Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Đề số 8 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

doc 15 trang xuanthu 7420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Đề số 8 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_sinh_hoc_de_so_8_nam_hoc_2020.doc

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Đề số 8 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 8 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC: 2020 – 2021 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề Câu 1. Ở người, cơ quan tiêu hóa đóng vai trò chính trong tiêu hóa hóa học là A. A. miệng.B. ruột non.C. dạ dày.D. ruột già. Câu 2. Đóng vai trò chính trong việc tiếp nhận các tín hiệu bên trong và bên ngoài cơ thể để khởi động quá trình điều hòa cân bằng nội môi là A. cơ quan thụ cảm.B. cơ quan kích thích, C. trung ương thần kinh.D. tuyến nội tiết. Câu 3. Trong cấu trúc của phân tử ADN, có bao nhiêu loại bazơ nitơ khác nhau? A. 4.B. 3.C. 2.D. 1. Câu 4. Enzyme đóng vai trò chính trong việc tổng hợp mạch ADN mới trong quá trình tự sao là A. ADN helicase.B. ADN restrictase.C. ADN polymerase.D. ARN primase. Câu 5. Ở một loài thực vật, alen A chi phối hoa đỏ, alen a chi phối hoa trắng. Loài thực vật này có bao nhiêu kiểu gen đồng hợp cho kiểu hình khác nhau? A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 6. Hiện tượng lai xa và nhân đôi bộ NST của con lai giữa 2 loài thực vật lưỡng bội khác nhau sẽ dẫn đến hình thành A. loài lệch bội.B. loài dị bội.C. thể song nhị bội.D. thể đột biến gen. Câu 7. Người ta phát hiện những hóa thạch sinh vật nhân sơ cổ xưa nhất nằm trong địa tầng của: A. Đại Thái cổ.B. Đại Nguyên sinh.C. Đại Cổ sinh.D. Kỷ Carbon. + Câu 8. Trong chu trình sinh địa hóa của nguyên tố N, phần lớn lượng N 2 được chuyển hóa thành NH 4 nhờ quá trình: A. Chuyển hóa hóa học.B. Cố định đạm sinh học. C. Đồng hóa của thực vật.D. Dị hóa của nấm. Câu 9. Phần lớn nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên lá của thực vật nhờ hệ thống: A. Mạch rây.B. Tế bào kèm.C. Mạch gỗ.D. Gân lá. Câu 10. Ở một loài thực vật alen A chi phối hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a chi phối hoa trắng, về mặt lí thuyết trong số các cây hoa đỏ đời con của phép lai Aa x Aa, cây mang alen lặn chiếm tỉ lệ: A. 1/4.B. 2/3.C. 1/3.D. 2/4. AB Câu 11. Về mặt lí thuyết, cơ thể có kiểu gen trong đó các gen liên kết hoàn toàn sẽ tạo ra giao tử AB ab chiếm tỉ lệ A. 25%.B. 100%.C. 75%.D. 50% Trang 1
  2. Câu 12. Tính đặc hiệu của mã di truyền trong việc mã hóa cho các axit amin thể hiện ở: A. Mỗi axit amin chỉ được mã hóa bởi 1 bộ mã di truyền. B. Mỗi mã di truyền trong bộ mã chỉ mã hóa cho 1 axit amin. C. Sự khớp mã giữa codon và anticodon trong quá trình dịch mã là đặc hiệu theo nguyên tắc bổ sung. D. Mỗi mã di truyền chi phối cho một số axit amin do số bộ mã nhiều hơn số axit amin. Câu 13. Hiện tượng polyribosome ở tế bào nhân sơ A. xảy ra khi nhiều ribosome cùng tiến hành dịch mã trên một phân tử mARN tạo ra nhiều bản sao giống nhau của cùng một chuỗi polypeptide. B. nhiều nucleosome liên kết lại với nhau nhờ đoạn ADN nối dài từ 15 - 85 cặp nucleotide, tạo thành cấu trúc nền tảng của nhiễm sắc thể. C. làm tăng tốc độ quá trình tạo ra sản phẩm của các gen khác nhau trong quá trình sống của tế bào vi khuẩn. D. dẫn đến giảm tốc độ của các quá trình chuyển hóa trong tế bào chất của tế bào vi khuẩn. Câu 14. Ở một loài thực vật lâu năm, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được nhiều hạt lai, chia các hạt lai thành 2 lô: năm nhất gieo lô thứ nhất thu được toàn cây hoa đỏ; năm thứ hai gieo lô thứ hai thu được đa số cây hoa đỏ, nhưng có một cây hoa trắng. Biết không có gen gây chết, bộ NST không thay đổi. Kết luận nào sau đây đúng? A. Sự biến dị tổ hợp tạo nên cây hoa trắng. B. Có đột biến cấu trúc NST xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử ở cây hoa đỏ. C. Có đột biến gen, xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử ở cây hoa đỏ. D. Có đột biến dị bội xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử ở cây hoa đỏ. Câu 15. Trong số các khẳng định chỉ ra dưới đây về cấu trúc của NST, khẳng định chính xác là A. Ở kỳ đầu của quá trình phân bào, NST tồn tại ở trạng thái đơn thành từng cặp gọi là cặp NST tương đồng. B. Sợi chromatin (sợi nhiễm sắc) có đường kính 30 nm và chứa nhiều đơn vị nucleosome. C. Ở kỳ sau của quá trình nguyên phân NST ở trạng trạng thái duỗi xoắn cực đại và tồn tại ở trạng thái kép. D. Mỗi NST ở tế bào nhân thực chứa nhiều phân tử ADN, mỗi phân tử ADN chứa nhiều gen. Câu 16. Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; các gen phân li độc lập. Cho hai cây đậu (P) giao phấn với nhau thu được F1 gồm 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ; 12,5% cây thân cao, hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là A. 3:1:1:1:1:1.B. 3:3:1:1. C. 2:2:1:1:1:1.D. 1:1:1:1:1:1:1:1. Trang 2
  3. Câu 17. Ở ruồi giấm, alen A chi phối kiểu hình mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a chi phối kiểu hình mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai: X AXa x XAY đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: A. 2 ruồi cái mắt trắng: 1 ruồi đực mắt trắng: 1 ruồi đực mắt đỏ. B. 1 ruồi cái mắt đỏ: 2 ruồi đực mắt đỏ: 1 ruồi cái mắt trắng. C. 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng. D. 2 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng. Câu 18. Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là AA : Aa : aa = 1 : 6 : 9. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu? A. A = 0,25; a = 0,75. B. A = 0,75; a = 0,25. C. A = 0,4375; a = 0,5625.D. A = 0,5625; a = 0,4375. Câu 19. Ở một quần thể thực vật tự thụ phấn bắt buộc, nghiên cứu sự di truyền của 2 cặp tính trạng mỗi cặp do một cặp gen chi phối. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ xuất phát có dạng 0,4AABb : 0,4AaBb : 0,2aabb. Tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp trội xuất hiện sau 3 thế hệ là 161 112 49 7 A. .B. .C. .D. . 640 640 256 640 Câu 20. Trong phương pháp chọn giống sử dụng ưu thế lai, các con lai F 1 có ưu thế lai được sử dụng vào mục đích: A. Làm giống để truyền các đặc điểm tốt mà nó có cho thế hệ sau vì qua mỗi thế hệ các gen tốt sẽ dần được tích lũy. B. Sử dụng con lai F 1 cho lai tạo với các cá thể khác để tạo ra con giống mới phối hợp được các đặc điểm ưu thế của nhiều giống. C. Sử dụng con lai này để sinh sản ra thế hệ sau làm giống thương phẩm vì qua mỗi thế hệ lai, các đặc điểm ưu thế được tích lũy. D. Sử dụng trực tiếp F 1 vào mục đích thương mại mà không sử dụng làm giống vì qua mỗi thế hệ ưu thế lai sẽ giảm dần. Câu 21. Về các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây chính xác? A. Di nhập gen là nhân tố tiến hóa có hướng, nó làm tăng độ đa dạng di truyền của quần thể. B. Đột biến gen là nhân tố duy nhất có tính sáng tạo ra các alen mới làm nguyên liệu hình thành các kiểu hình thích nghi trong quần thể không di nhập. C. Chọn lọc tự nhiên có thể tạo ra các kiểu gen thích nghi với môi trường xung quanh khi môi trường có sự biến động. D. Giao phối không ngẫu nhiên vừa có thể làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. Câu 22. Khi nói về các nhân tố hữu sinh có mặt trong môi trường sống, phát biểu nào sau đây chính xác? A. Tất cả các nhân tố của môi trường có ảnh hưởng đến sinh vật thì đều được gọi là nhân tố hữu sinh. Trang 3
  4. B. Chỉ có mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác thì mới được gọi là nhân tố hữu sinh. C. Nhân tố hữu sinh thể hiện qua sự tương tác giữa các sinh vật cùng loài hoặc khác loài với nhau. D. Những nhân tố vật lý, hóa học có ảnh hưởng đến sinh vật thì cũng được xếp vào nhân tố hữu sinh. Câu 23. Quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm là A. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn. B. cá thể có kích thước nhỏ, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn. C. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều. D. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít. Câu 24: Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi trong một quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Số lượng cá thể sinh vật ăn thịt bao giờ cũng nhiều hơn số lượng cá thể của quần thể con mồi. B. Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật ăn thịt và con mồi của nó không cùng một bậc dinh dưỡng. C. Trong hầu hết các trường hợp, theo thời gian con mồi sẽ bị sinh vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn. D. Hầu hết các trường hợp, mỗi loài sinh vật ăn thịt chỉ sử dụng 1 loài sinh vật làm con mồi. Câu 25. Cho các đặc điểm dưới đây về quá trình diễn thế sinh thái I. Bắt đầu từ môi trường trống trơn như đảo núi lửa hoặc hố bom. II. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian và cuối cùng có thể đến quần xã đỉnh cực. III. Sự biến đổi của quần xã luôn có liên quan đến sự biến đổi của môi trường sống. IV. Thường có sự suy giảm thành phần loài thậm chí khiến quần xã diệt vong. Số đặc điểm xuất hiện ở diễn thế nguyên sinh là A. 1.B. 3.C. 2.D. 4. Câu 26. Khi nói về hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào dưới đây chính xác? A. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm quần xã sinh vật và môi trường bao quanh quần xã sinh vật đó, gắn bó chặt chẽ như một thể thống nhất. B. Trong một hệ sinh thái, sự trao đổi vật chất chỉ xảy ra trong nội bộ quần xã mà không có sự trao đổi với môi trường ngoài quần xã. C. Sự biến đổi của vật chất trong hệ sinh thái chỉ xuất hiện trong quần xã thông qua chuỗi và lưới thức ăn mà không có sự biến đổi ngoài quần xã. D. Vật chất và năng lượng đều được tái sử dụng ở mỗi giai đoạn do vậy sự vận động vật chất và năng lượng có tính tuần hoàn. Câu 27. Trong các phát biểu sau đây về dinh dưỡng khoáng và chuyển hóa nitơ ở thực vật, phát biểu nào không chính xác? A. Dư lượng cao nitrate trong thực phẩm khiến chất này chuyển hóa thành nitrite có khả năng gây ung thư. B. Cây hấp thu nitơ chủ yếu từ trong đất, các nguồn hấp thu có thể là chất vô cơ hoặc chất hữu cơ. C. Tăng cường hô hấp hiếu khí ở tế bào giúp tế bào thực vật giải độc dư lượng amon. Trang 4
  5. D. Sự thiếu hụt Fe và Mo dẫn đến rối loạn quá trình khử nitrate trong cơ thể thực vật. Câu 28. Một đoạn ADN có chiểu dài 408 nm, trong đó hiệu số % giữa A và 1 loại khác là 30%. Trên mạch thứ nhất của đoạn ADN nói trên có 360A và 140G, khi gen này phiên mã cần môi trường nội bào cung cấp 1200U. Cho các phát biểu sau đây về đoạn ADN và các vấn đề liên quan: I. Đoạn ADN chứa 2400 cặp nucleotide. II. Đoạn ADN trên tự sao liên tiếp 3 đợt cần môi trường nội bào cung cấp 6720T. III. Quá trình phiên mã của đoạn ADN này như mô tả trên cần môi trường cung cấp 720A IV. Trên mạch gốc của đoạn ADN có chứa 280X. Số phát biểu chính xác là A. 2.B. 1.C. 3.D. 4. Câu 29. Khi thấy một con sông trong thành phố bị ô nhiễm trầm trọng có ý kiến cho rằng nên thả bèo lục bình (Eichhornia crassipes) để làm sạch sông. Tuy nhiên, ý kiến phản đối cho rằng loài này phát triển quá nhanh gây tắc cống và làm mất sự lưu thông dòng chảy. Giả sử, diện tích mặt sông là 1 ha, mật độ ban đầu 5 cây/m2 và mỗi cây bèo chiếm diện tích trung bình 1,25 dm2. Biết rằng, cứ 10 ngày mỗi cây bèo lục bình sẽ sinh sản ra một cây con và cây con đó 10 ngày sau lại có thể sinh sản được. Các cây không bị chết, không bị vớt đi hoặc phát tán, cần bao nhiêu thời gian để bèo lục bình sẽ phủ kín mặt sông? A. 1 tháng.B. 40 ngày.C. 60 ngày.D. 55 ngày. Câu 30. Ở người, hệ nhóm máu ABO được xác định bởi một locus 3 alen với mối quan hệ trội - lặn như sau: IA = IB > IO. Ở một gia đình, có 4 đứa con gồm người con 1 máu A, con 2 máu B, con 3 máu AB và con 4 máu O và người mẹ đang mang thai đứa con thứ 5. Phát biểu nào sau đây về gia đình kể trên là không chính xác? A. Cả bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp về cặp alen chi phối tính trạng nhóm máu. B. Chỉ có một người con trong số 4 anh em trong gia đình này có kiểu gen đồng hợp. C. Có thể xác định được kiểu gen của tất cả các cá thể trong gia đình kể trên. D. Xác suất để đứa con thứ 5 sinh ra là một bé trai có nhóm máu giống bố là 12,5%. Câu 31: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa được chi phối bởi 2 cặp gen theo quy luật tương tác gen bởi mô hình tương tác A-B- cho hoa đỏ; A-bb và aaB- cho hoa vàng và aabb cho hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng được F 1; gây đột biến tứ bội hóa cây F 1 được dòng đột biến X. Biết rằng các dạng giao tử lưỡng bội tạo ra có sức sống và khả năng thụ tinh bình thường. Phép lai cây X với cây hoa trắng lưỡng bội thuần chủng tạo ra tỉ lệ kiểu hình ở đời con là A. 24 đỏ : 10 vàng : 1 trắng. B. 21 đỏ : 14 vàng : 1 trắng. C. 15 đỏ : 15 vàng : 6 trắng. D. 25 đỏ : 10 vàng : 1 trắng. Câu 32: Ở một loài thực vật, lấy 1 cá thể rồi cho tự thụ phấn thu được đời con có 601 thân cao, hoa đỏ, chín sớm: 300 thân cao, hoa trắng, chín sớm: 299 thân thấp, hoa đỏ, chín sớm: 201 thân cao, hoa đỏ, chín muộn: 100 thân cao, hoa trắng, chín muộn và 99 thân thấp, hoa đỏ, chín muộn. Biết rằng tính trạng chiều Trang 5
  6. cao cây do cặp alen (A và a) chi phối, màu sắc hoa do cặp alen (B và b) chi phối, còn cặp alen (D và d) chi phối tính trạng thời gian chín. Kiểu gen của cơ thể đem lai là Ab Bd AbD AB A. Dd .B. Aa .C. .D. Dd . aB bD aBd ab Câu 33: Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 3 gen quy định 3 tính trạng, các alen trội đều trội hoàn toàn. AB Ab Tiến hành phép lai P : Dd x dd thu đươc F1 có 2% số cây mang kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng. ab aB Cho biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen cả trong quá trình hình thành giao tử đực và cái với tần số như nhau. Theo lí thuyết, trong tổng số cây có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng ở F1 , số cây dị hợp tử về cả 3 cặp gen chiếm tỉ lệ A. 13/100.B. 8/27.C. 1/3.D. 5/64. Câu 34: Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (B) xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm duy nhất trên cặp NST số 5 đã tạo ra 128 loại giao tử. Quan sát quá trình phân bào của một tế bào A X lấy từ một cây A cùng loài với cây B người ta thấy trong tế bào A X có 14 NST đơn chia làm 2 nhóm đều nhau đang phân li về 2 cực của tế bào. Biết rằng không xảy ra đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào AX diễn ra bình thường. Về mặt lí thuyết, trong số các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Cây (B) có bộ NST 2n = 14 II. Tế bào Ax có thể đang ở kỳ sau của quá trình giảm phân II. III. Khi quá trình phân bào của tế bào Ax hoàn tất sẽ tạo ra tế bào con có bộ NST (2n + 1) IV. Cây A có thể là thể ba nhiễm. A. 1.B. 4.C. 3.D. 2. Câu 35: Ở một loài thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a chi phối hoa trắng. Một quần thể thuộc loài này ở thế hệ xuất phát (P) có 80% số cây dị hợp. Biết rằng quần thể không chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lý thuyết, trong số các dự đoán sau đây về quần thể I.Ở F 5 CÓ tỉ lệ cây hoa trắng tăng 36,75% so với tỉ lệ cây hoa trắng ở P. II. Tần số alen A và a không đổi sau mỗi thế hệ sinh sản. III. Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F5 luôn nhỏ hơn tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở (P). IV. Hiệu số giữa hai loại kiểu gen đồng hợp tử ở mỗi thế hệ luôn không đổi. Số phát biểu chính xác là A. 1.B. 2. C. 3.D. 4. Câu 36: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A chi phối hạt đỏ trội hoàn toàn so với alen a chi phối hạt trắng. Tiến hành phép lai các cây P mọc từ hạt đỏ thuần chủng và cây mọc từ hạt trắng được các hạt lai F1, cho các hạt lai này mọc thành cây và tự thụ phấn thu được các hạt lai F 2, tiếp tục cho các hạt lai F 2 mọc thành cây và tự thụ phấn được các hạt lai F3. Cho các phát biểu dưới đây về kết quả của quá trình lai I. Trên các cây F1 trưởng thành có 3 loại hạt khác nhau về kiểu gen và 2 loại hạt khác nhau vể kiểu hình. II. Trên các cây P trưởng thành có cây chỉ tạo ra các hạt đỏ, có cây chỉ tạo ra các hạt trắng. Trang 6
  7. III. Trên các cây F2 trưởng thành, có cây chỉ có hạt đỏ, có cây chỉ có hạt trắng, có cây có cả 2 loại hạt. IV. Về mặt lí thuyết, trong số các cây mọc từ hạt lai F2 có 3/4 số cây khi trưởng thành có thể tạo hạt màu đỏ. Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu chính xác? A. 1. B. 4. C. 2.D. 3. Câu 37: Ở một loài thực vật, tiến hành tự thụ phấn cây P dị hợp các locus, ở đời sau thu được 198 cây hoa đỏ, chín sớm: 102 hoa trắng, chín sớm: 27 hoa đỏ, chín muộn: 73 hoa trắng, chín muộn. Biết rằng tính trạng thời gian chín do 1 locus 2 alen chi phối, hoán vị nếu xảy ra sẽ như nhau ở 2 giới. Trong số các nhận định dưới đây, số lượng nhận định đúng về phép lai nói trên là I. Có 3 locus tham gia chi phối 2 tính trạng nói trên, có hiện tượng tương tác 9:6:1. II. Cơ thể đem lai dị hợp tử đều với tần số hoán vị là 10%. III. Nếu cho cơ thể dị hợp các locus nói trên đem lai phân tích, ta được tỉ lệ 9:6:1:4. IV. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở P, có 40% số tế bào sinh giao tử có hoán vị. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 38: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. AB AB Tiến hành phép lai P : Dd Dd trong tổng số cá thể thu đươc ở F1, số cá thể có kiểu hình trội về ab ab ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 50,73%. Biết rằng không có đột biến xảy ra, quá trình giảm phân diễn ra giống nhau ở cả cây làm bố và cây làm mẹ. Theo lí thuyết, trong số các phát biểu chỉ ra dưới đây: I. Số cá thể F1 có kiểu hình lặn vể một trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 27,95%. II. Khoảng cách di truyền giữa 2 locus là 8 cM. III. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp cả 3 locus tạo ra ở đời con là 37,84%. IV. Có tối đa 900 kiểu giao phấn khác nhau trong quần thể liên quan đến các cặp tính trạng kể trên. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 39: Ở một loài thực vật, alen A - hoa tím là trội hoàn toàn so với alen a - hoa trắng. Một sinh viên tiến hành thực nghiệm như sau: Lấy hạt phấn từ một số cây hoa tím thụ phấn cho cây hoa trắng, trên cây hoa trắng thu được 1 số hạt lai, đem gieo các hạt lai thấy xuất hiện 12,5% số cây hoa trắng. Cho tất cả các cây hoa này tự thụ phấn thu được các hạt lai F2. Cho các kết luận dưới đây I. Trong tổng số cây F2 có 31,64% cây hoa trắng II. Trong số các cây F2 có 72% số cây có kiểu gen dị hợp III. Tỉ lệ kiểu hình ở F10 nếu tiếp tục cho F2 giao phấn qua nhiều thế hệ là 0,6836 trội: 0,3164 lặn IV. Cho các cây hoa tím F2 tự thụ phấn, đời sau sẽ thu được 82% cây hoa tím. Có bao nhiêu kết luận không chính xác? Trang 7
  8. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 40: Ở một gia đình, nghiên cứu sự di truyền của một căn bệnh được mô tả theo phả hệ dưới đây: Một nhà di truyền tư vấn đưa ra một số nhận định về sự di truyển của căn bệnh này ở gia đình nghiên cứu: I. Những người bị bệnh trong gia đình đều có kiểu gen đồng hợp tử II.Những người chồng ở thế hệ thứ II đều có kiểu gen dị hợp tử. III.Những người con ở thế hệ thứ III không bị bệnh đều có kiểu gen dị hợp tử. IV.Xác suất để cặp vợ chồng thứ 1 ở thế hệ thứ II tính từ trái qua phải sinh được 3 người con lần lượt như mô tả là 1,5625% Số khẳng định chính xác A. 2.B. 4. C. 3.D.1. Trang 8
  9. Đáp án 1.B 2.A 3.A 4.C 5.B 6.D 7.A 8.B 9.C 10.B 11.D 12.B 13.A 14.C 15.B 16.C 17.D 18.A 19.A 20.D 21.B 22.C 23.D 24.B 25.B 26.A 27.B 28.A 29.B 30.C 31.D 32.A 33.B 34.D 35.C 36.D 37.D 38.A 39.C 40.C LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1 : Chọn B. Cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tiêu hóa hóa học ở người là ruột non. Câu 2: Chọn A. Để tiếp nhận tín hiệu (trong cũng như ngoài) cần các cơ quan thụ cảm hay các thụ thể. Câu 3: Chọn A. Trong ADN có 4 loại bazơ nitơ khác nhau bao gồm: A, T, G, X Câu 4: Chọn C. Enzyme đóng vai trò tổng hợp mạch ADN mới là ADN polymerase, ADN helicase là enzyme tháo xoắn, enzyme ADN primase là enzyme tạo mồi. Câu 5: Chọn B. Có 2 kiểu gen đồng hợp cho kiểu hình khác nhau, bao gồm AA và aa. Câu 6: Chọn C. Sự lai xa giữa loài 2n1 và 2n2 tạo ra con lai (n1 + n2), sau khi nhân đôi bộ NST tạo ra (2n 1 + 2n2) hay còn gọi là thể song nhị bội hay thể dị tứ bội. Câu 7: Chọn A. Hóa thạch nhân sơ cổ xưa nhất nằm trong địa tầng của đại Thái cổ. Câu 8: Chọn B. N2 CÓ thể được chuyển thành NH4 theo con đường hóa học nhưng theo con đường cố định đạm sinh học bởi các vi sinh vật cố định N2 mới là con đường chủ yếu. Câu 9: Chọn C. Nước và muối khoáng được vận chuyển trong mạch gỗ của cây. Câu 10: Chọn B. 2 1 2 2 Phép lai Aa x Aa 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa, trong số cây hoa đỏ thì cây dị hợp chiếm : 4 4 4 3 Câu 11: Chọn D. AB Về mặt lí thuyết, cơ thể có kiểu gen sẽ tạo ra giao tử AB chiếm tỉ lệ 50%. ab Câu 12: Chọn B. Trang 9
  10. Tính đặc hiệu thể hiện thông qua việc mỗi mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin mà không mã hóa cho axit amin khác. Câu 13: Chọn A. Hiện tượng polyribosome hay polysome xảy ra khi nhiều ribosome cùng trượt trên một sợi mARN để tổng hợp ra những bản sao giống nhau của cùng một chuỗi polypeptide vì cùng dựa trên 1 khuôn. Câu 14: Chọn C. Phép lai AA x aa về mặt lí thuyết tạo ra 100% Aa cho hoa đỏ; lô hạt thứ nhất mọc lên toàn cây hoa đỏ nhưng lô thứ hai mọc lên có 1 cây hoa trắng (aa), chứng tỏ rằng cây hoa đỏ thuần chủng ban đầu AA khi giảm phân tạo ra giao tử, alen A đã bị đột biến thành alen a. Đột biến là sự kiện hiếm gặp nên chỉ có 1 cây aa tạo ra trong số vô số cây Aa. Câu 15: Chọn B. A. Sai, kỳ đầu NST tồn tại ở trạng thái kép. C. Sai, kỳ sau NST tồn tại ở trạng thái đơn, chúng bắt đầu duỗi xoắn chứ không phải duỗi xoắn cực đại. D. Sai, mỗi NST chỉ chứa 1 phân tử ADN mạch kép, thẳng mà thôi. Câu 16: Chọn C. Tỉ lệ 3 cao, đỏ : 3 thấp, đỏ : 1 cao, trắng : 1 thấp, trắng = (1 cao : 1 thấp)(3 đỏ : 1 trắng) chứng tỏ phép lai là AaBb aaBb 1Aa : 1aa 1BB : 2Bb : 1bb Tỉ lệ kiểu gen là 2 :2 :1 :1 : 1 : 1. Câu 17: Chọn D. Phép lai X A X a XX AY 1X A X A : lX A X a : 1X AY : 1X aY , tỉ lệ kiểu hình 2 X A X : 1X AY : 1X aY (2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng). Câu 18: Chọn A. Từ tỉ lệ kiểu gen của 3 kiểu gen trên, ta tính được cấu trúc di truyền của quần thể 1/16AA : 6/16Aa : 9/16aa, tần số alen A = 1/16 + 3/16 = 4/16 = 0,25 và tần số alen a = 0,75. Câu 19: Chọn A. Chỉ có các cơ thể AABb và AaBb mới sinh ra được các cơ thể có kiểu gen đồng hợp trội . 1 1 1 1 1 1 3 3 3 161 Tỉ lệ cần tìm = 0,4 1 2 0,4 2 2 2 2 2 640 Câu 20: Chọn D. Trong tạo giống ưu thế lai, ưu thế lai cao nhất biểu hiện ở F 1 nên những con lai ở thế hệ F 1 sẽ được sử dụng trực tiếp nhằm nuôi, trồng để thu hiệu quả kinh tế mà không dùng chúng để nhân giống cung cấp cho thế hệ sau. Câu 21: Chọn B. A. Sai, di nhập gen là nhân tố vô hướng. C. Sai, để tạo ra các kiểu gen thích nghi cẩn quá trình giao phối và xảy ra sự tổ hợp vật chất di truyền giữa bố và mẹ. Chọn lọc tự nhiên không hề tạo ra kiểu gen nào mà nó chỉ chọn lọc những kiểu gen có sẵn Trang 10
  11. thông qua việc can thiệp vào quá trình phân hóa sức sống và khả năng sinh sản của các kiểu hình mà các kiểu gen đã tạo ra. D. Sai, giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen. Câu 22: Chọn C. Chỉ có C đúng, nhân tố hữu sinh là tất cả các nhân tố là sinh vật sống cùng loài hay khác loài có tương tác với đối tượng sống mà nhà sinh thái nghiên cứu. Câu 23: Chọn D. Các quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học hay tăng trưởng dạng chữ J thường có kích thước cơ thể nhỏ (cần ít vật chất đã có thể tăng trưởng), tốc độ sinh sản nhanh và cần ít điều kiện chăm sóc. Câu 24: Chọn B. A. Sai, số lượng con mồi thường nhiều hơn vật ăn thịt. C. Sai, con mồi và vật ăn thịt song song tiến hóa để thích nghi nên phần nhiều trường hợp chúng sẽ song song tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác. D. Sai, rất ít loài đơn thực tức là chỉ ăn một loại thức ăn, các loài thường ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để mở rộng ổ sinh thái dinh dưỡng và tăng khả năng sống sót. Câu 25: Chọn B. Các ý I; II và III phù hợp với diễn thế nguyên sinh còn IV phù hợp với diễn thế thứ sinh. Câu 26: Chọn A. B. Sai, sự trao đổi vật chất trong một hệ sinh thái bao gồm trao đổi bên trong quần xã và giữa quần xã và môi trường sống. C. Sai, còn biến đổi ngoài quần xã để hình thành chu trình sinh địa hóa. D. Sai, năng lượng không được tái sử dụng mà chỉ có vật chất được tái sử dụng mà thôi. Câu 27: Chọn B. Các ý A, C, D chính xác; ý B sai vì cây không hấp thu N dưới dạng chất hữu cơ, chúng chỉ hấp thu N dưới 2 dạng là amon ( NH4 ) và nitrate ( NO3 ). Câu 28: Chọn A. o L 408 nm 4080A N 2400 2A 2G , mặt khác %A %G 30% mà %A %G 50% %A %T 40% và %G %x 10% A T 960 và G X 240 Trên mạch 1 của đoạn ADN kể trên có A1 360 T2 A2 A A1 600 T1 ; G1 140 X 2 G2 G G1 100 X1. I. Sai, 2400 nucleotide chứ không phải 2400 cặp. 3 II. Đúng, đoạn ADN tự sao liên tiếp 3 đợt cần Tmôitrường = (2 -l).960 = 6720 Trang 11
  12. III. Đúng, khi gen phiên mã cần 1200U chứng tỏ mạch 2 là mạch làm khuôn (số u là bội số của 600, số lượng A trên mạch 2), số rA môi trường cung cấp = 2 X T2 = 720. IV. Sai, X2 = 140. câu 29: Chọn B. Gọi k là số đợt sinh sản của bèo lục bình, k € N Số lượng cây ban đầu N0 = 5 x 10.000 = 50.000 cây. 10.000 100 Số lượng cây cần để phủ kín 1 ha bề mặt sông N 800.000 t 1,25 k Ta có Nt N0 2 k 4 , số ngày cẩn thiết = 10k = 40 ngày. Câu 30: Chọn C. A. Đúng, bố mẹ đều dị hợp về cặp alen chi phối nhóm máu. B. Đúng, 4 người con gồm con 1 máu A (I AI°); con 2 máu B (IBI°); con 3 máu AB (IAIB); con 4 máu O (I°I°),chỉ người con máu O là đồng hợp. C. Sai,dù biết rằng bố mẹ đều có kiểu gen dị hợp nhưng không xác định được bố máu A hay máu B và ngược lại bố máu B hay máu A,chỉ biết rằng 1 trong 2 người máu A dị hợp,người kia là máu B dị hợp. D. Đúng, xác suất cần tìm = 1 / 4 x 1/2 = 1/8 = 12,5%. Câu 31: Chọn D. Theo mô tả, mô hình tương tác là : 9 đỏ A B : 6 vàng 3A bb 3aaB : 1 trắng aabb Đỏ thuần chủng AABB x trắng thuần chủng aabb được F1 có 100% AaBb, khi tứ bội hóa được AAaaBBbb. Phép lai AAaaBBbb aabb được: AAaa aa 5A : 1aaaa BBbb bb 5B : 1bbb Tỉ lệ 25A B : 10 5A bbb 5aaaB : 1aaabbb , tức là 25 đỏ :1vàng :1 trắng. Câu 32: Chọn A. Rút gọn tỉ lệ 6 cao, đỏ, sớm: 3 cao, trắng, sớm: 3 thấp, đỏ, sớm: 2 cao, đỏ, muộn: 1 cao, trắng, muộn: 1 thấp, đỏ, muộn. Cao : thấp = 3 : 1 , phép lai Aa x Aa Đỏ: trắng = 3 : 1, phép lai Bb x Bb Sớm : muộn = 3 : 1 , phép lai Dd x Dd Tỉ lệ chung khác với tỉ lệ của phân li độc lập 3 cặp gen nên có sự liên kết, khi xét riêng 2 tính trạng chiều cao và màu sắc thì được 1 cao, trắng: 2 cao, đỏ: 1 thấp đỏ chứng tỏ 2 cặp gen này liên kết và kiểu gen dị hợp tử chéo. Ab Kiểu gen cần tìm là Dd aB Trang 12
  13. Câu 33: Chọn B. AB Ab ab ab P : Dd dd 2% dd 4% 40%ab 10%ab, f 20% ab aB ab ab Tỉ lệ kiểu hình aabb 4% A B  54% ; A bb aaB  21% Tách thành giao tử 0,4AB : 0,4ab : 0,1Ab : 0,1aB 0,4b : 0,4aB : 0,1AB : 0,1ab và 0,5D : 0,5d 100%d - Tỉ lệ cây có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng = 54% x 0,5=27% - Cây dị hợp tử về 3 cặp gen có tỉ lệ = (0,4 x 0,1 +0,4 x 0,1 x 0,4+ 0,1 x 0,4)x 0,5=8% Tỉ lệ cần tìm là 8/27 Câu 34: Chọn D. Cây lưỡng bội giảm phân có trao đổi chéo tại 1 điểm tạo ra số loại giao tử tối đa 2 n 1 128 27 n 6 2n 12. Quá trình phân bào của tế bào Ax thấy có 14 NST đơn chia đều về mỗi cực, mỗi cực có 7 NST đơn: đây là kỳ sau của giảm phân II, giao tử tạo ra có n + 1 = 7. Đây là giai đoạn giảm phân II của tế bào có 7 NST kép. I. Sai, cây B có 2n = 12. II. Đúng, như đã phân tích. III. Sai, kết thúc phân bào tạo ra tế bào n + 1 = 7. IV. Đúng, cây A có thể là thể ba nhiễm trong tế bào có 2n + 1 = 13; kết thúc giảm phân I tạo ra 2 tế bào con, 1 tế bào có n = 6 NST kép; 1 tế bào có n + 1 = 7 NST kép, tế bào Ax là tế bào có n + 1 = 7 NST kép kể trên. Câu 35: Chọn C. 1 1 25 I. Sai, sau 5 thế hệ tỉ lệ aa tăng 0,8 1 38,75% 2 II. Đúng, hiện tượng tự thụ phấn chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo chiều hướng tăng tỉ lệ đồng hợp, giảm tỉ lệ dị hợp mà không làm ảnh hưởng đến tần số tương đối của các alen. III. Đúng, càng tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn càng tăng và do đó tỉ lệ kiểu hình hoa trắng tăng, hoa đỏ giảm. IV. Đúng, độ giảm dị hợp sau mỗi thế hệ sẽ được chia đều cho đồng hợp trội và đồng hợp lặn, do vậy hiệu số giữa tỉ lệ giữa 2 loại kiểu gen đồng hợp luôn không đổi qua các thế hệ. Câu 36: Chọn D. Cần chú ý đến một dạng bẫy ở bài toán màu sắc hạt: hạt là đời con, nằm trên cây bố mẹ là đời trước. Do vậy, cây P mang hạt F 1; cây F1 mang hạt F2, cây Fn mang hạt Fn+1. Áp dụng vào bài toán cụ thể này với trường hợp tự thụ phấn ta thấy. Trang 13
  14. I. Đúng, các cây Ft có kiểu gen Aa sẽ có 3 loại hạt F2: AA, Aa và aa và chúng có 2 kiểu hình là hạt đỏ và hạt trắng. II. Sai, trên cây P có các hạt F, với kiểu gen Aa và chỉ cho hạt đỏ. III. Đúng, có 3 loại cây F2: AA, Aa và aa; trên cây AA chỉ cho hạt đỏ; trên cây Aa cho 2 loại hạt và trên cây aa chỉ cho hạt trắng. IV. Đúng, hạt lai F2 có tỉ lệ 1/4AA: 2/4Aa: l/4aa, rõ ràng 3/4A- có thể tự thụ tạo ra hạt màu đỏ. Câu 37: Chọn D. Tách riêng từng kiểu hình, đỏ: trắng = 9 : 7 tương tác 9A-B- : 7(3A-bb+3aaB-+laabb) Sớm: muộn = 3:1 phép lai Dd x Dd Tỉ lệ chung khác với tỉ lệ kỳ vọng phân li độc lập là (9 : 7) (3 : 1) nên có hiện tượng tương tác gen phối hợp với hoán vị gen. Vì hai cặp alen A/a và B/b phân li độc lập và vai trò của chúng như nhau trong quá trình hình thành tính trạng nên coi cặp alen B/b liên kết với D/d I. Sai, hiện tượng tương tác 9:7 chứ không phải 9 : 6 : 1 198 II. Sai, nhận thấy kiểu hình [A-B-D-] = = 49,5% 198 102 27 73 [B-D-] = 49,5% : 0,75= 66% bd = 16% = 40%bd x 40%bd, cơ thể đem lai dị hợp tử đều và có tần số hoán vị f= 20% bd BD bd III. Đúng, phép lai phân tích Aa ta thu được tỉ lệ: bd bd Phép lai Aa Aa 1Aa :1aa BD bd BD bd Bd bD Phép lai (4 : 4 :1 :1 ) 4 đỏ, sớm : 1 đỏ, muộn : 6 trắng, sớm : 9 trắng, muộn bd bd bd bd bd bd 4 [AaBbDd] (đỏ, sớm): 4 [Aabbdd] (trắng, muộn): 1 [AaBbdd] (đỏ, muộn): 1 [AabbDd] (trắng, sớm) : 4 [aaBbDd] (trắng, sớm) : 4 [aabbdd] (trắng, muộn) : 1 [aaBbdd] (trắng, muộn): 1 [aabbDd] (trắng, sớm). IV. Đúng vì f = 20% nên có 40% số tế bào sinh giao tử có hoán vị. Câu 38: Chọn A. ab Tỉ lệ  A B D  =50,73%  A B  50,73% : 0,75D 67,64% 17,64% ab Đồng thời [A-bb] = [aaB-] = 7,36%, tổng tỉ lệ kiểu hình lặn về 1 tính trạng = 14,72%. I. Đúng, F1 có tỉ lệ kiểu hình lặn về một trong ba tính trạng  A B dd   A bbD  aaB D = 67,64% x 0,25 + 14,72% x 0,75 = 27,95%. II. Sai, 2 (0,5 - 17,64% ) 16% nên khoảng cách di truyền là 16 cM. f hv III. Sai, tỉ lệ aabbdd   AABBDD 17,64% 0,25 4,41% IV. Đúng, có tổng cộng 10 3 30 kiểu gen khác nhau do vậy có 30 30 900 kiểu giao phối khác Trang 14