Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Ngữ văn - Lần 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quế Võ số 1 (Có đáp án)

doc 6 trang xuanthu 8840
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Ngữ văn - Lần 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quế Võ số 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_ngu_van_lan_2_nam_hoc_2020_2021_t.doc

Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Ngữ văn - Lần 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quế Võ số 1 (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN II TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1 NĂM 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề MỤC TIÊU - Kiểm tra mức độ kiến thức của học sinh cụ thể: + Kiến thức tiếng việt, làm văn + Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm + Kiến thức đời sống. - Rèn luyện các kỹ năng cơ bản: + Kỹ năng đọc hiểu + Kỹ năng tạo lập văn bản (đoạn văn nghị luận xã hội, bài văn nghị luận văn học) I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1)Người thành công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của họ. Họ tin rằng dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, họ là một phần nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ: nếu học thi trượt, đó là lỗi của họ. Nếu không được cha mẹ tin tưởng, đó là lỗi của họ. Nếu phải vào lớp tệ hại nhất, đó là lỗi của họ. Nếu trở thành một học sinh xuất sắc, đó cũng là nhờ nỗ lực của họ. Nhận lãnh trách nhiệm về bản thân có một sức mạnh tiềm ẩn vô cùng to lớn. Nếu bạn tin rằng bạn là nguyên do của mọi chuyện, bạn sẽ có khả năng thay đổi và cải thiện mọi chuyên. Nói một cách đơn giản, bạn làm chủ cuộc sống của chính bạn. (2)[ ] Những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người ngoại trừ bản thân họ. Họ đổ thừa thầy cô giảng bài nhàm chán, đổ thừa kỳ thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ. Tệ hại hơn cả, một số học sinh còn tự lừa dối bản thân rằng mọi việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng môn Toán của họ cũng không tệ đến thế, rằng thực chất họ học hành rất chăm chỉ trong khi tự đáy lòng, họ biết rõ những điều đó không phải là sự thật. “Những người và những việc xung quanh mình khiến mình thất bại”. Suy nghĩ đó khiến bạn trở thành nạn nhân bất lực, không thể thay đổi được cuộc sổng. (Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013) Câu 1: (NB) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2: (TH) Việc đưa ra các Ví dụ trong đoạn (1) có tác dụng gì? Câu 3: (TH) Theo anh/chị, cần làm gì để không rơi vào khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người được nói đến trong đoạn trích? Câu 4: (VD) Anh/chị có đồng ý với quan điểm: Nhận lãnh trách nhiệm về bản thân có một sức mạnh tiềm ẩn vô cùng to lớn không? Vì sao? II. LÀM VĂN Câu 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vấn đề: Thái độ trước cuộc sống quyết định tương lai của bạn. Câu 2: Trang 1
  2. Anh/Chị hãy cảm nhận đoạn thơ sau để làm rõ vẻ đẹp tình yêu của nhân vật trữ tình trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh – một phương Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. (Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, NXB GD) Trang 2
  3. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC HIỂU Câu 1 Phương pháp: Vận dụng những kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận. Cách giải: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. Câu 2 Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. Cách giải: Việc đưa ra các Ví dụ trong đoạn (1) có tác dụng: - Chứng minh cho vấn đề cần nghị luận: Người thành công luôn tự chịu trách nhiệm về mình - Làm tăng sức thuyết phục người đọc, người nghe. Câu 3 Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. Cách giải: Gợi ý: - Biết nhận lỗi về mình khi bản thân làm sai. - Ý thức được trách nhiệm của bản thân khi đưa ra quyết định. - Đối diện với thất bại và tìm mọi cách để khắc phục. - Đề cao lòng tự trọng của con người. Câu 4 Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. Cách giải: Gợi ý: Đồng tình. Vì: - Nhận lãnh trách nhiệm về mình sẽ tạo ra động lực để ta cố gắng, cải tạo những khuyết điểm, khích lệ để phát huy những điều tốt đẹp đã đạt được. -Nhận lãnh trách nhiệm về bản thân thể hiện sự dũng cảm, bản lĩnh và ý thức trách nhiệm Đây là những điều tạo nên sức mạnh để mình làm nên thành công trong cuộc sống. II. LÀM VĂN Câu 1 Phương pháp: - Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận Thái độ trước cuộc sống quyết định tương lai của bạn - Phân tích, lí giải, tổng hợp. Cách giải: * Yêu cầu: - Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 1. Giải thích: - Thái độ sống là những quan điểm, suy nghĩ và cách đối mặt, giải quyết trước những vấn đề của cuộc sống. Trang 3
  4. - Việc lựa chọn suy nghĩ và cách đối mặt tích cực hay tiêu cực có ý nghĩa rất lớn đến tương lai của một người. 2. Bàn luận - Cùng gặp một vấn đề trong cuộc sống sẽ mỗi người sẽ có thái độ tích cực hoặc tiêu cực. - Người tích cực sẽ nhìn nhận theo hướng lạc quan để rồi chủ động đối mặt và giải quyết: + Thái độ sống tích cực thúc đẩy con người sáng tạo để vượt lên những khó khăn. Họ cũng có niềm tin vào những điều tốt đẹp nơi người khác và trong cuộc sống. + Sống tích cực còn thúc đẩy con người biết cống hiến và đem lại niềm vui cho người khác - Ngược lại người có thái độ sống tiêu cực lại nhìn thấy sự u ám, bế tắc: + nên dễ chán nản, buông xuôi, mất niềm tin vào bản thân và cuộc sống. + thậm chí còn tạo nguồn năng lượng xấu, sự u ám bế tắc cho mọi người xung quanh và họ sẽ càng thất bại hơn. (HS lấy dẫn chứng) 3. Bàn luận mở rộng - Phê phán những người có thái độ sống tiêu cực: chỉ biết hưởng thụ cá nhân, trục lợi, ích kĩ, tàn nhẫn, thâm độc 4. Bài học nhận thức và hành động - Nhận thức được ý nghĩa của thái độ sống tích cực - Luôn có ý thức bồi dưỡng năng lượng sống tích cực và lan tỏa điều tốt đẹp đó đến mọi người xung quanh. - Sống có ước mơ và niềm tin Câu 2 Phương pháp: - Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp tình yêu trong bài thơ Sóng - Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp. Cách giải: I. Mở bài - Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường. - "Sóng" được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), bài thơ đặc sắc về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thuỷ, vượt lên mọi giới hạn của đời người. - Trích đoạn thơ II. Thân bài * Nỗi nhớ da diết, cháy bỏng trong tình yêu, gửi gắm khát vọng yêu thương chân thành: - Khổ năm đọng lại một chữ “nhớ”. Nỗi nhớ gắn với không gian “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, với “bờ”; nó bao trùm cả thời gian “ngày đêm không ngủ được”, và xâm chiếm tâm hồn con người, ngay cả trong vô thức “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Một tiếng “nhớ” mà nói được nhiều điều. - “Sóng nhớ bờ” là nỗi nhớ vượt qua không gian, “Ngày đêm không ngủ được” là nỗi nhớ vượt qua thời gian. Đó là nỗi nhớ tha thiết khôn nguôi, khắc khoải đến tận cùng. Trang 4
  5. - Từ nỗi nhớ của sóng đối với bờ, Xuân Quỳnh nói đến nỗi nhớ của em đối với anh: “Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức” - Đây có thể xem là hai câu thơ hay nhất trong bài. Hơn cả sóng, nỗi nhớ của em không chỉ bao trùm không gian, thời gian mà còn ăn sâu vào tiềm thức, vào vô thức. - Em đã hoá thân vào sóng. Sóng đã hoà nhập vào tâm hồn em để trở nên có linh hồn thao thức. - Đây là khổ duy nhất trong bài có đến 6 câu thơ, sự phá cách ấy đã góp phần diễn tả sự trào dâng mãnh liệt của nỗi nhớ trong tình yêu. * Sự thủy chung son sắt trong tình yêu: - Khổ 6 là tiếng nói thủy chung son sắt trong tình yêu: “Dẫu xuôi về phương Bắc Hướng về anh – một phương” - Các danh từ chỉ hướng “Bắc – Nam” đã gợi ra sự xa cách. Cách nói ngược xuôi Bắc, ngược Nam dường như đã hàm chứa trong nó những éo le, diễn tả những thường biến của cuộc đời. - Đối lập lại với cái thường biến ấy là sự bất biến “Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh – một phương”. Với cô gái đang yêu, dường như không còn khái niệm phương hướng địa lý mà chỉ còn một phương duy nhất – “phương anh”. => Tiếng lòng thủy chung son sắt, khẳng định tình yêu bất biến, trường tồn với thời gian. * Niềm tin vào tình yêu và cuộc đời (Khổ 7): - Xuân Quỳnh đã soi chiếu vào sóng để tìm ra sự tương đồng giữa lòng em và sóng. - Cặp hình ảnh ẩn dụ “sóng – bờ” ở đây được sử dụng rất mới mẻ dù đã được nói đến nhiều trong ca dao, thơ cũ. Nếu trong ca dao, sóng/ thuyền/đò là ẩn dụ cho người con trai, bờ/bến ẩn dụ cho người con gái; thì ở đây “sóng” lại là hình ảnh của người con gái, “bờ” là niềm hạnh phúc sum vầy. - Cách nói đối lập “Dù” và đảo cấu trúc “Con nào chẳng tới bờ/ Dù muôn vời cách trở” thay vì “Dù muôn vời cách trở/ Con nào chẳng tới bờ” khiến câu thơ như một tiếng dặn lòng: luôn phải vượt lên, đứng trên những khó khăn, trắc trở để gìn giữ hạnh phúc của mình. => Vẻ đẹp của một tình yêu mãnh liệt, thủy chung mà còn thấy được sự chủ động đầy mạnh mẽ của người con gái khi yêu. * Khát vọng tình yêu ( khổ 8-9): - Sự nhạy cảm và âu lo, phấp phỏng về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh của hạnh phúc. Xuân Quỳnh còn cảm thấy thấp thỏm âu lo khi nghĩ đến nỗi khát vọng tình yêu tuổi trẻ và quy luật nghiệt ngã của thời gian: “năm tháng sẽ đi qua”. Đời người thì mỏng manh, ngắn ngủi; con người rồi sẽ già, làm sao giữ mãi được tình yêu của một thời tuổi trẻ. - Khao khát được sẻ chia, hoà nhập vào cuộc đời, một tình yêu vượt qua mọi giới hạn . Muốn tình yêu được bền vững đến muôn đời, trở thành vĩnh hằng thì phải biết gắn tình yêu vào cuộc sống: “Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ” Trang 5
  6. + “Tan ra” là khát vọng được hoà nhập vào cuộc đời. Hai chữ “ngàn năm” đấy khát vọng hoà nhập ấy đến độ vĩnh cửu. Động từ “vỗ” là biểu hiện của sức sống muôn đời. + tình yêu ở đây không còn là thứ tình yêu ích kỉ, chỉ biết cho riêng mình mà cần phải biết nghĩ đến mọi người, đến cuộc đời chung. => Khát vọng được sống hết mình trong biển lớn tình yêu, muốn hoá thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở. “Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi” 2.2. Bình luận vẻ đẹp tình yêu của nhân vật trữ tình trong bài thơ: - Qua hình tượng sóng bài thơ khắc họa vẻ đẹp tình yêu của người phụ nữ: thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt qua thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. - Từ đó ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình, cái tôi Xuân Quỳnh chân thành đằm thắm, mãnh liệt và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường. - Tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người. 2.3. Đặc sắc nghệ thuật: - Nhịp điệu độc đáo, giàu sức liên tưởng: thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần, nối khổ linh hoạt - Giọng điệu tha thiết chân thành, ít nhiều có sự phấp phỏng lo âu. - Xây dựng hình tượng sóng như một ẩn dụ nghệ thụât về tình yêu của người phụ nữ. - Kết cấu song hành: sóng và em 3. Đánh giá - Qua hình tượng sóng trong bài thơ, ta thấy được vẻ đẹp tình yêu và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam trong tình yêu: mãnh liệt, đắm say mà cũng rất trong sáng, cao cả, một tình yêu chung thuỷ mà trọn vẹn nhưng luôn biết gắn chặt với cuộc đời, với mọi người chứ không ích kỉ, cá nhân. - Bài thơ được đánh giá là tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh, một bài thơ xinh xắn, hồn nhiên, trong sáng mà ý nhị, sâu xa. 5 Trang 6