. thiết lập chế độ thực dân mới ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. D. giành thắng lợi trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh (1991) Câu 34: Nguyên tắc bất biến của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 là A. đảm bảo thắng lợi. B. giữ vững độc lập dân tộc. C. giữ vai trò lãnh đạo của Đảng. D. phân hóa kẻ thù. Câu 35: Trong thập niên 50 đến 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã lợi dụng những cuộc chiến tranh nào để làm giàu? A. Triều Tiên và Trung Đông. B. Trung Đông và Việt Nam. C. Triều Tiên và Việt Nam. D. Trung Đông và Vùng Vịnh. Câu 36: Ngày 19/8/1945, nhân dân ta đã giành được chính quyền ở A. Huế. B. Hà Nội. C. Hà Tĩnh. D. Sài Gòn. Câu 37: Ý nghĩa lớn nhất của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới đến đầu năm 1930 là A. đào tạo, rèn luyện một đội ngũ những nhà yêu nước cho phong trào cách mạng về sau. B. góp phần khảo nghiệm một con đường cứu nước mới, thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển. C. cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam. D. thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất cho dân tộc Việt Nam. Câu 38: Ở Việt Nam, lực lượng xã hội nào có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp? A. Tư sản mại bản. B. Địa chủ phong kiến. C. Tư sản dân tộc. D. Trung và tiểu địa chủ. Câu 39: Phong trào Cần Vương (1885-1896) chấm dứt đánh dấu bằng sự thất bại của cuộc khởi nghĩa A. Hương Khê. B. Bãi Sậy. C. Hùng Lĩnh. D. Ba Đình. Câu 40: Quân Anh và quân Trung Hoa Dân quốc vào nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 với tư cách A. đồng minh của Việt Nam. B. các nước phát xít. Trang 4
  5. C. đồng minh của phát xít. D. quân Đồng minh. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN 1-A 2-A 3-C 4-C 5-D 6-C 7-A 8-A 9-B 10-A 11-D 12-D 13-A 14-D 15-C 16-A 17-A 18-A 19-C 20-A 21-A 22-C 23-D 24-B 25-A 26-D 27-C 28-C 29-A 30-B 31-D 32-A 33-B 34-B 35-C 36-B 37-B 38-C 39-A 40-D HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1 (TH): Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án. Cách giải: A chọn vì trong giai đoạn 1919 – 1925, phong trào công nhân ở Việt Nam diễn ra ngày càng nhiều hơn nhưng còn lẻ tẻ, tự phát. Phải đến cuộc bãi công Ba Son tháng 8/1925 thì mới đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác. B loại vì trong giai đoạn 1919 – 1925, phong trào công nhân chưa có sự liên kết thành một phong trào chung. C loại vì đây không phải là đặc điểm của phong trào công nhân giai đoạn 1919 – 1925 mà là đặc điểm của giai cấp công nhân giai đoạn này. D loại vì trong giai đoạn 1919 – 1925, phong trào công nhân chưa có tổ chức chính trị thống nhất và ý thức chính trị chỉ được đánh dấu bước đầu với cuộc bãi công Ba Son. Chọn A. Câu 2 (VD): Phương pháp: Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ, lãnh đạo, hình thức đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai để so sánh. Cách giải: A chọn vì sau Chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh đều đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân để giành độc lập. B loại vì ở châu Phi do các Đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo. C loại vì ở châu Phi hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh chính trị. D loại vì ở Mĩ Latinh chống chủ nghĩa thực dân mới. Chọn A. Câu 3 (TH): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 79, suy luận. Cách giải: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai sản động ngoài thực dân Pháp, đối tượng cách mạng Việt Nam còn có bọn tay sai phản động là tư sản mại bản và đại địa chủ. Chọn C. Câu 4 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 11. Trang 5
  6. Cách giải: Năm 1957, về khoa học - kĩ thuật, Liên Xô đạt được thành tựu tiêu biểu là phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Chọn C. Câu 5 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 124. Cách giải: Ngày 8/9/1945, Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chọn D. Câu 6 (VD): Phương pháp: Dựa vào tình hình nước ta sau thành công của Cách mạng tháng Tám để phân tích. Cách giải: Khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945: - Ngoại xâm và nội phản: Đây là kẻ thù nguy hiểm nhất vì chúng đều âm mưu phá chính quyền, chống phá cách mạng nước ta, đối lập lợi ích với nhân dân ta. Trong đó, ngoại xâm là vấn đề nguy hiểm hơn rất nhiều so với nội phản, nếu không có đường lối, phương pháp đấu tranh đúng đắn, linh hoạt, ta sẽ mất đi thành quả của CM tháng 8/1945 và bị biến thành nước mất độc lập như thời kì trước. - Giặc đói, giặc dốt, khó khăn về tài chính: cũng là những khó khăn rất lớn của ta nhưng đây là những vấn đề khó khăn trong nước. Các vấn đề này không nguy hại như ngoại xâm và nội phản, Đảng và Chính phủ cùng nhân dân có thể giải quyết được. Chọn C. Câu 7 (VD): Phương pháp: Dựa vào nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (SGK Lịch sử 12, trang 88) và nội dung của Luận cương chính trị (SGK Lịch sử 12, trang 94 – 95) để so sánh. Cách giải: A chọn vì Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã nhận thức được khả năng cách mạng của giai cấp bóc lột ví dụ như trong giai cấp địa chủ thì phân chia rõ đại địa chủ là đối tượng của cách mạng còn trung, tiểu địa chủ thì ít nhiều vẫn có tinh thần cách mạng, có thể lôi kéo hoặc trung lập. B loại vì giai cấp thống trị là phong kiến đầu hàng - đối tượng của cách mạng. C loại vì Cương lĩnh chưa nêu rõ về hình thức và phương pháp đấu tranh. D loại vì đây là điểm chung của Cương lĩnh và Luận cương. Chọn A. Câu 8 (VDC): Phương pháp: Phân tích các phương án. Cách giải: A chọn vì nguyên tắc nguyên tắc không đổi là giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Để thực hiện nguyên tắc trên, tùy vào hoàn cảnh mà ta thực hiện sách lược cho phù hợp (mềm dẻo). B loại vì phải tùy thuộc vào hoàn cảnh thì mới có thể thực hiện đấu tranh mềm dẻo hay cứng rắn, nếu ta luôn mềm dẻo trong đấu tranh thì sẽ thất bại. Lịch sử chứng minh Việt Nam không chủ động gây chiến tranh nhưng bắt buộc phải cầm vũ khí lên chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền. C loại vì về sách lược thì có thể thực hiện mềm dẻo để phù hợp với tình hình thực tế và vẫn phải đảm bảo phục vụ cho nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. D loại vì nếu luôn nhân nhượng với kẻ thù thì ta không bảo vệ được độc lập và các quyền dân tộc cơ bản khác của Việt Nam. Bên cạnh đó, lấy ví dụ tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám ta thấy, Việt Trang 6
  7. Nam đã cố gắng níu giữ nền hòa bình, tránh 1 cuộc chiến tranh nhưng thực dân Pháp đã quyết tâm trở lại xâm lược và biến nước ta thành thuộc địa một lần nữa nên ta không có điều kiện hòa bình nữa. Chọn A. Câu 9 (TH): Phương pháp: Dựa vào khẩu hiệu đấu tranh của phong trào trong SGK Lịch sử 12, trang 91, suy luận. Cách giải: - Đả đảo đế quốc → chống đế quốc để giành độc lập. - Đả đảo phong kiến – chống phong kiến đầu hàng, giành ruộng đất cho dân cày. Chọn B. Câu 10 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 141. Cách giải: Sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quang phục hội gắn liền với nhà yêu nước Phan Bội Châu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Chọn A. Câu 11 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 108 – 109. Cách giải: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (5/1941) đã xác định kẻ thù của nhân Việt Nam là đế quốc Pháp và phát xít Nhật. Chọn D. Câu 12 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 94 – 95. Cách giải: - Nội dung các phương án A, B, C là nội dung của Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930). - Nội dung phương án D là nội dung của Hội nghị BCH TƯ tháng 7/1936. Chọn D. Câu 13 (TH): Phương pháp: Dựa vào hoàn cảnh lịch sử nước ta giai đoạn 1919 – 1925 để giải thích. Cách giải: A chọn vì năm 1925, những điều kiện thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam chưa đầy đủ. Cụ thể: - Chủ nghĩa Mác – Lê nin chưa được truyền bá sâu rộng và thấm nhuần trong các tầng lớp nhân dân. - Công nhân Việt Nam chưa trưởng thành, chưa trở thành gia ính trị độc lập đủ sức lãnh đạo phong trào đấu tranh. B loại và đầu thế kỉ XX, với những hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh ta thấy phong trào yêu nước Việt Nam không còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến. C loại vì năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam là con đường cách mạng vô sản. D loại vì sự ra đời của Đảng không phụ thuộc vào 1 tố khách quan. Chọn A. Câu 14 (VDC): Phương pháp: Trang 7
  8. - Cách mạng tháng Tám thành công =nguyên nhân chủ quan (sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự chuẩn bị kĩ lưỡng suốt 15 năm, lòng yêu nước và sự đoàn kết đấu tranh của nhân dân )+ nguyên nhân khách quan thuận lợi (phát xít Nhật đã bị Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đánh bại). - Bài học rút ra: Để hội nhập quốc tế thành công, Việt Nam cần kết hợp cả nguyên nhân, điều kiện chủ quan và khách quan nhưng nguyên nhân, điều kiện chủ quan là quan trọng nhất, giữ vai trò quyết định. Cách giải: - Trong bối cảnh có điều kiện khách quan thuận lợi là phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, ở Đông Nam Á chỉ có 3 quốc gia giành được độc lập là In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào. - Xét riêng ở Việt Nam ta thấy: nếu không có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự chuẩn bị kĩ lưỡng suốt 15 năm, lòng yêu nước và sự đoàn kết đấu tranh của nhân dân thì dù có điều kiện khách quan thuận lợi cũng không thể giành được độc lập. → điều kiện chủ quan luôn giữ vai trò quyết định. - Bài học rút ra: Để hội nhập quốc tế thành công, Việt Nam cần kết hợp cả nguyên nhân, điều kiện chủ quan và khách quan nhưng nguyên nhân, điều kiện chủ quan là quan trọng nhất, giữ vai trò quyết định. Chọn D. Câu 15 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 123 – 124. Cách giải: Để giải quyết căn bản nạn đói sau Cách mạng tháng Tám, biện pháp hàng đầu là phải tiến hành tăng gia sản xuất. Chọn C. Câu 16 (VDC): Phương pháp: Phân tích các phương án. Cách giải: A, D loại vì cuối thế kỉ XIX, nhiệm vụ đấu tranh chỉ là giành độc lập dân tộc. B loại vì giai đoạn này chưa có mặt trận dân tộc thống nhất, phải từ năm 1936 trở đi mới thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất để lãnh đạo đấu tranh. C chọn vì sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là do chưa có giai cấp lãnh đạo tiên tiến và chưa đưa ra được đường lối đấu tranh đúng đắn. Chọn A. Câu 17 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 52. Cách giải: Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng thế giới. Chọn A. Câu 18 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 98 – 100. Cách giải: A chọn vì cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 tác động trực tiếp đối với các nước tư bản còn Việt Nam chịu ảnh hưởng gián tiếp từ cuộc khủng hoảng này. B, C, D loại vì nội dung của các phương án này là nguyên nhân bùng nổ phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam. Chọn A. Câu 19 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 81. Cách giải: Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Trang 8
  9. Chọn C. Câu 20 (VD): Phương pháp: Phân tích các phương án. Cách giải: A chọn vì điểm tương đồng của phong trào 1930-1931 và cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) ở Việt Nam là đã tạo ra những điều kiện chủ quan cho Tổng khởi nghĩa. Cụ thể là đây là các cuộc tập dượt chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa. B loại vì điều này chỉ đúng với phong trào 1930 – 1931. C loại và phong trào 1930 – 1931 chưa đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. D loại vì mục tiêu và hình thức của hai phong trào này không mới. Chọn A. Câu 21 (TH): Phương pháp: Dựa vào hoàn cảnh lịch sử nước ta trước khi Đảng ra đời để giải thích hoặc sử dụng phương pháp loại trừ phương án. Cách giải: A chọn vì cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, cách mạng Việt Nam đang khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo. + Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam khi đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước (CM Việt Nam hoàn toàn đi theo con đường CM vô sản) và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến, có tinh thần cách mạng triệt để). B loại vì khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản trong quá trình kiểm nghiệm đã cho thấy chưa phù hợp với yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc và khuynh hướng này chấm dứt với sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái. C loại vì giai cấp nông dân không nắm quyền lãnh đạo cách mạng. D loại vì chưa nêu rõ tổ chức chính trị ở Việt Nam bao gồm tổ chức nào vì ngoài 3 tổ chức cộng sản thì còn có các tổ chức chính trị khác của quần chúng cũng như cả tổ chức của tay sai phản động. Chọn A. Câu 22 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 37. Cách giải: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là chủ nghĩa Apacthai. Chọn C. Câu 23 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 48. Cách giải: Nguyên nhân khách quan giúp các nước Tây Âu hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là sự viện trợ của Mĩ. Chọn D. Câu 24 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 34. Cách giải: Cách mạng chất xám đã giúp Ấn Độ vươn lên trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. Chọn B. Câu 25 (NB): Trang 9
  10. Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 29. Cách giải: Xingapo ở Đông Nam Á là một trong bốn “con rồng” kinh tế của châu Á. Chọn A. Câu 26 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 122. Cách giải: - Nội dung các phương án A, B, C là những thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Nội dung phương án D không phải là thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Chọn D. Câu 27 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 110. Cách giải: Căn cứ cách mạng đầu tiên của Việt Nam trong giai đoạn 1939-1945 là Bắc Sơn - Võ Nhai. Chọn C. Câu 28 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 83. Cách giải: Cơ quan ngôn luận của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là báo Thanh niên. Chọn C. Câu 29 (TH): Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án. Cách giải: A chọn vì trong Cách mạng tháng Tám, ta kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. Trong đó, lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định. B loại vì ta không kết hợp khởi nghĩa và tiến công quân sự ở khắp nơi. C loại vì trong Cách mạng tháng Tám chỉ mới thành lập được bộ đội chủ lực còn bộ đội địa phương và dân quân tự vệ (dân quân du kích) được thành lập dần trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1946 – 1954. D loại vì ta trong Cách mạng tháng Tám ta không kết hợp khởi nghĩa từng phần với chiến tranh cách mạng. Chọn A. Câu 30 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 11. Cách giải: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), Tây Đức không thuộc ảnh hưởng của Liên Xô. Chọn B. Câu 31 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 45. Cách giải: Đặc điểm của nền kinh tế Mĩ từ năm 1983 đến 1991 là phục hồi và phát triển trở lại. Chọn D. Câu 32 (NB): Trang 10
  11. Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 62 – 63. Cách giải: Định ước Henxinki (1975) được ký kết giữa 33 nước châu Âu, Mỹ, Canada nhằm tạo cơ chế giải quyết vấn đề an ninh, hòa bình ở châu Âu. Chọn A. Câu 33 (TH): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 59, suy luận. Cách giải: A, C, D loại vì đây không phải là mục tiêu mà Mĩ hướng đến khi phát động Chiến tranh lạnh. B chọn vì cuộc chiến tranh lạnh được phát động nhằm thực hiện mưu đồ của Mĩ là chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu XHCN. – Mĩ phần nào thực hiện được mưu đồ của mình khi góp phần dẫn tới sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu. Chọn B. Câu 34 (TH): Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án. Cách giải: A, D loại vì đây không phải là nguyên tắc được đề ra giai đoạn này. B chọn vì nguyên tắc không đổi trong đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa là giữ vững độc lập dân tộc. C loại vì trong quá trình đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tuyên bố tự giải tán nhưng thực tế là tạm thời rút vào hoạt động bí mật. Chọn B. Câu 35 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 55. Cách giải: Trong thập niên 50 đến 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã lợi dụng cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam để làm giàu. Chọn C. Câu 36 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 116. Cách giải: Ngày 19/8/1945, nhân dân ta đã giành được chính quyền ở Hà Nội. Chọn B. Câu 37 (TH): Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án. Cách giải: A loại vì khuynh hướng dân chủ tư sản không góp phần đào tạo, rèn luyện một đội ngũ những nhà yêu nước cho phong trào cách mạng về sau. B chọn vì phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới đến đầu năm 1930 đã góp phần khảo nghiệm một con đường cứu nước mới, thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển. C loại vì đây chưa phải là ý nghĩa lớn nhất của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới đến đầu năm 1930. D loại vì ngoài khuynh hướng dân chủ tư sản thì còn có khuynh hướng vô sản. Nếu nói khuynh hướng dẫn chủ tư sản thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất cho dân tộc Việt Nam thì chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, đây chưa phải là ý nghĩa lớn nhất của phong trào này. Chọn B. Trang 11
  12. Câu 38 (TH): Phương pháp: Dựa vào thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội để chọn đáp án. Cách giải: A loại vì tư sản mại bản là đối tượng của cách mạng. B, D loại vì trong địa chủ phong kiến chia ra làm đại địa chủ (đối tượng của cách mạng) và trung, tiểu địa chủ (ít nhiều có tinh thần cách mạng). C chọn vì tư sản dân tộc có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp. Chọn C. Câu 39 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 133. Cách giải: Phong trào Cần Vương (1885-1896) chấm dứt đánh dấu bằng sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Chọn A. Câu 40 (NB): Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 121. Cách giải: Quân Anh và quân Trung Hoa Dân quốc vào nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 với tư cách quân Đồng minh. Chọn D. Trang 12