Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Đề số 23 - Năm học 2020-2021 (Có lời giải chi tiết)

doc 17 trang xuanthu 8960
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Đề số 23 - Năm học 2020-2021 (Có lời giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_sinh_hoc_de_so_23_nam_hoc_202.doc

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Đề số 23 - Năm học 2020-2021 (Có lời giải chi tiết)

  1. ĐỀ SỐ 23 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN: SINH HỌC Năm học: 2020-2021 Thời gian làm bài: 50 phút( Không kể thời gian phát đề) Câu 1. Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế: A. Thấm thấu. B. Cần tiêu tốn năng lượng. C. Nhờ các bơm ion. D. Chủ động. Câu 2. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở: A. mang.B. bề mặt toàn cơ thể. C. phổi. D. các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang, Câu 3. Đặc điếm của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới là: A. tính phổ biến. B. tính đặc hiệu. C. tính liên tục. D. tính thoái hóa. Câu 4. Theo Jacob và Mono, các thành phần cấu tạo của operon Lac gồm: A. vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P). B. gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O). C. gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P). D. gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P). Câu 5. Hình vẽ sau mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng A. chuyển đoạn tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể. B. đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. mất đoạn giữa nhiễm sắc thể. D. chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể. Câu 6. Trong các nội dung sau, nội dung nào không thuộc các bước trong phương pháp nghiên cứu của Menđen? A. Cho các cây đậu Hà Lan giao phấn để tạo dòng thuần chủng về từng tính trạng. Trang 1
  2. B. Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời F1 , F2 , F3 . C. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả. D. Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình. Câu 7. Xét 1 cặp gen trên mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng của loài có 2n 8 . Một cá thể có kiểu gen AAaBBDdEEe. Bộ nhiễm sắc thể của cá thể này gọi là: A. thể ba nhiễm kép. B. thể tam bội. C. thể tam bội kép. D. thể ba nhiễm. BD Câu 8. Hai tế bào sinh giao tử có kiểu gen Aa thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Biết quá bd trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen. Tính theo lý thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra từ quá trình trên là: A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. Câu 9. Cơ thể mang kiểu gen AaBbDdeeFf khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử là: A. 4 B. 16 C. 8D. 32 Câu 10. Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội, người ta vẽ được sơ đồ minh họa sau đây: Hình này mô tả A. rối loạn phân li nhiễm sắc thể ở kì sau của giảm phân II. B. rối loạn phân li nhiễm sắc thể ở kì sau của giảm phân I. C. rối loạn phân li nhiễm sắc thể ở kì sau của nguyên phân. D. rối loạn phân li nhiễm sắc thể ở kì giữa nguyên phân. Câu 11. Một quần thể thực vật tự thụ phấn bắt buộc có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là 0,2 AA 0,4Aa 0,4aa 1. Theo lý thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là: A. 0,375 AA 0,05Aa 0,575aa 1 B. 0,36 AA 0,48Aa 0,16aa 1 C. 0,16 AA 0,48Aa 0,36aa 1 D. 0,575 AA 0,05Aa 0,375aa 1 Câu 12. Trong những thành tựu sau đây, thành tựu nào là của công nghệ tế bào? A. Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp caroten trong hạt. B. Tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất cao. C. Tạo ra vi khuẩn E. coli có khả năng sản xuất insulin của người. D. Tạo ra cừu Đôli. Câu 13. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau: 1 Tiến hóa hóa học. 2 Tiến hóa sinh học. 3 Tiến hóa tiền sinh học. Các giai đoạn trên diễn ra theo thứ tự đúng là: Trang 2
  3. A. 1 3 2 . B. 2 3 1 . C. 1 2 3 . D. 3 2 1 . Câu 14. Đại địa chất nào được gọi là kỉ nguyên của bò sát? A. Đại Thái cổ. B. Đại cổ sinh. C. Đại Trung sinh. D. Đại Tân sinh. Câu 15* Khi nói về chu trình Nitơ, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Vi khuẩn phản nitrat hóa có thể phân hủy nitrat NO3 thành nitơ phân tử ( N2 ). B. Một số loài vi khuẩn có khả năng cố định nitơ từ không khí. C. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối, như muối amoni NH4 , nitrat NO3 . D. Động vật có xương sống có thể hấp thu nhiều nguồn nitơ như muối amôni NH4 Câu 16. Mối quan hệ nào dưới đây không có loài nào có lợi? A. Vật chủ - vật kí sinh. B. Hội sinh. C. Ức chế - cảm nhiễm. D. Sinh vật này ăn sinh vật khác. Câu 17. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng các thí nghiệm về quá trình hô hấp ở thực vật sau đây? 1 Thí nghiệm A nhằm phát hiện sự hút O2 , thí nghiệm B dùng để phát hiện sự thải CO2 , thí nghiệm C để chúng mình có sự gia tăng nhiệt độ trong quá trình hô hấp. 2 Trong thí nghiệm A, dung dịch KOH sẽ hấp thu CO2 từ quá trình hô hấp của hạt. 3 Trong thí nghiệm A, cả hai dung dịch nước vôi ở hai bên lọ chứa hạt nảy mầm đều bị vẩn đục. 4 Trong thí nghiệm B, vôi xút có vai trò hấp thu CO2 và giọt nước màu sẽ bị đẩy xa hạt nảy mầm. 5 Trong thí nghiệm C, mùn cưa giảm bớt sự tác động của nhiệt độ môi trường dẫn tới sự sai lệch kết quả thí nghiệm. A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không đúng với hệ tuần hoàn hở? Trang 3
  4. A. Máu chảy với áp lực thấp. B. Máu tiếp xúc trực tiếp với tế bào. C. Có ở các loài động vật thuộc nhóm côn trùng, thân mềm, ruột khoang. D. Có hệ mạch nối là các mao mạch. Câu 19. ở một loài động vật, alen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng (gen nằm trên NST thường). Một cá thể lưỡng bội lông trắng giao phối với một cá thể lưỡng bội (X) thu được đời con đồng tính. Hỏi kiểu gen của (X) có thể là một trong bao nhiêu trường hợp? A. 3.B. 1.C. 2.D. 4. Câu 20. Khi nói về thể đa bội ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. II. Thể dị đa bội có thể được hình thành nhờ lai xa kèm theo đa bội hóa. III. Thể đa bội có thể được hình thành do sự không phân li của tất cả các nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử. IV. Dị đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của một loài. A. 1.B. 3. C. 4.D. 2. Câu 21. AaBb aaBb . Tỉ lệ phân li kiểu gen của thế hệ lai là: A. 1AABb : 1AAbb : 2AaBb : 2 Aabb : 1aaBb : 1aabb. B. 1AaBB : 1aaBB : 2AaBb : 2 aaBb : 1Aabb : 1aabb. C. 1AaBb : 1aaBb : 1Aabb : 1aabb : 2AAbb : 2aaBB. D. 1AaBb : 2aaBb : 2Aabb : 1aabb : 1AAbb : 1aaBB. Câu 22. Theo Đác-uyn, biến dị cá thể là gì? A. Là những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của môi trường hay tập quán hoạt động. B. Là những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của nội môi hay ngoại môi và có thể di truyền được. C. Là sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài trong quá trình sinh sản. D. Là sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài trong quá trình sống nhưng không có khả năng di truyền. Câu 23. Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi trong một quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật ăn thịt và con mồi không cùng một bậc dinh dưỡng. B. Số lượng cá thể sinh vật ăn thịt bao giờ cũng nhiều hơn số lượng cá thể con mồi. C. Theo thời gian con mồi sẽ dần dần bị sinh vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn. D. Mỗi loài sinh vật ăn thịt chỉ sử dụng một loại con mồi nhất định làm thức ăn. Câu 24. Có bao nhiêu biện pháp dưới đây giúp bảo vệ các hệ sinh thái rừng? 1. Trồng cây gây rừng. 2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ rừng. Trang 4
  5. 3. Vận động đồng bào dân tộc thiểu số sống du canh, du cư. 4. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 5. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, 6. Phòng cháy rừng. A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 25. Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A 36C ; B 78C ; C 55C ; D 83C ; E 44C . Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại A T / tổng nuclêôtit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần? A. D → B → C → E → AB. A → B → C → D → E C. A → E → C → B → DD. D → E → B → A → C Câu 26. Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau: (I) Bộ ba đối mã của phức hợp Met-tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN. (II) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh. (III) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. (IV) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticodon của phức hệ aa1 tARN ( aa1 axitamin đứng liền sau axitamin mở đầu). (V) ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5 3 . (VI) Hình thành liên kết peptit giữa axitamin mở đầu và aa1 . Các sự kiện trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit diễn ra theo thứ tự là A. (II) → (I) → (III) → (IV) → (VI) → (V). B. (III) → (I) → (II) → (IV) → (VI) → (V). C. (III) → (II) → (I) → (VI) → (V) → (VI). D. (II) → (III) → (I) → (IV) → (V) → (VI). Câu 27. Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 3 cặp gen không alen tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5 cm. Cây thấp nhất có chiều cao 150 cm. Chiều cao cây cao nhất là bao nhiêu? A. 170 cm.B. 175 cm. C. 165 cm. D. 180 cm. Câu 28. Ở một loài thực vật, alen A quy định cây thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định cây thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Hai cặp alen tồn tại trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. Phép lai nào cho tỉ lệ phân li kiểu hình 3 cây thân cao, quả vàng : 3 cây thân cao, quả đỏ : 1 cây thân thấp, quả đỏ : 1 cây thân thấp, quả vàng? A. AaBb aaBb B. Aabb aaBb C. AaBb Aabb D. AaBb aabb Câu 29. Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là: A. Chọn lọc tự nhiên chỉ diễn ra mạnh mẽ khi môi trường thay đổi, còn các yếu tố ngẫu nhiên xảy ra ngay cả môi trường không thay đối. Trang 5
  6. B. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp tạo ra kiểu gen thích nghi còn các yếu tố ngẫu nhiên thì không. C. Chọn lọc tự nhiên làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng xác định, còn các yếu tố ngẫu nhiên thì không. D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành loài mới còn kết quả của các yếu tố ngẫu nhiên là tăng tần số alen có lợi trong quần thể. Câu 30. Cho thông tin về các loài trong một chuỗi thức ăn trong bảng sau: Bậc dinh dưỡng Năng suất sinh học Cỏ 2,2 106 calo Thỏ 1,1 104 calo Cáo 1,25 103 Hổ 0,5 102 calo Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Chuỗi thức ăn này có 4 bậc dinh dưỡng. B. Cáo được gọi là động vật ăn thịt bậc 2. C. Năng lượng thất thoát cao nhất là ở bậc dinh dưỡng bậc 2. D. Năng lượng tích lũy cao nhất là ở bậc dinh dưỡng bậc 3. Câu 31. Sơ đồ bên dưới minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, F, H. Cho các kết luận sau về lưới thức ăn này: 1 Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn. 2 Loài E tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau. 3 Loài D tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài C. 4 Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài E sẽ mất đi. 5 Không có loài nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp 6. 6 Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3. Số kết luận đúng là: Trang 6
  7. A. 3B. 5C. 4D. 2 Câu 32. Vườn cây ăn quả có loài rận chuyên đưa những con rệp lên chồi non, nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa của cây ăn quả và thải ra chất dinh dưỡng cho loài rận ăn. Để đuổi loài rận, người nông dân đã thả vào vườn loài kiến ba khoang. Khi được thả vào vườn, kiến ba khoang tiêu diệt loài rận. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1 Kiến ba khoang và cây ăn quả là quan hệ hợp tác. 2 Loài rận và cây ăn quả là quan hệ cạnh tranh. 3 Kiến ba khoang và loài rận là quan hệ sinh vật ăn sinh vật. 4 Loài rận và rệp là quan hệ cộng sinh. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 33. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao P thu được F1 gồm 901 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Có bao nhiêu dự đoán đúng trong số những dự đoán sau: I. Các cây thân cao ở P có kiểu gen khác nhau. II. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên thì F2 xuất hiện kiểu gen lặn chiếm 12,5% III. Cho toàn bộ cây thân cao ở F1 tự thụ phấn thì đời con thu được số cây thân thấp chiếm 1/6 . IV. Cho toàn bộ các cây thân cao ở F1 lai ngẫu nhiên với nhau thì F2 phân li theo tỉ lệ 8 thấp : 1 cao. A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 34. Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung với mạch mã gốc là: 3’ AAAXAATGGGGA 5’. Trình tự nuclêôtit trên mạch mARN do gen này điều khiển tổng hợp là: A. 3’ AAAXAAUGGGGA 5’.B. 5’ AAAXAAUGGGGA 3’. C. 5’ UUUGUUAXXXXU 3’.D. 3’ UXXXXAUUGAAA 5’. Câu 35. Khi giao phấn giữa 2 cây cùng loại, thu được F1 có tỉ lệ 70% cao tròn : 20% thấp bầu dục : 5% cao bầu dục : 5% thấp tròn. Kiểu gen của P và tần số hoán vị là: AB AB A. . , hoán vị gen xảy ra 1 bên với tần số 20%. ab ab AB ab B. . , hoán vị gen xảy ra 1 bên với tần số 20%. AB ab AB AB C. . , hoán vị gen xảy ra 2 bên với tần số 20%. ab ab ab AB D. . , hoán vị gen xảy ra 2 bên với tần số 20%. aB ab Câu 36. Ở người bệnh mù màu do gen lặn a và bệnh máu khó đông do alen lặn b nằm trên NST giới tính X quy định, alen A và B quy định nhìn bình thường và máu đông bình thường, không có alen tương ứng Trang 7
  8. trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn d nằm trên NST thường quy định, alen D quy định da bình thường. Tính trạng màu da do 3 gen, mỗi gen gồm 2 alen nằm trên NST thường tương tác cộng gộp với nhau quy định, số kiểu gen tối đa trong quần thể người đối với 6 gen nói trên là: A. 1296 B. 1134C.1053D. 1377 Câu 37. Một gen mạch kép thẳng của sinh vật nhân sơ có chiều dài 4080 A°. Trên mạch 1 của gen có A1 260 nuclêôtit, T1 220 nuclêôtit. Gen này thực hiện tự sao một số lần sau khi kết thúc đã tạo ra tất cả 64 chuỗi pôlinuclêôtit. Số nuclêôtit từng loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen nói trên là: A. A T 14880 ; G X 22320 .B. A T 29760 ; G X 44640 . C. A T 30240 ; G X 45360 .D. A T 16380 ; G X 13860. Câu 38. Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng; alen B quy định cánh hoa thẳng trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh hoa cuộn. Lai hai cây (P) với nhau, thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ, cánh thẳng. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 25% cây hoa đỏ, cánh cuộn; 50% cây hoa đỏ, cánh thắng; 25% cây hoa vàng, cánh thẳng. Cho biết không xảy ra đột biến, từ kết quả của phép lai trên có thể rút ra kết luận: A. kiểu gen của các cây F1 là Aabb, các gen phân li độc lập. B. kiểu gen của các cây F1 là AaBb, các gen phân li độc lập. AB C. kiểu gen của các cây F là , các gen liên kết hoàn toàn. 1 ab AB D. kiểu gen của các cây F là , các gen liên kết hoàn toàn. 1 ab Câu 39. Một loài sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Bốn quần thể của loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội như sau: Quần thể I II III IV Tỉ lệ kiểu hình trội 96% 64% 75% 84% Theo lý thuyết, phát biếu nào sau đây sai? A. Trong 4 quần thể trên, quần thể IV có tần số kiểu gen Aa lớn nhất B. Quần thể II có tần số kiểu gen AA là 0,16 C. Quần thể I có tần số kiểu gen Aa là 0,32 D. Quần thể III có thành phần kiểu gen là: 0,25AA: 0,5Aa : 0,25aa Câu 40. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bệnh M ở người do một trong hai alen của một gen quy định: Trang 8
  9. Biết rằng không phát sinh đột biến ở tất cả những người trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phả hệ trên? I. Bệnh M do alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. II. Có thể có tối đa 12 người trong phả hệ này có kiểu gen giống nhau. III. Xác suất sinh con thứ ba bị bệnh M của cặp vợ chồng II1 II8 là 1/4. IV. Xác suất sinh con đầu lòng có kiểu gen dị hợp tử của cặp vợ chồng III13 III14 là 5/12. Đáp án 1-A 2-D 3-A 4-A 5-D 6-A 7-A 8-A 9-B 10-B 11-A 12-D 13-C 14-C 15-D 16-C 17-D 18-D 19-C 20-B 21-B 22-C 23-A 24-D 25-A 26-B 27-D 28-A 29-C 30-B 31-D 32-C 33-A 34-A 35-A 36-B 37-A 38-C 39-A 40-B LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Đáp án A Câu 2. Đáp án D Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí. + ở thú, chim, bò sát bề mặt trao đổi chất là phổi. + ở cá, cua, bề mặt trao đổi khí là mang. + ở giun, bề mặt trao đổi khí là cơ thể. Câu 3. Đáp án A Câu 4. Đáp án A Theo Jacob và Mono, các thành phần cấu tạo của operon Lac gồm: vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P). Câu 5. Đáp án D Hình vẽ mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể. Câu 6. Đáp án A Trang 9
  10. Câu 7. Đáp án A Xét 1 cặp gen trên mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng của loài có 2n 8 . Một cá thể có kiểu gen AAaBBDdEEe. Bộ nhiễm sắc thể của cá thể này gọi là thể ba nhiễm kép Giải thích: AAa tăng 1 chiếc; Eee tăng 1 chiếc; các cặp còn lại bình thường Câu 8. Đáp án A Ta có: + n 2 , m 0 , k 2 2n 22 + 2 2 2n k Số loại giao tử: 2.2 4 2 Câu 9. Đáp án B Số loại giao tử: 2n n: số cặp gen dị hợp Câu 10. Đáp án B Hình này mô tả rối loạn phân li nhiễm sắc thể ở kì sau của giảm phân I. Câu 11. Đáp án A Cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là 0,2AA 0,4Aa 0,4aa 1. Quần thể tự phối Theo lý thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là: 3 1 Aa 0.4. 0,05 2 3 1 1 2 AA 0,2 0,4. 0,375 2 3 1 1 2 aa 0,4 0,4. 0,575 2 Câu 12. Đáp án D Câu 13. Đáp án C Câu 14. Đáp án C Câu 15. Đáp án D Câu 16. Đáp án C A, B, D loại vì quan hệ vật chủ - vật kí sinh; quan hệ hội sinh; quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác đều có một loài được lợi. Trang 10
  11. C chọn vì quan hệ ức chế - cảm nhiễm là không có loài nào có lợi (giữa loài tiết chất độc và loài bị ảnh hưởng không có mối quan hệ về dinh dưỡng với nhau, không cạnh tranh nhau về nguồn sống và nơi ở, loài tiết chất độc chỉ “vô tình” gây hại đến các loài sống quanh nó). Câu 17. Đáp án D 1 Sai vì A để chứng minh cho sự thải CO2 , B chứng minh cho sự hút O2 2 Sai vì dung dịch KOH hấp thu CO2 có trong không khí được dẫn vào 3 Sai vì dựa vào bơm hút, mà các khí sẽ đi theo một chiều từ trái sang phải, CO2 trong không khí đã bị hấp thụ hết nhờ KOH. Suy ra bình nước vôi bên phải làm nước vẩn đục là do CO2 hạt thải ra khi hô hấp 4 Sai vì CO2 bị vôi xút hấp thu hết, nên giọt nước màu dịch chuyển vào phía trong chứng tỏ áp suất trong giảm. Chứng tỏ khi hạt hô hấp đã sử dụng O2 5 Đúng Câu 18. Đáp án D Nội dung HTH Hở HTH kín Hình ống, nhiều ngăn, có các Có ngăn tim: tim 2 ngăn (1 tâm lỗ tim thất, 1 tâm nhĩ), tim 3 ngăn (2 tâm Tim Cấu tạo nhĩ, 1 tâm thất), tim 4 ngăn (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất) Hệ mạch Có ĐM, TM, không có MM Có ĐM, TM và MM - Máu tư tim → ĐM → tràn Máu từ tim → ĐM → MM → vào khoang cơ thể (máu trộn TM → tim lẫn với dịch mô tạo thành hỗn - Máu trao đổi với tế bào qua Đường đi của máu hợp máu - dịch mô) → TM → thành mao mạch. tim. - Máu tiếp xúc trao đổi trự tiếp Hoạt động với tế bào. - Máu chảy trong động mạch - Máu chảy trong động mạch dưới Áp lực vận tốc máu dưới áp lực thấp, tốc độ máu áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ chảy chậm. máu chảy nhanh. - ĐV thân mềm, châm khớp. - Giun đất, mức ống, bạch tuộc, Đại diện các động vật không xương sống. Câu 19. Đáp án C Vì cá thể lưỡng bội lông trắng có kiểu gen là aa → để đời con đồng tính thì (X) phải có kiểu gen thuần chủng (AA hoặc aa) → Kiểu gen của (X) có thể là một trong hai trường hợp. Vậy đáp án của câu hỏi này là 2. Trang 11
  12. Câu 20. Đáp án B -I đúng vì thể đa bội lẻ số NST trong từng nhóm tương đồng thường lẻ nên gây cản trở quá trình phát sinh giao tử. - II đúng - III đúng, trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu tất cả các NST không phân li thì cũng tạo nên thể tứ bội. - IV sai vì dị đa bội là hiện tượng làm gia tăng số bộ NST đơn bội của hai loài khác nhau trong một tế bào. Vậy có 3 phát biểu đúng Câu 21. Đáp án B Câu 22. Đáp án C Đác-Uyn phân biệt biến dị ra làm biến dị cá thể và biến dị đồng loạt. Theo ông biến dị cá thể dùng để chỉ những sai khác phát sinh trong quá trình sinh sản. Câu 23. Đáp án A A đúng, trong chuỗi thức ăn vật ăn thịt luôn có bậc dinh dưỡng cấp cao hơn con mồi. B sai vì thường thì số lượng cá thể con mồi nhiều hơn số lượng vật ăn thịt, C sai vì con mồi không bị vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn. D sai vì vật ăn thịt có thể sử dụng nhiều loại con mồi làm thức ăn. Câu 24. Đáp án D 1, 2, 5, 6 đúng Câu 25. Đáp án A Liên kết A-T bằng 2 liên kết hiđrô Liên kết G-X bằng 3 liên kết hiđrô → càng nhiều liên kết A-T, nhiệt độ nóng chảy càng giảm Vậy trình tự sắp xếp theo nhiệt độ nóng chảy giảm là: D → B → C → E → A → Vậy trình tự sắp xếp theo tỉ lệ (A+T)/ tổng số nu tăng dần là D → B → C → E → A Câu 26. Đáp án B Thứ tự các sự kiện trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit. Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. Bộ ba đối mã của phức hợp Met - tARN (ƯAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN. Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh. Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticodon của phức hệ aa1 tARN ( aa1 : axitamin đứng liền sau axitamin mở đầu) Hình thành liên kết peptit giữa axitamin mở đầu và aa1 Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5 3 . Trang 12
  13. Quá trình dịch mã Câu 27. Đáp án D Chiều cao cây cao nhất (cây có chứa 6 alen trội) là: 150 5.6 180 Câu 28. Đáp án A Câu 29. Đáp án C Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen → làm biến đổi tần số alen của quần thể. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định, CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định. CLTN quy định chiều hướng tiến hóa → CLTN là một nhân tố tiến hóa có hướng. Các yếu tố ngẫu nhiên gây nên sự biến đổi về tần số alen với một số đặc điểm sau đây: - Thay đổi tan so alen không theo một chiều hướng xác định. - Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể Câu 30. Đáp án B Câu 31. Đáp án D 1 sai, có tối đa 7 chuỗi. 2 đúng, A → B → E → H, A → C → F →E → H, A → C → D → F → E → H, A → D → F → E → H 3 sai, loài D và loài C tham gia vào chuỗi thức ăn với số lần như nhau. 4 sai, vì E còn loài F làm thức ăn. Trang 13
  14. 5 sai, loài H với chuỗi A → C → D → F → E → H 6 đúng, loài E, F và D. Câu 32. Đáp án C I đúng. Vì kiến ba khoang ăn rệp cây nên cả kiến ba khoang và loài cây ăn quả đều được lợi. II sai. Vì loài rận đã gián tiếp khai thác nhựa của cây ăn quả nên đây là sinh vật ăn sinh vật. III đúng. Vì kiến ba khoang ăn loài rận. IV đúng. Vì loài rận và rệp cây cùng nhau phối hợp để ăn nhựa cây. Câu 33. Đáp án A P : Cao Cao → F1 : 3 cao : 1 thấp → Cây thấp F1 có kiểu gen aa sẽ nhận một a từ bố và một a từ mẹ → Kiểu gen của → đều là Aa → F1 : 1AA: 2Aa: 1aa. - Xét các phát biếu của đề bài: I sai vì kiểu gen của P giống nhau, đều là Aa. II sai vì F1 giao phối ngẫu nhiên thì: • Cách 1. ♂ F1 . Cơ thể AA giảm phân cho 1A Cơ thể 2Aa giảm phân cho 1A:1a Cơ thể 1aa giảm phân cho 1a. Vậy ♂ F1 giảm phân cho 1/2A: 1/2a. Tương tự ♀ F1 cũng giảm phân cho 1/2A:1/2a. F2 : 1AA : 2Aa : 1aa. → Khi cho F1 giao phấn ngẫu nhiên thì F2 xuất hiện kiểu gen lặn chiếm 25% • Cách 2. Sử dụng di truyền quần thể, F1 cân bằng di truyền → F2 có cấu trúc: 1AA: 2Aa: 1aa. III đúng vì cây thân cao F1 có kiểu gen: 1AA: 2Aa hay 1/3AA: 2/3Aa • 1/3 AA tự thụ cho 1/3 AA • 2/3 Aa tự thụ cho 2/3.1/4 = l/ 6 aa → 1/6 cây thấp IV sai vì cây thân cao F1 có kiểu gen: 1AA: 2Aa hay 1/3AA : 2/3Aa → đời sau cho tỉ lệ 8 cao : 1 thấp. Câu 34. Đáp án A Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung với mạch mã gốc là: 3’ AAAXAATGGGGA 5’ hay 5’ AGGGGTAAXAAA 3’ Trình tự Nu trên mạch mã gốc là: 3’ TXXXXATTGTTT 5’ Trình tự nuclêôtit trên mạch mARN do gen này điều khiển tổng hợp là: 5’ AGGGGU AAX AAA 3’ Trang 14
  15. ADN Các nuclêôtit trên 2 mạch của phân tử ADN được liên kết với nhau theo NTBS: + A trên mạch 1 A1 chỉ liên kết với T trên mạch 2 T2 và ngược lại. + G trên mạch 1 G1 chỉ liên kết với X trên mạch 2 X2 và ngược lại. Câu 35. Đáp án A Xét sự di truyền từng cặp tính trạng: + Cao : thấp = 3 : 1 → Cao là trội hoàn toàn so với thấp; A - cao, a- thấp. + Tròn : bầu dục = 3 :1 → Tròn là trội hoàn toàn so với bầu dục; B- trong, b- bầu dục. Xét sự di truyền chung. + Tỉ lệ kiểu hình bất thường ở F1 → xảy ra hoán vị gen. + Tỉ lệ cây thấp, bầu dục: ab ab ab 0,2 0,5 0,4 ab ab AB 0,4 0,25 giao tử liên kết. Ab aB 0,1 0,25 giao tử hoán vị. AB Ab → Kiểu gen P: , hoán vị 1 bên với tần số 20%. ab ab Câu 36. Đáp án B Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông gồm các alen quy định nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Locut I chứa 2 alen A và a, locut II chứa 2 alen B và b nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y. Ta có số alen là: 2.2 4 alen. 4 4 1 Số kiểu gen ở giới XX: 10 kiểu gen. 2 Số kiểu gen ở giới XY là 4 kiểu gen. Tổng số kiểu gen là: 10 4 14 kiểu gen. 2. 2 1 Mỗi gen còn lại đều có: 3 kiểu gen. 2 Vậy tổng số kiểu gen là: 14.3.3.3.3 1134 kiểu gen. Trang 15
  16. Câu 37. Đáp án A Gọi k là số lần nhân đôi của gen. số phân tử ADN con được tạo ra qua quá trình tự nhân đôi k lần của 1 phân tử ADN mẹ Acc Tcc A 2k 1 Gcc Xcc G 2k 1 * Tính số nuclêôtit loại A và G của gen N 2L Ta có: L .3,4A N 2400 2 3,4 A G 1200 Mà: A A1 T1 480 Do đó: G 720 * Tính số lần nhân đôi của gen (k) Nhận xét: 64 chuỗi pôlinuclêôtit = 32 gen Ta có: 1 gen nhân đôi k lần tạo 2k gen 32 25 k 5 * Tính số nuclêôtit môi trường cung cấp k Acc Tcc A 2 1 14880 k Gcc Xcc G 2 1 22320 Câu 38. Đáp án C Quy ước: - A: hoa đỏ; a: hoa vàng - B: cánh thẳng; b: cánh hoa cuộn. Theo đề bài ta có: F2 : 1 hoa đỏ, cánh cuộn : 2 hoa đỏ, cánh thẳng : 1 hoa vàng cánh thẳng. F2 : 1 A-bb : 2A-B- : 1 aaB → F1 dị hợp 2 cặp gen và không tạo ra giao tử ab Nếu A, a và B, b năm trên 2 NST khác nhau ta có : F1 F1 : AaBb AaBb F2 : 9 A–B– : 3 A–bb: 3aaB– : 1 aabb Lúc này tỉ lệ kiểu hình ở F2 phải là 9 : 3 : 3 : 1 nhưng không thỏa mãn đề bài nên ta chắc chắn A, a, B, b nằm trên cùng một NST. Theo tỉ lệ kiểu hình F2 : 1 hoa đỏ, cánh cuộn : 2 hoa đỏ, cánh thẳng : 1 hoa vàng cánh thẳng. AB Do đó: F không tạo ra giao tử ab nên F có kiểu gen 1 1 ab Trang 16
  17. Nếu bài toán đã cho chỉ gồm 3 kiểu hình với tổ hợp là 4 thay vì 16 tổ hợp như phân li độc lập, chắc chắn đã xảy ra hiện tượng liên kết hoàn toàn. Nếu tỉ lệ kiểu hình ở F2 là một tỉ lệ bất kì không theo khuôn mẫu nào hãy xét trường hợp hoán vị gen nhé! Câu 39. Đáp án A A trội hoàn toàn so với a Nhìn thấy ngay quần thể II A 0,4;a 0,6 và quần thể IV A 0,6;a 0,4 → 2 quần thể này có tỉ lệ kiểu gen Aa bằng nhau A là phát biểu sai Câu 40. Đáp án B Nhìn vào sơ đồ phả hệ ta thấy, 1 và 2 có kiểu hình bình thường mà sinh được con gái 6 bị bệnh → bệnh là do gen lặn năm trên NST thường quy định → I sai Quy ước: A: bình thường>> a: bệnh Nhìn vào phả hệ ta thấy: 1 , 2 , 3 , 4 , 10 , 11 đều có kiểu gen Aa Những người 5 , 7 , 8 , 12 , 13 , 14 có kiểu hình bình thường nên kiểu gen là Aa hoặc AA → Vậy có thể có tối đa 12 người trong phả hệ này có kiểu gen Aa → II đúng - Aa 1 Aa 2 → 1AA: 2Aa :1aa → 7 có kiểu gen là (1/3AA: 2/3Aa) - Aa 3 Aa 4 → 1AA : 2Aa : 1aa → 8 có kiểu gen là (1/3AA : 2/3Aa) - Để sinh được con bị bệnh M thì bố mẹ phải cho giao tử a → Xác suất sinh con thứ ba bị bệnh M của II7 -II8 là: 2 / 3.2 / 3.1/ 4 1/ 9 → III sai - 7 8 → 13 có kiểu gen là (1/2AA: 1/2aa) - 10 và 11 có kiểu gen là Aa → 14 có kiểu gen là (1/3AA: 2/3 Aa) - 13 14 (1/2AA : 1/2aa) (1/3AA: 2/3Aa) GP : (3/4A : 1/4a) (2/3A : 1/3a) → 6/12AA : 5/12Aa : 1/12aa → Xác suất sinh con đầu lòng có kiểu gen dị hợp tử của cặp vợ chồng III13 - III14 là 5/12 → IV đúng Vậy có 2 phát biểu đúng là II và IV Trang 17