Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Ngữ văn - Lần 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Hà Trung (Có đáp án)

doc 7 trang xuanthu 6520
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Ngữ văn - Lần 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Hà Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_ngu_van_lan_2_nam_hoc_2020_2021_t.doc

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Ngữ văn - Lần 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Hà Trung (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT THANH HÓA ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN II TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG NĂM 2020 - 2021 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 120 phút; không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: NEWTON ĐÃ LÀM GÌ KHI NGHỈ HỌC VÌ ĐẠI DỊCH? Trong một đại dịch, Isaac Newton cũng phải làm việc ở nhà, nhưng ông đã sử dụng thời gian một cách khôn ngoan. TRONG NGUY CÓ CƠ Năm 1665, một đợt dịch hạch vô cùng nguy hiểm đã bùng nổ tại London, nước Anh, cướp đi mạng sống của rất nhiều người. Với điều kiện khoa học bấy giờ, người ta không thể biết nguyên nhân của đại dịch này là gì. Phải 200 năm sau, chủng vi khuẩn hạch mới được xác định và mất thêm 200 năm nữa, con người mới tìm ra được vắc-xin chống lại căn bệnh này. Thế nhưng, đối mặt với kẻ thù vô hình, người dân Anh đã tự biết thực hành một số quy tắc phòng dịch cơ bản. Người dân hạn chế ra đường để tránh lây bệnh, không tụ tập đông người, đồng thời tăng cường vệ sinh cá nhân. THỜI GIAN VÀNG Trường học của Newton cũng cho sinh viên nghỉ học. Các giáo sư và giảng viên cũng không lên lớp. Kinh tế và đời sống toàn London gần như đình trệ. Newton phải cách ly tại nhà để phòng lây nhiễm. Nhưng, cách ông tận dụng khoảng thời gian này đã khiến người khác không khỏi nể phục. Đây lại là khoảng thời gian vàng với một người có khả năng tự học phi thường như Newton. Chính trong khoảng thời gian này, Newton đã có nhiều nghiên cứu về Quang học, Cơ học và có những thành tựu nổi tiếng. Năm đó, Newton mới chỉ 20 tuổi và đang là sinh viên tại Trinity College, Cambridge. Năm 1697, Newton trở lại Cambridge với vốn kiến thức phong phú trong tay. Chỉ trong vòng 6 tháng, ông đã vượt xa bạn bè đồng trang lứa và chỉ mất hai năm sau để trở thành giáo sư. Tất cả các thành tựu này ông đạt được là nhờ vào khoảng thời gian tự học khi giam mình trong phòng vì dịch bệnh. (Nguồn: Câu 1 (NB): Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2 (TH): Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 3 (TH): Anh/chị hiểu thế nào về cụm từ “khoảng thời gian vàng” trong câu “Đây lại là khoảng thời gian vàng với một người có khả năng tự học phi thường như Newton”? Câu 4 (VD): Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “TRONG NGUY CÓ CƠ” không? Vì sao? II. LÀM VĂN Câu 1: (VDC) Trang 1
  2. Dựa vào những nội dung trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về sự cần thiết của việc tự học. Câu 2: (VDC) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng người lái đò sông Đà qua đoạn văn bản sau: Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung rít lên như tuyếc-bin thuỷ điện nơi đáy hầm đập. Mặt sông trắng xoá càng làm bật rõ lên những hòn những tảng mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tuỳ theo sở thích tự động của đá to đá bé. Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên song. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng với đánh khuỷu quật vu hồi lại Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy vẫn chọc thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thuỷ thủ ngay ở chân thác. Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hớp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đổ vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò [ ]. Mặt sông trong tích tắc loà sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lung, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh cửa, sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được Trang 2
  3. cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, băm chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra cảnh níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. (Nguyễn Tuân, Người lái đò Sông Đà, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục 2008, Tr 188 – 189) LỜI GIẢI CHI TIẾT Phần Nội dung I Câu 1: Phương pháp: Vận dụng những kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận. Cách giải: Hai phương thức biểu đạt chính: Tự sự, nghị luận. Câu 2: Phương pháp: Đọc đoạn trích, phân tích. Cách giải: Nội dung của đoạn trích: Việc sử dụng thời gian hợp lý để tự học của Newton trong thời kì cách ly vì dịch bệnh. Câu 3: Phương pháp: Đọc kỹ, phân tích, bình luận. Cách giải: “Khoảng thời gian vàng” nghĩa là khoảng thời gian quý giá. Đặt cụm từ này trong câu: ““Đây lại là khoảng thời gian vàng với một người có khả năng tự học phi thường như Newton” ta có thể hiểu: Đối với những người khác đây là khoảng thời gian nhàn dỗi vì dịch bệnh đã khiến mọi hoạt động ngừng lại, nhưng đối với Newton đây lại là khoảng thời gian quý giá để ông tận dụng cho việc học tập, nghiên cứu, nâng cao bản thân mình. Câu 4: Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. Cách giải: - Đồng tình: + “Trong nguy có cơ”: Là trong những tình huống khó khăn vẫn có những cơ hội mới. + Cơ hội luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Điều quan trọng chúng ta có phát hiện và tận dụng được nó hay không. Ngay trong tình cảnh khó khăn nhất con người vẫn có thể tìm thấy những cơ hội mới để bắt đầu hoặc cải thiện, nâng cao cuộc sống. Trang 3
  4. II Câu 1: Phương pháp: - Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận Sự cần thiết của việc tự học. - Phân tích, lí giải, tổng hợp. Cách giải: * Yêu cầu: - Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận a. Nêu vấn đề: Sự cần thiết của việc tự học. b. Bàn luận: * Giải thích: - Tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác. * Chứng minh sự cần thiết của việc tự học: - Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú. - Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. - Tự học giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân. - Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực. - Dẫn chứng: + Trong lịch sử ta thấy có rất nhiều tấm gương thành tài nhờ nỗ lực tự học của bản thân như trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, + Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng đêm, sau 12 giờ lao động nặng nhọc Người lại tự học tiếng Pháp bằng cách học thuộc long mỗi ngày mười từ. Cứ thế Người đã thông thạo không chỉ tiếng Pháp mà còn nhiều ngoại ngữ khác như tiếng Trung Quốc, tiếng Anh. Người cũng đã từng nói "Trong cách học. phải lấy tự học làm nòng cốt ". * Hiện trạng tự học ngày nay và giải pháp nâng cao tinh thần tự học: - Hiện nay, hiện tượng học chay, học vẹt còn tồn tại ở một số bạn trẻ. - Cách khắc phục: + Khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. + Tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo + Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội Trang 4
  5. + Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sồng. c. Đánh giá, mở rộng: Câu 2: Phương pháp: - Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà qua đoạn văn bản. - Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp. Cách giải: I. Mở bài - Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Tuân: Vị trí và phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà văn. - Nêu khái quát chung về tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”: Hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật. - Khái quát nội dung của đoạn trích: Cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà qua đoạn văn bản. II. Thân bài * Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần đầu khi nói đến cuộc chiến giữa người lái đò Sông Đà với hai trùng vi thạch trận đầu tiên. * Giới thiệu chân dung người lái đò. - Tên gọi, lai lịch: Được gọi là người lái đò Sông Đà và người lái đò Lai Châu. Tên gọi đã ẩn chứa trong đó địa danh sinh sống, địa danh làm việc, nghề nghiệp. Người làm nghề chèo đò suốt dọc Sông Đà hơn mười năm liền. Nhân vật không có tên riêng mà gọi tên bằng địa danh sinh sống, địa danh làm việc. Tác giả muốn khẳng định rằng không chỉ có một ông lái đò phi phàm xuất chúng mà đây là một đại diện tiêu biểu cho vô số chất vàng mười đang lấp lánh tỏa sáng ở mảnh đất Tây Bắc. - Chân dung: In đậm dấu ấn nghề nghiệp. + Tay ông lêu nghêu như cái sào, + Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng + Giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông. + Nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù. + Cái đầu bạc quắc thước đặt lên thân hình gọn quánh chất sừng chất mun. + Ngực vú bả vai bầm lên một khoanh củ nâu – vết nghề nghiệp do đầu sào gửi lại. Đây là thứ huân chương lao động siêu hạng. => Bức chân dung rất trẻ tráng dù ông lái đò đã ngoài 70 tuổi và đây là thứ ngoại hình được Trang 5
  6. hun đúc được dinh ra từ sông nước dữ dội, hiểm trở. Cho thấy sự gắn bó với nghề nghiệp của ông lái đò. Ông lái đò đã chèo lái, xuôi ngược trên Sông Đà hơn 100 lần, chính tay ông cầm lái khoảng hơn 60 lần. Ông đã gắn bó với nghề này hơn 10 năm trời. * Vẻ đẹp trí dũng thể hiện qua cuộc chiến đấu với Sông Đà ở hai trùng vi đầu tiên. - Khắc họa trong tương quan với hình ảnh sông Đà hung bạo, hùng vĩ: Nghệ thuật tương phản đã làm nổi bật một cuộc chiến không cân sức: + Một bên là thiên nhiên bạo liệt, hung tàn, sức mạnh vô song với sóng nước, với thạch tinh nham hiểm. + Một bên là con người bé nhỏ trên chiếc thuyền con én đơn độc và vũ khí trong tay chỉ là những chiếc cán chèo. => Cuộc chiến không cân sức nhằm tôn vinh vẻ đẹp của con người trong công cuộc trinh phục tự nhiên. - Diễn biến cuộc chiến. (+) Cuộc vượt thác lần một: + Khái quát lại sự nguy hiểm của Sông Đà trong trùng vi thạch trận thứ nhất. + Vẻ đẹp người lái đò trong cuộc chiến ở trùng vi thứ nhất: ++ Khi thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới ở một tư thế hiên ngang, chủ động không hề sợ hại sẵn sàng nghênh chiến đối đầu với dòng thác dữ. ++ Ông lái đò hai tay giữ chặt mái chèo để khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình-> Sự vững vàng để đối chọi luồng nước giữ. ++ Trước đoàn quân liều mạng sóng nước xông vào ( ), ông đò “cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cái cuống lái, mặt méo bệch đi” nhưng vẫn kiên cường vượt qua cuộc hỗn chiến, vẫn cầm lái chỉ huy “ngắn gọn mà tỉnh táo” để phá tan trùng vi thạch trận thứ nhất. => Kết quả: Vậy là phá xong trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Nổi bật lên sự dũng cảm của ông lái đò. (+) Cuộc vượt thác lần hai: + Khái quát lại sự nguy hiểm của Sông Đà trong trùng vi thạch trận thứ hai. + Vẻ đẹp người lái đò trong cuộc chiến ở trùng vi thứ hai: ++ Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. ++ Trước dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá, ông lái đò cùng chiếc thuyền cưỡi trên dòng thác như cưỡi trên lưng hổ. Ông ghì cương lái miết về phía luồng cửa sinh sau khi bám chắc luồn nước đúng. ++ Khi bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước xô ra, ông đò không hề nao núng mà tỉnh táo, linh hoạt thay đổi chiến thuật, ứng phó kịp thời “đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến” để rồi “những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền”. Trang 6
  7. III. Kết bài: - Vẻ đẹp hình tượng người lái đò. - Phong cách nghệ thuật độc đáo, tài hoa và uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. Trang 7