Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Lần 1 - Năm học 2021 - Trường THPT Hồng Lĩnh (Có đáp án)

doc 16 trang xuanthu 26/08/2022 3320
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Lần 1 - Năm học 2021 - Trường THPT Hồng Lĩnh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_sinh_hoc_lan_1_nam_hoc_2021_t.doc

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Lần 1 - Năm học 2021 - Trường THPT Hồng Lĩnh (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LẦN 1 - NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề MỤC TIÊU Luyện tập với đề thi thử có cấu trúc tương tự đề thi tốt nghiệp: - Cấu trúc: 34 câu lớp 12, 6 câu lớp 11 - Ôn tập lí thuyết chương: Cơ chế di truyền và biến dị, tính quy luật của hiện tượng di truyền, di truyền quần thể, tiến hóa, sinh thái học. - Ôn tập lí thuyết Sinh 11: Chuyển hóa vật chất và năng lượng. - Luyện tập 1 số dạng toán cơ bản và nâng cao thuộc các chuyên đề trên. - Rèn luyện tư duy giải bài và tốc độ làm bài thi 40 câu trong 50 phút. Câu 1: Bào quan thực hiện quá trình quang hợp là A. Ty thể B. Lục lạp C. Lá D. Diệp lục Câu 2: Loài thực vật nào sau đây thuộc nhóm C3? A. Lúa B. Cỏ lồng vực C. Xương rồng D. Thanh long Câu 3: Nhóm thú ăn thực vật nào dưới đây có dạ dày 4 ngăn? A. Chuột B. Ngựa C. Thỏ D. Hươu Câu 4: Tốc độ, áp lực máu chảy trong hệ tuần hoàn kín là A. Máu chảy dưới áp lực trung bình hoặc cao, máu chảy nhanh B. Máu chảy dưới áp lực cao, tốc độ chảy nhanh C. Máu chảy dưới áp lực và tốc độ trung bình D. Máu chảy dưới áp lực thấp, tốc độ chậm Câu 5: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3' AAAXAATGGGGA 5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch mARN được tổng hợp từ đoạn ADN này là: A. 5' GGXXAATGGGGA 3' B. 5' UUUGUUAXXXXU 3' C. 5' AAAGTTAXXGGT 3' D. 5’ GTTGAAAXXXXT 3' Câu 6: Trên sơ đồ cấu tạo của operon Lac ở E. coli, vùng vận hành được kí hiệu là: A. O (operator). B. P (promoter). C. Z, Y, A. D. R. Câu 7: Trong mô hình cấu trúc của ôpêron Lac, vùng khởi động là nơi A. Chứa thông tin mã hóa các axit amin trong phân tử protein cấu trúc. B. ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. C. Protein ức chế có thể liên kết ngăn cản sự phiên mã. D. Mang thông tin qui định cấu trúc protein ức chế. Câu 8: Ở sinh vật nhân sơ axit amin mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi pôlipeptit là A. pheninalanin B. metiônin C. foocmin mêtioôin D. glutamin Câu 9: Loại đột biến gen nào xảy ra làm tăng 1 liên kết hiđrô? A. Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. B. Thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. 1
  2. C. Mất một cặp A-T D. Thêm một cặp G-X. Câu 10: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỷ lệ A/G = 2/3, gen này bị đột biến mất 1 cặp nuclêôtit do đó giảm đi 3 liên kết hidrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột biến là: A. A = T = 599; G = X = 900 B. A = T = 600; G = X = 900 C. A = T = 600; G = X = 899 D. A = T = 900; G = X = 599 Câu 11: Trình tự nuclêôtit đặc biệt trong ADN của NST, là vị trí liên kết với thoi phân bào được gọi là A. eo thứ cấp. B. hai đầu mút NST. C. tâm động. D. điểm khởi đầu nhân đôi. Câu 12: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính A. 11nm. B. 30nm. C. 300nm. D. 700nm. Câu 13: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây chết hoặc giảm sức sống của sinh vật thuộc đột biến A. mất đoạn. B. đảo đoạn. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn. Câu 14: Trường hợp cơ thể sinh vật trong bộ nhiễm sắc thể gồm có hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của 2 loài khác nhau là A. thể lệch bội. B. đa bội thể chẵn. C. thể dị đa bội. D. thể lưỡng bội. Câu 15: Số lượng NST lưỡng bội của một loài 2n = 14. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể ba ở loài này? A. 7. B. 14. C. 35. D. 21. Câu 16: Ở một loài thực vật, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Cho cây 4n có kiểu gen Aaaa giao phấn với cây 4n có kiểu gen AAaa, kết quả phân tính đời lai là A. 11 đỏ: 1 vàng. B. 5 đỏ: 1 vàng. C. 1 đỏ: 1 vàng. D. 3 đỏ: 1 vàng. Câu 17: Một phụ nữ có 45 nhiễm sắc thể, trong đó cặp nhiễm sắc thể giới tính là XO, người đó bị hội chứng A. Tớc nơ. B. Đao. C. siêu nữ. D. Claiphento. Câu 18: Tế bào thể một nhiễm có số nhiễm sắc thể là A. 2n+1 B. 2n+2. C. 2n-1 D. 2n-2. Câu 19: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 1 quả đỏ : 1 quả vàng? A. Aa Aa. B. AA Aa. C. Aa aa. D. AA aa. Câu 20: Khi kiểu gen cơ thể mang tính trạng trội được xác định là dị hợp, phép lai phân tích sẽ có kết quả A. đồng tính, các cá thể con mang kiểu hình lặn. B. đồng tính, các cá thể con mang kiểu hình trội. C. đồng tính, các cá thể con mang kiểu hình trung gian. D. phân tính. Câu 21: Cho phép lai P: AaBbDd AabbDD. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd được hình thành ở F1 là A. 3/16. B. 1/8. C. 1/16. D. 1/4. Câu 22: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F 1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Hình dạng quả bí chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền A. phân li độc lập. B. liên kết hoàn toàn. 2
  3. C. tương tác bổ sung. D. trội không hoàn toàn. Câu 23: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F 1 100% tính trạng của 1 bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F 1 tự thụ phấn, được F 2 tỉ lệ kiểu gen 1: 2: 1 thì hai cặp gen quy định hai tính trạng đó đã di truyền A. phân li độc lập. B. Hoán vị gen. C. tương tác gen. D. Liên kết hoàn toàn. Câu 24: Hoán vị gen có ý nghĩa gì trong thực tiễn? A. Làm giảm nguồn biến dị tổ hợp ở các đời sinh sản hữu tính B. Tăng nguồn biến dị tổ hợp ở các đời sinh sản hữu tính C. Tạo được nhiều alen mới D. Làm giảm số kiểu hình trong quần thể. Câu 25: Trong quá trình giảm phân của ruồi giấm cái có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị gen với tần số 17%. Tỷ lệ các loại giao tử được tạo ra từ ruồi giấm này A. AB = ab = 8,5%; Ab = aB = 41,5% B. AB = ab = 41,5%; Ab = aB = 8,5% C. AB = ab = 33%; Ab = aB = 17% D. AB = ab =17%; Ab = aB = 33% Câu 26: Gen ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể Y có hiện tượng di truyền A. theo dòng mẹ. B. chéo. C. như gen trên NST thường. D. thẳng. Câu 27: Bộ NST của người nam bình thường là A. 44A, 2X B. 44A, 1X, 1Y. C. 46A, 2Y. D. 46A ,1X, 1Y. Câu 28: Ở chim, bướm cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là A. XX, con đực là XY. B. XY, con đực là XX. C. XO, con đực là XY. D. XX, con đực là XO. Câu 29: Kết quả của phép lại thuận nghịch khác nhau theo kiểu đời con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó A. nằm trên NST thường. B. nằm trên NST giới tính. C. nằm ở ngoài nhân. D. có thể nằm trên NST thường hoặc NST giới tính. Câu 30: Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là những tính trạng A. trội không hoàn toàn. B. chất lượng. C. số lượng. D. trội lặn hoàn toàn Câu 31: Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một tế bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là A. 44. B. 20. C. 48. D. 22. Câu 32: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 6 dạng thể một tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể một này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét? A. 108. B. 486 C. 2916 D. 144. Câu 33: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 27/256. B. 9/64. C. 81/256. D. 27/64. Câu 34: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P), trong tổng số các cây thu được ở F 1, số cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ 3
  4. 1%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả đỏ có kiểu gen đồng hợp tử về cả hai cặp gen nói trên ở F1 là: A. 1% B. 66% C. 59% D. 51% Câu 35: Ở một loài thú, xét 4 gen: Gen I và gen II cùng nằm trên NST thường số I và quần thể đã tạo ra tối đa 6 loại giao tử về các gen này. Gen III nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Gen IV nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y. Quần thể này tạo ra tối đa 9 loại tinh trùng về các gen nằm trên NST giới tính. Biết không có đột biến xảy ra, số loại kiểu gen tối đa có thể có của quần thể về các gen trên là bao nhiêu? A. 536 B. 990 C. 819 D. 736 Câu 36: Ở một loài động vật, xét 3 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính (XX hoặc XY). Quan sát quá trình E e giảm phân tại vùng chín ở một cá thể đực của loài trên có KG AaBbDdX FX f người ta thấy giảm phân diễn ra bình thường và có xảy ra trao đổi chéo với tần số 20%. Theo lý thuyết, cá thể này cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh dục chín tham gia giảm phân để thu được số loại giao tử là tối đa? Biết mọi quá trình sinh học đều diễn ra bình thường. A. 40 B. 8 C. 32D. 20 Câu 37: Nếu các gen trên cùng một nhiễm sắc thể liên kết không hoàn toàn, cho các phép lai (PL) sau: BDe BdE De De PL1: Aa Aa PL2: AaBb AaBb bdE bde dE dE BD E e Bd e BDe BDE PL3: Aa X X aa X Y; PL4: Aa AA bd bD bdE bde Có mấy nhận định sau đây đúng về đời con của các phép lai trên? I. PL1 có số loại kiểu gen tối đa là 78 II. PL2 có số loại kiểu gen tối đa là 80 III. PL3 có số loại kiểu gen tối đa là 90 IV. PL4 có số loại kiểu gen tối đa là 72 V. PL3 có số loại kiểu gen tối đa nhiều nhất A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 38: Gen có 3240 liên kết hydro và có 2400 nucleotit. Gen trên nhân đôi 3 lần, các gen con phiên mã 2 lần. (1). Số lượng loại A và G của gen lần lượt là 360 và 840. (2). Có 6 phân tử mARN được tạo ra. (3). Số axit amin mà môi trường cần cung cấp cho quá trình dịch mã là 6384. (4). Số nucleotit loại A mà môi trường cung cấp cho quá trình tự sao là 2520. (5). Số lượng các đơn phân mà môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã là 19200. Số thông tin chưa chính xác? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 39: Một loài có 2n = 6, các chữ cái là kí hiệu cho các NST, hai tế bào thuộc cùng 1 loại đang thực hiện các quá trình phân bào như hình vẽ dưới đây 4
  5. (1) Hai tế bào trên thuộc loại tế bào sinh dục. (2) Tế bào hình 1 đang ở kì giữa của giảm phân 1, tế bào hình 2 đang ở kì giữa của giảm phân 2 (3) Khi kết thúc quá trình phân bào, tế bào hình 1 tạo ra 4 tế bào đơn bội, tế bào hình 2 tạo ra 2 tế bào lưỡng bội (4) Khi kết thúc quá trình phân bào, tế bào hình 1 tạo ra 2 tế bào đơn bội, tế bào hình 2 tạo ra 2 tế bào lưỡng bội Số nhận định đúng với thông tin trên là A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 40: Ở 1 loài động vật giao phối, xét phép lai P: ♀AaBbdd ♂AaBbDd. Giả sử quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở 1 số tế bào, cặp NST mang cặp Bb không phân li trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thương. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra các hợp tử, có bao nhiêu thông tin chưa chính xác? (1). Có thể tạo ra 24 loại hợp tử thiếu nhiễm sắc thể. (2). Có tối đa 12 loại hợp tử thừa nhiễm sắc thể (3). Có tối đa 18 loại hợp tử bình thường. (4). Tỉ lệ hợp tử bình thường so với lệch bội là 1/2 (5). Kiểu gen của cặp NST Bb có 9 loại kiểu gen khác nhau. Số nhận định đúng: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. HẾT 5
  6. BẢNG ĐÁP ÁN 1-B 2-A 3-D 4-A 5-B 6-A 7-D 8-C 9-A 10-C 11-C 12-A 13-A 14-C 15-A 16-A 17-A 18-C 19-C 20-D 21-B 22-C 23-D 24-B 25-B 26-D 27-B 28-B 29-C 30-B 31-A 32-C 33-D 34-A 35-C 36-D 37-B 38-A 39-A 40-B HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1 (NB): Ở thực vật, quang hợp được thực hiện ở lục lạp (SGK Sinh 11 trang 37). Chọn B. Câu 2 (NB): Nhóm thực vật C3 gồm từ những loài rêu cho đến các loài cây gỗ lớn, phân bố hầu khắp mọi nơi. Lúa là thực vật C3. Cỏ lồng vực: C4 Thanh long, xương rồng: CAM. Chọn A. Câu 3 (NB): Phương pháp: Dạ dày 4 ngăn có ở động vật nhai lại: trâu, bò, cừu, dê, hươu, Cách giải: Trong các loài trên thì hươu là động vật nhai lại, có dạ dày 4 ngăn. Thỏ, chuột, ngựa có dạ dày đơn. Chọn D. Câu 4 (NB): Phương pháp: Hệ tuần hoàn kín gồm tim và hệ mạch (gồm động mạch, mao mạch, tĩnh mạch), máu được vận chuyển trong hệ mạch. Cách giải: Ở hệ tuần hoàn kín máu được vận chuyển trong hệ mạch nên máu chảy dưới áp lực trung bình hoặc cao, máu chảy nhanh (SGK Sinh 11 trang 78). Chọn A. Câu 5 (TH): Phương pháp: Áp dụng nguyên tắc bổ sung trong quá trình phiên mã: Agốc – Umôi trường, Tgốc – Amôi trường, Ggốc – Xmôi trường, Xgốc – Gmôi trường, mARN theo chiều 5’ 3’. 6
  7. Cách giải: Mạch mã gốc: 3' AAAXAATGGGGA 5' Mạch bổ sung: 5’ UUUGUUAXXXXU 3' Chọn B. Câu 6 (NB): Phương pháp: Lý thuyết về: Cấu trúc opêron Lac ở E. coli: Nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A): nằm kề nhau, có liên quan với nhau về chức năng Vùng vận hành (O): là đoạn mang trình tự nuclêôtit đặc biệt, là nơi bám của prôtêin ức chế ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc. Vùng khởi động (P): nơi bám của enzim ARN-polimeraza khởi đầu sao mã. Gen điều hòa (R): không thuộc thành phần của opêron nhưng đóng vai trò quan trọng trong điều hoà hoạt động các gen của opêron qua việc sản xuất prôtêin ức chế. Cách giải: Vùng vận hành được kí hiệu là O. Chọn A. Câu 7 (NB): Phương pháp: Lý thuyết về: Cấu trúc opêron Lac ở E. coli: Nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A): nằm kề nhau, có liên quan với nhau về chức năng Vùng vận hành (O): là đoạn mang trình tự nuclêôtit đặc biệt, là nơi bám của prôtêin ức chế ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc. Vùng khởi động (P): nơi bám của enzim ARN-polimeraza khởi đầu sao mã. Gen điều hòa (R): không thuộc thành phần của opêron nhưng đóng vai trò quan trọng trong điều hoà hoạt động các gen của opêron qua việc sản xuất prôtêin ức chế. Cách giải: Trong mô hình cấu trúc của Ôpêron Lac, vùng khởi động là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. Chọn D. Câu 8 (NB): Phương pháp: Codon 5’UAG3’ mã hóa cho axit amin mở đầu chuỗi polipeptit: + Ở sinh vật nhân sơ là: fMet. + Ở sinh vật nhân thực là: Met Cách giải: Ở sinh vật nhân sơ axit amin mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi pôlipeptit là foocmin metionin. Chọn C. Câu 9 (TH): Phương pháp: A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro 7
  8. G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro. Xét từng phương án để biết sự thay đổi số liên kết hidro. Cách giải: A: Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X tăng 1 liên kết hidro B: Thay thế cặp G-X bằng cặp A-T giảm 1 liên kết hidro C: Mất một cặp A-T→ giảm 2 liên kết hidro D: Thêm một cặp G-X tăng 3 liên kết hidro Chọn A. Câu 10 (VD): Phương pháp: Bước 1: Tính số nucleotit từng loại của gen trước đột biến: 2A 2G N A / G 2 / 3 Bước 2: Xác định dạng đột biến Bước 3: Tính số nucleotit từng loại của gen đột biến. Cách giải: 2A 2G 3000 A T 600 Gen trước đột biến có: A / G 2 / 3 G X 900 Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit do đó giảm đi 3 liên kết hidrô đột biến mất 1 cặp G – X (Vì G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro). A T 600 Số nuclêôtit từng loại của gen đột biến là: G X 900 1 899 Chọn C. Câu 11 (NB): Trình tự nuclêôtit đặc biệt trong ADN của NST, là vị trí liên kết với thoi phân bào được gọi là tâm động (SGK Sinh 12 trang 23). Chọn C. Câu 12 (NB): Phương pháp: Sợi cơ bản (11nm) Sợi nhiễm sắc (30nm) Cromatit (700nm) NST (1400nm) Cách giải: Sợi cơ bản có đường kinh 11nm. Chọn A. Câu 13 (NB): Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây chết hoặc giảm sức sống của sinh vật thuộc đột biến mất đoạn vì làm mất cân bằng gen nghiêm trọng (SGK Sinh 12 trang 24). Chọn A. Câu 14 (NB): 8
  9. A: thể lệch bội: Thay đổi số lượng NST ở 1 hoặc 1 số cặp NST B: đa bội thể chẵn: 4n, 6n, bộ NST tăng một số nguyên lần bộ NST lưỡng bội. C: thể dị đa bội: trong bộ NST gồm hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của 2 loài khác nhau. D: thể lưỡng bội: 2n Chọn C. Câu 15 (NB): Phương pháp: Loài lưỡng bội 2n có n cặp NST Thể ba: Thêm 1 NST vào 1 cặp NST tương đồng (2n + 1) Số dạng thể 1, 3: n Cách giải: 2n = 14 n = 7 hay có 7 cặp NST có tối đa 7 dạng thể ba. Chọn A. Câu 16 (TH): Phương pháp: Bước 1: Xác định tỉ lệ giao tử ở 2 cây tứ bội: Sử dụng sơ đồ hình chữ nhật: Cạnh và đường chéo của hình chữ nhật là giao tử lưỡng bội cần tìm. Bước 2: Tính tỉ lệ aaaa bằng tích tỉ lệ giao tử aa ở 2 bên. Bước 3: Tính tỉ lệ A = 1– aaaa. Cách giải: 1 4 1 Cây AAaa G : AA: Aa : aa 6 6 6 1 1 Vây Aaaa Aa : aa 2 2 1 1 1 11 Tỉ lệ cây quả vàng là aaaa aa aa A 6 2 12 12 Â Tỉ lệ kiểu hình là: 11 quả đỏ: 1 quả vàng. Chọn A. Câu 17 (NB): Người phụ nữ có 45 nhiễm sắc thể, trong đó cặp nhiễm sắc thể giới tính là XO người này mắc hội chứng Tocno. Đao: 3 NST số 21. 9
  10. Siêu nữ: XXX Claiphento: XXY. Chọn A. Câu 18 (NB): Thể một có dạng 2n -1. Chọn C. Câu 19 (NB): Để đời con có quả vàng các cây đem lại phải có alen a loại B,D. Phép lai A: Aa Aa 1AA:2Aa:laa kiểu hình: 3 đỏ: 1 vàng. Phép lại C: Aa aa 1Aa:laa kiểu hình: 1 đỏ: 1 vàng. Chọn C. Câu 20 (NB): Phương pháp: Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì có thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn kết quả phép lai là phân tính thì có thể đó có kiểu gen dị hợp. Cách giải: Khi đem cơ thể dị hợp lai phân tích đời con phân tính. Chọn D. Câu 21 (TH): Phương pháp: Tách riêng từng cặp gen và tính tích tỉ lệ của các cặp gen tạo thành. Cách giải: 1 1 1 1 P: AaBbDd AabbDD → AaBbDd Aa Bb Dd . 2 2 2 8 Chọn B. Câu 22 (TH): Tỷ lệ kiểu hình ở đời sau: 4 tròn: 3 dẹt: 1 dài Có 8 tổ hợp tính trạng do 2 gen tương tác bổ sung A-B-: dẹt; A-bb/aaB-: tròn; aabb: dài. Chọn C. Câu 23 (TH): Pt/c F1 dị hợp 2 cặp gen, F1 F1 Cho 4 tổ hợp Các gen liên kết hoàn toàn (nếu PLĐL phải là 9:3:3:1). Chọn D. Câu 24 (NB): Hoán vị gen có ý nghĩa tăng nguồn biến dị tổ hợp ở các đời sinh sản hữu tính (SGK Sinh 12 trang 48). Chọn B. 10
  11. Câu 25 (TH): Phương pháp: Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2 Cách giải: AB Cơ thể có kiểu gen ; f 17% ab 1 f GTLK : AB ab 41,5% 2 Giảm phân tạo giao tử: f GTHV : Ab aB 8,5% 2 Chọn B. Câu 26 (NB): Gen ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể Y có hiện tượng di truyền thẳng, chỉ truyền cho giới dị giao tử (XY). Chọn D. Câu 27 (NB): Bộ NST của người nam bình thường là 44A, 1X, 1Y; A là nhiễm sắc thể thường. Chọn B. Câu 28 (NB): Ở chim, bướm cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là XY, con đực là XX (SGK Sinh 12 trang 50). Chọn B. Câu 29 (NB): Kết quả của phép lại thuận nghịch khác nhau theo kiểu đời con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó nằm ở ngoài nhân. Chọn C. Câu 30 (TH): Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là những tính trạng chất lượng, ít chịu ảnh hưởng của môi trường sống. Chọn B. Câu 31 (TH): Phương pháp: Thể bốn có dạng 2n + 2 NST. Ở kì sau của nguyên phân: các cromatit tách nhau ra, đi về 2 cực của tế bào thành các NST đơn. Cách giải: 2n = 20 NST thể bốn 2n + 2 = 22 Ở kì sau của nguyên phân, trong tế bào của thể bốn có 2 (2n + 2) = 44 NST đơn. Chọn A. Câu 32 (VD): Phương pháp: 11
  12. Xét 1 gen có 2 alen: (VD: A, a) + Số kiểu gen thể lưỡng bội: 3: AA, Aa, aa. + số kiểu gen thể một: 2: A, a Có n cặp NST 1 1 n 1 Tính số kiểu gen tối đa của thể một là: Cn 2 3 1 Cn là số dạng thể một Cách giải: Xét 1 gen có 2 alen: + Số kiểu gen thể lưỡng bội: 3 + số kiểu gen thể một: 2: Có 6 cặp NST 1 1 5 Tính số kiểu gen tối đa của thể một là: C6 2 3 2916 Chọn C. Câu 33 (VD): Phương pháp: Trong trường hợp: 1 gen quy định 1 tính trạng, trội là trội hoàn toàn. Xét 1 cặp gen: Aa Aa 1AA:2Aa:laa 3/4 trội: 1/4 lặn. a n a 2 3 1 Giả sử có n cặp gen, tính kiểu hình trội về a tính trạng: Cn 4 4 Cách giải: Phép lai: AaBbDdHh AaBbDdHh Xét 1 cặp gen: Aa Aa 1AA:2Aa:laa 3/4 trội: 1/4 lặn, tương tự với các cặp gen khác. 3 1 3 3 1 27 Giả sử có n cặp gen, tính kiểu hình trội về a tính trạng: C4 4 4 64 Chọn D. Câu 34 (VD): Phương pháp: Sử dụng công thức: A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb Hoán vị gen ở 2 bên cho 10 loại kiểu gen Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2. Cách giải: F1 có loại kiểu hình thân thấp, quả vàng (aabb) P dị hợp về 2 cặp gen. Tỉ lệ thân thấp quả vàng = 1% giao tử ab = 0,01 = 0,1 < 0,25, là giao tử hoán vị = f/2 f = 20%. 2 Ab Ab AB f 1 P: ; f 20% 0,1 1% aB aB AB 2 Chọn A. Câu 35 (VDC): 12
  13. Phương pháp: Áp dụng công thức: + Số loại giao tử tối đa = tích số alen của các gen 2 + Số loại kiểu gen tối đa = Cn n (n là số loại giao tử) Cách giải: Gen I và gen II cùng nằm trên NST thường số I và quần thể đã tạo ra tối đa 6 loại giao tử số loại kiểu gen tối 2 đa là: C6 6 21. Giả sử gen III có 2 alen, gen IV có b alen a,b N * số loại giao tử của giới XX: ab Số loại tinh trùng Y = b. Ta có ab + b = 9 a = 2; b = 3 Vậy số kiểu gen tối đa: 2 2 + giới XX: Cab ab C6 6 21 + giới XY: ab X b Y 18 Vậy số kiểu gen tối đa là 21 + 18 = 39 Vậy số kiểu gen tối đa về các gen trên là 21 39 = 819. Chọn C. Câu 36 (VDC): Phương pháp: Bước 1: Tính số loại giao tử tối đa Bước 2: Tính tỉ lệ tế bào có HVG = 2 Tần số HVG Bước 3: Tính số tế bào tối thiểu theo công thức: tỉ lệ tế bào có TĐC a 4 = Số giao tử tối đa. Cách giải: E e Cơ thể có kiểu gen: AaBbDdX FX f có số loại giao tử tối đa là: 2 2 2 4 32. Trong đó có 16 giao tử mang gen liên kết 16 giao tử mang gen hoán vị Tần số HVG là 20% có 40% tế bào có TĐC 1 tế bào giảm phân có hoán vị gen tạo ra 4 giao tử : 2 hoán vị và 2 liên kết Giả sử có a tế bào tham gia giảm phân tối thiểu để hình thành đủ 32 loại giao tử như đề bài thì ta có phương trình: 40% a 4 = 32 a = 20 Chọn D. Câu 37 (VD): Phương pháp: Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa khi biết giao tử ở 2 giới. Giới đực tạo a giao tử, giới cái tạo b giao tử số loại kiểu gen tối đa là ab. (các loại giao tử là khác nhau) 2 Nếu cả 2 bên đều tạo ra n alen giống nhau số kiểu gen tối đa là: Cn n Có thể tách riêng từng cặp NST để tính dễ hơn. Cách giải: 13
  14. Để đạt được số kiểu gen tối đa ở đời con thì phải có HVG ở cả 2 giới. BDe BdE Phép lại 1: Aa Aa ; bdE bde + Aa Aa + 1AA:2Aa:laa 3 kiểu gen (tương tự với các cặp gen khác) BDe 8GT : Bde;bdE;bde; BdE BDE; BDe;bDe;bDE bdE   giong khac BdE 4GT : Bde;bdE;bde; BdE bde  giong Trong 8 loại giao tử của cơ thể BDe/bdE thì có 4 giao tử giống với giao tử của cơ thể BdE/bde. 2 + Xét 4 loại giao tử giống nhau của 2 cơ thể tạo: C4 4 10 kiểu gen. +Xét 4 loại giao tử khác của cơ thể BDe/bdE với 4 loại giao tử của cơ thể BdE/bde có 4 4 = 16 kiểu gen. + Số kiểu gen tối đa là 3 10 16 78 De De Phép lai 2: AaBb AaBb , số kiểu gen tối đa là: 3 3 10 90 dE dE + Aa Aa 1AA:2Aa:laa 3 kiểu gen (tương tự với các cặp gen Bb) De De Vì xét 10KG (Có HVG ở 2 giới) dE dE BD Bd Phép lai 3: Aa X E X e aa X eY bd bD + Aa Aa → 1Aa:laa → 2 kiểu gen. + X E X e X eY 1X E X e :1X e X e :1X EY :1X eY 4KG . BD Bd Vì xét 10KG (Có HVG ở 2 giới) bd bD Số kiểu gen tối đa là: 2 10 4 80 BDe BDE Phép lai 4: Aa AA bdE bde 2 Số kiểu gen tối đa là: 2 C8 8 72 BDe BDE Vì xét ; mỗi bên cho 8 loại giao tử số kiểu gen tối đa là 8C2 + 8 bdE bde -8C2 là số kiểu gen dị hợp 8 là số kiểu gen đồng hợp Xét các phát biểu: I, IV đúng. II sai, phép lai 2 có 90 kiểu gen. III sai, phép lai 3 có 80 kiểu gen V sai, phép lai 2 có số lượng kiểu gen nhiều nhất. Chọn B. 14
  15. Câu 38 (VDC): Phương pháp: Bước 1: Tính số nucleotit của gen dựa vào N và H 2A 2G N 2A 3G H x Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi x lần: Nmt N 2 1 Gen nhân đôi 1 lần tạo 2 gen con, phiên mã 1 lần tạo 1 mARN. N Số axit amin có trong 1 chuỗi polipeptit được tạo ra từ 1 gen có N nucleotit là: 1 3 2 Cách giải: 2A 2G 2400 A T 360 (1) đúng. Số lượng nucleotit từng loại của gen là:  2A 3G 3240 G X 840 Gen nhân đôi 3 lần tạo 23 = 8 gen con. (2) sai, 8 gen con phiên mã 2 lần tạo 8 2 = 16 mARN. (3) đúng. N 2400 Số axit amin có trong chuỗi polipeptit của gen là: 1 1 399 axit amin. 2 3 6 Vậy 16 mARN làm khuôn tổng hợp 16 chuỗi polipeptit, môi trường cần cung cấp 16 399 = 6384 axit amin. 3 (4) đúng. Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi 3 lần: Amt = A (2 – 1) = 2520 nucleotit. (5) đúng. 16 gen con tổng hợp 16 mARN, mỗi mARN có N/2 =1200 nucleotit môi trường cần cung cấp 1200 16 = 19200 nucleotit. Chọn A. Câu 39 (VD): Hình 1: các NST kép xếp thành 2 hàng tế bào này đang trải qua kì giữa giảm phân. Hình 2: các NST kép xếp thành 1 hàng tế bào này đang trải qua kì giữa của nguyên phân. (1) đúng, vì có quá trình giảm phân. (2) sai, hình 2, trong mỗi tế bào có 6 NST kép xếp thành 1 hàng đây là kì giữa của nguyên phân, nếu là kì sau 2 thì chỉ có 3 NST kép. (3) đúng. (4) sai, tế bào 1 đang giảm phân nên kết thúc sẽ tạo 4 tế bào đơn bội. Chọn A. Câu 40 (VDC): Phương pháp: Xét từng cặp gen, viết kết quả phép lại từng cặp gen Cách giải: P: ♀ AaBbdd ♂AaBbDd Xét cặp gen Aa: Aa Aa 1AA:2Aa:laa 3 hợp tử bình thường. 15
  16. Xét cặp Bb: ♀ Bb ♂ Bb + Cơ thể đực có 1 số tế bào cặp Bb không phân li trong GP II tạo giao tử: B, b, BB, bb, O. + Cơ thể cái giảm phân bình thường tạo: B, b. 3 hợp tử bình thường: BB, Bb, bb; 6 hợp tử đột biến: BBB, BBb, Bbb, bbb, B, b. Xét cặp Dd: dd Dd 1Dd:1dd 2 hợp tử bình thường. Xét các phát biểu: (1) sai, số hợp tử thiếu NST là: 3 2(B, b) 2 = 12 (2) sai, số hợp tử thừa NST là: 3 4(BBB, BBb, Bbb, bbb) 2 = 24. (3) đúng, số hợp tử bình thường là: 3 3 2 = 18. (4) sai, chưa xác định được tỉ lệ vì chưa biết có bao nhiêu tế bào bị rối loạn phân li. (5) đúng, 3 kiểu gen bình thường; 6 kiểu đột biến. Chọn B. 16