Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Đề số 9 - Năm học 2020-2021 (Có lời giải chi tiết)

doc 17 trang xuanthu 26/08/2022 5960
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Đề số 9 - Năm học 2020-2021 (Có lời giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_sinh_hoc_de_so_9_nam_hoc_2020.doc

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Đề số 9 - Năm học 2020-2021 (Có lời giải chi tiết)

  1. ĐỀ SỐ 9 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN: SINH HỌC Năm học: 2020-2021 Thời gian làm bài: 50 phút( Không kể thời gian phát đề) Câu 1. Trong chu trình Nitơ, vi khuẩn nitrat hóa có vai trò: A. chuyển hóa NH4 thành NO3 B. chuyển hóa N2 thành NH4 C. chuyển hóa NO3 thành NH4 D. chuyển hóa NO2 thành NO3 Câu 2: Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa: A. nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. B. ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa thành những chất đơn giản. C. ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi và tiêu hóa nội bào. D. ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi. Câu 3: Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là do: A. Thay thế cặp G-X thành A-T dẫn tới thay thế axitamin Glutamic thành Valin. B. Thay thế cặp T-A thành A-T dẫn tới thay thế axitamin Glutamic thành Valin. C. Thay thế cặp T-A thành A-T dẫn tới thay thế axitamin Valin thành Glutamic. D. Thay thế cặp G-X thành A-T dẫn tới thay thế axitamin Valin thành Glutamic. Câu 4: Hình 2 mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây? A. Đảo đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Lặp đoạn. D. Mất đoạn. Câu 5: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể ba nhiễm kép tiến hành giảm phân. Nếu các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau II số nhiễm sắc thể trong một tế bào là: A. 6 hoặc 7 hoặc 8. B. 12 hoặc 13 hoặc 14. C. 11 hoặc 12 hoặc 13. D. 24 hoặc 26 hoặc 28. AB Câu 6: Một số tế bào có kiểu gen , biết khoảng cách giữa alen A và B là 20 CM. Giảm phân xảy ra ab hoán vị gen, tính theo lý thuyết tỉ lệ giao tử AB chiếm tỉ lệ: A. 10% B. 25% C. 30% D. 40% Câu 7: Các gen liên kết hoàn toàn khi: Trang 1
  2. A. Các gen trong nhân tế bào phân li cùng nhau về giao tử. B. Các gen thuộc cùng một locut gen phân li cùng nhau về giao tử. C. Các gen trong nhân và tế bào chất phân li cùng nhau về giao tử. D. Các gen cùng nằm trên NST phân li cùng nhau về giao tử. Câu 8: Có bao nhiêu kết luận đúng khi nói về quan hệ giữa các gen và NST? (1) Liên kết gen hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp. (2) Các cặp gen càng nằm gần nhau trên 1 cặp NST thì luôn đổi chỗ cho nhau. (3) Số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên các gen liên kết là phổ biến. (4) Hai cặp gen tồn tại trên 2 cặp NST khác nhau không liên kết với nhau. (5) Số nhóm gen liên kết bằng số cặp NST trong tế bào đơn bội. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Ab aB Câu 9: Xét phép lại (cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và trội không hoàn ab ab toàn, không có hoán vị gen) số loại kiểu hình ở đời con là: A. 4B. 6C. 3D. 2 Câu 10: Ở 1 loài chim, một cơ thể có kiểu gen AaBbDdeeX fY giảm phân hình thành giao tử. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, số lượng tế bào sinh giao tử ít nhất cần để hình thành đủ tất cả các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể có kiểu gen trên là: A. 16 B. 4 C. 12D. 8 Câu 11: Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen a là 0,7. Theo lý thuyết, tần số kiểu gen aa của quần thể này là: A. 0,09. B. 0,49. C. 0,42. D. 0,60. Câu 12: Cho các thành tựu sau: (1) Tạo giống dâu tằm tứ bội. (2) Tạo giống dưa hấu đa bội. (3) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-caroten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt. (4) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt. Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là: A. (3) và (4). B. (1) và (2). C. (1) và (3). D. (2) và (4). Câu 13: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học? A. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy). B. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản. C. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêôtit D. Các axitamin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản. Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không có ở Kỉ Krêta? Trang 2
  3. A. Sâu bọ xuất hiện. B. Xuất hiện thực vật có hoa. C. Cuối kì tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ. D. Tiến hoá động vật có vú. Câu 15: Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Hiện tượng cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể vô cùng hiếm xảy ra trong các quần thể tự nhiên B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chứa của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản. C. Nhờ cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố cá thể trong quần thể được duy trì ở một mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. D. Khi mật độ quá cao, nguồn sống khan hiếm, các cá thể có xu hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở. Câu 16: Hoạt động nào sau đây làm tăng nồng độ CO2 gây nên hiệu ứng nhà kính? A. Tích cực nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng gió, thủy triều, B. Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. C. Hoạt động của các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất. D. Tăng cường sử dụng các nguyên liệu hoá thạch trong công nghiệp và trong giao thông vận tải. Câu 17: Quan sát thí nghiệm ở hình bên (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục) và chọn kết luận đúng nhất: A. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2. B. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2. C. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình quang hợp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra O2. D. Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự tạo ra CaCO3. Câu 18: Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào dưới đây? (1) Lực co tim. (2) Nhịp tim. (3) Độ quánh của máu. (4) Khối lượng máu. (5) số lượng hồng cầu. (6) Sự đàn hồi của mạch máu. Phương án trả lời đúng là: A. (1), (2), (3), (4) và (5). B. (1), (2), (3), (4) và (6). C. (2), (3), (4), (5) và (6). D. (1), (2), (3), (5) và (6). Trang 3
  4. Câu 19: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau: (1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN. 2 Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh. 3 Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. 4 Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa 1 - tARN (aa1 : axitamin đứng liền sau axitamin mở đầu). 5 Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’. 6 Hình thành liên kết peptit giữa axitamin mở đầu và aa1. Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là: A. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5). B. (2) → (1) → (3) → (4) →(6) → (5). C. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3). D. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5). Câu 20: Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen AaBb, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra được thể tứ bội có kiểu gen: A. AaaaBBbb. B. AAAaBBbb. C. AAaaBBbb. D. AAaaBbbb. Câu 21: Gen 1 có 5 alen, gen 2 có 6 alen. 2 gen này cùng nằm trên cùng 1 cặp NST thường và có xảy ra hoán vị, gen 3 có 4 alen nằm trên vùng không tương đồng của NST X, Y. Số loại kiểu gen tối đa trong quần thể là: A. 1860 B. 4800 C. 6510 D. 4650 Câu 22: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan thoái hóa ở người? A. Ruột thẳng B. Răng khôn C. Cằm D. Xương đòn Câu 23: Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Hổ được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ. B. Sâu ăn lá được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. Nấm hoại sinh được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất. D. Giun đất ăn mùn bã hữu cơ được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. Câu 24: Giả sử lưới thức ăn đơn giản của một ao nuôi cá như sau: Cá mè hoa Thực vật phù du Giáp xác Cá mương Cá quả (cá lóc) Biết rằng cá mè hoa là đối tượng được chủ ao chọn khai thác để tạo ra hiệu quả kinh tế. Biện pháp tác động nào sau đây sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của ao nuôi này? A. Làm tăng số lượng cá mương trong ao. B. Loại bỏ hoàn toàn giáp xác ra khỏi ao. C. Hạn chế số lượng thực vật phù du có trong ao. D. Thả thêm cá quả vào ao. Trang 4
  5. Câu 25: Quan sát hình ảnh sau về cơ chế hoạt động của operon Lạc ở vi khuẩn E. Coli. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? (1) Hình ảnh trên mô tả hoạt động của operon Lac trong môi trường có lactôzơ. (2) Cấu trúc của operon Lac bao gồm các gen R, vùng 1, vùng 2 và các gen Z, Y, A. (3) Chất X được gọi là chất cảm ứng. (4) Vùng 2 được gọi là vùng vận hành, là vị trí mà chất x bám vào trong điều kiện môi trường không có lactozơ. (5) Mỗi gen cấu trúc Z, Y, A đều có một vùng điều hòa và một vùng kết thúc riêng. (6) Trên mỗi phân tử mARN1 và mARN2 đều chỉ chứa một mã mở đầu và một mã kết thúc. A. 2B. 3 C. 4 D. 5 Câu 26: Nếu trình tự nuclêôtit của mạch gốc của ADN là 5’-ATGXGGATTTAA-3 trình tự mạch bổ sung sẽ như thế nào? A. 5’-TAXGXXTAAATT-3’. B. 3’-TTAAATXXGXAT-5’. C. 5’-TTAAATXXGXAT-3’. D. 5’-AUGXGGATTTAA-3’. Câu 27: Ở 1 loài thực vật, để tạo ra màu đỏ là sự tác động của 2 gen A,B không alen: Gen a và b không có khả năng đó, 2 gen thuộc 2 NST thường khác nhau. Cho cây dị hợp 2 cặp gen AaBB.AaBb thu được F1. Trong số các cây hoa đỏ F1 số cây thuần chủng là: 1 1 1 1 A. B. C. D. 9 4 8 16 Câu 28: Ở cà chua, alen trội A quy định thân cao, alen lặn a quy định thân thấp. Alen trội B quy định quả tròn, alen lặn b quy định quả bầu dục. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST. Lại cây cà chua thân Ab cao, quả tròn dị hợp với cà chua thân cao, quả bầu dục có kiểu gen . F1 thu được 47,5% cao, tròn : ab 27,5% cao, bầu dục : 2,5% thấp, tròn : 22,5% thấp, bầu dục. Khoảng cách giữa 2 gen là: A. 5 cM B. 10 cM C. 15 cM D. 20 cM Câu 29: Từ một quần thể sinh vật trên đất liền, một cơn bão to đã tình cờ đưa hai nhóm chim nhỏ đến hai hòn đảo ngoài khơi. Hai hòn đảo này cách bờ một khoảng bằng nhau và có cùng điều kiện khí hậu như nhau. Giả sử sau một thời gian tiến hóa khá dài, trên hai đảo đã hình thành nên hai loài chim khác nhau và khác cả với loài gốc trên đất liền mặc dù điều kiện môi trường trên các đảo dường như vẫn không thay đổi. Nguyên nhân nào có thể xem là nguyên nhân chính góp phần hình thành nên các loài mới này? Trang 5
  6. A. Đột biến B. Chọn lọc tự nhiên C. Yếu tố ngẫu nhiên D. Di nhập gen Câu 30: Để các định số lượng cá thể của quần thể cá chép trong sao nuôi, người ta tiến hành bắt cá thể, đánh dấu rồi thả xuống hồ. Tháng sau người ta bắt được 40 cá thể trong đó có 20 cá thể được đánh dấu. Số cá chép trong ao là: A. 200 B. 100 C. 80 D. 50 Câu 31: Cho các yếu tố/ cấu trúc/ sinh vật sau đây: (1) Lớp lá rụng nền rừng (2) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ (3) Đất (4) Hơi ẩm (5) Chim làm tổ trên cây (6) Gió Đối với quần thể cây thông đang sống trên rừng Tam Đảo, có bao nhiêu yếu tố kể trên là yếu tố vô sinh? A. 3 B. 4 C. 5 D. 4 Câu 32: Cho một lưới thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau đây: Châu chấu Diều hâu Thực vật Chuột Kiến Rắn Ếch Có bao nhiêu kết luận dưới đây nói về lưới thức ăn trên là đúng? (1) Lưới thức ăn bao gồm 5 chuỗi thức ăn. (2) Chuột tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất. (3) Diều hâu vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 3, vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 4. (4) Có 3 chuỗi thức ăn gồm có 5 mắt xích. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 33: Ở một loài thực vật, xét hai cặp alen (A, a và B, b) nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau, trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, có bao nhiêu phép lại cho đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3:1? (không xét đến phép lại thuận nghịch). A. 4 B. 8 C. 6 D. 10 Câu 34: Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến B như sau: A = 36 °C; B =78 °C; C =55 °C; D = 83 °C; E = 44 °C. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng nuclêôtit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần? A. D → B → C → E → A. B. A → E → C → B → D. C. A → B → C → D → E. D. D → E →B → A → C. Câu 35: Ở một loài động vật, dạng lông do một cặp alen nằm trên NST thường quy định, trong đó, alen A quy định lông xoăn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông thẳng. Một quần thể có 400 cá thể lông thẳng và 600 cá thể lông xoăn tiến hành giao phối ngẫu nhiên, đời F 1 có tỉ lệ cá thể lông thẳng bằng 90% Trang 6
  7. tỉ lệ cá thể lông thẳng ở thế hệ xuất phát. Hãy tính tỉ lệ cá thể lông xoăn có kiểu gen thuần chủng ở thế hệ xuất phát. A. 30% B. 40% C. 10% D. 20% Câu 36: Khi lại 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F 1 đều có quả dẹt. Cho F 1 lại với quả bí tròn được F 2: 162 bí quả tròn : 118 bí quả dẹt: 39 bí quả dài. Hình dạng quả bí chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền. A. phân li độc lập B. liên kết hoàn toàn. C. tương tác bổ sung D. trội không hoàn toàn. Câu 37: Một phân tử ADN trong nhân của sinh vật nhân thực có chứa 2338 liên kết phôtphodieste giữa các đơn phân và số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của phân tử ADN. Trong các kết luận dưới đây, có bao nhiêu kết luận đúng khi nói về phân tử ADN trên? (1) Phân tử ADN có khối lượng bằng 351000 đvC. (2) Trên mỗi mạch của phân tử ADN có chứa tổng số 1169 đơn phân. (3) Số vòng xoắn của phân tử ADN bằng 117. (4) Chiều dài của phân tử ADN bằng 3978 nm (5) Phân tử ADN có 3042 liên kết hiđrô. A. 1. B. 2. C. 3.D. 4. Câu 38: Ở ruồi giấm, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Xét phép lai sau đây (P): Ab DH Ab DH X E X e X EY.Tỉ lệ kiểu hình đực mang tất cả các tính trạng trội ở đời con chiếm 8,25%. aB dh aB dh Tỉ lệ kiểu hình mang một trong năm tính trạng lặn ở đời con của phép lại trên là: A. 31,5% B. 33,25% C. 39,75% D. 24,25% Câu 39: Các quần thể của cùng 1 loài có mật độ và diện tích môi trường sống tương ứng như sau: Quần thể Diện tích môi trường sống (m2) Mật độ (cá thể/ m2) I 2987 12 II 3475 8 III 3573 9 IV 3500 7 Biết rằng diện tích khu phân bố của mỗi quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất nhập cư. Sắp xếp các quần thể trên theo kích thước tăng dần từ thấp đến cao là: A. IV → III → II → I B. IV → II → I → III C. IV → II → III → ID. IV → I → III → II Câu 40: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định. Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền của 2 bệnh này trong 1 gia đình như hình dưới đây. Trang 7
  8. Quy ước: Nam, nữ bình thường Nam bệnh máu khó đông Nam bệnh bạch tạng Nữ bệnh bạch tạng Nữ bệnh bạch tạng Biết rằng người phụ nữ số 3 mang gen gây bệnh máu khó đông, cho các phát biểu sau: (1) Có 5 người trong phả hệ trên xác định được chính xác kiểu gen về 2 bệnh này. (2) Có thể có tối đa 7 người trong phả hệ trên có kiểu gen đồng hợp trội về gen quy định bệnh bạch tạng. (3) Xác suất cặp vợ chồng số 13 – 14 sinh 1 đứa con trai đầu lòng không bị bệnh là 40,75%. (4) Nếu người phụ nữ số 13 tiếp tục mang thai đứa con thứ 2 và bác sĩ cho biết thai nhi không bị bệnh bạch tạng, xác suất để thai nhi đó không bị bệnh máu khó đông là 87,5%. (5) Nếu người phụ nữ số 15 kết hôn với một người đàn ông không bị bệnh và đến từ một quần thể khác đang cân bằng di truyền về gen gây bệnh bạch tạng (thống kê trong quần thể này cho thấy cứ 100 người có 4 người bị bệnh bạch tạng). Xác suất cặp vợ chồng của người phụ nữ số 15 sinh 2 con có kiểu hình khác nhau là 56,64%. Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Đáp án 1-D 2-C 3-B 4-A 5-D 6-D 7-D 8-B 9-A 10-A 11-B 12-B 13-A 14-A 15-A 16-D 17-A 18-B 19-D 20-C 21-C 22-B 23-C 24-D 25-A 26-C 27-A 28-B 29-C 30-B 31-B 32-C 33-B 34-A 35-D 36-C 37-B 38-C 39-C 40-B LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án D + - Trong chu trình nitơ, vi khuẩn nitrat có vai trò chuyển hóa NO2 thành NO3 Câu 2: Đáp án C Ở động vật tiêu hóa có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào trong túi tiêu hóa nhờ enzim thủy phân từ tế bào thành túi tiết ra để tạo thành các những chất kích thước nhỏ sau đó được tiêu hóa nội bào. Câu 3: Đáp án B Bệnh hồng cầu hình liềm là do đột biến thay thế T-A thành A-T ở vị trí axitamin số 6, do đó làm thay đổi axit glutamic thành valin, hậu quả là làm cho hồng cầu chuyển thành dạng hình liềm và dính kết với nhau gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. ❖ Bệnh đột biến hồng cầu hình liềm là đột biến gen trội, do gen nằm trên NST thường quy định. Trang 8
  9. Câu 4: Đáp án A Trong hình 2 thì ta thấy cụm gen BCD trong NST ban đầu (NST số 1) bị đảo đi 180° ở NST đột biến (NST số 2) → Đột biến đảo đoạn NST Câu 5: Đáp án D Thể ba nhiễm kép 2n + 1 + 1 = 26 Kết thúc giảm phân I, các tế bào con tạo ra sẽ có bộ NST là: Hoặc n kép và (n+1+1) kép Hoặc (n+1) kép và (n+1) kép Ở kì sau II, khi các NST kép phân li về 2 cực nhưng chưa xảy ra sự chia tách thành 2 tế bào, số NST trong tế bào có thể là 24 hoặc 28 hoặc 26. Câu 6: Đáp án D Câu 7: Đáp án D Câu 8: Đáp án B Câu 9: Đáp án A Câu 10: Đáp án A Kiểu gen AaBbDdeeXfY là con cái, sự giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra như sau: Từ 1 tế bào sinh dục → 1 giao tử cái nên để tạo ra tất cả các loại giao tử có thể được tạo ra là: Cặp Aa cho 2 loại giao tử → cần 2 tế bào. Cặp Dd cho 2 loại giao tử → cần 2 tế bào. Cặp Bb cho 2 loại giao tử → cần 2 tế bào. Cặp ee cho 1 loại giao tử → cần 1 tế bào. Cặp XfY 2 loại giao tử → cần 2 tế bào. Vậy số tế bào tối thiểu là: 2.2.2.2.1 = 16 ❖ Khi các gen liên kết hoàn toàn + Thể đồng hợp về các cặp gen → tạo 1 loại giao tử. + Thể dị hợp giảm phân, mỗi cặp NST tạo 2 loại giao tử. - Khi các gen phân li độc lập. + Thể đồng hợp về các cặp gen → tạo 1 loại giao tử. + Thể dị hợp giảm phân, mỗi cặp NST tạo 2 loại giao tử → số loại giao tử bằng 2n Cặp NST XY tính 1 cặp gen dị hợp. → Số loại giao tử bằng tích số loại giao tử của các cặp NST Câu 11: Đáp án B Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền nên tuân theo công thức: p2AA: 2pqAa + q2aa =1 (p + q) = 1 → Kiểu gen aa = (0,7)2 = 0,49. Câu 12: Đáp án B Trang 9
  10. Câu 13: Đáp án A Câu 14: Đáp án A Câu 15: Đáp án A Phát biểu sai là A Hiện tượng cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật là một hiện tượng phổ biến, thường xuyên xảy ra. Các loài sinh vật phải đấu tranh để sinh tồn, kể cả trong quá trình hợp tác kiếm thức ăn của bầy đàn, các con yếu hơn vẫn thường bị chia phần ít hơn. Câu 16: Đáp án D Tăng cường sử dụng các nguyên liệu hoá thạch trong công nghiệp và trong giao thông vận tải làm tăng lượng CO2 gây ra hiệu ứng nhà kính. Câu 17: Đáp án A - Đây là thí nghiệm phát hiện hô hấp qua sự thải CO2: + Do hô hấp của hạt, CO tích lũy lại trong bình. CO 2 nặng hơn không khí nên không thể khuếch tán qua ống và phễu ra môi trường bên ngoài bình. + Rót nước từ từ từng ít một qua phễu vào bình chứa hạt. Nước sẽ đẩy không khí ra khỏi bình vào ống nghiệm. Vì không khí đó giàu CO2 nước vôi sẽ bị vẩn đục. Câu 18: Đáp án B Câu 19: Đáp án D Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là: 3 – 1 – 2 – 4 – 6 - 5 (3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. (1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN. 2 Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh. 4 Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa 1 - tARN (aa1: axitamin đứng liền sau axitamin mở đầu) 6 Hình thành liên peptit giữa axitamin mở đầu và aa1. 5 Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’. Câu 20: Đáp án C Cônsixin có tác dụng cản trở hình thành thoi vô sắc nên bộ NST được nhân đôi lên: AaBb tạo thành AAaaBBbb. Câu 21: Đáp án C Trang 10
  11. Xét gen 1 và 2: Số giao tử tối đa tạo ra là 5.6 = 30 30 31 Suy ra kiểu gen tối đa là 465 2 Xét gen 3: 4 5 Cặp XX: có 10 kiểu gen 2 Cặp XY có 4 kiểu gen Số kiểu gen tối đa là 14 x 465 = 6510 kiểu gen. 2 Công thức tổng quát tính số loại kiểu gen: Cn n 2 Trong đó: Cn là số loại kiểu gen dị hợp; n là số loại kiểu gen đồng hợp. ❖ Công thức tính số kiểu giao phối (số phép lai) 2 Nếu loài có x kiểu gen về gen A. Số kiểu giao phối là: Cn x Câu 22: Đáp án B Cơ quan thoái hóa là cơ quan không phát triển đầy đủ ở cơ thể trưởng thành do điều kiện sống của loài đã thay đổi, các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và hiện chỉ để lại một vài vết tích xưa kia của chúng. - Răng khôn là cơ quan thoái hóa của con người (đây là chiếc răng số 8 hay răng hàm lớn thứ 3, hiện nay chúng không còn giữ chức năng nào rõ ràng và mang lại nhiều phiền toái). ❖ Xương cùng, răng khôn, mấu lồi ở mắt, nếp ngang ở vòm miệng, ruột thừa là những cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng. Câu 23: Đáp án C A, B, D đúng C sai vì nấm hoại sinh được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. Câu 24: Đáp án D A sai vì nếu tăng số lượng cá mương trong ao thì cá mương sẽ tăng cạnh tranh thức ăn với cá mè hoa → cá mè hoa sẽ giảm. B sai vì nếu loại bỏ giáp xác ra khỏi ao thì cá mè hoa và cá mương đều mất đi nguồn thức ăn → sẽ dẫn đến cá mè hoa và cá mương bị diệt vong. C sai vì nếu hạn chế thực vật phù du trong ao thì giáp xác mất đi nguồn thức ăn → giáp xác bị diệt vong → cá mương và cá mè hoa bị diệt vong. D đúng vì khi ta thả thêm cá quả vào ao thì cá quả sẽ lấy cá mương làm nguồn thức ăn –→cá mương giảm → cá mè hoa có nhiều thức ăn hơn → số lượng cá mè hoa sẽ tăng lên. Câu 25: Đáp án A (1) đúng, hình ảnh trên mô tả hoạt động của operon Lac trong môi trường có lactôzơ. (2) sai, trong cấu trúc của operon Lac không bao gồm gen R. Trang 11
  12. (3) sai, chất X được gọi là chất ức chế. (4) đúng, vùng 2 được gọi là vùng vận hành, là vị trí mà chất x bám vào trong điều kiện môi trường không có lactôzơ. (5) sai, các gen cấu trúc Z, Y, A chỉ có một vùng điều hòa và một vùng kết thúc. (6) sai, trên mỗi phân tử mARN, chỉ chứa một mã mở đầu và một mã kết thúc, tuy nhiên, trên mARN 2 chứa tới 3 mã mở đầu mà 3 mã kết thúc tương ứng với 3 gen Z, Y, A. Các phát biểu đúng là (1), (4) nên phương án phù hợp là A. Câu 26: Đáp án C ADN: 5’-ATGXGGATTTAA-3’ Mạch bổ sung ADN: 3’-TAXGXXTAAATT-5’ Câu 27: Đáp án A Đây là tương tác bổ sung kiểu 9:7 A-B: đỏ A – b  aaB –  Trắng aabb  Trong số các cây hoa đỏ F1: AABB: 2AaBB: 2AABb : 4AaBb 1 → Số cây thuần chủng là: 9 ❖ Ghi nhớ các phép lại + Phép lai 1. AaBb AaBb = (3A-: laa) (3B-: 1bb) = 9A-B-: 3A-bb : 3aaB-: 1aabb. + Phép lai 2. AaBb Aabb = (3A-: laa) (1B- : 1bb) = 3A-B-: 3A-bb: laaB-: laabb. + Phép lại 3. AaBb aaBb = (1A: laa) (3B- : 1bb) = 3A-B-:1A-bb : 3aaB-: laabb. + Phép lại 4. AaBb aabb = (1A-: laa) x (1B- : 1bb) = 1A-B-: 1A-bb: laaB-: 1aabb. Câu 28: Đáp án B ab Cây thấp dầu dục ab ab 0,225 ab 1 Ab 1 ab 0,225 do cho ab 2 ab 2 ab AB 0,45 Ab aB 0,05 Tần số hoán vị 0,05 2 0,1 10% → khoảng cách giữa hai gen = 10 cM ❖ Công thức tính tần số hoán vị gen (1) f = tổng tỉ lệ giao tử hoán vị (2) f = 2 (% số tế bào có hoán vị) Trang 12
  13. (3) Trong lại phân tích: f = Σ% các kiểu hình chiếm tỉ lệ nhỏ (kiểu hình được tạo ra từ giao tử hoán vị). - Nếu các cá thể chiếm tỉ lệ nhỏ có kiểu hình: + Khác kiểu hình của P → kiểu gen của P là dị hợp đều. + Giống kiểu hình của P → kiểu gen của P là dị hợp chéo. Câu 29: Đáp án C Nguyên nhân có thể xem là nguyên nhân chính là yếu tố ngẫu nhiên: cơn bão to, yếu tố này đã góp phần chia cắt quần thể ban đầu thành 3 quần thể nhỏ không thể trao đổi vốn gen với nhau. Từ đây, các quần thể nhỏ phát triển theo hướng riêng của mình. B chưa đúng. CLTN ở đây ít thể hiện vai trò vì môi trường ở 2 hòn đảo là giống nhau Câu 30: Đáp án B Kích thước quần thể cá: N N 40 50 N 1 2 100 m 20 ❖ Dạng bài đánh bắt rồi đánh dấu được nêu trong bài thực hành sách giáo khoa nâng cao sinh học lớp 12. Câu 31: Đáp án B Các yếu tố vô sinh là: (1), (3), (4), (6) Câu 32: Đáp án C (1) đúng. Lưới thức ăn bao gồm 5 chuỗi thức ăn là: 1 - Thực vật → Châu chấu → Chuột → Diều hâu. 2 - Thực vật → Châu chấu → Chuột → Rắn → Diều hâu. 3 - Thực vật → Kiến → Chuột → Diều hâu. 4 - Thực vật → Kiến → Chuột → Rắn → Diều hâu. 5 - Thực vật → Kiến → Ếch → Rắn → Diều hâu. (2) sai. Chuột tham gia vào 4 chuỗi thức ăn còn diều hâu tham gia vào cả 5 chuỗi thức ăn. (3) đúng. - Thực vật (sinh vật sản xuất) → Châu chấu (sinh vật tiêu thụ bậc 1) → Chuột (sinh vật tiêu thụ bậc 2) → Diều hâu (sinh vật tiêu thụ bậc 3). - Thực vật (sinh vật sản xuất) → Châu chấu (sinh vật tiêu thụ bậc 1) → Chuột (sinh vật tiêu thụ bậc 2) → Rắn (sinh vật tiêu thụ bậc 3) → Diều hâu (sinh vật tiêu thụ bậc 4). (4) đúng. Ba chuỗi thức ăn gồm có 5 mắt xích, đó là: 1 - Thực vật → Châu chấu → Chuột → Rắn → Diều hâu. 2 - Thực vật → Kiến → Chuột → Rắn → Diều hâu. 3 - Thực vật → Kiến → Ếch → Rắn → Diều hâu. Vậy có 3 kết luận trên đúng. Trang 13
  14. Câu 33: Đáp án B Để đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 : 1 thì cần có điều kiện sau: ở (P) mỗi bên cho 2 loại giao tử hoặc ở (P), một bên cho 4 loại giao tử, một bên cho 2 loại giao tử (loại trường hợp ở (P), một bên cho 4 loại giao tử còn một bên cho 1 loại giao tử vì trường hợp này chỉ có thể cho đời con đồng tính hoặc đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1 : 1, 1 : 1 : 1 : 1). - Trường hợp ở (P) mỗi bên cho 2 loại giao tử, có 6 phép lại thỏa mãn điều kiện đề bài, đó là: Aabb x Aabb, aaBb x aaBb; AABb x AABb; AaBb x AaBB; Aabb x AaBB; aaBb x AABb - Trường hợp ở (P), một bên cho 4 loại giao tử, một bên cho 2 loại giao tử: có 2 phép lại thỏa mãn điều kiện đề bài, đó là: AaBb x AABb: AaBb x AaBB. Vậy số phép lại thỏa mãn điều kiện đề bài là: 6 + 2 = 8. Câu 34: Đáp án A A T Ta có: (giả thiết) tăng Số cặp A-T tăng Nhiệt độ nóng chảy giảm N Trình tự sắp xếp các loài sinh vật là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng nuclêôtit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần: D → B → C → E → A Câu 35: Đáp án D A: xoăn >> a: thẳng Gọi p và q lần lượt là tần số alen A và a của quần thể; gọi x là số cá thể mang kiểu gen dị hợp của quần thể ở thế hệ xuất phát, theo đề bài, ta có: 600 x 400 P : (600 x)AA : x : 400aa 1 AA : aa 1 600 400 600 400 Khi quần thể tiến hành giao phối ngẫu nhiên, quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền và có thành phần 2 2 kiểu gen là: p AA 2 pqAa q aa 1. Mặt khác, đời F1 có tỉ lệ cá thể lông thẳng (aa) bằng 90% tỉ lệ cá thể lông thẳng ở thế hệ xuất phát 400 0,9. q2 q 0,6 p 1 0,6 0,4 x 400 600 400 → tỉ lệ cá thể lông xoăn có kiểu gen thuần chủng ở thế hệ xuất phát là: AA = A Aa = 600 – 400 = 200 = 200/1000 = 0,2 = 20%. Câu 36: Đáp án C Pt/c: dẹt x dài F2: 100% dẹt F2 x tròn F3: 4 tròn: 3 dẹt 1 dài F3: có 8 tổ hợp lai = 4 x 2 → dẹt F2 cho 4 tổ hợp giao tử → dẹt F2 : AaBb Trang 14
  15. Cây tròn lại với F2: Aabb hoặc aaBb. Giả sử cây tròn này là Aabb F3: 3A-B- : 3A-bb : laaB- : laabb Vậy A-B- = dẹt, A-bb = aaB- = tròn, aabb = dài Vậy kiểu hình do 2 gen quy định tương tác bổ sung Câu 37: Đáp án B Nhận xét: Phân tử ADN trong nhân của sinh vật nhân thực có dạng mạch kép, thẳng. Số liên kết N phôtphodieste giữa các đơn phân: ( 1) 2 2338 N 2340 2 (1) Gen có khối lượng bằng 351000 đvC. Ta có: M = N x 300 đvC = 702000 đvC (1) không đúng. (2) Trên mỗi mạch của gen có chứa tổng số 1169 đơn phân. Tổng số đơn phân trên một mạch: N 1170 (2) không đúng. 2 N (3) Số vòng xoắn của gen bằng 117. Ta có: C 117 (3) đúng. 2 N o o (4) Chiều dài của gen bằng 3978 nm. Ta có: L 3,4A 3798A 379,8mm (4) không đúng. 2 (5) Phân tử ADN có 3042 liên kết hiđrô. Ta có: %A + %G = 50% mà %A = 20% %G=30% Ta lại có: N = 23402A = 0,2N = 468; G = 0,3N = 702 – H = 2A+ 3G = 3042 (5) đúng. Vậy các kết luận đúng: (3), (5) Câu 38: Đáp án C Ab DH Ab DH (P) : X E X e X EY. aB dh aB dh Xét riêng từng cặp NST ta có: - P: X E X e X EY 1 1 1 F : X E X E : X EY : X eY 1 4 4 4 - Tỉ lệ kiểu hình đực mang tất cả các tính trạng trội ở đời con chiếm 8,25% Hay (A-,B-,D-,H-) XEY = 8,25% → (A-,B-,D-,H-) = 8,25% : 25% = 33% Ab Ab - P: cái x đực aB aB Ab Vì ruồi đực chỉ xảy ra liên kết gen nên giao tử cho 2 loại giao tử là: Ab = aB = 50% aB Ab Ab ab → P: cái x đực không tạo được đời con có kiểu gen là do aB aB ab → (aa,bb) = 0% → (A-B-) = 50% → (aaB-) = (A-bb) = 25% - Có (A-,B-,D-,H-) = 33% → (D-,H-) = 33% : 50% = 66%. → (dd, hh) = 66% - 50% = 16% Trang 15
  16. → (D-,hh) = (dd,H-) = 25% - 16% = 9% - Tỉ lệ kiểu hình mang một trong năm tính trạng lặn ở đời con của phép lại trên là: (aa,B-,D-,H-,E-)+(A-,bb,D-,H-,E-) + (A-,B-,dd,H-,E-)+(A-,B-,D-,hh, E-) +(A-,B-,D-,H-,ee) = (0,25.0,66.0,75) + (0,25.0,66.0,75) + (0,5.0,09.0,75) + (0,5.0,09.0,75) + (0,5.0,66.0,25) = 0,3975 = 39,75% Câu 39: Đáp án C Quần thể Diện tích môi trường sống (m2) Mật độ (cá thể/ m2) Kích thước của quần thể I 2987 12 2987.12 = 35844 II 3475 8 3475.8 = 27800 III 3573 9 3573.9 = 32157 IV 3500 7 3500.7 = 24500 Câu 40: Đáp án B - Quy ước gen: + A – không bị bạch tạng, a – bị bệnh bạch tạng. + B – không bị máu khó đông, b – bị máu khó đông. - Xác định kiểu gen của từng người trong phả hệ: 1. aaXBXb 9. Aa(1/2XBXB : 1/2XBxb) 2. AaXBY 10. (1/3AA : 2/3Aa)XBY 3. A-XBXb 11. aaXBX- 4. aaXBY 12. AaXbY 5. AaXBX- 13. Aa(1/2XBXB: 1/2XBXb) 6. AaXBY 14. (2/5AA : 3/5Aa)XBY 7. A-XBY 15. (2/5AA : 3/5Aa)(3/4XBXB : 1/4XBXb) 8. aaXBXb (1) sai: Có 6 người trong phả hệ xác định được chính xác kiểu gen về 2 bệnh này là 1, 2, 4, 6, 8, 12. (2) sai: Có tối đa 5 người trong phả hệ trên có kiểu gen đồng hợp trội về gen quy định bệnh bạch tạng là 3, 7, 10, 14, 15. (3) sai: Vợ số 13: Aa(1/2XBXB-1/2XBXb) x Chồng số 14: (2/5AA:3/5Aa)XPY - XS sinh con A-XBY = (1-aa)XBY = (1-1/2 x 3/10).(3/4 x 1/2) = 51/160 = 31,875%. (4) đúng: - Ở thế hệ con, tỉ lệ người không bị bệnh bạch tạng là: A-(XB- + XbY) = (1 - aa)(XB- + XbY) = (1 - 1/2 x 3/10) x (7/8 + 1/8) = 17/20 - Ở thế hệ con, tỉ lệ người không bị bệnh bạch tạng và không bị bệnh máu khó đông là: A-XB- = (1-1/2 x 3/10) x 7/8 = 119/160 Trang 16
  17. - Vì đã biết sẵn thai nhi không bị bạch tạng nên chỉ tính tỉ lệ con không bị máu khó đông trong những đứa con không bị bạch tạng. 119 /160 - Trong những đứa con không bị bạch tạng, tỉ lệ con không bị máu khó đông = 7 / 8 87,5% 17 / 20 → xác suất thai nhi đó không bị máu khó đông là 87,5%. (5) đúng: * Quần thể của chồng người nữ số 15 về gen gây bệnh bạch tạng - p2AA + 2pqAa +q2aa = 1 → q2 = 4/100 → q = 0,2; p = 0,8 - Quần thể có cấu trúc di truyền: 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1 * Chồng của người nữ số 15 không bị bệnh có kiểu gen có thể có: (2/3AA : 1/3Aa)XBY * Vợ số 15: (2/5AA :3/5Aa)(3/4XBXB: 1/4XBXb) x chồng (2/3AA : 1/3Aa)XBY - Xét bệnh bạch tạng: ♀ (2/5AA :3/5Aa) x ♂ (2/3AA :1/3Aa) + TH1: 3/5Aa x 1/3Aa → con: 1/5(3/4A-1/4aa) + TH2: Các trường hợp còn lại → con: 4/5(A-). → Sinh 2 con có kiểu hình giống nhau về bệnh bạch tạng 1/5(A-xA-+ aa x aa) + 4/5(A-xA-) = 1/5(3/4 x 3/4 + 1/4 x 1/4) + 4/5= 37/40. - Xét bệnh máu khó đông (3/4XBXB:1/4XBXb) x XBY + TH1: 3/4xRxBx XBY con : 3/4(1/2XBXB + 1/2XBY) + TH2: 1/4XBX x XBY → con : 1/4(1/4XBXB + 1/4XBXb + 1/4XBY + 1/4XbY) → Xác suất sinh 2 con có kiểu hình giống nhau về bệnh máu khó đông: 3/4(1/2 x 1/2 + 1/2 x 1/2) + 1/4(2/4 x 2/4 + 1/4 x 1/4+1/4 x 1/4) = 15/32. * Xác suất cặp vợ chồng trên sinh được 2 con có kiểu hình giống nhau là: 37/40 x 15/32 = 111/256. * Xác suất cặp vợ chồng trên sinh được 2 con có kiểu hình khác nhau là: 1 – 111/256 = 145/256 = 56,64%. Trang 17